Các trường hợp lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn

Ngày 23 tháng 6 năm 2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân;

– Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước;

– Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Vẫn giữ 3 mức tín nhiệm - Báo Người lao động

– UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:

+ UBTVQH tự mình đề nghị;

+ Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;

+ Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;

+ Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.

– Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu trong trường hợp sau đây:

+ Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu HĐND;

+ Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

+ Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Nghị quyết 96/2023/QH15 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023./.

Đánh giá: