BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2013/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định; hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp.
2. Tiêu chuẩn “Có trình độ đại học trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là có bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp (trường hợp bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên) thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo sau đây:
a) Báo chí;
b) Xuất bản (bao gồm: xuất bản, in, phát hành);
c) Bưu chính;
d) Viễn thông;
đ) Công nghệ Thông tin;
e) Điện tử;
g) Phát thanh, Truyền hình;
h) Luật;
i) Kinh tế;
k) Lĩnh vực đào tạo khác phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm.
3. Tiêu chuẩn “Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là đã trực tiếp làm công tác chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này liên tục từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức chính thức hoặc ký hợp đồng lao động chính thức.
Điều 4. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc; Bản sao văn bản của cơ quan, đơn vị để chứng minh thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm.
Điều 6. Miễn nhiệm giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
1. Lập, công bố danh sách giám định viên tư pháp:
a) Đối với giám định viên do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm:
- Vụ Tổ chức cán bộ lập và gửi danh sách giám định viên tư pháp đến Trung tâm Thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
- Trung tâm Thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách.
b) Đối với giám định viên tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm:
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm lập, gửi danh sách giám định viên tư pháp để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
a) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Giám định tư pháp được lựa chọn để lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc;
b) Hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lựa chọn, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 01 tháng 10. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế xem xét danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện, trình Lãnh đạo Bộ quyết định công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;
Vụ Tổ chức cán bộ gửi danh sách kèm theo thông tin công bố về người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đến Trung tâm Thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
c) Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 8. Cử người tham gia giám định tư pháp
1. Tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, đề xuất hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu.
Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định.
b) Trường hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc thẩm quyền giải quyết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Tại Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Trường hợp Sở Thông tin và Truyền thông nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được phân công thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu;
b) Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định.
3. Tổ chức, người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giám định các nội dung được giao, tổ chức, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho người giao nhiệm vụ và cơ quan trưng cầu giám định.
Điều 9. Thành lập hội đồng giám định
1. Điều kiện thành lập hội đồng giám định:
a) Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thành lập trong trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
2. Thành lập hội đồng giám định:
a) Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định thành lập hội đồng;
b) Thành phần, số lượng thành viên và cơ chế hoạt động của hội đồng giám định thực hiện theo Điều 30 Luật Giám định tư pháp.
1. Hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thực hiện căn cứ vào quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hiện hành (bao gồm Tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông) và các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung cần giám định.
2. Tiền chi phí giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thu, chi theo quy định của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng; các văn bản quy định chi tiết thi hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp.
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Hàng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động giám định tư pháp của Bộ và thực tế chi phí giám định của năm trước, Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính lập dự toán kinh phí hoạt động giám định tư pháp của Bộ để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư số 04/2010/TT-BTTTT ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, đề nghị danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục thực hiện giám định và áp dụng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số hiệu | 24/2013/TT-BTTTT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Bắc Son |
Ngày ban hành | 2013-12-27 |
Ngày hiệu lực | 2014-02-15 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |