CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng biển
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2021
Kính gửi:
Ngày 22/01/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 333/TCHQ-GSQL hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, trong đó có nội dung yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố lập Biên bản vi phạm hành chính đối với các hãng tàu về hành vi đưa hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc hành vi nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật. Đến nay chỉ có Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh lập Biên bản được 02 trường hợp; các Cục Hải quan tỉnh, thành phố còn lại chưa thực hiện lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan với lý do các hãng tàu không thực hiện ký Biên bản vi phạm hành chính. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện các nội dung sau:
Căn cứ Điều 56, Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý phế liệu tồn đọng khẩn trương thực hiện việc lập Biên bản vi phạm hành chính đối với các hãng tàu theo hướng dẫn tại công văn số 333/TCHQ-GSQL ngày 22/01/2021 của Tổng cục Hải quan, hoàn thành việc lập Biên bản vi phạm hành chính trước ngày 20/4/2021.
khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chấn chỉnh các Chi cục Hải quan trong việc chậm lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại công văn số 333/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 65, khoản 2 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính và công văn số 333/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố Quyết định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy đối với hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các lô hàng là phế liệu tồn đọng không đủ điều kiện nhập khẩu, bao gồm cả trường hợp đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất nhưng hàng hóa chưa tái xuất.
khoản 2 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
điểm 1 công văn số 333/TCHQ-GSQL trước ngày 17/5/2021 và báo cáo kết quả xử lý về Tổng cục Hải quan qua Cục Giám sát quản lý về hải quan bằng văn bản trong ngày 17/5/2021 để tổng hợp.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định. họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm. hành vi vi phạm. địa điểm xảy ra vi phạm. chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm. họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt. điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
...
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản. họ, tên, chức vụ người lập biên bản. họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm. giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm. hành vi vi phạm. biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý. tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ. lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm. cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau.
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
...
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản.
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm. mô tả vụ việc, hành vi vi phạm.
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại.
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
e) Quyền và thời hạn giải trình.*
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. tang vật bị tịch thu, tiêu hủy. biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 65 như sau:
“2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.”.*
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.*
Điều 85. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.