BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Trong khi chờ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 105/2014/NĐ-CP; Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh tạm thời hướng dẫn một số nghiệp vụ có liên quan đến thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố như sau:
1.1. Mức đóng BHXH, BHTN:
tổ chức cử đi; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài.
đơn vị nơi cử người lao động đi: Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: BHXH: 26% (đơn vị: 18%, người lao động: 8%); BHTN: 2% (đơn vị: 1%, người lao động: 1%).
1.2. Quy trình quản lý thu nộp BHXH:
Khi người lao động được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài; đơn vị lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số D02-TS; gọi tắt là Mẫu số D02-TS); kèm theo công văn đề nghị thu BHXH, BHTN trong đó nêu rõ có hưởng lương hay không hưởng lương, Quyết định cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài và các giấy tờ liên quan khác để cơ quan BHXH cấp mã số theo dõi riêng. Đồng thời đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tại cột ghi chú ghi: “Đi học tập hoặc công tác nước ngoài”, nộp kèm theo thẻ BHYT cho cơ quan BHXH, trường hợp không nộp thẻ BHYT thì phải đóng bổ sung hết giá trị còn lại của thẻ BHYT
Khi người lao động nghỉ việc vì ốm đau, nếu đơn vị xác định thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng do mắc bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, thì lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS, tại cột ghi chú, đơn vị ghi đúng tên bệnh theo Danh mục bệnh thuộc các chuyên khoa của Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế (đăng tải tại mục “Danh mục” -> “Bệnh nghề nghiệp & Bệnh dài ngày” trên trang web của BHXH Thành phố hoặc theo đường dẫn sau: http://bhxhtphcm.gov.vn/Resource/vanban/342013tt-byt13221758.pdf). Đồng thời, nộp kèm theo thẻ BHYT (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị), bản photo của một trong các chứng từ liên quan để xác định người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Giấy ra viện, Mẫu C65-HD2 “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH”, Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (gọi tắt là chứng từ liên quan), Phiếu Giao nhận hồ sơ số 103 cho cơ quan BHXH để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (có mã thẻ BHYT cho đối tượng nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).
Trường hợp đơn vị không nộp thẻ (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị) hoặc thiếu chứng từ liên quan thì khi lập hồ sơ điều chỉnh giảm, tạm thời đóng bổ sung hết giá trị thẻ BHYT để người lao động được hưởng chế độ KCB trong thời gian nghỉ. Sau đó nếu tập hợp đầy đủ chứng từ liên quan, thì lập hồ sơ điều chỉnh giảm thu BHYT tương ứng trong Mẫu D02-TS, kèm theo thẻ BHYT nộp theo Phiếu Giao nhận hồ sơ số 103 cho cơ quan BHXH để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (có mã thẻ BHYT cho đối tượng nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).
Khi người lao động hết thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm dài ngày theo quy định và đi làm lại, đơn vị điều chỉnh tăng lại theo Mẫu số D02-TS. Đơn vị nộp lại thẻ BHYT (diện nghỉ hưởng chế độ BHXH ốm đau dài ngày) để cấp thẻ BHYT theo mã đối tượng quản lý chung toàn đơn vị.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT
Khi người lao động đi làm việc trở lại, đơn vị lập Danh sách tăng lại lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Mẫu số D02-TS, đồng thời căn cứ vào danh sách người lao động hưởng trợ cấp ốm đau giảm đóng BHYT cho tháng nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng (tối đa không quá thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau) theo quy định của pháp luật về BHXH.
Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT.
Hợp đồng lao động đối với thời gian lao động tại nước ngoài, Hộ chiếu có ghi nhận thời gian rời Việt Nam đi lao động tại nước ngoài và thời gian trở về nước hoặc các giấy tờ chứng minh liên quan khác để làm căn cứ ghi nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
Từ khóa: Công văn 1660/BHXH-THU, Công văn số 1660/BHXH-THU, Công văn 1660/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Công văn số 1660/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Công văn 1660 BHXH THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 1660/BHXH-THU
File gốc của Công văn 1660/BHXH-THU năm 2015 hướng dẫn thực hiện thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1660/BHXH-THU năm 2015 hướng dẫn thực hiện thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 1660/BHXH-THU |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Thị Thu |
Ngày ban hành | 2015-05-28 |
Ngày hiệu lực | 2015-05-28 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |