Mẫu Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên mẫu số 09 phụ lục i ban hành – THÔNG TƯ 02/2022/TT-BTNMT

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


Mẫu số 09. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

– Phạm vi điều chỉnh;

– Đối tượng áp dụng;

– Giải thích từ ngữ.

CHƯƠNG II. QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN

Mục 1. Quy định về ranh giới và phân vùng di sản thiên nhiên

– Ranh giới di sản thiên nhiên

– Phân vùng di sản thiên nhiên: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp (nếu có)

Mục 2. Quản lý các hoạt động trong di sản thiên nhiên

– Quy định tại vùng lõi

– Quy định tại vùng đệm

– Quy định tại vùng chuyển tiếp

Căn cứ vào từng phân vùng, quy định cụ thể các nội dung sau đây:

– Các hoạt động bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững di sản thiên nhiên

– Bảo tồn và phát huy các giá trị tạo nên di sản thiên nhiên;

– Kiểm soát các hoạt động phát sinh chất thải trong di sản thiên nhiên: hệ thống trang thiết bị, bố trí nguồn lực cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải phát sinh trong khu vực di sản thiên nhiên;

– Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập trong di sản thiên nhiên;

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thiên nhiên;

– Quan trắc, giám sát môi trường;

– Kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học;

– Tham quan, du lịch sinh thái và quảng bá hình ảnh di sản thiên nhiên;

– Các hoạt động của dân cư sống hợp pháp trong di sản thiên nhiên;

– Cơ chế chia sẻ dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên;

– Các hoạt động liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu vực di sản thiên nhiên;

– Các hoạt động phòng chống rủi ro, thiên tai, thảm họa thiên nhiên, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các biện pháp cụ thể kịp thời ngăn ngừa những tác động xấu đối với những trường hợp cố tình phá hoại di sản thiên nhiên;

– Phối hợp cấp phép đối với các hoạt động trong di sản thiên nhiên;

– Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc: bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thiên nhiên đối với các cấp quản lý và các bên liên quan.

Đối với vùng lõi là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, bổ sung quy định thực hiện theo pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản đối với từng phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi hệ sinh thái và dịch vụ hành chính.

Mục 3. Tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

– Phương án tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

– Vai trò, chức năng của tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

Mục 4. Nguồn lực và tài chính cho quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

– Bố trí nguồn nhân lực và phân công trách nhiệm

– Bố trí nguồn vật lực: tài chính và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Quyền hạn, trách nhiệm của ban quản lý, cơ quan hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên; UBND cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong di sản thiên nhiên;

– Trách nhiệm phối hợp quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên giữa tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên với cơ quan, tổ chức có liên quan và cộng đồng sống trong và xung quanh di sản thiên nhiên;

– Quy định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan;

– Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành.

 

Ghi chú:

Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được xây dựng trên cơ sở xác định những yếu tố, nguy cơ có khả năng ảnh hưởng xấu tới các thành phần di sản thiên nhiên để đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các di sản thiên nhiên.

 

 


Đánh giá:

Tài nguyên - Môi trường