BỘ CÔNG AN-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA | Hà Nội , ngày 18 tháng 2 năm 2000 |
Thi hành Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ; sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 5898 TC/HCSN ngày 19/11/1999, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Công an hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân hưởng lương nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 23 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 94/1999/NĐ-CP quy định như sau:
a. Nam đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm đi 1 % mức bình quân của iiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Đồng chí thiếu tá Trần Văn An, 51 tuổi, có 26 năm đóng bảo hiểm xã hội, không đủ điều kiện nghỉ hưu theo khoản 4, Điều 23 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ hưu tháng 10/1999. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của đồng chí An được tính như sau:
Tỷ lệ (%) để tính lương hưu theo khoản 1 - Điều 25 - Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kem theo Nghị định số 45/CP:
26 năm tính bằng 67%.
Tỷ lệ (%) tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55 (đối với nam) theo Nghị định số 94/1999/NĐ-CP;
(55 tuổi - 51 tuổi) x 1% = 4%
- Tỷ lệ (%) để tính lương hưu theo Nghị định số 94/1999/NĐ-CP
67% - 4% = 63%
b. Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hanh kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi 50 đối với nam, 45 tuổi đối với nữ thì giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Đồng chí trung tá Nguyễn Hoàng Quân, 43 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội trong đó có 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ hưu tháng 11/1999. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của đồng chí Quân được tính như sau:
- Tỷ lệ (%) để tính lương hưu theo khoản 1 - Điều 25 - Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP.
22 năm tính bằng 59%.
- Tỷ lệ (%) tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 50 (đối với nam) theo Nghị định số 94/1999/NĐ-CP:
(50 tuổi - 43 tuổi) x 1% = 7%
- Tỷ lệ (%) để tính lương hưu theo Nghị định số 94/1999/NĐ-CP.
59% - 7% = 52%
c. Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, nam đủ 50 tuổi, đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi thì khi nghỉ hưu được hưởng lương hưu như cách tính quy định tại khoản 1 Điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ, không phải tính giảm tỷ lệ % và không phải qua giám định khả năng lao động.
Ví dụ:
Đồng chí thượng tá Trương Hữu Hào (nam), 50 tuổi, có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 12/1999. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của đồng chí Hào được tính như sau:
- Tỷ lệ (%) để tính lương hưu theo khoản 1 - Điều 25 - Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP:
+ 15 năm tính bằng 45%.
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 tính thêm 30%.
Tổng công: 75%
- Tỷ lệ (%) để tính lương hưu theo Nghị định số 94/1999/NĐ-CP:
+ 30 năm tính bằng 75%
2. Chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân hưởng lương chuyển sang làm công việc khác (bao gồm chuyển tại chỗ sang hưởng chế độ công nhân viên chức quốc phòng, công nhân việc chức công an hoặc chuyển ngành sang cán bộ công nhân viên chức Nhà nước), được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 94/1999/NĐ-CP quy định như sau:
a. Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo danh mục nghề do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định) đủ 15 năm trở lên mà chuyển sang làm công việc khác đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thấp hơn thì nghỉ hưu được lấy các mức lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kè làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để làm cơ sở tính lương hưu:
Ví dụ:
Đồng chí Nguyến Minh Đức, thượng uý quân nhân chuyên nghiệp, thủ kho nguyên liệu, đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 2/2000 có đủ 15 năm làm nghề độc hại, nguy hiểm. Quá trình diễn biến lương của đồng chí Đức như sau:
Tháng 6/1974 nhập ngũ; tháng 8/1977 thiếu uý quân nhân chuyên nghiệp thợ sửa chữa đạn, trình độ sơ cấp; tháng 8/1987 trung uý quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương chuyển đổi sang hệ số 3,4; tháng 8/1989 thượng uý quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương chuyển đổi sang hệ số 3,65.
Tháng 8/1992 chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, thủ kho nguyên liệu, hưởng lương nhóm II bậc 5/7 chuyển đổi sang hệ số 2,49; tháng 8/1998 chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp, hưởng lương sơ cấp nhóm 3, bậc 8/10; hệ số 3,5, phiên quân hàm thượng uý; nghỉ hưu tháng 2/2000.
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để làm căn cứ tính lương hưu:
+ Tính mức bình quân tiền lương cao nhất của 5 năm liền kề làm công việc độc hại, nguy hiểm:
- Từ tháng 8/1987 đến tháng 7/1989 là 24 tháng; hệ số 3,4; thâm niêm 15%:
180.000đ x 3,4 x 1,15 x 24 tháng = 16.891.200đ
- Từ tháng 8/1989 đến tháng 7/1992 là 36 tháng; hệ số 3,65; thâm niên 18%:
180.000đ x3,65 x 1,18 x 36 tháng = 27.909.360đ
+ Lương bình quân: (16.891.200 + 27.909.360) :60 = 746.676đ
b. Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương có đủ 20 năm tuổi quân trở lên, theo yêu cầu của tổ chức, được cấp có thẩm quyền (theo Luật Sĩ quan và Điều lệ quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân; Pháp lệnh về lực lượng An ninh, Pháp lệnh về Cảnh sát nhân dân) quyết định chuyển sang chế độ công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức ngành công an hoặc điều động sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể ngoài lực lượng vũ trang, nếu khi nghỉ hưu có mức lương thấp hơn mức lương khi đang tại ngũ thì được lấy mức lương bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi chuyển ra ngoài lực lượng vũ trang để làm cơ sở tính lương hưu.
Ví dụ:
Đồng chí Trần Văn Cần, trợ lý, trung tá từ tháng 7/1988 có mức lương hệ số 5,3; có 30 năm tuổi quân; tháng 8/1993 được điều động sang công tác tại Bộ Xây dựng, là chuyên viên chính có mức lương hệ số 5,03; tháng 8/1996 có mức lương hệ số 5,31; tháng 9/1999 có mức lương hệ số 5,6 (bảng lương Hành chính - Mã số (01.002); tháng 2/2000 hưởng lương hưu. Cách tính lương bình quân của đồng chí Cần như sau:
Tiền lương của đồng chí Cần trước khi nghỉ hưu (tháng 1/2000) có hệ số thấp hơn mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi được điều động ra ngoài quân đội. Do vậy, đồng chí Cần được lấy mức tiền lương bình quân 5 năm cuối cùng trước khi chuyển ra ngoài quân đội (gồm cả thâm niên quân đội bằng 30%) để làm cơ sở tính lương hưu:
180.000 x 5,3 x 1,3 = 1.240.200đ/tháng
c. Quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đã chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an hoặc chuyển ra ngoài quân đội và công an thuộc diện sau đây khi nghỉ hưu có mức lương thấp hơn mức lương khi đang tại ngũ thì được lấy mức lương đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (bao gồm 5 năm cuối trước khi chuyển ra ngoài quân đội, công an cộng với 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu):
- Đủ 15 năm đến dưới 20 năm tuổi quân, được cấp có thẩm quyền (theo Luật Sĩ quan và Điều lệ phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân; Pháp lệnh về lực lượng An ninh, Pháp lệnh về Cảnh sát nhân dân) quyết định chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức ngành công an hoặc điều động sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể ngoài lực lượng vũ trang.
- Đủ 20 năm tuổi quân mà tự nguyện xin chuyển ra làm việc ngoài lực lượng vũ trang.
Ví dụ:
Đồng chí Trần Văn Sinh, trợ lý, đại uý từ tháng 8/1988 có mức lương hệ số 4,15, có đủ 20 năm tuổi quân; tháng 10/1993 xin chuyển ngành ra Bộ Văn hoá - Thông tin, là tuyên truyền viên chính có mức lương hệ số 3,73; tháng 12/1996 có mức lương hệ số 3,93 (theo bảng lương mã số 17.177); tháng 2/2000 hưởng lương hưu hàng tháng. Cách tính lương bình quân để làm căn cứ tính lương hưu của đồng chí Sinh như sau:
+ Lương của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu:
- Từ tháng 2/1995 đến tháng 11/1996 là 22 tháng; hệ số 3,73:
180.000đ x 3,73 x 22 tháng = 14.770.800 đ
- Từ tháng 12/1996 đến tháng 1/2000 là 38 tháng; hệ số 3,93:
180.000 đ x 3,93 x 38 tháng = 26.881.200đ
+ Lương của 5 năm cuối cùng trước khi chuyển ngành
- Từ tháng 10/1988 đến tháng 9/1993 là 60 tháng; hệ số 4,15; thâm niên 20%;
180.000 x 4,15 x 1,2 x 60 tháng = 53.784.000 đ
+ Lương bình quân 10 năm làm căn cứ tính lương hưu:
(14.770.800đ + 26.881.200 đ + 53.784.000 đ) : 120 tháng = 795.300 đ
d. Việc tính lương hưu cho các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c nói trên không áp dụng đối với người hưởng tiền lương không thuộc thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
e. Những người đã được tính lương hưu theo cách tính quy định tại 1 trong 3 trường hợp quy định tại các điểm a, b, c trên thì không hưởng khoản trợ cấp theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyển ngành về hưu.
3. Thời gian nữ quân nhân, công an nhân dân hưởng lương nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 94/1999/NĐ-CP được tính là thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội. Trong thời gian này Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không đóng 15% tiền lương và nữ quân nhân, công an nhân dân không phải đóng 5%. Thời gian này được quy định như sau:
a. Thời gian nữ quân nhân, công an nhân dân hưởng lương nghỉ sinh con trong thời hạn 5 tháng, 6 tháng và thời gian nghỉ thêm do sinh đôi trở lên quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 10 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân.
b. Thời gian quân nhân, công an nhân dân hưởng lương nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp quy định tại Điều 11 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân.
Quy định trên không áp dụng đối với những trường hợp nghỉ thêm quy định tại khoản 3 Điều 10 điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân.
Ví dụ:
Đồng chí Phạm Thị Đông, thượng uý quân nhân chuyên nghiệp, có mức lương hệ số 3,7 và 16 năm tuổi quân, nghỉ sinh con thứ hai vào tháng 2/2000 được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội trong 5 tháng, mỗi tháng bằng:
180.000 đ x 3,7 x 1,16 = 772. 560 đ.
1. Thủ tục hồ sơ xét hưởng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành. Riêng đối với người thuộc diện quy định tại các điểm a, b, c điểm 2 Mục I Thông tư này cần có thêm quyết định điều động hoặc chuyển việc khác hoặc chuyển ra ngoài lực lượng vũ trang.
2. Đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu hưởng tiền lương theo thang, bảng lương của lực lượng vũ trang được áp dụng các quy định tại Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 của Chính phủ.
4. Không giải quyết điều chỉnh lại các trường hợp đã hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 có hiệu lực thi hành.
5. Ngoài những điểm được sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư này, các nội dung khác đã quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 và Thông tư số 29/LB-TT ngày 02/11/1995 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Nội vụ vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng - Công an để nghiên cứu.
Lê Duy Đồng (Đã ký) | Nguyễn Văn Rinh (Đã ký) | Nguyễn Văn Tính (Đã ký) |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA, Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA, Thông tư liên tịch 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA của Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA của Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Thông tư liên tịch 05 2000 TTLT BLĐTBXH BQP BCA của Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA
File gốc của Thông tư liên tịch 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA hướng dẫn Nghị định 94/1999/NĐ-CP về việc sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với quân đội và công an kèm theo Nghị định 45/CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA hướng dẫn Nghị định 94/1999/NĐ-CP về việc sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với quân đội và công an kèm theo Nghị định 45/CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng |
Số hiệu | 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Lê Duy Đồng, Nguyễn Văn Rinh, Nguyễn Văn Tính |
Ngày ban hành | 2000-02-18 |
Ngày hiệu lực | 1999-09-23 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Hết hiệu lực |