BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v thu theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng | Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009 |
Kính gửi: Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đối tượng thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu chung, gồm:
1.2. Viên chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập).
1.4. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
1.6. Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
1.8. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1.10. Các đối tượng sau đây cũng thuộc phạm vi áp dụng điều chỉnh mức lương tối thiểu chung để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm y tế và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật.
b) Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong nước và ngoài nước thuộc biên chế trả lương của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cán bộ, công chức, viên chức đang bị đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam;
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nêu trên là các tổ chức quy định tại Điều 1 Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể.
1.12. Người lao động làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
điểm 6, mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đăng ký đóng theo quý hoặc 6 tháng một lần mã đã nộp đủ số tiền vào quỹ BHXH trước ngày 01/5/2009 thì không phải đóng bù số tiền chênh lệch theo mức lương tối thiểu chung 650.000đ/tháng từ tháng 5 trở đi cho đến hết kỳ hạn đã đăng ký đóng.
Ví dụ 1. Ông Nguyễn Văn A tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 01/2009, mức thu nhập tháng ông A chọn là 540.000đ/tháng (hệ số m = 0), đăng ký đóng 6 tháng một lần. Mức đóng 6 tháng = 16% x 540.000đ/tháng x 6 tháng = 518.400đ.
Ví dụ 2. Trường hợp ông A nêu trên, đã đăng ký đóng 6 tháng/lần nhưng sau đó lại đóng theo hàng tháng thì mức thu nhập tháng từ ngày 01/5/2009 trở đi của ông A phải tính lại theo mức lương tối thiểu 650.000đ/tháng. Cơ quan BHXH thông báo mức lương tối thiểu chung 650.000 đ/tháng để ông A lựa chọn lại mức thu nhập tháng. Trường hợp ông A lựa chọn m = 0 thì mức thu nhập tháng của ông A = 650.000đ/tháng + 0 x 50.000đ = 650.000đ/tháng tương ứng mức đóng hằng tháng = 16% x 650.000đ/tháng = 104.000đ/tháng áp dụng từ tháng 5/2009 trở đi.
Cơ quan BHXH thông báo để bà B biết để lựa chọn lại mức thu nhập tháng theo mức lương tối thiểu 650.000đ/tháng. Trong trường hợp bà B chọn m = 2 thì mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện của bà B từ tháng 5/2009 trở đi = 650.000đ/tháng + 2 x 50.000đ = 750.000đ tương ứng với số phải đóng BHXH hàng tháng = 16% x 750.000đ = 120.000đ/tháng.
4. Đối với người chỉ tham gia BHYT bắt buộc do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, BHXH các tỉnh, thành phố và đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT bổ sung Phụ lục Hợp đồng đóng BHYT và điều chỉnh số tiền phải đóng BHYT tương ứng với số đối tượng; số tiền chênh lệch tăng thêm giữa mức lương tối thiểu 650.000đ/tháng với mức lương tối thiểu 540.000đ/tháng và số tháng đóng BHYT còn lại kể từ tháng 5/2009 trở đi.
Đề nghị Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn nêu trên để thu và ghi sổ BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chặt chẽ.
- Như trên;
- TGĐ; Các Phó TGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- BHXH Bộ QP, CA và Ban Cơ yếu CP (để thực hiện);
- Lưu: VT, BT (2b)
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đình Khương
Từ khóa: Công văn 1265/BHXH-BT, Công văn số 1265/BHXH-BT, Công văn 1265/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công văn số 1265/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công văn 1265 BHXH BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 1265/BHXH-BT
File gốc của Công văn 1265/BHXH-BT về thu bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1265/BHXH-BT về thu bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số hiệu | 1265/BHXH-BT |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Đình Khương |
Ngày ban hành | 2009-05-11 |
Ngày hiệu lực | 2009-05-11 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |