Mẫu Báo cáo số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương/trung ương biểu số 27a/btp/bttp/gđtp ban hành – THÔNG TƯ 03/2019/TT-BTP
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Biểu số: 27a/BTP/BTTP/GĐTP |
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TẠI CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG/TRUNG ƯƠNG |
Đơn vị báo cáo: |
Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp (Vụ việc) |
|||||||||||||||
Tổng số |
Chia ra |
||||||||||||||
|
Theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng |
Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định |
Theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác |
||||||||||||
|
Tổng số |
Chia theo lĩnh vực |
Tổng số |
Chia theo lĩnh vực |
Tổng số |
Chia theo lĩnh vực |
|||||||||
|
|
Pháp y |
Pháp y tâm thần |
Kỹ thuật hình sự |
Khác |
|
Pháp y |
Pháp y tâm thần |
Kỹ thuật hình sự |
Khác |
|
Pháp y |
Pháp y tâm thần |
Kỹ thuật hình sự |
Khác |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày, … tháng, năm … |
Người lập biểu |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ký, ghi rõ họ tên) |
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) |
GIẢI THÍCH BIỂU SỐ 27a/BTP/BTTP/GĐTP
(Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương/trung ương)
1. Khái niệm, phương pháp tính
– Biểu số 27a/BTP/BTTP/GĐTP phản ánh số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương và trung ương.
– Số vụ việc đã thực hiện giám định là số vụ việc thực hiện giám định đã có bản kết luận giám định trong kỳ báo cáo.
– Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật giám định tư pháp.
* Đơn vị báo cáo (đơn vị thực hiện báo cáo Biểu số 27a/BTP/BTTP/GĐTP) bao gồm:
– Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại đoạn 2 khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật giám định tư pháp:
+ Trung tâm pháp y tỉnh cấp tỉnh;
+ Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
+ Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
+ Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
+ Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ;
+ Các tổ chức giám định tư pháp công lập ở các lĩnh vực khác (nếu có) theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp.
* Đơn vị nhận báo cáo
Sở Tư pháp, Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp gồm: Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Sở, ngành ở địa phương có hoạt động giám định tư pháp nhận báo cáo của Tổ chức giám định tư pháp công lập cấp tỉnh
Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang bộ chủ quản của Tổ chức giám định tư pháp công lập cấp Trung ương nhận báo cáo của Tổ chức giám định tư pháp công lập của Trung ương.
2. Cách ghi biểu
– Cột 1 = Cột (2+7+12).
– Cột 2 = Cột (3+4+5+6).
– Cột 7 = Cột (8+9+10+11).
– Cột 12 = Cột (13+14+15+16).
– Cột “Khác” tại các cột (6, 11, 16): Ghi số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, văn hóa, xây dựng và các lĩnh vực khác (do tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện).
3. Nguồn số liệu
Từ sổ sách ghi chép ban đầu và hồ sơ giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập ở cấp tỉnh và trung ương theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp.