CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/2003/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo quy định tại Điều 39 Luật khoa học và công nghệ.
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ)
Điều 1. Chức năng của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất.
Tên giao dịch quốc tế của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED.
Điều 2. Địa vị pháp lý của Quỹ
Quỹ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, Văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.
Điều 3. Đối tượng tài trợ, cho vay của Quỹ
1. Các nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có triển vọng nhưng có tính rủi ro;
2. Các dự án sản xuất thử nghiệm; nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc hướng khoa học và công nghệ ưu tiên của Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện;
3. Các dự án ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội.
Điều 4. Điều kiện nhận tài trợ, vay vốn
1. Tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân vay vốn của Quỹ để thực hiện các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Nguyên tắc tài trợ, cho vay của Quỹ
1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất xin tài trợ, vay vốn của Quỹ, được xét chọn công khai, dân chủ, bình đẳng thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ do Quỹ thành lập.
2. Nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ không được trùng lắp với các nghiên cứu đã hoặc đang thực hiện bằng nguồn vốn của Quỹ hoặc nguồn vốn khác của Nhà nước.
3. Quỹ tài trợ, cho vay để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong kế hoạch của Nhà nước, có ý nghĩa tầm quốc gia, liên ngành, vùng và do tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đề xuất.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ
1. Tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước; huy động các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tài trợ, cho vay thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; quản lý và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ.
2. Công bố các định hướng ưu tiên, nội dung, yêu cầu và thể thức cụ thể để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ thích hợp đề nghị Quỹ tài trợ, cho vay.
3. Tổ chức việc xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ để Quỹ tài trợ, cho vay.
4. Kiểm tra, đánh giá về nội dung chuyên môn và tài chính của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Quỹ tài trợ, cho vay.
5. Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ, cho vay.
6. Đình chỉ việc tài trợ, cho vay hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay khi phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ.
7. Giải quyết các khiếu nại hoặc khởi kiện đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng và cam kết với Quỹ theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước giao và các nguồn lực khác theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức và cán bộ của Quỹ theo quy định của pháp luật.
10. Ban hành Quy chế hoạt động và các quy định khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
11. Hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ.
Điều 7. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ gồm 9 thành viên là nhà khoa học, nhà quản lý hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề xuất của các tổ chức khoa học và công nghệ và các cơ quan quản lý.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở các định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước; phương thức tài trợ, cho vay của Qutỹ;
b) Phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán năm của Quỹ do Giám đốc Quỹ trình;
c) Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn khác để tư vấn xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các vấn đề liên quan khác;
d) Phê duyệt kế hoạch và báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ;
đ) Giám sát, kiểm tra hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ trong việc thực hiện quy định của Nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
e) Ban hành theo thẩm quyền các quy định cần thiết của Quỹ.
3. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ họp thường kỳ 3 tháng 1 lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Giám đốc Quỹ hoặc Trưởng Ban kiểm soát Quỹ hoặc khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị;
b) Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự và phải do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được uỷ quyền chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề theo đa số trên tổng số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Nội dung và các quyết định của cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được ghi thành biên bản và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.
4. Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các hoạt động theo quy chế của Hội đồng quản lý Quỹ; được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.
5. Hội đồng quản lý Quỹ sử dụng bộ máy của Cơ quan điều hành Quỹ và con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Điều lệ. Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.
Cơ quan điều hành Quỹ gồm Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc Quỹ, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và các văn phòng đại diện.
ư1. Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ. Giám đốc Quỹ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ theo quy định của Điều lệ Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Quản lý nhân sự, tài sản và vốn của Quỹ;
c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, Văn phòng đại diện của Quỹ;
d) Được tham gia các phiên họp của Hội đồng quản lý Quỹ, được tham gia ý kiến về các nội dung mà Hội đồng quản lý Quỹ thảo luận, nhưng không được biểu quyết.
2. Phó giám đốc Quỹ do Giám đốc Quỹ đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó giám đốc Quỹ giúp Giám đốc Quỹ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công.
3. Các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và văn phòng đại diện của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ thống nhất đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
1. Ban kiểm soát Quỹ có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và các thành viên do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thành viên Ban kiểm soát Quỹ không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ, Phó giám đốc Quỹ. Thành viên Ban kiểm soát Quỹ phải là những người am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và pháp luật, hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ là 5 năm.
2. Ban kiểm soát Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình thực hiện Điều lệ của Quỹ, các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Hoạt động độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua;
c) Xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Quỹ.
3. Trưởng Ban kiểm soát Quỹ hoặc thành viên của Ban kiểm soát Quỹ được uỷ quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ, phát biểu ý kiến về các nội dung mà Hội đồng quản lý Quỹ thảo luận, nhưng không được biểu quyết.
4. Kinh phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.
Điều 11. Hội đồng khoa học và công nghệ
1. Hội đồng khoa học và công nghệ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ để tư vấn xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ do Giám đốc Quỹ đề nghị để Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
2. Hội đồng khoa học và công nghệ hoạt động theo Quy chế do Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
Điều 12. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ
1. Quỹ có vốn được cấp năm đầu khi thành lập là 200 tỷ đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học. Hàng năm Quỹ được cấp bổ sung để bảo đảm vốn hoạt động của Quỹ từ nguồn ngân sách ít nhất bằng 200 tỷ đồng.
2. Quỹ được huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách:
a) Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Các khoản lãi cho vay đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
3. Các nguồn khác.
Điều 13. Phương thức hỗ trợ tài chính của Quỹ
1. Tài trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các tổ chức, cá nhân đề xuất, bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học;
b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn; nhiệm vụ khoa học và công nghệ có triển vọng nhưng có tính rủi ro;
c) Xuất bản công trình khoa học và công nghệ.
2. Tài trợ có thu hồi từ 60% đến 100% vốn cho các dự án sản xuất thử nghiệm, không nằm trong kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước.
3. Tài trợ không thu hồi không quá 30% kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc hướng khoa học và công nghệ ưu tiên của Nhà nước.
4. Cho vay không lấy lãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển được tạo ra trong nước.
5. Cho vay với mức lãi suất thấp đối với các dự án đổi mới công nghệ, chú trọng đến công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
6. Vốn dành cho vay quy định tại khoản 4 và khoản 5 của Điều này không quá 20% vốn do ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ.
Điều 14. Xét chọn, đánh giá đề tài, dự án
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch của Quỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Quỹ thông báo công khai phương hướng, các lĩnh vực ưu tiên và các quy định về việc tài trợ, cho vay của Quỹ.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam muốn được tài trợ, được vay phải nộp đơn xin tài trợ, vay theo các quy định của Quỹ.
3. Hội đồng khoa học và công nghệ thực hiện đánh giá, xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ để Quỹ tài trợ, cho vay.
4. Việc tài trợ, cho vay của Quỹ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo hợp đồng khoa học và công nghệ.
5. Việc đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện căn cứ theo hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết.
6. Chi phí cho Hội đồng khoa học và công nghệ được tính vào chi phí quản lý của Quỹ.
7. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên tắc:
a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được chọn phải phù hợp với quy định tại Điều 3 của Điều lệ này;
b) Đề cương nghiên cứu phải đảm bảo các tiêu chí về khoa học và tính khả thi;
c) Người đề nghị nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí của Quỹ
1. Sử dụng kinh phí đúng mục đích theo dự toán đã được Quỹ phê duyệt.
2. Thực hiện đầy đủ các cam kết với Quỹ, các chế độ do Quỹ quy định.
3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được công bố theo quy định của Quỹ.
Điều 16. Chế độ tài chính, kế toán
1. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Hàng năm, Quỹ lập dự toán nguồn thu và dự kiến chi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
3. Hàng năm, Quỹ lập báo cáo quyết toán tài chính để báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, kiểm tra theo quy định.
4. Quỹ được phép chuyển vốn dư trong năm tài chính sang năm kế tiếp.
5. Chi phí quản lý của Quỹ được sử dụng cho hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành Quỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
File gốc của Nghị định 122/2003/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đang được cập nhật.
Nghị định 122/2003/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 122/2003/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 2003-10-22 |
Ngày hiệu lực | 2003-11-10 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |