Mẫu Đề cương báo cáo tổng kết công tác năm áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ phụ lục ii ban hành – THÔNG TƯ 29/2019/TT-BTNMT

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


PHỤ LỤC II

MẪU ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
(Kèm theo Thông tư số:   /2019/TT-BTNMT ngày   tháng   năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …/BC-tên CQ

….., ngày … tháng … năm …….

 

BÁO CÁO

Kết quả công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm (năm thực hiện báo cáo) và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm (năm liền kề)

Căn cứ trách nhiệm báo cáo được quy định các văn bản quy phạm, pháp luật chuyên ngành và chức năng, nhiệm vụ và ngành, lĩnh vực được giao quản lý, các bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo các nội dung có liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường, cụ thể:

Phần I

KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM …. (NĂM THỰC HIỆN BÁO CÁO)

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUNG

II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Về bảo vệ môi trường

– Đánh giá chung về quy mô, tính chất và tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng từ ngành, lĩnh vực, hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý (nếu có); các vấn đề môi trường chính.

– Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ: cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn và nguồn lực bảo vệ môi trường; ban hành văn bản chính sách, pháp luật, quy chuẩn về bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 3 Điều 142, trách nhiệm được quy định trong các điều khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; các nội dung khác.

(Kèm theo biểu số 28)

2. Về khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

Kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản thuộc phạm vi quản lý.

3. Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước

– Tổng quan về hiện trạng phát triển của ngành: đánh giá tình hình phát triển, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực gắn với hoạt động khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước.

– Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ.

– Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước: Tổng hợp số lượng các công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; trường hợp công trình khai thác là hồ chứa, tổng hợp số lượng hồ chứa đã được lập hành lang bảo vệ hồ chứa và đánh giá sự biến động; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước, đảm bảo dòng chảy tối thiểu và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.

(Kèm theo biểu số 30, 31 và biểu số 32)

4. Về khí tượng, thủy văn và biến đổi khí hậu

4.1. Về khí tượng, thủy văn

– Việc tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

– Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 52 Luật Khí tượng Thủy văn.

4.2. Về biến đổi khí hậu

– Tình hình triển khai các dự án về biến đổi khí hậu.

– Tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác về biến đổi khí hậu trong năm theo các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động và theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có liên quan, đồng thời đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề xuất kiến nghị liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu.

5. Về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

– Công tác xây dựng, ban hành, thực thi, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

– Thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;

– Quản lý, thực hiện hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo;

– Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;

– Công tác thống kê tài nguyên biển và hải đảo; quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

– Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

6. Về đo đạc, bản đồ

– Các nội dung cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ của bộ, ngành trong năm.

– Kết quả triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ.

– Kết quả xây dựng dữ liệu địa lý thuộc trách nhiệm được giao tại Điều 27 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ

– Tổng hợp nguồn kinh phí được giao để triển khai thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trong năm.

7. Về quản lý, ứng dụng trong hoạt động viễn thám

Báo cáo các nội dung theo Điều 28 Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám, gồm:

– Tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng viễn thám trong phạm vi quản lý.

– Thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám, lưu trữ và cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý.

– Tình hình quản lý, vận hành vệ tinh viễn thám, trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám thuộc phạm vi quản lý.

– Việc triển khai thực hiện việc thu nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý; xây dựng, cập nhật, công bố siêu dữ liệu viễn thám.

– Nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý định kỳ hàng năm, 05 năm.

8. Về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

Kết quả thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường quy định tại Điều 26 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

1. Ưu điểm.

2. Tồn tại, hạn chế.

3. Nguyên nhân.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM …. (NĂM LIỀN KỀ)

I. NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM (NĂM LIỀN KỀ)

(Nêu cụ thể trên từng lĩnh vực)

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.

1. Giải pháp thực hiện.

2. Kiến nghị, đề xuất.

 

Nơi nhận:
– Bộ TN&MT;
– …..
– Lưu:…..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 


Đánh giá:

Tài nguyên - Môi trường