1. Mục đích: khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; đặc biệt là những quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm; đồng thời tiếp thu những phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Chương trình khảo sát: Đoàn công tác dự kiến làm việc với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: đ/c Vũ Hải Nam, Vụ Bảo hiểm xã hội; Điện thoại: 0937.888.236 - 0243.936.1062; Email: [email protected].
- Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - TGĐ BHXH Việt Nam; - Lưu: VT, Vụ BHXH.
- Công tác quản lý doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn: số lượng doanh nghiệp được thành lập và hoạt động, phá sản, có chủ là người nước ngoài bỏ trốn; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp; đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn;...
- Tiền lương và thu nhập trung bình của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp;
2. Công tác quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn:
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các quy định mới trong Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm; việc hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngân sách địa phương (nếu có).
- Kết quả thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).
3. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan chức năng trong việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
4. Công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội;
- Hoạt động tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp;
+ Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưu trí, tử tuất, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm ...;
+ Việc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN: Tỷ lệ thực hiện giao dịch điện tử trong công tác quản lý đối tượng và thu; Tỷ lệ thực hiện giao dịch điện tử trong công tác xét duyệt và chi trả.
+ Việc liên thông, đồng bộ cơ sở dữ liệu giữa BHXH quận, huyện với BHXH tỉnh, thành phố; giữa BHXH các tỉnh, thành phố với nhau; giữa BHXH các tỉnh, thành phố với BHXH Việt Nam; và giữa các ngành khác với nhau (thuế; thống kê);
- Phân tích, đánh giá các quy định Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm:
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động;
+ Tác động của quy định thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đến quyết định nghỉ hưu của người lao động qua việc giải quyết chế độ hưu trí những tháng đầu năm 2018.
2. Công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
- Kết quả thanh tra và xử lý sau thanh tra: Quyết định xử phạt, số tiền xử phạt, việc chấp hành kết luận của thanh tra.
3. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan chức năng trên địa bàn địa phương trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
- Vấn đề phối hợp thực hiện giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, cơ quan Thuế, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
File gốc của Công văn 2625/LĐTBXH-BHXH năm 2018 về khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 2625/LĐTBXH-BHXH năm 2018 về khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành