BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn thực hiện đấu thầu khi mua sắm tài sản | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013 |
Kính gửi:
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh), BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (BHXH cấp huyện), các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, các Ban Quản lý dự án trực thuộc BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là các đơn vị) khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ các nguồn kinh phí quy định tại Khoản 3, Mục I Công văn này phải thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan và nội dung hướng dẫn tại Công văn này.
a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy.
đ) Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có).
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ.
i) Dịch vụ tư vấn (tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác).
l) Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
3. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản
b) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có).
d) Nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ).
e) Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị.
4. Công văn này không áp dụng đối với các trường hợp
b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định mua sắm các loại tài sản quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4; Điểm b, Khoản 1 và Điểm c, Khoản 2, Điều 5 Quyết định số 292/QĐ-BHXH ngày 15/3/2012 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống BHXH. Ban Chi có trách nhiệm trình Tổng Giám đốc quyết định mua sắm tài sản theo đúng thẩm quyền.
Điểm b, Khoản 2, Điều 4; Điểm c, Khoản 2, Điều 5; Điều 11 Quyết định số 292/QĐ-BHXH.
Điểm b, Khoản 2, Điều 4 và Điều 11 Quyết định số 292/QĐ-BHXH có tổng kinh phí dưới 20 triệu đồng.
1.2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 1.1, Mục II Công văn này.
a) Đối với các loại tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1.1, Mục II Công văn này
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao cho Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản trang bị trong phạm vi đơn vị.
2. Kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản
Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu khi mua sắm tài sản bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
3.1. Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế
Điều 12, Điều 13 Thông tư số 68/2012/TT-BTC và quy trình, thủ tục quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 Chương IV Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp mua sắm tài sản quy định tại Điều 14 Thông tư số 68/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện chỉ định thầu phải đảm bảo theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Các trường hợp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp và quy trình, thủ tục mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Các trường hợp được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh và quy trình, thủ tục chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Các trường hợp được áp dụng hình thức tự thực hiện và quy trình, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt và quy trình, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Thẩm định trong đấu thầu gồm: Thẩm định kế hoạch đấu thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp
+ Tại các đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị quyết định bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định.
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trang bị trong phạm vi toàn Ngành: Ban Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
+ Tại BHXH cấp tỉnh, Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Thành viên thẩm định hồ sơ mời thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Điều 4 Thông tư số 21/2010/TT-BKH và thành viên được giao trách nhiệm thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực thì đơn vị được giao thực hiện mua sắm tài sản tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, đơn vị được giao thực hiện mua sắm tài sản phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 37 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
5.1. Trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
a) Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản mà thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp
+ Tại các đơn vị, bộ phận được giao thực hiện mua sắm có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu.
b) Điều kiện đối với thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu
Khoản 2, Điều 9 Luật Đấu thầu. Cụ thể:
- Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu.
- Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
c) Quyền và nghĩa vụ của Tổ chuyên gia đấu thầu: Thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Đấu thầu. Cụ thể:
- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5.2. Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 38 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
6.1. Nội dung chi, mức chi, nội dung thu và biên lai thu tiền thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 39 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Các đơn vị khi tổ chức mua sắm được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Điều 39 Thông tư số 68/2012/TT-BTC để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí này không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy để chi và thanh quyết toán; trường hợp còn dư, được bổ sung kinh phí chi quản lý bộ máy của đơn vị.
Các đơn vị phản ánh khoản thu, chi từ hoạt động đấu thầu vào nguồn thu khác và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hằng năm của đơn vị.
Điều 27 và Điều 55 Luật Đấu thầu, thu tiền cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, ghi:
Có tài khoản 5118
Nợ tài khoản 5118
c) Khi hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu, ghi:
Có tài khoản 111, 112
Nợ tài khoản 661
Khoản chi phí vượt trội này được tập hợp vào tiểu mục 7799, mục 7750, tiểu nhóm 0132 - Các khoản chi khác.
- Kết chuyển số thu lớn hơn số chi trong hoạt động đấu thầu, ghi:
Có tài khoản 421
Nợ tài khoản 421
2. Các nội dung khác không hướng dẫn tại Công văn này thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Từ khóa: Công văn 449/BHXH-BC, Công văn số 449/BHXH-BC, Công văn 449/BHXH-BC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công văn số 449/BHXH-BC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công văn 449 BHXH BC của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 449/BHXH-BC
File gốc của Công văn 449/BHXH-BC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Công văn 449/BHXH-BC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số hiệu | 449/BHXH-BC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Đình Khương |
Ngày ban hành | 2013-01-24 |
Ngày hiệu lực | 2013-01-24 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |