Từ ngày 20/03/2023, áp dụng quy định mới về mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Ngày 02 tháng 02 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2023/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

Theo đó, căn cứ vào tổng vốn đầu tư mà mức phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với chúng là khác nhau, cụ thể:

– Tổng vốn đầu tư dự án đến 10 tỷ đồng có mức phí là 6,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 10 đến 20 tỷ đồng có mức phí là 9,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 20 đến 50 tỷ đồng có mức phí là 15,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 50 đến 100 tỷ đồng có mức phí là 27,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 100 đến 200 tỷ đồng có mức phí là 30,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 100 đến 200 tỷ đồng có mức phí là 39,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 200 đến 500 tỷ đồng có mức phí là 44,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 500 đến 1500 tỷ đồng có mức phí là 48,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 1500 đến 2000 tỷ đồng có mức phí là 49,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 2000 đến 3000 tỷ đồng có mức phí là 51,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 3000 đến 5000 tỷ đồng có mức phí là 53,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 5000 đến 7000 tỷ đồng có mức phí là 56,0 triệu đồng;

– Tổng vốn đầu tư dự án trên 7000 tỷ đồng có mức phí là 61,0 triệu đồng; 

Như vậy, tại Thông tư này, mức phí được thống nhất chung mà không chia ra 02 trường hợp như quy định về mức phí quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 35/2017/TT-BTC.

Thông tư 07/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2023, đồng thời bãi bỏ Thông tư số 35/2017/TT-BTC.

 

Đánh giá: