Mẫu Rà soát, đánh giá tình trạng của trẻ em sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp mẫu số 06 ban hành – NGHỊ ĐỊNH 56/2017/NĐ-CP
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Mẫu số 06
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ EM SAU KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP
Họ và tên trẻ em:
Họ và tên cán bộ thực hiện:
Ngày, tháng, năm thực hiện:
1. Đánh giá nguy cơ tại giai đoạn kết thúc
a) Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em
Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em |
Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) |
1. Mức độ tổn hại của trẻ em có còn nghiêm trọng không |
Cao (tổn hại của trẻ em vẫn còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em); Trung bình (tổn hại của trẻ em còn ít nghiêm trọng); Thấp (tổn hại của trẻ em không còn nghiêm trọng). |
2. Khả năng tiếp cận trẻ em của đối tượng xâm hại |
Cao (đối tượng xâm hại vẫn có khả năng tiếp cận trẻ em và thường xuyên); Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên); Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em). |
3. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ em đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ em |
Cao (môi trường chăm sóc vẫn có nhiều trở ngại đáng kể để bảo đảm an toàn cho trẻ em); Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ em vẫn có được sự bảo vệ nhất định); Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo vệ trẻ em). |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
b) Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em
Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em |
Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp) |
1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước những hành động của đối tượng xâm hại |
Cao (trẻ em có khả năng tự bảo vệ mình); Trung bình (trẻ em có một số khả năng, nhưng không cao); Thấp (trẻ em không tự bảo vệ được). |
2. Trẻ em có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại) |
Cao (những người hàng xóm, thầy cô… thường xuyên quan sát được trẻ em); Trung bình (chỉ quan sát trẻ em ở một số thời điểm nhất định); Thấp (trẻ em ít được mọi người trông thấy). |
3. Khả năng của trẻ em trong việc nhờ người bảo vệ trẻ em |
Cao (trẻ em có khả năng liên hệ với người lớn và cho biết người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình); Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với người lớn); Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người lớn). |
Tổng số |
Cao: Trung bình: Thấp: |
2. Kết luận về tình trạng của trẻ em: Trên cơ sở so sánh mức độ (Cao, Thấp, Trung bình) giữa Đánh giá mức độ tổn hại với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em:
– Nếu nguy cơ trẻ em vẫn tiếp tục bị xâm hại/tổn hại, cần có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tiếp theo đối với trẻ em.
– Nếu kết quả can thiệp, trợ giúp đảm bảo trẻ em ổn định và nguy cơ xâm hại không còn, theo dõi trong thời gian 3 tháng và kết thúc.
|
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã |