BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1150/TB-BHXH | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2011 |
VỀ VIỆC CUNG CẤP TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN "NGHIỆP VỤ THU BHXH, BHYT, BHTN"
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH MỨC TRUY ĐÓNG BHXH |
STT
Họ và tên
Số sổ BHXH
Hệ số lương, sinh hoạt phí (theo HĐLĐ)
Hệ số lương, sinh hoạt phí tính lại
Thời gian truy đóng
Mức chênh lệch HSL, SHP sau khi tính lại
Số tiền đóng bổ sung
Ghi chú
Từ tháng/năm
Đến tháng/năm
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Cộng
| Ngày tháng năm 20 |
| Ngày tháng năm 20 |
- Cột (4): ghi bằng hệ số lương, hoặc mức sinh hoạt phí của cán bộ phường, xã theo HĐLĐ, dùng để ghi sổ BHXH.
- Cột (8) = Cột (5) - Cột (4)
NGHIỆP VỤ THU BHXH, BHYT, BHTN
(kèm theo Thông báo số 1150/TB-BHXH ngày 09 tháng 05 năm 2011)
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN BẮT BUỘC
1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT:
1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
1.3. Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.
2. Đối tượng tham gia BHTN:
2.2. Đơn vị tham gia BHTN cho người lao động là đơn vị có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (số lượng kể cả cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng vụ mùa, công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên).
2.4 Công ty mẹ thuộc đối tương đóng BHTN mà có người lao động làm việc tại các chi nhánh (gồm cả trường hợp luân chuyển lao động) hoặc văn phòng đại diện có dưới 10 lao động thì những người lao dộng của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện vẫn phải đóng BHTN, nơi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đang đóng BHXH, BHYT.
3. Đối tượng chỉ tham gia BHXH:
3.2. NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm các loại hợp đồng sau:
3.2.2. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài.
1. Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bảng 1).
Năm | Người sử dụng lao động (%) | Người lao động (%) | Tổng cộng (%) | ||||
BHXH | BHYT | BHTN | BHXH | BHYT | BHTN | ||
15 | 2 |
| 5 | 1 |
| 23 | |
15 | 2 | 1 | 5 | 1 | 1 | 25 | |
16 | 3 | 1 | 6 | 1,5 | 1 | 28,5 | |
17 | 3 | 1 | 7 | 1,5 | 1 | 30,5 | |
18 | 3 | 1 | 8 | 1,5 | 1 | 32,5 |
2.1 Người lao động là phu nhân (phu quân) hưởng lương từ Ngân sách của Nhà nước (bảng 2).
Năm | Người sử dụng lao động (%) | Người lao động (%) | Tổng cộng (%) |
11 | 5 | 16 | |
12 | 6 | 18 | |
13 | 7 | 20 | |
14 | 8 | 22 |
Năm
Người lao động (%)
Ghi chú
16
18
20
22
3. Tỷ lệ đóng BHYT sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước có văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng tối đa bằng 6%.
1. Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
- Trước 01/01/2007, tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp khu vực.
2. Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động (gồm mức lương chính hoặc tiền công và các khoản phụ cấp được ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động) nhưng phải phù hợp với thang, bảng lương do đơn vị xây dựng và đăng ký với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
2.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của NLĐ trong hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động địa phương.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:
- Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương đang áp dụng;
- Đối với người quản lý doanh nghiệp thì tiền lương và phụ cấp chức vụ làm căn cứ đóng, hưởng chế độ BHXH được xác định theo hạng doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
5. Người lao động ký HĐLĐ với nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN tại một nơi duy nhất (nơi có HĐLĐ dài nhất và mức lương cao nhất). Trong trường hợp đó thì NLĐ phải nộp “Giấy xác nhận đóng BHXH , BHYT 2 nơi” (theo mẫu) cho các đơn vị còn lại.
6.1. Mức tiền lương tối thiểu chung: áp dụng cho các đơn vị thực hiện chế độ tiền lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
- Hàng năm, căn cứ Nghị định ban hành của Chính phủ về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng, các đơn vị sử dụng lao động rà soát lại mức lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương mà đơn vị đã đăng ký với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội để điều chỉnh lại cho phù hợp theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới.
Lưu ý:
+ Văn bản điều chỉnh mức tiền lương, tiền công nói trên (bằng Quyết định hoặc Phụ lục hợp đồng…) là hồ sơ gốc làm căn cứ đối chiếu với mức đóng, mức hưởng BHXH, BHYT, BHTN của những người lao động thuộc diện điều chỉnh tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN.
1.1. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động phải chuyển nộp số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN (của đơn vị và của người lao động) vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
+ Trường hợp số chi BHXH cao hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau.
+ Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người lao động.
3. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH, BHYT theo quý nhưng phải đăng ký với cơ quan BHXH để thực hiện và đóng ngay tháng đầu quý.
4.1. Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH không quá 6 tháng, được tự đóng một lần thông qua người sử dụng lao động cho những tháng còn thiếu, mức đóng hàng tháng bằng tỷ lệ % (bảng 3) mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc.
5. Người lao động được tự đóng BHXH trực tiếp tại cơ quan BHXH quận, huyện nơi cư trú:
5.2 Người lao động quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 3 và Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ nghỉ việc trước ngày 01/01/2007, mà có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên và còn thiếu tối đa 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu thì được tự đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH, mức đóng hàng tháng từ ngày 01/01/2007, trở đi bằng tỷ lệ % (bảng 3) mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc.
7. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế.
9. Người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, ghi rõ mã đơn vị tham gia BHXH, BHYT do cơ quan BHXH cấp ở phần nội dung chứng từ nộp tiền.
- Đơn vị có nhiều mã đơn vị nếu nộp cùng 1 chứng từ thì phần nội dung chứng từ phải rõ số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho của từng mã đơn vị.
1. Trường hợp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đơn vị phải đảm bảo đủ những điều kiện quy định tại điểm 2, mục C, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong thời gian tạm dừng đóng này đơn vị vẫn phải đóng đủ số tiền vào các quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quỹ BHYT.
3. Người lao động nghỉ thai sản:
- Được tính là thời gian tham gia BHXH.
- Không tính là thời gian tham gia BHTN.
+ Nếu NLĐ nghỉ sinh con vào trước ngày 15 trong tháng thì tháng đó được tính là tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản không đóng BHXH, BHYT, BHTN.
3.3. Các trường hợp nghỉ sinh nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ không được tính là thời gian tham gia BHXH, BHYT.
- Khi người lao động nghỉ việc (để sinh con hoặc chờ sinh), đơn vị báo giảm lao động theo mẫu 03a-TBH, đồng thời vẫn bổ sung tăng hết giá trị thẻ còn lại.
- Khi người lao động đi làm việc trở lại và đã được thanh toán trợ cấp thai sản, đơn vị báo tăng lao động theo mẫu 03a-TBH, đồng thời điều chỉnh giảm giá trị thẻ còn lại. Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ hồ sơ giải quyết trợ cấp để điều chỉnh giảm nghĩa vụ đóng BHYT thời gian nghỉ thai sản, đồng thời bổ sung dữ liệu về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH tương ứng theo đúng quy định của Luật BHXH và Luật BHYT. Số tiền điều chỉnh giảm, sẽ được cơ quan BHXH in trong thông báo kết quả đóng BHYT, BHTN, BHXH của đơn vị vào tháng gần nhất.
3.5. Lao động nữ nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) trước thời điểm sinh con nếu đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Nếu thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản mà hợp đồng lao động không còn hiệu lực thì không được tính là thời gian tham gia BHXH.
- Đơn vị đã đóng BHXH không đúng tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định.
- Đối với trường hợp đơn vị đề nghị truy đóng BHXH do sai sót trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hoặc do chậm đóng từ 1 đến 2 tháng của người lao động thì phải có công văn giải trình lý do, kèm hồ sơ gốc theo quy định để giải quyết.
2. Mức truy đóng:
- Đối tượng thực hiện đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, khoản chênh lệch dựa trên mức chênh lệch do tính lại hệ số lương và mức tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm truy đóng, so với thời điểm phải đóng.
Tỷ lệ truy đóng, tính theo tỷ lệ tại thời điểm phải đóng.
- Văn bản xử lý vi phạm hành chính về BHXH (01 bản sao y) hoặc Công văn đề nghị truy đóng BHXH của đơn vị đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc (01 bản).
- Phiếu điều chỉnh mức truy đóng BHXH theo mức lương hoặc hệ số (nếu có, 02 bản).
- Bảng thanh toán lương có ký nhận của NLĐ, mổi tháng 01 bản photocopy.
- Danh sách đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu 01a-TBH, 3 bản).
- Thẻ BHYT còn giá trị (01 thẻ/người).
4. Ghi sổ BHXH:
- Đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì căn cứ vào mức tiền lương, tiền công ghi trên HĐLĐ ghi sổ BHXH.
6. Các trường hợp truy đóng để cộng nối thời gian tham gia BHXH trước 01/01/1995 thì phải có ý kiến bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
1. Các trường hợp thoái trả từ tài khoản chuyên thu :
- Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
- Kho bạc hoặc Ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu.
- Đơn vị (hoặc kho bạc, ngân hàng) lập văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH kèm theo các hồ sơ có liên quan;
- Phòng Thu phối hợp Phòng Kế hoạch - Tài chính, xác định nguyên nhân, số tiền đã đóng thừa, đóng nhầm, hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu để trình Giám đốc BHXH thành phố phê duyệt thoái trả cho đơn vị.
1. Xử lý vi phạm BHXH, BHTN, BHYT:
- Thời điểm tính phạt chậm đóng: Sau ngày thứ 30 kể từ ngày hết hạn phải đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định, cơ quan BHXH xác định số tiền phải đóng với số tiền đã đóng, đến thời điểm quy định để tính số tiền chậm đóng của từng đơn vị;
+ Quỹ BHXH, BHTN: Tính theo lãi suất hoạt động đầu tư của quỹ BHXH trong năm do BHXH Việt Nam công bố tại từng thời điểm.
- Công thức tính lãi:
+ L: Số tiền lãi phải nộp do chưa đóng, chậm đóng.
+ K: Lãi suất phạt chậm đóng (tính riêng từng quỹ BHXH, BHTN, BHYT)
IX. BIỂU MẪU THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN:
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 01-TBH) dùng để kê khai thông tin cá nhân của người lao động khi bắt đầu tham gia BHXH, làm cơ sở cho cơ quan BHXH quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT và cấp sổ BHXH theo quy định.
2. Biểu 01a –TBH: “Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT”
- Các trường hợp tăng lại sau khi nghỉ không lương, nghỉ ốm đau, thai sản… mà đã có sổ BHXH và thẻ BHYT (còn giá trị sử dụng) thì không ghi vào danh sách này.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, chậm nhất 10 ngày làm việc cơ quan BHXH sẽ giao thẻ BHYT; chậm nhất 20 ngày làm việc sẽ giao sổ BHXH của người lao động cho đơn vị.
- Khi nộp hồ sơ đề nghị đơn vị ghi đầy đủ, chính xác các thông tin trên biểu 01a-TBH và file dữ liệu kèm theo. Nếu thiếu thông tin cơ quan BHXH sẽ trả lại để đơn vị bổ sung điều chỉnh và không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc cấp thẻ BHYT và sổ BHXH cho người lao động.
- Biểu được dùng để kê khai tình hình biến động (tăng, giảm) đối tượng lao động, tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, hoặc thay đổi chức danh công việc của người lao động so với tháng trước, hoặc điều chỉnh những sai sót nói trên của thời kỳ trước.
- Đối với những biến động giảm từ ngày 16 hoặc tăng từ ngày 17, đơn vị kê khai vào “Danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN” của tháng sau.
Ví dụ: NLĐ tham gia BHXH từ 01/11 - 03/10 mức lương 3.000.000đ đến tháng 04/11 đơn vị chuyển sang ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm mức lương 4.000.000đ thì đồng thời lập danh sách ở mục III điều chỉnh tiền lương đóng BHXH từ 3.000.000đ lên 4.000.000đ và kê khai vào mục V tăng BH thất nghiệp mức lương mới 4.000.000đ.
- Nếu không có những thay đổi về lao động, tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN so với tháng trước thì đơn vị không phải lập biểu, sau ngày 20 của tháng cơ quan BHXH sẽ chuyển danh sách lao động, quỹ lương và số phải đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị trong tháng trước sang tháng hiện hành.
- Biểu 03b-TBH: dùng điều chỉnh nhân thân, điều chỉnh nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, điều chỉnh số sổ BHXH và gia hạn thẻ BHYT.
- Lưu ý:
+ Không điều chỉnh những trường hợp sửa bỏ ngày, tháng sinh trong hồ sơ BHXH, chỉ vì chứng minh nhân dân không khai ngày tháng.
- Các biểu mẫu thu được cơ quan BHXH thành phố cung cấp tại phần biểu mẫu trang web http://www.bhxhtphcm.gov.vn.
- Phiếu đăng ký tham gia BHXH (02 bản) theo mẫu.
- Bản sao quyết định xếp hạng doanh nghiệp (01 bản, nếu có).
- DS điều chỉnh LĐ và mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu 03a-TBH, 03 bản)
- Báo cáo khai trình sử dụng LĐ, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động (01 bản chính). Trường hợp chưa đăng ký đơn vị có thể bổ sung sau khi đã đăng ký.
2. Quy định thời gian đóng:
- Đơn vị mới tham gia lần đầu chỉ kê khai đóng BHXH (biểu 3a-TBH) ngay từ tháng đăng ký, hoặc truy đóng (nguyên lương) cho thời gian làm việc dưới 03 tháng của người lao động hiện đang làm việc tại đơn vị.
XI. THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN:
2. Vào ngày 20 của tháng đầu quý, đơn vị sẽ nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (biểu 8-TBH) và Thông báo quyết toán chi (biểu C71-BH) của quý trước tại bộ phận trả kết quả thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố, hoặc BHXH quận, huyện. Khi nhận thông báo, người nhận lưu ý mang theo thẻ nhân viên hoặc giấy giới thiệu của đơn vị.
Địa chỉ : http://hcm.bhxh.vn
Tên đăng nhập: mã đơn vị tham gia BHXH (ví dụ: TA0000).
Nếu không đăng nhập được đơn vị liên hệ cán bộ chuyên quản thu để được cung cấp lại mật khẩu.
1. Thời hạn thẻ BHYT:
Ví dụ 1: Đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc nộp hồ sơ cho đối tượng tăng mới (hoặc tăng lại) tháng 01/2011 vào ngày 18/02/2011 thì thẻ của đối tượng tăng mới có thời hạn sử dụng vào ngày 01/02/2011 (không cấp thẻ BHYT cho thời gian truy đóng bổ sung).
Ví dụ 3: Đơn vị được cấp thẻ đến ngày 31/12/2009, năm 2010 không được cấp thẻ BHYT do đơn vị nợ. Ngày 20/02/2011 đơn vị lập hồ sơ gia hạn thì thẻ gia hạn có giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2011.
1.3. Đối với các đơn vị không nợ tiền BHYT theo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN thì cơ quan BHXH vẫn cấp mới hoặc gia hạn thẻ BHYT theo quy định. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm đơn vị phải thanh toán hết nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN để được gia hạn thẻ BHYT cho năm sau.
Cơ quan BHXH gia hạn thẻ BHYT tự động cho các đơn vị thực hiện đúng chế độ trích nộp BHXH:
- Cơ quan BHXH sẽ thông báo danh sách các đơn vị gia được hạn thẻ tự động và ngày nhận thẻ BHYT trên website http://www.bhxhtphcm.gov.vn. để đơn vị nhận thẻ tại bộ phận trả hồ sơ thuộc BHXH thành phố, hoặc địa chỉ http://hcm.bhxh.vn tại BHXH quận, huyện (khi nhận phải xuất trình thẻ nhân viên hoặc giấy giới thiệu của đơn vị).
- Người lao động khi nhận thẻ BHYT phải kiểm tra, đối chiếu các nội dung ghi trên thẻ BHYT (họ tên, ngày tháng năm sinh, cơ sở KCB ban đầu...) nếu chưa đúng thì nộp lại thẻ BHYT cho đơn vị, để chuyển cho cơ quan BHXH cấp lại.
3. Thu hồi thẻ BHYT:
Quá thời hạn trên, đơn vị phải chịu trách nhiệm thanh toán hết giá trị còn lại của thẻ BHYT.
- Người lao động bị mất thẻ BHYT do bất cứ lý do gì, phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ (mẫu 02/THE) và nộp phí cấp lại thẻ cho cơ quan BHXH để được cấp lại thẻ BHYT.
- Việc thay đổi nơi KCB ban đầu chỉ thực hiện vào kỳ gia hạn thẻ hoặc vào 10 ngày đầu mỗi quý.
1. Người lao động thực hiện kê khai để cấp sổ BHXH theo mẫu 01-TBH “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT”, ghi đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn đính kèm.
2. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày người lao động vào làm việc theo HĐLĐ, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ cấp sổ cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thẩm định và cấp sổ BHXH sau 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định.
4. NLĐ được cấp sổ BHXH từ năm 2006 trở về trước, đặc biệt những người có quá trình công tác trong khu vực Nhà nước trước năm 1995 nếu chưa duyệt lần đầu, các đơn vị phải tổng hợp (mẫu đính kèm) báo cáo về cơ quan BHXH (Phòng Cấp sổ, Thẻ thành phố hoặc bộ phận cấp sổ, Thẻ BHXH Quận, Huyện) để có kế hoạch giải quyết trong thời gian sớm nhất.
- Cơ quan BHXH chỉ tiếp nhận hồ sơ và chốt sổ BHXH khi đơn vị sử dụng lao động đã nộp đủ đến tháng người lao động thôi việc, chuyển công tác.
6. Xác nhận chốt sổ cho người lao động thất nghiệp:
Ví dụ: Người lao động chốt sổ đến hết tháng 3/2011 nếu đơn vị không nợ tháng 2/2011 hoặc tính đến ngày nộp hồ sơ đơn vị đã đóng đủ số nợ tháng 2/2011 thì được giải quyết.
- Không giải quyết cho các trường hợp nợ từ 3 tháng trở lên hoặc không thực hiện đúng lần cam kết trước.
QUẢN LÝ THU ĐỐI TƯỢNG CHỈ THAM GIA BHYT
1. Người lao động là người nước ngoài, làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên theo Bộ Luật lao động của Việt Nam tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Đóng bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động. Trong đó: người lao động đóng 1,5%; đơn vị sử dụng lao động đóng 3%. Thực hiện đóng hàng tháng.
3. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do tổ chức BHXH đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
5. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do tổ chức BHXH đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
7. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Đóng bằng 4,5% mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, do tổ chức BHXH đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
9. Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do Ngân sách đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
11. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do Ngân sách đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
13. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do Ngân sách đóng. Thực hiện đóng hằng quý hoặc năm.
15. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do Ngân sách đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
17. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, do Ngân sách đóng. Thực hiện đóng hằng năm.
19. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, Ngân sách nhà nước hổ trợ 50% và đối tượng đóng 50%. Thực hiện định kỳ hằng quý hoặc năm.
21. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Từ ngày 01/01/2012 mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, Ngân sách nhà nước hỗ 30% và đối tượng đóng 70%. Thực hiện định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm.
23. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Từ ngày 01/01/2014 mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng đóng. Thực hiện định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm.
Riêng các đối tượng 19, 21, 22:
- Người thứ nhất đóng bằng mức qui định.
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng người thứ nhất.
II. NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THU, CẤP THẺ BHYT.
- Đơn vị và NLĐ NN đóng BHYT hằng tháng và được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng như những người lao động khác trong đơn vị.
- Người lao động nước ngoài có tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.
- Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Người lao động nước ngoài được đăng ký tại các cơ sở KCB tuyến Tỉnh và tương đương.
- Khi đơn vị nộp hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động thì cơ quan BHXH tạm thời chưa thu hồi thẻ BHYT để người lao động tiếp tục sử dụng thẻ cho đến khi nhận được thẻ BHYT theo đối tượng hưu trí.
- Người về hưu được quyền đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở đã đăng ký trên thẻ BHYT cũ.
3. Đối tượng thất nghiệp:
- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp, được cấp thẻ BHYT có thời hạn không bắt đầu từ ngày đầu tháng (và kết thúc không vào ngày cuối tháng) thì cách tính thời gian tham gia BHYT 3 năm liên tục, thực hiện theo nguyên tắc sau: nếu thẻ có giá trị ≥ 13 ngày làm việc trong tháng theo lịch thì cả tháng đó được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục để cộng nối với thời gian tham gia BHYT theo các diện khác. Ngược lại thì không tính tháng đó là thời gian tham gia BHYT liên tục.
- Căn cứ quy định chế độ chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong ngành công an, BHXH quận, huyện phối hợp với công an các quận, huyện tổ chức ký hợp đồng thu và thanh lý hợp đồng theo từng đợt phát hành thẻ BHYT đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong ngành công an.
- Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng theo từng năm, mức phí BHYT được tính trên cơ sở của từng đợt phát hành khi lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH (số tháng được hưởng chế độ KCB được in trên thẻ).
- Thân nhân của trẻ nộp bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh cho UBND xã để đăng ký cấp thẻ BHYT (kèm theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để xác định nơi cấp thẻ BHYT).
- UBND xã cấp giấy xác nhận (mẫu 07/TE) để sử dụng tạm thời thay cho thẻ BHYT trong khi chờ cấp thẻ BHYT (Lưu ý: Tại dòng “Số thẻ BHYT đã cấp” ghi “Cấp mới”.
- BHXH quận, huyện kiểm tra hồ sơ, in thẻ BHYT theo danh sách đề nghị trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ do UBND xã chuyển đến.
- Hằng tháng, trước ngày 30 (31), BHXH quận, huyện gửi bản “Thông báo kết quả đóng BHYT” của từng phường xã, kèm theo danh sách điều chỉnh giảm số trẻ em đủ 6 tuổi và bảng tổng hợp tiền đóng BHYT toàn quận, huyện trong tháng cho phòng LĐTBXH đối chiếu, xác nhận. Chậm nhất ngày 5 của tháng sau, BHXH quận, huyện chuyển bảng tổng hợp tiền đóng BHYT về BHXH thành phố để tổng hợp hồ sơ thanh toán tiền đóng BHYT với ngân sách thành phố.
Lưu ý thêm: Trong thời gian chưa có thẻ BHYT các em vẫn đã được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo quy định, dựa trên giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh theo Thông tư liên tịch số 09/2009/TT-BYT-TC ngày 14/8/2009 của liên bộ Bộ Y tế - Bộ Tài chính. Cơ quan BHXH sẽ tổng hợp chi phí khám chữa bệnh và yêu cầu Sở Tài chính chuyển trả vào quỹ BHYT.
6. Đối tượng học sinh sinh viên:
6.2. Học sinh, sinh viên (ngoại trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác) đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đều là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT bắt buộc.
- Đối với HSSV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tượng khác: lưu học sinh; thân nhân của các đối tượng theo quy định pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu; HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo…đã được cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của Chính phủ, nhà trường lập danh sách riêng kèm theo bản photocopy thẻ BHYT (còn giá trị) theo dõi và tính chung vào tỷ lệ tham gia của nhà trường để được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.
6.4. Phạm vi, quyền lợi, thời hạn thẻ BHYT:
- Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT: Theo quy định của Luật BHYT, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC.
- Thẻ BHYT có thời hạn sử dụng là 12 tháng từ 01/10 đến 30/9 năm sau.
6.5. Trích, quản lý, sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Đợt 1: 10,8% tổng số tiền đóng BHYT trực tiếp của HSSV (bao gồm số tiền tương ứng của các học sinh đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác), ngay sau khi nhà trường chuyển tiền và danh sách đóng BHYT của HSSV cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Các trường lập hồ sơ chuyển cho cơ quan Bảo hiểm xã hội (theo mẫu đính kèm), đồng thời với việc chuyển tiền, danh sách đóng BHYT của HSSV, để được nhận kịp thời khoản kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định trên đây.
6.6. Nội dung chi và quyết toán kinh phí CSSK ban đầu:
- Chi hỗ trợ khám sức khoẻ định kỳ đầu năm học theo quy định hiện hành;
+ Thuốc: theo danh mục thuốc thiết yếu được quy định tại tuyến D danh mục thuốc thiết yếu ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005 của Bộ Trưởng Bộ Y tế.
+ Dụng cụ y tế: nhiệt kế, huyết áp kế, ống nghe tim phổi, bộ dụng cụ tiểu phẫu, bộ khám ngũ quan.
- Hỗ trợ chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ chuyên trách y tế trường học, mức chi theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
- Chi khám sức khỏe phục vụ cho công tác y tế học đường.
6.7. Hỗ trợ thu: các trường được nhận khoản kinh phí hỗ trợ thu tính bằng tỷ lệ % trên tổng số tiền BHYT thực thu từ HSSV trong năm học, ngay khi nhà trường chuyển tiền và danh sách đóng BHYT cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
7.1. Cơ quan BHXH phối hợp với UBND các Phường, Xã để ký hợp đồng đại lý thu BHYT tự nguyện theo hộ gia đình tại văn phòng UBND các Phường, Xã (sau đây gọi tắt là Đại lý Phường, Xã) theo quy định để tiếp nhận hồ sơ của người dân có nhu cầu tham gia trên địa bàn.
7.2. Đại lý Phường, Xã có trách nhiệm thông tin cho người dân biết rõ:
- Thời gian đăng ký, nộp tiền, nhận thẻ… để đảm bảo việc đóng, hưởng BHYT được thực hiện đúng quy định, đồng thời phân định rõ trách nhiệm giữa người tham gia và đại lý thu Phường, Xã.
7.3. Đại lý Phường, Xã tiếp nhận hồ sơ người tham gia BHYT TN theo hộ gia đình bao gồm:
+ Tính toán mức đóng, thực hiện việc thu tiền và viết biên lai theo mẫu (trả lại cho người tham gia một liên biên lai thu tiền).
Nộp hồ sơ, nộp tiền về BHXH Quận/Huyện theo đúng thời hạn quy định để được cấp thẻ, gia hạn thẻ BHYT cho người dân tham gia BHYT.
7.4.1. Đối với người mới tham gia BHYT tự nguyện lần đầu (kể cả tham gia lại sau một thời gian đứt quãng vì bất cứ lý do gì), các Đại lý thu phường, xã tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 25 đến hết ngày 30 (hoặc 31) hằng tháng.
- Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng tiếp theo kể từ ngày Đại lý thu nộp tiền cho cơ quan BHXH.
- Trong thời gian từ ngày 21 đến ngày 25, Đại lý thu có trách nhiệm chuyển nộp tiền đóng BHYT tự nguyện vào tài khoản thu của BHXH quận, huyện.
7.4.3. Trường hợp chấm dứt tham gia BHYT bắt buộc, chuyển sang đăng ký tham gia BHYT tự nguyện thì thời gian đóng tiền và thời hạn sử dụng thẻ BHYT đăng ký mới được áp dụng tương tự đối với trường hợp gia hạn thẻ BHYT tự nguyện.
7.4.4. Bảo hiểm xã hội quận, huyện tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tiền đóng BHYT, tổ chức in thẻ và chuyển cho các Đại lý phường, xã chậm nhất 05 ngày (đối với thẻ tăng mới) hoặc 03 ngày (đối với thẻ gia hạn ) trước khi thẻ có giá trị sử dụng để phát cho người tham gia BHYT.
- Photocopy thẻ BHYT của các thành viên thuộc nhóm đối tượng khác (nếu có) có tên trong hộ khẩu để nộp cho đại lý.
- Đối với trường hợp tạm trú, người tham gia tự nguyện photocopy giấy đăng ký tạm trú do công an sở tại cấp. Trong trường hợp giảm mức đóng thì đại lý phải xem xét như trường hợp tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình được đề nghị giảm phí.
7.7. Hỗ trợ thu: Đại lý thu phường, xã được nhận khoản kinh phí hỗ trợ thu tính bằng tỷ lệ % trên tổng số tiền BHYT thực thu BHYT tự nguyện.
- Người đang tham gia BHYT tự nguyện đã đóng tiền tham gia BHYT tư nguyện nhưng bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng hoặc chuyển thành đối tượng đóng BHYT bắt buộc thì được thoái thu số tiền BHYT tự nguyện còn lại tương ứng qua Đại lý phường, xã.
- Hồ sơ để thực hiện thoái trả là:
+ Văn bản đề nghị của UBND xã, phường.
- Thẩm quyền giải quyết:
8. Các đối tượng người có công, người cao tuổi, người cận nghèo:
QUẢN LÝ THU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.
4. Người lao động tự tạo việc làm.
6. Người tham gia khác.
Bảng tỷ lệ đóng (bảng 4).
Năm | Từ 01/2008 – 12/2009 | Từ 01/2010 – 12/2011 | Từ 01/2012 – 12/2013 | Từ 2014 trở đi |
16 | 18 | 20 | 22 |
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn | Trong đó: - m: Là mức người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng BHXH, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (Ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4). Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn phương thức đóng hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 06 tháng một lần (mẫu 02-TN). Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới. 2. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại được thực hiện ít nhất sau 3 tháng, kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện tạm dừng đóng. Người tham gia BHXH tự nguyện trực tiếp đăng ký tham gia tại BHXH quận huyện nơi cư trú. 1.1 Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện do người tham gia BHXH tự nguyện lập, áp dụng cả cho trường hợp di chuyển tham gia BHXH tự nguyện sang quận huyện khác do chuyển nơi cư trú, hoặc đã nhận BHXH tự nguyện một lần nay tham gia trở lại: + Bản sao giấy khai sinh của người tham gia (1 bản). Trường hợp người tham gia đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc chỉ cần đối chiếu chứng minh nhân dân bản chính với nội dung nhân thân ghi trên sổ BHXH khi nộp tờ khai tham gia BHXH tự nguyện lần đầu. Trường hợp có quá trình tham gia BHXH bắt buộc ở nơi khác chuyển đến mà chưa được cấp Bản ghi quá trình đóng BHXH thì thay Bản ghi bằng bản sao Sổ BHXH đến phần đã chốt sổ BHXH sau cùng (cá nhân tự photocopy sổ BHXH, cơ quan BHXH quận, huyện đối chiếu và ký xác nhận). + Giấy đề nghị thay đổi phương thức đóng BHXH (mẫu số 02-TN): người tham gia lập 2 bản, chỉ thực hiện mỗi quý một lần trước ngày 10 của tháng đầu quý. + Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu 01-TN): người tham gia lập 2 bản + Sổ BHXH và Bản ghi quá trình đóng BHXH: nếu người tham gia đã có quá trình tham gia BHXH trước đó. + Danh sách đóng BHXH tự nguyện (02 bản). 1. Mẫu 01-TN: “Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện” 2. Mẫu 02-TN: “Giấy đề nghị thay đổi phương thức đóng BHXH”
| Số TT | Họ và tên trẻ em | Ngày tháng năm sinh | Nữ (X) | Mã số BHYT | Địa chỉ | Họ tên mẹ hoặc cha | Nơi đăng ký KCB ban đầu | Ghi chú | Tỉnh | Bệnh viện | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | I |
II |
* Phần của cơ quan BHXH: - Số thẻ BHYT được thu hồi: ………….. thẻ.
Cột 1, 2: Số TT, ghi họ và tên trẻ Cột 4: ghi giới tính trẻ Cột 6: ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú Cột 8: ghi tên Tỉnh, thành phố Cột 10: ghi ghi chú
|
DANH SÁCH TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI | |
Số TT
Họ và tên trẻ
Mã số BHYT
Ngày tháng năm sinh
Nữ (X)
Địa chỉ
Họ tên mẹ hoặc cha
Nội dung thay đổi (điều chỉnh)
Cũ
Mới
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Trong đó:
- Số thẻ BHYT thay đổi nơi cư trú:
+ Phường/xã khác trong quận/huyện …….. thẻ
+ Tỉnh khác chuyển đến ……………………. thẻ
| ………., ngày ….. Tháng …… Năm 20 …
|
| ……., ngày …. Tháng …. Năm 20… |
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT
Loại đối tượng: …………………..............
Tháng ____ năm ______
Ban hành kèm theo QĐ số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH VN
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nữ (X)
Số thẻ BHYT (nếu có)
Địa chỉ
Nơi đăng ký KCB ban đầu
Mức đóng BHYT
Số tiền đóng BHYT
Ghi chú
Tỉnh
Bệnh viện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I
II
* PHẦN TỔNG HỢP:
TT | Chỉ tiêu | Đầu kỳ | Phát sinh trong kỳ | Cuối kỳ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tăng | Giảm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Số thẻ BHYT được cấp: ……….. thẻ: Trong đó cấp ngoại tỉnh: …………… thẻ.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số TT | Họ và tên | Số sổ BHXH | Số thẻ BHYT | Ngày, tháng, năm sinh | Nữ (X) | Số chứng minh thư | Nguyên quán | Chức danh công việc | Địa chỉ | Nơi đăng ký KCB ban đầu (mã số) | Ghi chú | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số | Ngày cấp | Mã Tỉnh cấp | Tỉnh | Bệnh viện | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Phần dành cho cơ quan BHXH ghi: - Số thẻ BHYT được cấp: ……………….. thẻ, trong đó cấp ngoại tỉnh: ………………………….. thẻ.
* Mẫu số 01a-TBH do Đơn vị lập, khi đơn vị mới tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu hoặc khi có lao động tăng mới - Cột 1, 2: ghi sổ TT, họ tên người lao động tăng - Cột 4: ghi số thẻ BHYT (nếu có), chưa có bổ sung sau khi cơ quan BHXH cấp. - Cột 6: nếu là nữ đánh dấu X - Cột 9: ghi Mã tỉnh của nơi cấp CMT theo Mã tỉnh cấp thẻ BHYT. Trường hợp Tỉnh cũ tách hoặc sáp nhập thì ghi theo đơn vị hành chính cấp Tỉnh, Thành phố hiện tại. Vd2: nơi cấp CMT là: CA Tỉnh Hà Tây cũ thì ghi mã 01 (theo mã Hà Nội). - Cột 10: ghi nguyên quán theo giấy khai sinh - Cột 12: ghi địa chỉ nơi đăng ký thường trú (hoặc nơi đăng ký tạm trú). - Cột 15: ghi đầy đủ số, ngày QĐ hoặc HĐLĐ; mã đối tượng BHYT (nếu là đối tượng đặc biệt trong đơn vị). Nếu người lao động làm nghề, công việc nặng ngọc, độc hại thì ghi ký hiệu chữ (A). - Ghi số sổ được cấp từ số đến số.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số TT | Họ và tên | Số sổ BHXH | Ngày tháng năm sinh | Tiền lương và phụ cấp | Thời gian | Tỷ lệ đóng | Thay đổi chức danh | Ghi chú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mức cũ | Mức mới | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiền lương, tiền công | Phụ cấp | Tiền lương, tiền công | Phụ cấp | Từ tháng năm | Đến tháng năm | Trả thẻ | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chức vụ | Thâm niên VK | Thâm niên nghề | Khác | Chức vụ | Thâm niên VK | Thâm niên nghề | Khác | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I |
|
|
|
|
| II |
|
|
|
|
| III |
|
|
|
|
| IV |
|
|
|
|
| V |
|
|
|
|
* TỔNG HỢP CHUNG:
|