BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 798/BHXH- CSXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2009 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 4/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) hàng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện như sau:
Để đảm bảo thống nhất trong thực hiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể thêm về đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 122/2008/NĐ-CP và Mục I Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH như sau:
a) Đối tượng được hưởng trợ cấp khu vực một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng vào quỹ BHXH là những người đủ điều kiện hưởng lương hưu, BHXH một lần kể từ ngày 01/01/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực, gồm: Người lao động đang đóng BHXH bắt buộc (kể cả người tự đóng tiếp BHXH theo quy định); người đang đóng BHXH tự nguyện mà trước đó có đóng BHXH bắt buộc; người lao động chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH (kể cả người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có đóng BHXH bắt buộc). Trường hợp đối tượng nêu trên đã hưởng lương hưu, BHXH một lần chưa được hưởng trợ cấp khu vực một lần nay đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần tiền phụ cấp khu vực theo quy định.
b) Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng theo mức hiện hưởng là những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng trước ngày 01/01/2007 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực.
2. Về chế độ hưởng và cách tính:
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH đối với đối tượng được hưởng trợ cấp khu vực một lần và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH đối với đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng theo mức hiện hưởng. Bảo hiểm xã hội Việt nam hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung để thực hiện như sau:
a) Về tính mức trợ cấp một lần cho thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực đối với người nghỉ hưu, hưởng BHXH một lần từ 01/01/2007 trở đi:
- Hệ số phụ cấp khu vực nơi người lao động đã đóng BHXH được tính theo quy định tại Phụ lục mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Uỷ ban dân tộc và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Bộ Nội vụ (Các địa phương, đơn vị không có trong Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT mà các văn bản trước đó quy định hưởng phụ cấp khu vực thì không được tính hưởng).
- Thời gian đóng BHXH được tính hưởng trợ cấp khu vực một lần là tổng số các tháng mà người lao động làm việc trước ngày 01/01/1995 được tính là thời gian đóng BHXH ở nơi có phụ cấp khu vực và các tháng từ ngày 01/01/1995 trở đi người lao động đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực ở nơi có phụ cấp khu vực (có thể hiện trên sổ BHXH). Nơi có phụ cấp khu vực là các địa bàn xã và một số đơn vị nêu tại Phụ lục mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
- Mức lương tối thiểu chung làm căn cứ tính mức trợ cấp một lần đối với thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực là lương tối thiểu chung tại tháng bắt đầu hưởng lương hưu hoặc tháng ra quyết định hưởng BHXH một lần của cơ quan BHXH.
b) Về mức hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng hiện hưởng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Mục I Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH:
- Mức hưởng phụ cấp khu vực quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH không điều chỉnh khi thay đổi mức lương tối thiểu chung.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng trước ngày 01/01/2007 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực mà từ ngày 01/01/2007 trở đi thay đổi nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức tương ứng với hệ số phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú mới đến quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH. Nếu nơi đăng ký thường trú mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.
Để đảm bảo tốt việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu:
3.1. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ:
Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn số 03/2009/TT-BLĐTBXH và nội dung hướng dẫn tại công văn này để tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể:
3.1.1. Khi giải quyết chế độ hưu trí, BHXH một lần đối với những trường hợp mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực (kể cả tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia BHXH bắt buộc), thì:
a) Thực hiện tính mức hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng BHXH theo quy định và ghi số tiền trợ cấp khu vực một lần vào Quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc Quyết định hưởng BHXH một lần (theo mẫu trong chương trình phần mềm xét duyệt hưởng BHXH do BHXH Việt Nam ban hành, gồm cả mẫu danh sách, báo cáo);
b) Thực hiện chi trả trợ cấp khu vực một lần như quy định chi trả trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người hưởng chế độ hưu trí, chi trả cùng trợ cấp BHXH một lần đối với người hưởng BHXH một lần;
c) Vào sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp BHXH một lần (mẫu sổ S82-BH) ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính, thêm cột “Trợ cấp khu vực một lần” và tổng hợp vào báo cáo chi lương hưu, trợ cấp BHXH vào mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, cụ thể như sau:
- Đối tượng chỉ có thời gian công tác và đóng BHXH có phụ cấp khu vực tại nơi có phụ cấp khu vực trước ngày 01/01/1995 thì tổng hợp vào mẫu số 4a-CBH tại Mục II khoản 4 (mới bổ sung) - Trợ cấp khu vực một lần;
- Đối tượng chỉ có thời gian đóng BHXH có phụ cấp khu vực tại nơi có phụ cấp khu vực từ ngày 01/01/1995 trở đi thì tổng hợp vào mẫu số 4b-CBH tại Mục I khoản 2 điểm 2.5 (mới bổ sung) - Trợ cấp khu vực một lần;
- Đối tượng có cả thời gian công tác và đóng BHXH có phụ cấp khu vực tại nơi có phụ cấp khu vực trước và sau ngày 01/01/1995 thì số tiền tính cho thời gian trước ngày 01/01/1995 tổng hợp vào Mục II khoản 4 (mới bổ sung) mẫu số 4a-CBH - Trợ cấp khu vực một lần (tổng hợp đối tượng hưởng vào cột số người); số tiền tính cho thời gian từ ngày 01/01/1995 trở đi tổng hợp vào mẫu số 4b-CBH tại Mục I khoản 2 điểm 2.5 (mới bổ sung) - Trợ cấp khu vực một lần (không tổng hợp đối tượng hưởng vào cột số người).
3.1.2. Thông báo đến người lao động đã được giải quyết hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần từ ngày 01/01/2007 đến nay (kể cả tham gia BHXH tự nguyện), nếu thuộc diện được hưởng trợ cấp khu vực một lần theo quy định của Nghị định số 122/2008/NĐ-CP và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH nhưng chưa được thực hiện thì xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH để làm căn cứ giải quyết trợ cấp khu vực một lần (đối tượng hưởng lương hưu thì nơi đang quản lý chi trả thực hiện; đối tượng hưởng BHXH một lần thì nơi đã giải quyết thực hiện). Căn cứ vào sổ BHXH và hồ sơ đang quản lý đối với đối tượng để:
a) Tính mức hưởng trợ cấp khu vực một lần theo quy định đối với từng người;
b) Truy thu số tiền trợ cấp khu vực hàng tháng của các tháng đã chi trả phụ cấp khu vực hàng tháng nhưng chưa truy thu (theo hướng dẫn tại công văn số 3527/BHXH-CĐCS ngày 21/9/2007 của BHXH Việt Nam) bằng khấu trừ vào mức hưởng trợ cấp khu vực một lần. Nếu số tiền trợ cấp khu vực một lần không đủ khấu trừ hoặc đối tượng không được hưởng trợ cấp khu vực một lần, thì thông báo trước cho đối tượng, sau đó thực hiện truy thu trừ dần vào lương hưu, trợ cấp hàng tháng của các tháng trong năm 2009;
c) Lập Phiếu điều chỉnh cho từng loại chế độ (theo mẫu số 1A- 122, 1B -122 đính kèm) để giao cho đối tượng và bổ sung vào hồ sơ lưu trữ;
d) Lập danh sách những người đã giải quyết hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần được hưởng trợ cấp khu vực một lần theo mẫu số 2A- 122 đính kèm. Tổ chức thực hiện chi trả trợ cấp khu vực một lần đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng (trường hợp đối tượng đã chết thì chi trả cho thân nhân của họ) và thực hiện ghi sổ, báo cáo chi trả trợ cấp khu vực một lần theo hướng dẫn tại tiết c điểm 3.1.1 nêu trên.
3.1.3. Ghi số tháng và số tiền được hưởng trợ cấp khu vực một lần vào phần các chế độ BHXH đã được hưởng trên trang 3 của sổ BHXH đối với người được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần nêu tại điểm 3.1.1 và điểm 3.1.2 nêu trên.
3.1.4. Rà soát đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng trước ngày 01/01/2007 mà đang hưởng phụ cấp khu vực để quản lý và chi trả theo quy định (chỉ chi trả phụ cấp khu vực đối với người có đăng ký thường trú); truy trả tiền phụ cấp khu vực đối với trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng theo quy định của Nghị định số 122/2008/NĐ-CP và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH khi chuyển nơi nhận lương hưu từ nơi có hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn đến nơi cao hơn nhưng chưa được thực hiện đầy đủ (theo hướng dẫn tại điểm 8.2 khoản 8 công văn số 3527/BHXH-CĐCS ngày 21/9/2007 của BHXH Việt Nam).
3.1.5. Đối với trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng trước ngày 01/01/2007 tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực mà từ ngày 01/01/2007 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng ở nơi đăng ký thường trú mới có phụ cấp khu vực, thì ngoài việc thực hiện di chuyển hồ sơ theo quy định hiện hành, cần thực hiện thêm nội dung sau:
a) BHXH nơi chuyển đi cần ghi rõ về mức hưởng phụ cấp khu vực trong Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp BHXH (Mẫu số C 77-HD).
b) BHXH nơi tiếp nhận chuyển đến, yêu cầu đối tượng xuất trình giấy tờ về việc đăng ký thường trú.
3.2. Trung tâm Thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này, Trung tâm Thông tin phối hợp với Ban Thực hiện chính sách BHXH xây dựng chương trình phần mềm liên quan đến giải quyết và truy lĩnh phụ cấp khu vực theo quy định; triển khai và hướng dẫn thực hiện chương trình phần mềm đến Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ.
3.3. Các đơn vị khác thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thực hiện các nội dung liên quan theo quy định tại văn bản này.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
File gốc của Công văn 798/BHXH-CSXH hướng dẫn phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 122/2008/NĐ-CP và Thông tư 03/2009/TT-BLĐTBXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Công văn 798/BHXH-CSXH hướng dẫn phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 122/2008/NĐ-CP và Thông tư 03/2009/TT-BLĐTBXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số hiệu | 798/BHXH-CSXH |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Lê Bạch Hồng |
Ngày ban hành | 2009-03-30 |
Ngày hiệu lực | 2009-03-30 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |