Mẫu Báo cáo xác lập di sản thiên nhiên khác theo điểm c khoản 1 điều 20 luật bảo vệ môi trường mẫu số 07 phụ lục i ban hành – THÔNG TƯ 02/2022/TT-BTNMT
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Mẫu số 07. Mẫu báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-(3)… |
(Địa danh), ngày …..tháng…năm….. |
BÁO CÁO
DỰ ÁN XÁC LẬP DI SẢN THIÊN NHIÊN (4)
Mở đầu
Chương 1. Sự cần thiết xác lập di sản thiên nhiên
Chương 2. Hiện trạng khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên
– Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
– Hiện trạng các hệ sinh thái; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng nơi dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
– Tình trạng quản lý, bảo tồn khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
– Các mối đe dọa đến khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
– Phương án sử dụng đất tại khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên.
Chương 3. Đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên
– Mô tả các tiêu chí đáp ứng di sản thiên nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 1 hoặc khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
– Mục đích xác lập di sản thiên nhiên.
Chương 4. Xác lập ranh giới và phân vùng di sản thiên nhiên
– Mô tả và trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên;
– Mô tả vùng lõi: vị trí địa lý, diện tích và ranh giới của vùng lõi khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên; chức năng của vùng lõi; phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các giá trị đáp ứng tiêu chí di sản thiên nhiên tại vùng lõi;
– Mô tả vùng đệm (nếu có): vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên; chức năng của vùng đệm và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
– Mô tả vùng chuyển tiếp (nếu có): vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng chuyển tiếp khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên; chức năng của vùng chuyển tiếp và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
Chương 5. Định hướng quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Nêu rõ các nội dung về hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên sau khi được xác lập, công nhận, cụ thể:
– Các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
– Đề xuất chương trình phục hồi môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
– Tổ chức quản lý di sản thiên nhiên (mô hình tổ chức quản lý, nguồn lực quản lý, cơ chế quản lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý…);
– Nguồn kinh phí thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Liệt kê các văn bản, tài liệu đính kèm:
– Các bản đồ hiện trạng khu vực xác lập di sản thiên nhiên; ranh giới vùng lõi, vùng đệm di sản thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, phân bố các loài nguy cấp quý hiếm;
– Danh mục các loài động, thực vật khu vực xác lập di sản thiên nhiên;
– Dự thảo Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
– Dự thảo Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan xây dựng báo cáo
(2) Tên cơ quan xây dựng báo cáo
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan xây dựng báo cáo
(4) Tên di sản thiên nhiên và địa điểm