Bổ sung các quy định mới trong hoạt động dầu khí
Theo đó, Luật Dầu khí năm 2022 có nhiều điểm mới như sau:
– Bổ sung chính sách điều tra cơ bản về dầu khí là hoạt động điều tra, khảo sát ban đầu nhằm đánh giá triển vọng dầu khí làm căn cứ định hướng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí (từ Điều 10 – 14).
– Bổ sung, hoàn thiện quy định về hợp đồng dầu khí theo hướng thuận lợi, linh hoạt cho nhà đầu tư (từ Điều 26 – 41).
– Bổ sung, hoàn thiện quy định về trình tự phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí (từ Điều 42 – 52).
– Bổ sung, hoàn thiện quy định về dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ với các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển (Điều 42).
– Bổ sung chính sách ưu đãi đặc biệt với các lô, mỏ dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí nhằm thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí (các Điều 53 và 54).
– Bổ sung chính sách về khai thác tài nguyên với mỏ dầu khí khai thác tận thu nhằm mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước (Điều 41 và Điều 55).
– Bổ sung, hoàn thiện quy định về kế toán, kiểm toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí để phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí cũng như thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế (Điều 56, 57).
– Tăng cường phân cấp cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí VIệt Nam trong việc phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí (các Điều tại Chương V); phân cấp cho Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc phê duyệt sử dụng vốn của Tập đoàn và doanh nghiệp có 100% vốn của Tập đoàn (Điều 63).
– Quy định rõ về chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm phân định rõ hai vai trò chính là thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao và vai trò nhà thầu khi tham gia hợp đồng dầu khí (từ Điều 60 – 64).
– Chính sách cho phép bên thứ ba tiếp cận cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành dầu khí và nghĩa vụ chia sẻ công trình dầu khí, cơ sở hạ tầng sẵn có nhằm sử dụng tối ưu, hiệu quả, tránh lãng phí trong đầu tư (Điều 5, 58 và 59).
Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.