TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/1999/TT-TCBĐ | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1999 |
Ngày 16/4/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 85/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ. Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Quyết định trên như sau:
1.1. Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng, sản xuất và nhập khẩu các thiết bị có bức xạ vô tuyến điện trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là "đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện") đều phải tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.
Các quy hoạch khác của các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân có liên quan đến việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện đều phải phù hợp với Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ và phải có ý kiến của Tổng cục Bưu điện trước khi trình Chính phủ.
1.2. Tổng cục Bưu điện ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm sử dụng tần số vô tuyến điện và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ đối với các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc khối dân sự.
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch cho các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện với mục đích An ninh, Quốc phòng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm sử dụng tần số vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện ban hành.
1.3. Các thuật ngữ trong thông tư này được hiểu như sau:
1.3.1. Sóng vô tuyến điện là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 GHz truyền lan trong không gian không có dẫn sóng nhân tạo.
1.3.2. Bức xạ vô tuyến điện là luồng năng lượng ở dạng sóng vô tuyến điện phát ra từ bất kỳ nguồn nào.
1.3.3. Phát xạ vô tuyến điện là bức xạ vô tuyến điện của một đài phát vô tuyến điện.
1.3.4. Phát xạ giả là phát xạ không cố ý trên một hay nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết và có thể giảm mức phát xạ ấy mà không làm ảnh hưởng tới việc truyền dẫn thông tin.
1.3.5. Phổ tần số vô tuyến điện là dãy các tần số của bức xạ vô tuyến điện.
1.3.6. Thiết bị có bức xạ vô tuyến điện (sau đây gọi là thiết bị vô tuyến điện) là các thiết bị mà khi hoạt động có tạo ra sóng vô tuyến điện, bao gồm:
- Thiết bị thông tin vô tuyến điện;
- Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong công nghiệp, khoa học, y tế;
- Thiết bị có bức xạ sóng vô tuyến điện ngoài ý muốn, gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến điện.
2.1. Sử dụng Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ:
2.1.1. Các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện khi lập kế hoạch trang bị, nhập khẩu, sản xuất, sử dụng thiết bị vô tuyến điện và các cơ quan quản lý tần số vô tuyến điện khi ấn định tần số phải căn cứ vào bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.
2.1.2. Cách sử dụng Bảng:
2.1.2.1. Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ được trình bày trong bản Quy hoạch kèm theo Quyết định 85/1998/QĐ-TTg.
- Các chủ thích trong Bảng phân chia phổ tần số quy định chi tiết việc sử dụng từng băng tần.
- Các chú thích liên quan đến một số nước ở cột "Phân chia của Việt Nam" để xem xét khả năng phải phối hợp tần số với các nước đó.
2.1.2.2. Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ dạng biểu đồ giúp đánh giá tổng quát toàn bộ dải tần số được quy hoạch.
Biểu đồ gồm 8 dòng, mỗi dòng thể hiện một dải tần, từ dải VLF đến giải EHF.
Dải VLF gồm các tần số trên 3 đến 30 kHz (bước sóng từ 100 km đến 10 km);
---- LF----------------------- 30 ---- 300 kHz (----------------10 km--------1km);
---- MF ---------------------- 300 --- 3000 kHz (--------------- 1 km -----100 m);
---- HF ----------------------- 3 ----- 30 MHz (--------------100 m ------- 10 m);
---- VHF -------------------- 30 ---- 300 MHz (-------------- 10 m -------- 1 m);
---- UHF ------------------- 300 --- 3000 MHz (------------- 10 dm ------- 1 dm);
---- SHF -------------------- 3 ----- 30 GHz (-------------- 10 cm ------- 1 cm);
---- EHF -------------------- 30 ---- 300 GHz (------------- 10 mm ------ 1 mm);
Mỗi giải tần số được chia thành từng đoạn băng tần số nhỏ hơn, các đoạn băng tần nhỏ này được phân bổ cho các nghiệp vụ được phép khai thác, thể hiện bằng các ô màu trong băng đó. Mỗi nghiệp vụ được thể hiện bằng một màu.
2.2. Quy định về sử dụng tần số trong các băng tần:
2.2.1. Nghiêm cấm sử dụng các tần số dành riêng cho thông tin an toàn, cứu nạn vào các mục đích khác hoặc gây nhiễu có hại cho các tần số đó. Các tần số thông tin an toàn, cứu nạn quốc tế được liệt kê ở phụ lục 1.
2.2.2. Nguyên tắc chung để sử dụng tần số trong các băng tần có nhiều nghiệp vụ cùng loại (cùng là nghiệp vụ chính hoặc cùng là nghiệp vụ phụ) như sau:
a. Các nghiệp vụ cùng loại có quyền ưu tiên ngang nhau;
b. Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được ưu tiên cho đối tượng sử dụng tần số đăng ký và được cấp phép sử dụng tần số trước.
2.2.3. Không áp dụng nguyên tắc ghi ở điểm b, mục 2.2.2 đối với những băng tần mà việc sử dụng phải tuân theo các chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn, bao gồm các băng tần dành cho dịch vụ viễn thông công cộng, dành cho mục đích an ninh, quốc phòng, giữ trước cho công nghệ mới.
Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm công bố các băng tần nói trên.
2.2.4. Việc sử dụng tần số vô tuyến điện phải tuân theo các tiêu chuẩn và định mức về tần số vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện ban hành.
2.3. Các quy định chuyển đổi từ hiện trạng sang Quy hoạch;
2.3.1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, nghiêm cấm ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện làm việc sai nghiệp vụ so với quy hoạch. Các thiết bị vô tuyến điện làm việc sai nghiệp vụ được nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký trước đó sẽ phải chuyển đổi theo quy định tại mục 2.3.3 của Thông tư.
2.3.2. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm lập danh sách các thiết bị đang hoạt động sai với nghiệp vụ theo mẫu ở phụ lục 2 và gửi về:
Cục tần số vô tuyến điện - 18 Nguyễn Du Hà Nội.
2.3.3. Biện pháp và thời hạn chuyển đổi:
2.3.3.1. Đối với các thiết bị làm việc ở tần số không đúng với nghiệp vụ theo Quy hoạch:
a/ Trường hợp thiết bị có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số đúng với nghiệp vụ theo Quy hoạch và không cần kinh phí điều chỉnh tần số: Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải chuyển ngay sang khai thác ở tần số đúng nghiệp vụ theo quy định của Tổng cục Bưu điện.
b/ Trường hợp thiết bị không có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số đúng với nghiệp vụ theo Quy hoạch hoặc các thiết bị có khả năng điều chỉnh tần số nhưng cần có kinh phí để điều chỉnh tần số:
- Ở các băng tần có mật độ sử dụng tần số thấp, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện được phép khai thác đến hết thời gian khấu hao thiết bị, nhưng không quá năm 2005, hoặc cho đến khi Tổng cục Bưu điện yêu cầu ngừng khai thác vì lý do can nhiễu.
Thời hạn khấu hao thiết bị tính theo quy định của Bộ Tài chính. Việc thay thế thiết bị vì hỏng hoặc mở rộng mạng không làm thay đổi thời gian khấu hao thiết bị.
- Ở các băng tần có mật độ sử dụng tần số cao, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị có tần số làm việc đúng nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện. Nếu muốn tiếp tục khai thác thiết bị cũ thì phải chuyển đến các địa phương có mật độ sử dụng tần số thấp, với sự đồng ý của Tổng cục Bưu điện. Trong các trường hợp nói trên, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện sai nghiệp vụ phải chịu kinh phí chuyển đổi thiết bị.
2.3.3.2. Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện có các thiết bị làm việc trong băng tần được quy định ở mục 2.2.3:
Nếu thuộc diện được Tổng cục Bưu điện cho phép khai thác trong các băng tần đó thì phải sắp xếp, chuyển đổi thiết bị để khai thác phù hợp với các đoạn băng tần được ấn định.
- Nếu không thuộc diện được Tổng cục Bưu điện cho phép khai thác trong các băng tần đó thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thông báo, phải chuyển đổi thiết bị sang khai thác ở băng tần khác do Tổng cục Bưu điện quy định.
Trường hợp đối tượng khác muốn sử dụng băng tần nói trên và có yêu cầu việc chuyển đổi sớm hơn thời hạn 5 năm kể từ ngày thông báo thì phải chịu kinh phí chuyển đổi không vượt quá giá trị còn lại sau khi trừ khấu hao thiết bị.
2.3.3.3. Đối với các thiết bị đang khai thác ở tần số đúng quy định, vì lý do an ninh, quốc phòng, phải chuyển đổi trước thời hạn 5 năm kể từ ngày thông báo thì kinh phí chuyển đổi sẽ được xem xét tuỳ trường hợp cụ thể theo thoả thuận giữa các bên liên quan hoặc Tổng cục Bưu điện sẽ cùng các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan xem xét giải quyết theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2.3.4. Đối với các tàu thuyền khai thác nguồn lợi trên biển sử dụng thiết bị vô tuyến điện có tần số làm việc không thuộc các băng tần được phân chia cho nghiệp vụ lưu động hàng hải, được phép khai thác ở các băng tần theo quy định trong phụ lục 3.
2.3.5. Các thiết bị vô tuyến điện phải có mức phát xạ giả không lớn hơn mức cực đại cho phép quy định trong phụ lục 4.
2.3.6. Khi cần thiết, theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điện, các đối tượng sử dụng các thiết bị vô tuyến điện có trách nhiệm cung cấp thông số về phát xạ giả của thiết bị và chịu sự kiểm tra của Tổng cục Bưu điện về các thông số đó.
Trong trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điện, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải có biện pháp để đạt mức phát xạ giả nhỏ hơn mức đã chỉ ra ở phụ lục 4.
2.4. Quy định về phối hợp tần số:
2.4.1. Phối hợp tần số trong nước:
2.4.1.1. Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý các băng tần dành riêng cho Dân sự, An ninh, Quốc phòng, đảm bảo các đối tượng mà mình quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các băng tần số đó và không dùng các tần số thuộc các băng tần dành riêng cho khối khác.
2.4.1.2. Trường hợp có nhu cầu sử dụng tần số trong các băng tần dành riêng của khối khác thì phải được sự đồng ý của khối đó.
2.4.1.3. Việc điều chỉnh băng tần giữa các khối do Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thoả thuận.
2.4.2. Phối hợp tần số tại khu vực biên giới quốc gia: Tổng cục Bưu điện là đại diện có thẩm quyền của Việt Nam trong việc phối hợp tần số với các nước láng giềng tại khu vực biên giới. Các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý, thông qua các cơ quan chức năng, cung cấp cho Cục Tần số Vô tuyến điện (Tổng cục Bưu điện) các số liệu cần thiết theo quy định để làm thủ tục phối hợp tần số tại khu vực biên giới.
2.4.3. Đăng ký tần số quốc tế: Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải tiến hành đăng ký tần số quốc tế trong các trường hợp sau đây:
- Việc sử dụng tần số có khả năng gây nhiễu có hại cho bất kỳ nghiệp vụ nào của nước ngoài;
- Tần số được sử dụng cho thông tin vô tuyến quốc tế;
- Muốn giành được sự ghi nhận của quốc tế trong việc sử dụng tần số.
Việc đăng ký tần số quốc tế thực hiện theo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính, Viễn thông đối với công tác quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện.
2.5. Điều chỉnh quy hoạch:
2.5.1. Việc điều chỉnh Quy hoạch theo các quyết định của Liên minh viễn thông quốc tế, các Hội nghi vô tuyến thế giới, các Hội nghị vô tuyến khu vực, các chính sách phát triển viễn thông của quốc gia do Tổng cục Bưu điện thực hiện.
2.5.2. Đối với các điều chỉnh có thể làm thay đổi đến kế hoạch và đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Bưu điện sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở thẩm định của Uỷ ban Tần số vô tuyến điện.
2.5.3. Các sửa đổi và bổ sung Quy hoạch, sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, là một phần của Quy hoạch.
2.6. Quy định xử phạt:
Mọi hình thức vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện và các mức xử phạt thi hành theo các Điều 14, 15 - Mục 3 - Chương II - Nghị định 79/CP ngày 19/6/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời với Tổng cục Bưu điện để được hướng dẫn.
Địa chỉ liên hệ: Cục Tần số vô tuyến điện - Tổng cục Bưu điện, 18 - Nguyễn Du - Hà Nội. Điện thoại: 8226908. Fax: 8226910.
| Mai Liêm Trực (Đã ký) |
CÁC TẦN SỐ VÀ BĂNG TẦN DÀNH RIÊNG CHO THÔNG TIN AN TOÀN VÀ CỨU NẠN QUỐC TẾ
490 kHz 6314 kHz 121,5 MHz
500 kHz 8291 kHz 123,1 MHz
518 kHz 8364 kHz 156,3 MHz
2174,5kHz 8376,5 kHz 156,525 MHz
2182 kHz 8414,5 kHz 156,650 MHz
2187,5 kHz 8416,5 kHz 156,8 MHz
2173,5 -2190,5 kHz 12.290 kHz 243 MHz
3023 kHz 12.520 kHz 406 - 406,1 MHz
4125 kHz 12.577 kHz 1530 - 1544 MHz
4177,5 kHz 12.579 kHz 1544 - 1545 MHz
4207,5 kHz 16.420 kHz 1626,5 - 1645,5 MHz
4209,5 kHz 16.695 kHz 1645,5 - 1646,5 MHz
4210 kHz 16.804,5 kHz 9200 -9500 MHz
5680 kHz 16.806,5 kHz
6215 kHz 19.680,5 kHz
6268 kHz 22.376 kHz
6312 kHz 26.100,5 kHz
Các tần số được liệt kê trên đây đều là tần số sóng mang.
Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện:...................................................
(Ghi họ và tên nếu là cá nhân, ghi tên đơn vị nếu là tổ chức).
Địa chỉ:......................................................................................................
Số điện thoại: ..................................... Số Fax: .........................................
STT | Tên thiết bị | Ngày đưa vào sử dụng | Nghiệp vụ đang làm | Dải tần công tác của thiết bị | Tần số làm việc hiện tại | Địa điểm đặt máy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........., ngày ..... tháng ....... năm 1999
Phụ trách đơn vị
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
1. Băng tần 7900 - 8000 kHz
Kênh | Tần số (kHz) | Kênh | Tần số (kHz) | Kênh | Tần số (kHz) |
1 | 7903 | 12 | 7936 | 23 | 7969 |
2 | 7906 | 13 | 7939 | 24 | 7972 |
3 | 7909 | 14 | 7942 | 25 | 7975 |
4 | 7912 | 15 | 7945 | 26 | 7978 |
5 | 7915 | 16 | 7948 | 27 | 7981 |
6 | 7918 | 17 | 7951 | 28 | 7984 |
7 | 7921 | 18 | 7954 | 29 | 7987 |
8 | 7924 | 19 | 7957 | 30 | 7990 |
9 | 7927 | 20 | 7960 | 41 | 7993 |
10 | 7930 | 21 | 7963 | 32 | 7996 |
11 | 7933 | 22 | 7966 | 33 | 7999 |
- Khi sử dụng các thiết bị có thể phát sóng được ở tần số 2182 kHz phải tuyệt đối tuân thủ quy định: kênh tần số 2182 kHz được dành riêng cho thông tin an toàn cứu nạn và gọi cấp cứu.
- Các kênh tần số 7903 kHz và 7906 kHz được dành riêng cho gọi và trợ giúp thông tin an toàn, cứu nạn. Các kênh đó được quy định là kênh gọi.
- Kênh gọi chỉ được sử dụng để bắt liên lạc, ngay sau khi đã bắt được liên lạc phải giao ước với nhau để cùng chuyển sang một kênh khác đàm thoại. Không được đàm thoại ở kênh gọi.
2. Băng tần số 26,965 - 27,405 MHz
Kênh | Tần số (MHz) | Kênh | Tần số (MHZ) | Kênh | Tần số (MHz) | Kênh | Tần số (MHZ) |
1 | 26,965 | 11 | 27,085 | 21 | 27,215 | 31 | 27,315 |
2 | 26,975 | 12 | 27,105 | 22 | 27,225 | 32 | 27,325 |
3 | 26,985 | 13 | 27,115 | 23 | 27,255 | 33 | 27,335 |
4 | 27,005 | 13 | 27,125 | 24 | 27,235 | 34 | 27,345 |
5 | 27,015 | 15 | 27,135 | 25 | 27,245 | 35 | 27,355 |
6 | 27,025 | 16 | 27,155 | 26 | 27,265 | 36 | 27,365 |
7 | 27,035 | 17 | 27,165 | 27 | 27,275 | 37 | 27,375 |
8 | 27,055 | 18 | 27,175 | 28 | 27,285 | 38 | 27,385 |
9 | 27,065 | 19 | 27,185 | 29 | 27,295 | 39 | 27,395 |
10 | 27,075 | 20 | 27,205 | 30 | 27,305 | 40 | 27,405 |
- Các kênh tần số 27,065 MHz và 27,185 MHz được dành riêng cho gọi và trợ giúp thông tin an toàn, cứu nạn. Các kênh đó được quy định là Kênh gọi.
- Kênh gọi chỉ được sử dụng để bắt liên lạc, ngày sau khi bắt được liên lạc phải giao ước với nhau để cùng chuyển sang một kênh khác đàm thoại. Không được đàm thoại ở kênh gọi.
BẢNG CÁC MỨC CÔNG SUẤT PHÁT XẠ GIẢ CỰC ĐẠI CHO PHÉP
(Theo quy định của Liên minh Viễn thông Quốc tế)
Băng tần | Đối với bất kỳ thành phần phát xạ giả nào, hệ số suy giảm (tỉ số giữa công suát trung bình trong vòng độ rộng băng tần cần thiết với công suất trung bình của thành phần phát xạ giả liên quan) phải ít nhất bằng mức chỉ ra và mức công suất trung bình có giá trị tuyệt đối klhông vượt quá giá trị tuyệt đối được chỉ ra dưới đây |
Từ 9kHz đến 30 MHz | 40 dB 50 mW |
Trên 30 MHz đến 235 MHz - Công suất trung bình trên 25 W - Công suất trung bình 25 W hoặc nhỏ hơn | 60 dB 1 m W 40 dB 25 mW |
Trên 235 MHz đến 960 MHz - Công suất trung bình trên 25 W - Công suất trung bình 25 W hoặc nhỏ hơn | 60 dB 20 mW 40 dB 25 mW |
Trên 960 MHz đến 17,7 GHz - Công suất trung bình trên 10 W - Công suất trung bình 10 W hoặc nhỏ hơn | 50 dB 100 mW Chưa quy định hệ số suy giảm (dB) 100 mW |
Trên 17,7 GHz | Chưa quy định mức cụ thể. Cần đạt giá trị thấp nhất có thể được |
Các mức này không áp dụng đối với: các đài phát của pha vô tuyến báo vị trí nguy hiểm, các máy phát để tìm kiếm khẩn cấp, các máy phát cấp cứu của tàu biển, các máy phát của thuyền cứu sinh, các đài tàu bay hoặc các máy phát hàng hải sống sót sau tai nạn khi sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.
File gốc của Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ hướng dẫn thi hành Quyết định 85/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ do Tổng cục Bưu điện ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ hướng dẫn thi hành Quyết định 85/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ do Tổng cục Bưu điện ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Bưu điện |
Số hiệu | 04/1999/TT-TCBĐ |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Mai Liêm Trực |
Ngày ban hành | 1999-10-01 |
Ngày hiệu lực | 1999-10-16 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Hết hiệu lực |