ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 02 tháng 1 năm 2024 |
THÚC ĐẨY THỰC HIỆN LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
Tỉnh Quảng Bình có 08 huyện, thị xã, thành phố với diện tích 7.998 km2, dân số 936.607 người.
Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2019, hiện nay tỉnh Quảng Bình có 38 xã vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nhẹ, 16 xã SRLH vừa và 10 xã SRLH nặng. Trong giai đoạn từ 2011- 2022, toàn tỉnh không có dịch sốt rét xảy ra. Số bệnh nhân sốt rét giảm hàng năm, từ 1.025 ca năm 2011 xuống còn 06 ca năm 2022 (giảm 99,5%). Tỷ lệ mắc sốt rét giảm từ 1,21/1000 dân năm 2011 xuống còn 0,006/1000 dân năm 2022. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm từ 0,57/1000 dân SRLH xuống còn 0,020/1000 dân SRLH năm 2022. Số ca sốt rét ác tính ở các năm 2011 (01 ca); 2012 (04 ca); 2013 (04 ca); 2014 (02 ca); 2017 (02 ca) và 2020 (01 ca). Ghi nhận 02 ca tử vong do sốt rét trong năm 2014 và 2020. Mỗi năm có hơn 200.000 dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi và hơn 10.000 bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí.
Thời gian qua, các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong tỉnh đã phối hợp, triển khai đồng bộ, rộng khắp nên công tác phòng chống và loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều hiệu quả tích cực. Đến cuối năm 2023 đã có 02/08 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.
Căn cứ tình hình dịch tễ sốt rét trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy thực hiện loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2023 - 2030 như sau:
- Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 08/QĐ-BYT ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt lộ trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét;
- Quyết định 3377/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét;
- Công văn số 2662/VSR-KHTH ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương về việc hướng dẫn tiêu chí, hồ sơ xác nhận huyện, tỉnh loại trừ sốt rét.
2.1. Mục tiêu chung
Thực hiện thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét, ưu tiên vùng sốt rét lưu hành và có nhiều đối tượng nguy cơ cao. Đến năm 2025 đạt tỷ lệ mắc ký sinh trùng sốt rét dưới 0,10/1000 dân, tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới 0,01/100.000 dân; loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh vào năm 2026 và củng cố các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét quay trở lại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục đẩy lùi nguy cơ dịch sốt rét tại các khu vực trọng điểm. Không để dịch sốt rét xảy ra, hạn chế nguy cơ sốt rét lan rộng, hạn chế ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng thuốc phối hợp;
- Tỷ lệ mắc sốt rét dưới 0,10/1000 dân;
- Khống chế tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới 0,01/100.000 dân;
- Nâng cao chất lượng phòng chống sốt rét ở các tuyến, dần đạt các yếu tố bền vững trong phòng chống sốt rét, triển khai các biện pháp đề phòng bệnh sốt rét quay trở lại ở các vùng đã loại trừ bệnh sốt rét.
3.1. Đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét.
- Trên 95% người nghi ngờ sốt rét được khám bệnh và xét nghiệm sốt rét.
- 100% người nhiễm ký sinh trùng sốt rét được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế.
- 100% người nhiễm ký sinh trùng P.falciparum được điều trị bằng phối hợp thuốc sốt rét, phối hợp DHA.
3.2. Đảm bảo người dân trong vùng trọng điểm sốt rét được bảo vệ bằng tẩm màn hóa chất. Nâng cao kiến thức, hành vi của người dân để tự bảo vệ bản thân trước bệnh sốt rét.
- Trên 95% hộ gia đình ở vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa được tấm màn và phun hóa chất phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét.
3.3. Phát hiện và giải quyết sớm các ổ bệnh. Nâng cao chất lượng giám sát dịch tễ sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch sốt rét.
- 100% trường hợp bệnh được báo cáo, điều tra đầy đủ đúng hạn theo hướng dẫn quốc gia. 100% ổ bệnh được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày.
3.4. Thực hiện loại trừ sốt rét cho các huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017 của Bộ Y tế “Phê duyệt lộ trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.
- Năm 2025: Công nhận loại trừ sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình.
- Giai đoạn 2026 - 2030 đề phòng bệnh sốt rét quay trở lại trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Lộ trình thực hiện thúc đẩy loại trừ bệnh sốt rét tại Quảng Bình
(Có phụ lục kèm theo)
1. Đối với các địa phương đã loại trừ sốt rét
1.1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, các văn bản chỉ đạo của tỉnh. Xây dựng kế hoạch, điều hành công tác phòng, chống bệnh sốt rét quay trở lại tại địa phương áp dụng các biện pháp thích hợp, hiệu quả cao cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt rét, triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây nhiễm và khoanh vùng, phát hiện sớm điều trị kịp thời tránh lây lan trong cộng đồng.
- Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trong công tác phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; đặc biệt tại các huyện có nguy cơ cao bệnh sốt rét quay trở lại.
1.2. Truyền thông giáo dục sức khoẻ
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ, vận động người dân phòng chống bệnh sốt rét bằng các phương tiện thông tin thích hợp, đặc biệt truyền thông trực tiếp cho các đối tượng đi làm ăn tại các vùng sốt rét lưu hành..
- Phối hợp sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể vào công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng, chống sốt rét, từng bước thay đổi nhận thức, thái độ hành vi, thói quen sinh hoạt của người dân tại các xã miền núi về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tuyên truyền vận động người dân nâng cao hiệu quả sử dụng màn, ngủ mắc màn thường xuyên cả khi đi rừng, rẫy; vệ sinh môi trường đảm bảo hợp vệ sinh.
1.3. Về chuyên môn kỹ thuật
- Duy trì và củng cố các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững, ngăn ngừa sốt rét quay trở lại.
- Giám sát dịch tễ và các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh thường xuyên.
- Phát hiện và điều trị sớm đúng phác đồ cho các bệnh nhân sốt rét ngoại lai để ngăn ngừa lây truyền sốt rét tại chỗ có thể xảy ra.
- Các biện pháp phòng chống và điều trị thích hợp nếu xuất hiện Ký sinh trùng sốt rét nội địa.
- Vận động người dân mua màn và ngủ màn thường xuyên, cấp màn cho những hộ nghèo, đối tượng đi làm ăn ở vùng sốt rét lưu hành.
- Quản lý dân đi vào vùng sốt rét lưu hành, cấp thuốc sốt rét một liều tự điều trị khi có sốt.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét cho cộng đồng.
1.4. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở
Củng cố và duy trì mạng lưới y tế cơ sở đặc biệt là y tế thôn bản, y tế xã vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo về số lượng và chất lượng có khả năng quản lý và kiểm soát được bệnh sốt rét trên địa bàn.
Đào tạo mới và đào tạo lại kỹ thuật viên xét nghiệm, củng cố cho các điểm kính.
1.5. Công tác hậu cần
Theo dõi, chỉ đạo các địa phương đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống bệnh sốt rét khi có nguy cơ quay trở lại.
1.6. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét tại các đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác đề phòng bệnh sốt rét có nguy cơ quay trở lại.
2. Đối với địa phương chưa loại trừ sốt rét
2.1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh sốt rét, xây dựng kế hoạch, điều hành công tác phòng, chống sốt rét tại địa phương đặc biệt áp dụng các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp hiệu quả cho các đối tượng có nguy cơ cao, thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây nhiễm và khoanh vùng, phát hiện sớm điều trị kịp thời tránh lây ra trong cộng đồng.
- Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện trong công tác thúc đẩy phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
- Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống sốt rét kháng thuốc và phòng chống sốt rét tại các xã trọng điểm, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới
2.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ, vận động nhân dân phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả bằng các phương tiện truyền thông thích hợp, đặc biệt truyền thông trực tiếp cho các đối tượng đích.
- Sản xuất các vật liệu truyền thông phù hợp với từng dân tộc để nâng cao chất lượng tuyên truyền. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, chuyên môn cho các tuyến về công tác tuyền thông.
- Phối hợp với chính quyền địa phương vào công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dịch bệnh sốt rét, từng bước thay đổi nhận thức, thái độ hành vi, thói quen sinh hoạt của người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tuyên truyền vận động người dân nâng cao hiệu quả sử dụng màn, ngủ mắc màn thường xuyên cả khi đi rừng, rẫy. Vệ sinh môi trường đảm bảo hợp vệ sinh.
+ Giám sát các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét.
- Giám sát công tác phát hiện và điều trị ca bệnh sốt rét.
- Giám sát các hoạt động phòng chống véc tơ như phun hóa chất, tẩm màn để bảo vệ cá nhân.
- Giám sát các trường hợp bệnh sốt rét để phân tích yếu tố dịch tễ theo thời gian, địa điểm, con người (chú ý trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai), phương pháp và kết quả xét nghiệm, so sánh với tuần, tháng và cùng kỳ năm trước.
- Giám sát chất lượng hoạt động các điểm kính hiển vi bao gồm hoạt động lấy lam xét nghiệm, gửi lam kiểm tra, kỹ thuật nhuộm tiêu bản, kỹ thuật soi phát hiện ký sinh trùng sốt rét, đếm ký sinh trùng sốt rét, trang thiết bị vật tư xét nghiệm...
- Giám sát công tác quản lý dân di biến động.
+ Điều tra phát hiện sớm bệnh nhân sốt rét tại các ổ dịch và những người có nguy cơ cao bằng lấy lam máu xét nghiệm hoặc test chẩn đoán nhanh.
- Điều tra phát hiện chủ động cho các đối tượng có nguy cơ cao: người đang có sốt, người đi rừng ngủ rẫy, dân di biến động bằng lấy lam máu, test chẩn đoán nhanh.
+ Điều trị kịp thời các bệnh nhân mắc sốt rét theo quy định.
- Các trường hợp bệnh nhân sốt rét đều phải được điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo tuân thủ đúng theo phác đồ của Bộ Y tế.
+ Tăng cường công tác phòng chống véc tơ (muỗi truyền bệnh sốt rét)
- Phun tồn lưu hoá chất phòng chống sốt rét cho tất cả các hộ gia đình tại thôn, bản có ổ dịch sốt rét.
- Cấp bổ sung màn, màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu cho người dân sống trong thôn, bản, ấp đạt 1,8 người/1 màn đôi.
+ Đảm bảo các hệ thống xét nghiệm
- Rà soát, củng cố hệ thống điểm kính xét nghiệm soi lam tìm ký sinh trùng sốt rét được đảm bảo đầy đủ ở tất cả các tuyến.
- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật viên xét nghiệm soi lam thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, tránh bỏ sót ký sinh trùng làm lây lan trong cộng đồng.
+ Truyền thông
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống sốt rét thường xuyên tại các buổi họp cộng đồng, định kỳ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thanh của xã, phường, trên các sóng phát thanh của các huyện, vận động người dân uống thuốc đủ liều và tăng cường sử dụng các biện pháp phòng bệnh cá nhân như ngủ màn...
2.4. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở
Củng cố và duy trì mạng lưới y tế cơ sở đặc biệt là y tế thôn bản, y tế xã vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo về số lượng và chất lượng có khả năng quản lý và kiểm soát được bệnh sốt rét trên địa bàn.
Đào tạo mới và đào tạo lại kỹ thuật viên xét nghiệm củng cố cho các điểm kính tuyến xã, liên xã.
- Theo dõi, chỉ đạo để đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét.
- Đảm bảo kinh phí của địa phương cho công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét theo quy định. Rà soát cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, điều trị.
2.6. Tăng cường công tác phối hợp
- Tăng cường phối hợp với Bộ Y tế, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch sốt rét; thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội,
- Tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ của các dự án RAI3E, các tổ chức WHO, các tổ chức phi chính phủ... trong hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét
- Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng và Ủy ban nhân dân các xã trong triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt rét.
2.7. Công tác kiểm tra, thanh tra
Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh sốt rét, tổ chức và triển khai các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét tại các đơn vị, địa phương và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Giao Sở Y tế xây dựng, triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thúc đẩy phòng chống và loại trừ sốt rét, triển khai các biện pháp đề phòng sốt rét quay trở lại ở các vùng đã loại trừ, bảo đảm nguồn lực, nhân lực, đề xuất bổ sung ngân sách từ địa phương và huy động nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai và hướng dẫn địa phương, đơn vị thực hiện các nội dung của kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tổ chức đánh giá các yếu tố nguy cơ và phân vùng trọng điểm, có biện pháp triển khai phòng, chống và loại trừ sốt rét phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm và đáp ứng ổ bệnh, chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh sốt rét, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
- Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung khám và điều trị, chuẩn bị đủ thuốc, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân.
- Củng cố, kiện toàn và tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các lực lượng phòng, chống dịch bệnh sốt rét. Chỉ đạo các đơn vị y tế đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh sốt rét.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh sốt rét.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường việc thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT.
- Tổ chức kiểm tra việc triển khai các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét của các đơn vị tại địa phương
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung trong kế hoạch thúc đẩy lộ trình loại trừ bệnh sốt rét theo Bộ Y tế quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình... thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền cho người dân biết được các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp nhất là việc nâng cao hiệu quả việc sử dụng màn để ngủ.
- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe; tuyên truyền vận động người dân thực hiện 4 thông điệp:
+ Khi bị sốt phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời
+ Uống thuốc theo hướng dẫn của cán bộ Y tế để tránh kháng thuốc
+ Sốt rét kháng thuốc gây ra sốt rét ác tính dẫn đến tử vong
+ Ngủ màn thường xuyên là biện pháp phòng muỗi truyền bệnh sốt rét tốt nhất”.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong trường học, chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường học về phòng, chống và loại trừ sốt rét.
- Phối hợp với ngành y tế kiểm tra, giám sát, phát hiện các trường hợp mắc bệnh theo từng tuyến đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và xử lý kịp thời.
- Tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt rét trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng.
- Thông báo cho ngành y tế, các trường học, cơ sở đào tạo có học sinh, sinh viên đi về từ vùng có dịch sốt rét để phối hợp tổ chức quản lý, giám sát nhằm phát hiện sớm để điều trị kịp thời trường hợp bệnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trên địa tỉnh và các tình huống dịch bệnh phát sinh, đảm bảo sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch trong phòng, chống bệnh sốt rét cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các vùng trọng điểm và có nguy cơ cao mắc bệnh bệnh sốt rét.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét tại địa phương; lập dự toán kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ nguồn kinh phí của địa phương đáp ứng các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các ngành có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét của các ngành, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phòng chống ô nhiễm môi trường, xử lý môi trường. Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét, đảm bảo an ninh trật tự khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch thúc đẩy thực hiện loại trừ bệnh sốt rét tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023 - 2030; UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
LỘ TRÌNH LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 02 tháng 1 năm 2024 của UBND tỉnh)
TT | Huyện | Lộ trình loại trừ sốt rét | |||||||
(1: PCSR; 2: LTSR; 3: Đề phòng sốt rét quay trở lại) | |||||||||
2023 | 2024 | 2025 | 2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | ||
1 | Minh Hóa | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
2 | Tuyên Hóa | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
3 | Quảng Trạch | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
4 | Ba Đồn | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
5 | Bố Trạch | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
6 | Đồng Hới | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
7 | Quảng Ninh | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
8 | Lệ Thủy | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
Toàn tỉnh | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
File gốc của Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2024 về thúc đẩy thực hiện loại trừ bệnh sốt rét tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2024 về thúc đẩy thực hiện loại trừ bệnh sốt rét tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Số hiệu | 02/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Hồ An Phong |
Ngày ban hành | 2024-01-02 |
Ngày hiệu lực | 2024-01-02 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |