CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v hướng dẫn khóa sổ, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán năm 2020
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2020
Kính gửi:
Để thực hiện công tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính năm 2020 đảm bảo chất lượng, đúng quy định, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ nội dung hướng dẫn khóa sổ cuối năm tại Công văn số 4593/BHXH-TCKT ngày 16/11/2016 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn công tác khóa sổ, lập báo cáo tài chính hàng năm và lưu ý một số nội dung trong công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính năm 2020 như sau:
b) Hạch toán kế toán, chuyển đổi dữ liệu đầy đủ vào các phần mềm nghiệp vụ; Các số liệu nhận bàn giao từ BHXH thành phố, Văn phòng BHXH tỉnh có trách nhiệm ghi sổ kế toán, theo dõi, đối chiếu, đôn đốc quyết toán.
Riêng đối với số chi thù lao đại lý đã quyết toán năm 2019, Phòng Thu có trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại số liệu. Trường hợp năm 2019 quyết toán thiếu hoặc thừa cho đại lý thu thì thực hiện quyết toán bổ sung hoặc giảm trừ trong số chi thù lao phải trả cho đại lý thu năm 2020.
Đối với số chi BHTN của người hưởng trợ cấp thất nghiệp sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng ghi trên quyết định mà người lao động không đến nhận tiền đã đưa ra khỏi danh sách chi trả theo quy định tại Quyết định số 828/QĐ-BHXH: Thực hiện rà soát, đối chiếu thống nhất, khớp đúng trước khi khóa sổ và lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính năm 2020.
a) BHXH tỉnh rà soát số liệu quyết toán chi KCB BHYT thanh toán trực tiếp trong năm, chi phí KCB BHYT thanh toán trực tiếp đã được quyết toán các năm trước và số chi tại cơ sở KCB để đảm bảo số liệu khớp đúng giữa phần mềm KTTT với phần mềm giám định chi KCB BHYT, phần mềm giám sát chi KCB BHYT trước khi tổng hợp, lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính.
c) Đối với số chi chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)
- BHXH tỉnh rà soát số liệu quyết toán chi CSSKBĐ đã được quyết toán các năm trước nhưng chưa chuyển trả cho cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị để thực hiện thanh toán theo quy định. Trường hợp không xác định được đơn vị để trả, thuyết minh rõ nguyên nhân, hạch toán vào số thu hồi chi sai năm trước và chuyển nộp về BHXH Việt Nam để hoàn trả quỹ BHYT theo quy định.
- BHXH tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến (Trung tâm thanh toán đa tuyến) thực hiện rà soát, đối chiếu, thống nhất các số liệu chi tiết chi thuốc kháng HIV của từng đối tượng KCB và tổng số chi phí thuốc kháng HIV Trung tâm thanh toán đa tuyến quyết toán với BHXH tỉnh (đảm bảo số chi tiết quyết toán cho từng cơ sở KCB với số tổng hợp quyết toán toàn tỉnh khớp đúng) trước khi lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính.
- Đối với chi phí thuốc kháng HIV bị mất mát, hư hỏng, hết hạn, hư hao phải thu hồi của cơ sở KCB: BHXH tỉnh rà soát, xác định đúng chi phí phải thu hồi trước khi khóa sổ, lập báo cáo quyết toán và thực hiện thu hồi theo hướng dẫn tại Điểm c, Mục 2 Công văn số 5103/BHXH-DVT.
BHXH tỉnh phối hợp với Trung tâm thanh toán đa tuyến rà soát, đối chiếu, thống nhất các số liệu (bao gồm cả số liệu giám định chuyên đề, giám định lại của Trung tâm thanh toán đa tuyến) để đảm bảo số liệu quyết toán chi phí KCB đa tuyến khớp đúng trước khi lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính. Trường hợp có chênh lệch số liệu phải báo cáo Trung tâm thanh toán đa tuyến xem xét, giải quyết trước khi tổng hợp.
a) Kinh phí tiết kiệm: Ngoài những nội dung đã hướng dẫn tại Tiết a Khoản 3 Mục V Công văn số 4593/BHXH-TCKT, các đơn vị không được tính là kinh phí tiết kiệm chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN đối với các nội dung sau: Chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn; Chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của một số đối tượng; Chi tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Trong năm đơn vị chi không hết số dự toán được BHXH Việt Nam giao, phải chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng, không được sử dụng cho mục đích khác.
- Các nội dung chuyển nguồn kinh phí (bao gồm cả chi ứng dụng công nghệ thông tin) phải được thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính của đơn vị. Đối với Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH thực hiện rà soát, phân tích, thuyết minh kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, chương trình với nguồn kinh phí được giao trong chi phí quản lý hàng năm (nếu có); Viện Khoa học BHXH rà soát, thuyết minh kinh phí thực hiện các đề tài, đề án khoa học được phân bổ dự toán và giao thực hiện hàng năm (nếu có).
- Các nội dung chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm nay phải được sử dụng đúng nội dung đã thuyết minh chuyển nguồn, không được sử dụng cho nội dung khác, kinh phí không sử dụng hoặc sử dụng không hết được trừ vào kinh phí cấp hoặc trừ vào dự toán năm sau của đơn vị. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng hoặc không thuyết minh được cụ thể nội dung, số tiền kèm theo hồ sơ để chuyển kinh phí sang năm sau tiếp tục sử dụng thì chuyển nộp về BHXH Việt Nam.
a) Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Mục II Công văn số 4593/BHXH-TCKT. Tổng hợp công nợ toàn tỉnh chi tiết theo từng nội dung, đối tượng tại Văn phòng BHXH tỉnh và BHXH các huyện trực thuộc, đóng kèm báo cáo tài chính năm của đơn vị.
c) Báo cáo, đề xuất xử lý các khoản công nợ, nhất là những khoản công nợ kéo dài. Đối với các khoản công nợ phải trả tồn đọng qua nhiều năm không tìm được đối tượng để trả thực hiện chuyển nộp về BHXH Việt Nam hoàn trả các quỹ BHXH, BHYT, BHTN tương ứng.
a) Đối với tài sản là nhà, đất mới đưa vào sử dụng: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3972/BHXH-TCKT ngày 15/12/2020 của BHXH Việt Nam về chấn chỉnh một số nội dung trong công tác tài chính, kế toán
b) Thời hạn gửi báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính thực hiện theo quy định tại Công văn số 1373/BHXH-TCKT ngày 26/4/2019 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung và phương pháp ghi chép, lập sổ kế toán, báo cáo nghiệp vụ quỹ bảo hiểm.
- Như trên; - Tổng Giám đốc (để b/c); - Các Phó Tổng Giám đốc; - Các Tổ chức giúp việc TGĐ; - Lưu: VT, TCKT(03b).
Thực hiện Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13. Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN. Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN. căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Để công tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính hàng năm được thực hiện thống nhất, kịp thời, đúng quy định, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an (gọi chung là BHXH tỉnh). Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội (gọi chung là các đơn vị) một số nội dung cụ thể như sau:
...
V. Quyết toán chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN
...
3. Kinh phí tiết kiệm chi quản lý
a) Các nội dung chi quy định tại Khoản 1 Điều 27 Quyết định số 298/QĐ-BHXH không được tính là kinh phí tiết kiệm trong năm, đơn vị phải chuyển nguồn để năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.
Thực hiện Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13. Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN. Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN. căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Để công tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính hàng năm được thực hiện thống nhất, kịp thời, đúng quy định, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an (gọi chung là BHXH tỉnh). Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội (gọi chung là các đơn vị) một số nội dung cụ thể như sau:
...
II. Kiểm kê, đối chiếu số liệu phục vụ khóa sổ và quyết toán
...
3. Đối chiếu, xác nhận công nợ
3.1. Đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả
a) Thực hiện theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả. đôn đốc thu hồi các khoản công nợ tránh tình trạng nợ đọng dây dưa, kéo dài. hạch toán đầy đủ các khoản công nợ vào sổ sách kế toán của đơn vị theo quy định. Đối với các khoản tạm ứng, thanh toán dứt điểm trước ngày 31/12.
b) Tại thời điểm ngày 31/12, BHXH tỉnh, các đơn vị thực hiện rà soát, đối chiếu, xác nhận chi tiết từng khoản công nợ (bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả) với các đơn vị, cá nhân có liên quan. Việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải lập thành văn bản, có xác nhận của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. công chức, viên chức. Đối với Viện Khoa học BHXH thực hiện rà soát, đối chiếu, xác nhận công nợ của chủ nhiệm đề tài, đề án khoa học.
c) Đối với các khoản công nợ khó đòi, nợ không có đối tượng trả, không tìm được đối tượng trả phát sinh từ nhiều năm, phải xác định rõ thời điểm phát sinh, nguyên nhân, đề xuất xử lý và thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính từng nội dung của các khoản công nợ.
Tổng hợp công nợ toàn tỉnh chi tiết theo từng nội dung, đối tượng tại Văn phòng BHXH tỉnh và BHXH các huyện trực thuộc, đóng kèm báo cáo tài chính năm của đơn vị.
3.2. Đối chiếu, đôn đốc công nợ với các đơn vị sử dụng lao động
a) Lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT theo Mẫu số C05-TS đối với đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên. thông báo kịp thời số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN. lãi chậm đóng (nếu có) theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 về ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN. quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
b) BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện đối chiếu kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.
3.3. Đối chiếu, đôn đốc công nợ với các cơ sở khám, chữa bệnh. đơn vị. trường học. tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT. tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ BHXH, BHTN
a) Đối chiếu kinh phí chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT với cơ sở KCB BHYT: Số đã tạm ứng, số kinh phí thừa, thiếu so với số đã quyết toán tại Biên bản thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT- Mẫu số C82-HD ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của BHXH Việt Nam về ban hành quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong KCB.
Yêu cầu các cơ sở KCB cung cấp đầy đủ hóa đơn quyết toán chi phí KCB BHYT theo quy định tại Công văn số 2706/BHXH-TCKT ngày 20/7/2016 của BHXH Việt Nam về việc sử dụng hóa đơn quyết toán chi phí KCB BHYT.
b) Đối chiếu, đôn đốc công nợ với đơn vị sử dụng lao động. trường học về kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ): Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 7 Công văn số 3524/BHXH-TCKT ngày 14/9/2016 của BHXH Việt Nam về việc trích chuyển kinh phí CSSKBĐ.
c) Đối chiếu với tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của một số đối tượng: Số đối tượng, số thu, số tiền thù lao phải chi theo Phụ lục số 01-ĐCTL ban hành kèm theo Quyết định số 236/QĐ-BHXH ngày 19/2/2016 của BHXH Việt Nam về ban hành định mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT.
d) BHXH tỉnh thực hiện rà soát, đối chiếu với tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ BHXH, BHTN (cơ quan Bưu điện) về thanh toán chi phí chi trả, số tiền phải thu hồi hoàn trả quỹ BHXH (nếu có) theo văn bản hướng dẫn hàng năm của BHXH Việt Nam về chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho cơ quan bưu điện và Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 về ban hành Quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN. Quyết định số 1515/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 828/QĐ-BHXH.
3.4. Đối chiếu với cơ quan tài chính địa phương
a) Đối với kinh phí hỗ trợ đóng BHYT
- BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện rà soát, đối chiếu với cơ quan Tài chính, cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) các khoản công nợ của ngân sách đóng, hỗ trợ đóng BHYT từ năm 2015 trở về trước để thực hiện hạch toán bù trừ (nếu có) theo hướng dẫn tại Công văn số 4057/BHXH-TCKT ngày 18/10/2016 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn một số nội dung hạch toán kế toán.
- BHXH tỉnh, BHXH huyện tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định, lập Phụ lục số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện BHYT gửi cơ quan cơ quan LĐTBXH, cơ quan Tài chính (theo phân cấp tại địa phương) để chuyển kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
b) Kinh phí do cấp trùng thẻ BHYT
Căn cứ vào số tiền phải hoàn trả ngân sách địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, kết luận của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước về kết quả rà soát cấp trùng thẻ BHYT, BHXH Việt Nam thực hiện trích từ quỹ dự phòng KCB BHYT chuyển cho BHXH các tỉnh để thực hiện nộp ngân sách địa phương theo đúng quy định. Trường hợp đến hết ngày 31/12 BHXH tỉnh chưa hoàn trả ngân sách địa phương kinh phí cấp trùng thẻ BHYT hoặc mới hoàn trả một phần kinh phí cấp trùng thẻ BHYT, thực hiện theo dõi trên sổ sách kế toán số kinh phí chưa hoàn trả ngân sách địa phương.
3.5. Hoàn tạm ứng kinh phí XDCB
a) Đối với các khoản kinh phí XDCB đã được BHXH Việt Nam cấp tạm ứng từ các năm trước, yêu cầu đơn vị khẩn trương làm các thủ tục hoàn trả tạm ứng trước ngày 31/12. Trường hợp chưa hoàn ứng thì phải thuyết minh trong báo cáo tài chính năm của đơn vị.
b) Trường hợp các đơn vị có chênh lệch số liệu XDCB với số liệu của BHXH Việt Nam đang theo dõi, yêu cầu đơn vị kiểm tra, rà soát và phối hợp với BHXH Việt Nam để xử lý dứt điểm nguồn vốn XDCB.
File gốc của Công văn 4166/BHXH-TCKT hướng dẫn khóa sổ, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán năm 2020 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đang được cập nhật.