Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại

Ngày 01/11/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 08/2022/TT-BTP về việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

Trong mối quan hệ với truyền thông, Thừa phát lại phải trung thực, khách quan, chính xác khi sử dụng mạng xã hội, cung cấp thông tin cho báo chí, phương tiện thông tin đại chúng.

Nghiêm cấm sử dụng báo chí, phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội để phản ánh sai sự thật vì mục đích cá nhân hoặc có động cơ không trong sáng hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của người yêu cầu hoặc phát ngôn gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, an ninh, lợi ích quốc gia.

Thừa phát lại không được viết bài, phát biểu trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội để bịa đặt sai sự thật, công kích, bài xích hoặc gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ trong tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Thừa phát lại, nghề Thừa phát lại.

Ngoài ra, đối với người yêu cầu, Thừa phát lại không được sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, đòi hỏi thêm lợi ích khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng, nhận thực hiện yêu cầu trái đạo đức xã hội, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại…

Thông tư 08/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.

Đánh giá: