Mẫu Phương án khôi phục khả năng thanh toán phụ lục 20 ban hành – THÔNG TƯ 50/2017/TT-BTC

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


Phụ lục 20

(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–

…., ngày…. tháng…. năm …

PHƯƠNG ÁN KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Chúng tôi là:

– Tên đầy đủ và chính thức của doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh nước ngoài;

– Giấy phép thành lập và hoạt động số:….. do Bộ Tài chính cấp ngày…. tháng…. năm….

– Vốn Điều lệ/Vốn được cấp:

– Địa chỉ trụ sở chính:

Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng thành viên), thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài:

Đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận cho công ty chúng tôi được triển khai phương án khôi phục khả năng thanh toán theo các nội dung sau:

1. Tóm tắt thực trạng tình hình quản trị, tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài:

Trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

– Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh nước ngoài;

– Thực trạng tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm/ chi nhánh nước ngoài trong đó phải nêu rõ những khó khăn, yếu kém, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh nước ngoài có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

2. Nguyên nhân doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chưa khôi phục được khả năng thanh toán.

3. Các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, lộ trình triển khai thực hiện:

Cụ thể các biện pháp:

– Bổ sung vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) để đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu và biên khả năng thanh toán đáp ứng quy định pháp luật (huy động các nguồn vốn bên ngoài; huy động vốn góp của các cổ đông, thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm).

– Thống kê chi tiết các khoản mục đầu tư, đánh giá hiệu quả; xây dựng phương án, biện pháp, lộ trình xử lý, thu hồi dứt điểm từng khoản mục đầu tư không hiệu quả.

Rà soát các khoản phải thu, phải trả, xây dựng kế hoạch làm việc trực tiếp với khách nợ, chủ nợ, đối chiếu công nợ để xác định khả năng thu nợ, trả nợ; xây dựng phương án, biện pháp, lộ trình thu hồi đối với từng khách nợ; trích lập dự phòng và xử lý khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định pháp luật; xây dựng phương án, các biện pháp và lộ trình xử lý dứt điểm các khoản phải trả.

– Tiết giảm chi phí, thực hiện các khoản chi phí theo đúng quy định pháp luật.

– Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm (theo sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm), tái bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động của từng chi nhánh; rà soát các hoạt động có thể dẫn đến việc làm tăng chi phí hoặc mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh nước ngoài; xây dựng phương án hạn chế (thu hẹp) phạm vi, lĩnh vực hoạt động và chấm dứt các hoạt động có thể dẫn đến việc làm tăng chi phí hoặc mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

– Rà soát toàn bộ hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ có liên quan; xây dựng phương án chuyển giao hợp đồng bảo hiểm đảm bảo các điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật.

– Bán toàn bộ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật.

– Rà soát hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; quy trình nghiệp vụ; tiêu chuẩn, điều kiện người quản trị, điều hành theo quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả hoạt động.

– Các biện pháp khác.

Chúng tôi đảm bảo các thông tin trên là đúng sự thực và cam kết sẽ chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo phương án sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký tên và đóng dấu)

 


Đánh giá:

Kinh doanh - Thương mại