Người dân có bắt buộc đăng ký tài khoản định danh điện tử không?

Hiện nay, Công an các địa phương đang tích cực đẩy mạnh phát triển việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân. Vậy người dân có bắt buộc đăng ký tài khoản định danh điện tử hay không?

Có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử không

Khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định: “Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.”

Việc đăng ký tài khoản định danh điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, hiện tại chưa có quy định nào bắt buộc về việc người dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Tuy nhiên, việc cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân là một trong những nội dung quan trọng trong Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025. Chính vì vậy, gần đây Công an các địa phương đang tăng cường việc vận động người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử.

Miễn phí cấp và chi phí sử sử dụng tài khoản định danh điện tử

Lợi ích của việc sử dụng tài khoản định danh điện tử

Việc công dân thực hiện đăng ký, sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

Đơn giản hóa trong việc thực hiện các dịch vụ công: Khi người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử, các thông tin sẽ được tự động điền vào các biểu mẫu đăng ký mà người dân không cần thao tác lại nhiều lần giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.

Thuận tiện cung cấp thông tin của mình cho bên thứ ba: Người dân có thể cung cấp, chia sẽ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua việc quét mã QR code hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Thay thế các giấy tờ vật lý: khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, các loại giấy tờ đã đăng ký trên ứng dụng như Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế…

Ai được cấp tài khoản định danh điện tử

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh điện tử được cấp cho:

 Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên; Đối với Công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

– Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi nhập cảnh vào Việt Nam; Đối với người nước ngoài chưa đủ 14 tuổi được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc hoạt động tại Việt Nam.

Đăng ký và bảo mật tài khoản định danh điện tử

Phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử

Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, Tải khoản định danh điện tử gồm mức độ 1 và mức độ 2

Tài khoản định danh điện tử mức độ 1:

– Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin sau:

+ Số định danh cá nhân;

+ Họ, chữ đệm và tên;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính.

+ Ảnh chân dung.

– Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài gồm những thông tin sau:

+ Số định danh của người nước ngoài;

+ Họ, chữ đệm và tên;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính;

+ Quốc tịch;

+ Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

+ Ảnh chân dung.

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2:

– Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam gồm những thông tin sau:

+ Số định danh cá nhân;

+ Họ, chữ đệm và tên;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính;

+ Ảnh chân dung;

+ Vân tay.

– Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài gồm những thông tin sau:

+ Số định danh của người nước ngoài;

+ Họ, chữ đệm và tên;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính;

+ Quốc tịch;

+ Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

+ Ảnh chân dung;

+ Vân tay.

 

Đánh giá: