BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v giải đáp nghiệp vụ hải quan | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: Văn phòng Luật sư Phúc Long.
1. Phê duyệt trên Lệnh hình thức
khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 thì người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình, về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ giấy lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử.
Điều 15 Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
khoản 2 Điều 3 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định:
a) Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau thông quan;
c) Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan”.
Điều 3 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính quy định về Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế quy định:
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
a) Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan.
4. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người đáp ứng các điều kiện:
a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
điểm a khoản 4 điều 42 Luật Quản lý thuế là người:
b) Chấp hành tốt pháp luật về hải quan nêu tại khoản 4 Điều này;
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính thì kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm: kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Điều 3 Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro quy định:
a) Không tuân thủ pháp luật hải quan;
c) Kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao;
3. Cơ quan hải quan áp dụng miễn kiểm tra đối với các đối tượng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 2 nêu trên...”.
Như vậy, trường hợp thu thập, phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, đánh giá rủi ro của cơ quan hải quan xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu quyết định chấp nhận nội dung khai báo của người khai hải quan và quyết định miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của người khai hải quan. Kết quả của việc quyết định được thể hiện trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra như hướng dẫn tại điểm 7 bước 1 phần 1 và điểm 2.1 mục I phần 2 Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan.
khoản 3 Điều 3 Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính, cơ quan hải quan áp dụng miễn kiểm tra hải quan, người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình, về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ giấy lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử.
Do đó, việc duyệt trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra của Lãnh đạo Chi cục là việc phải làm theo quy trình thủ tục hải quan nên không phải là cơ sở để xem xét là thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Căn cứ theo quy định tại Luật Hải quan năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh thuộc đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Theo đó, trường hợp người nhập cảnh mang tiền vượt định mức quy định của Ngân hàng Nhà nước thì phải khai hải quan tại cửa khẩu. Tùy vào từng thời điểm việc hướng dẫn tờ khai hải quan xuất nhập cảnh có quy định khác nhau.
Từ ngày 15/9/2010 có hiệu lực thi hành của Quyết định số 3195/QĐ-BCA/A61 ngày 10/8/2010 của Bộ Công an thực hiện theo mẫu tờ khai đối với hành khách nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý chưa được trang bị máy đọc hộ chiếu. Căn cứ vào Quyết định số 3195/QĐ-BCA/A61, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 1333/TCHQ-GSQL ngày 30/3/2011.
3. Nội dung liên quan đến lệnh hình thức có liên quan đến thủ tục hoàn thuế GTGT tại cơ quan thuế hay không và việc sử dụng tờ khai PMD làm thủ tục nhập khẩu để thanh toán trong mua bán hàng hóa và dịch vụ thương mại khu vực biên giới có thuộc bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT
Tổng cục Hải quan trả lời để Văn phòng Luật sư Phúc Long biết./.
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Mai Xuân Thành
File gốc của Công văn 1283/TCHQ-GSQL năm 2019 về giải đáp nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1283/TCHQ-GSQL năm 2019 về giải đáp nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 1283/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành | 2019-03-07 |
Ngày hiệu lực | 2019-03-07 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |