TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 2 | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 1974 |
QUY ĐỊNH CÁCH THỨC GÓI BỌC RIÊNG, CÁCH XỬ LÝ RIÊNG ĐỐI VỚI NHỮNG BƯU PHẨM ĐỰNG VẬT PHẨM ĐẶC BIỆT
Thi hành điều 16 chương IV, điều 40 chương VI của Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 02-5-1973 của Hội đồng Chính phủ, Tổng cục Bưu điện quy định như sau
I. CÁCH THỨC GÓI BỌC RIÊNG ĐỐI VỚI BƯU PHẨM ĐỰNG NHỮNG VẬT PHẨM NÓI Ở ĐIỀU 16 CỦA ĐIỀU LỆ
a) Vật phẩm bằng thủy tinh hoặc vật phẩm dễ vỡ khác (bóng đèn, chai lọ, vật phẩm bằng sứ, nhạc cụ bằng gỗ, đĩa hát v.v… ) phải được bỏ trong hộp bằng kim khí, bằng gỗ hay bằng bìa cứng, có chèn giấy, vỏ bào, rơm hoặc chất bảo vệ khác tương tự, sao cho trong quá trình vận chuyển những vật phẩm đựng trong bưu phẩm không va chạm, cọ sát lẫn nhau, không va chạm, cọ sát với vỏ hộp.
b) Chất lỏng, chất dầu và vật phẩm dễ chảy nước (mỡ lỏng, mỡ đặc, dầu nhờn, muối v.v… ) phải được đựng trong hũ, bình, hộp…đóng thật kín. Mỗi hũ, bình, hộp đó phải được bỏ trong một hộp riêng bằng kim phí, bằng gỗ rắn hoặc bằng bìa cứng lòng máng, có chèn mùn cưa, bông hoặc chất xốp đủ để hút hết nước, dầu, trong trường hợp hũ, bình, hộp bị vỡ. Nắp của hộp riêng phải được đậy thật chắc vào hộp để không bật ra dễ dàng được.
Chất béo khó chảy nước, như thuốc cao, xà phòng mềm, nhựa cây v.v… cũng như trứng tằm, mà việc vận chuyển ít có khó khăn hơn những vật phẩm nói trên, phải được đựng trong một bọc thứ nhất (hộp, túi bằng vải, bằng chất dẻo…) bỏ vào một hộp thứ hai bằng gỗ, bằng kim khí hoặc bằng chất khác bền và dầy.
c) Bột khô, bột màu: Bột khô không phải là phẩm mầu phải được đựng trong hộp bằng kim khí, bằng gỗ hay bằng bìa cứng. Những hộp này lại phải được bọc trong túi bằng vải hay bằng chất dẻo chắc và dầy. Bột phẩm màu, như phẩm xanh a-ni-lin v.v… chỉ được chấp nhận nếu được đựng trong hộp bằng sắt tây bền, bọc ngoài bằng hộp gỗ, có lót mùn cưa, cám hoặc bông giữa hai hộp.
d) Ong, tằm, đỉa sống và các ký sinh trùng, do các cơ quan nghiên cứu khoa học gửi cho nhau, phải được đựng trong những hộp cấu tạo thế nào cho tránh được mọi nguy hiểm.
e) Chất sinh vật dễ hỏng: Bưu phẩm đựng những chất sinh vật dễ hỏng phải tuân theo những quy tắc riêng về gói bọc như sau:
1. Các chất sinh vật dễ hỏng gồm vi sinh vật hay độc tố gây bệnh còn sống phải được bỏ vào lọ hoặc ống có vỏ dầy bằng thủy tinh hay bằng chất dẻo, nút thật kín hoặc vào ống tiêm hàn kín. - Lọ, ống đựng phải không thấm nước và hết sức kín, và phải được cuộn xung quanh bằng nhiều lớp vải dầy hút nước. Bọc như thế rồi lọ hay ống đó phải được đặt vào trong một hộp bằng kim khí chắc và kín. Giữa lọ, ống bên trong và hộp kim khí bên ngoài phải có lót chất hút nước để hút hết nước trong trường hợp lọ, ống bị vỡ. Hộp bằng kim khí phải được cấu tạo và hàn kín sao cho không thể gây truyền nhiễm bên ngoài hộp được; hộp này phải được bọc bởi một lớp bông hay chất xốp và bỏ vào một hộp bảo vệ bằng gỗ chắc, bằm kim khí hay bằng một chất gì khác cũng chắc chắn tương tự, và phải có nắp đậy thật khít và không thể bị bật ra trong quá trình vận chuyển. Trên lớp vỏ bọc ngoài cùng, về phía có ghi địa chỉ của phòng thí nghiệm gửi và của phòng thí nghiệm nhận (hai cơ quan này đều phải đã được chính thức công nhận) thì phải có một nhãn màu tím, kích thức 62 X 44mm mang ký hiệu tượng trưng con rắn và có ghi: “Chất sinh vật dễ hỏng. NGUY HIỂM”
2. Các chất sinh vật dễ hỏng không chứa đựng vi sinh vật hay độc tố gây bệnh còn sống cũng phải được gói bọc tương tự như đối với các chất nói ở điểm 1 trên. Trên lớp vỏ bọc ngoài cùng về phía có ghi địa chỉ của phòng thí nghiệm gửi và của phòng thí nghiệm nhận, phải có một nhãn màu tím, kích thức 62 X 44mm, mang ký hiệu tượng trưng con rắn và có ghi: “CHẤT SINH VẬT DỄ HỎNG”.
g) Chất phóng xạ: Bưu điện chấp nhận chuyển đi những bưu phẩm đực chất phóng xạ mà nội dung và bao bì đều đúng theo quy định của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế với điều kiện là phải có giấy phép trước của những cơ quan có thẩm quyền.
Bưu phẩm đựng chất phóng xạ phải có một nhãn riêng màu trắng có ghi “CHẤT PHÓNG XẠ” nhãn này mặc nhiên được gạch bỏ khi chuyển trả vỏ bọc cho nơi gửi. Ngoài việc mang tên và địa chỉ của người gửi bưu phẩm ấy còn phải có ghi chú thật rõ yêu cầu chuyển trả bưu phẩm trong trường hợp không phát được.
Người gửi phải ghi tên và địa chỉ của mình cũng như nội dung bưu phẩm cả ở vỏ bọc bên trong.
a) Nếu phát hiện tại cơ sở bưu điện gốc, khi chưa chuyển bưu phẩm đi, thì cơ sở viết ngay giấy mời gửi đến để nhận lại bưu phẩm, đồng thời hướng dẫn cho họ quy cách gói bọc hợp lệ cần phải theo đúng cho các lần gửi sau.
Trong trường hợp đã phát giấy mời được 7 ngày rồi mà người gửi không đến lĩnh tại bưu phẩm, và nếu xét thấy giữ bưu phẩm lâu hơn nữa sẽ có hại, gây mất vệ sinh chung. Trưởng bưu điện gốc có thể quyết định cho tiêu hủy bưu phẩm và lập biên bản gửi ngay về cơ quan quản lý bưu điện tỉnh, thành mà mình trực thuộc, đồng thời báo cho người gửi biết.
b) Nếu phát hiện tại cơ sở bưu điện quá giang thì trưởng bưu điện quá giang quyết định cho tiêu hủy bưu phẩm tại chỗ và lập biên bản gửi về cơ quan quản lý bưu điện tỉnh, thành mà mình trực thuộc, có bản sao chuyển cho bưu điện gốc biết để thông báo cho người gửi bưu phẩm.
c) Nếu phát hiện tại cơ sở bưu điện đến, thì cơ sở này viết giấy mời người nhận đến lĩnh bưu phẩm.
Trong trường hợp đã phát giấy mời được 7 ngày rồi mà người nhận không đến lĩnh bưu phẩm và nếu xét thấy giữ bưu phẩm lâu hơn nữa sẽ có hại, gây mất vệ sinh chung, hoặc trong trường hợp người nhận có đến cơ sở nhưng từ chối không nhận bưu phẩm, thì trưởng bưu điện đến có thể quyết định cho tiêu hủy bưu phẩm và lập biên bản gửi về cơ quan quản lý bưu điện tỉnh, thành mà mình trực thuộc, có bản sao chuyển cho bưu điện gốc biết để thông báo cho người gửi bưu phẩm.
d) Tại các cơ sở bưu điện (gốc, quá giang, đến). Trong trường hợp một bưu phẩm vừa đựng vật phẩm đã bị hư hỏng do tính chất của vật phẩm đó, hoặc đựng vật phẩm có thể làm bẩn, làm hỏng các bưu phẩm khác, lại vừa đựng vật phẩm không bị cấm gửi và còn dùng được, khi cần phải quyết định việc tiêu hủy như đã nói trên thì việc tiêu hủy này chỉ được áp dụng đối với những sản phẩm đã bị hư hỏng hoặc vật phẩm có thể làm bẩn, làm hỏng các bưu phẩm khác. Phần vật phẩm còn dùng được phải được gói bọc lại và trả cho người gửi (nếu bưu phẩm còn nằm ở bưu điện gốc và có địa chỉ của người gửi) hoặc chuyển, phát cho người nhận (nếu bưu phẩm không còn nằm ở bưu điện gốc hoặc không có ghi địa chỉ của người gửi); phải có một bản sao biên bản tiêu hủy đính kèm theo gói đựng vật dụng còn dùng được này.
e) Nói chung, khi cần phải tiêu hủy toàn bộ hay một phần bưu phẩm, thì:
- Đều phải lập biên bản như đã nói trên (biên bản BK.28). Riêng đối với bưu phẩm ghi số thì biên bản BK. 28 phải được lập thêm 1 bản gửi thẳng về Cục bưu chính và phát hành báo chí.
- Bưu điện gốc phải báo cáo cho người gửi biết (nếu có địa chỉ của người gửi)
Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt do Tổng Cục Bưu Điện ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt do Tổng Cục Bưu Điện ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Bưu điện |
Số hiệu | 2 |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Văn Đạt |
Ngày ban hành | 1974-01-02 |
Ngày hiệu lực | 1974-01-17 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Đã hủy |