CÔNG\r\nTRÌNH THỦY LỢI KHOAN NỔ MÌN ĐÀO ĐÁ - THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
\r\n\r\nHydraulic\r\nstructures - Drilling blast holes - Design, construction and acceptance
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 9161:2020 thay thế TCVN\r\n9161:2012.
\r\n\r\nTCVN 9161:2020 do Tổng Công ty Tư vấn\r\nXây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề\r\nnghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công\r\nnghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CÔNG TRÌNH THỦY\r\nLỢI KHOAN NỔ MÌN ĐÀO ĐÁ - THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
\r\n\r\nHydraulic\r\nstructures - Drilling blast holes - Design, construction and acceptance
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1 Tiêu chuẩn\r\nnày quy định về các yêu cầu trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công tác\r\nkhoan nổ mìn đào đá trong các công trình thủy lợi; công trình phòng, chống\r\nthiên tai.
\r\n\r\n1.2 Khi thiết kế,\r\nthi công và nghiệm thu khoan nổ mìn đáo đá để xây dựng công trình, ngoài các\r\nquy định trong tiêu chuẩn này, còn phải tuân thủ quy chuẩn về an toàn trong bảo\r\nquản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và các quy định về\r\nan toàn trong xây dựng.
\r\n\r\n1.3 Tiêu chuẩn này có thể tham\r\nkhảo đối với công tác khai thác đá.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau\r\nrất cần thiết cho\r\nviệc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công\r\nbố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng\r\nphiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 5308 Quy phạm kỹ thuật an toàn\r\ntrong công tác xây dựng;
\r\n\r\nTCVN 7191 Rung và chấn động cơ học\r\n- Rung động đối với các công trình xây dựng - Hướng dẫn\r\nđo rung động và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến các công trình xây dựng;
\r\n\r\nTCVN 7334 Rung và chấn động cơ học\r\n- Rung động của các công trình cố định - Các yêu\r\ncầu riêng để quản lý chất lượng đo và đánh giá rung động;
\r\n\r\nTCVN 11676 Công trình xây dựng -\r\nPhân cấp đá trong thi công.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nNổ mìn lỗ nông (Blasting in\r\nshallow - hole)
\r\n\r\nPhương pháp nổ lượng thuốc nổ trong lỗ\r\nkhoan có đường kính dưới 75mm (lỗ khoan nhỏ) và sâu dưới 5m.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nNổ mìn lỗ sâu (Blasting in deep\r\nhole)
\r\n\r\nPhương pháp nổ lượng thuốc nổ trong lỗ\r\nkhoan có đường kính lớn hơn hoặc bằng 75mm (lỗ khoan lớn) và sâu\r\ntừ 5m trở lên.
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nNổ mìn phân đoạn (Sectional\r\nblasting)
\r\n\r\nPhương pháp nổ lượng thuốc nổ đặt\r\ntrong các lỗ khoan nhưng thuốc nổ nạp vào lỗ khoan không liên tục từ đáy lỗ\r\nkhoan trở lên mà được nạp thành từng đoạn theo chiều sâu lỗ khoan. Khoảng cách\r\ngiữa các đoạn này nếu được lấp đầy đất hoặc cát thì gọi là phân đoạn thường, nếu\r\nđể trống thì gọi là phân đoạn không khí, còn nếu để đầy nước thì gọi là phân đoạn\r\nnước (hay phân đoạn thủy lực).
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nNổ mìn ốp (hay còn gọi là nổ mìn đắp) (Veneer\r\nblasting)
\r\n\r\nPhương pháp nổ mà lượng thuốc nổ đặt ốp\r\ntrực tiếp lên bề mặt của khối đá cần phá vỡ.
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nNổ mìn tạo viền (Welt blasting)
\r\n\r\nPhương pháp nổ\r\nmìn phân đoạn không khí trong lỗ khoan gần nhau cho hàng mìn biên của phạm vi\r\nđào đá (biên hố đào, biên mặt cắt đường hầm). Tùy từng loại đá, thông thường đường\r\nkính lỗ khoan từ 60 mm đến 110 mm, đường kính thỏi thuốc nổ từ 28 mm đến 38 mm,\r\nkhoảng cách giữa các lỗ khoan từ 0,60 m đến 0,80 m, lượng thuốc nổ từ 0,30 kg đến\r\n0,50 kg cho 1m dài lỗ khoan.
\r\n\r\nNổ mìn viền tạo mặt biên phẳng, hàng mìn viền nổ trước\r\ncó tác dụng bảo vệ biên hố đào.
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nNổ mìn định hướng (Oriented\r\nblasting)
\r\n\r\nPhương pháp nổ mìn văng mạnh, phần lớn\r\nđá văng về một hướng và rơi xuống vị trí định trước.
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nNổ mìn vi sai (Differential\r\nblasting)
\r\n\r\nPhương pháp nổ mìn điều khiển gây nổ\r\ncác lượng thuốc nổ nổ chậm cách nhau một khoảng thời gian Δt, được tính bằng\r\nmiligiây (ms). Thời gian vi sai Δt phụ thuộc vào tính chất cơ lý của loại đá cần\r\nnổ phá và tính chất của. lượng thuốc nổ, phải đảm bảo lượng thuốc nổ trước tạo\r\nthêm được mặt thoáng và không làm câm lượng thuốc nổ sau.
\r\n\r\n3.8
\r\n\r\nLấp bua (Backfilling)
\r\n\r\nBiện pháp dùng đất, cát, đá mạt hoặc một\r\nsố vật liệu phù hợp khác lấp đầy lỗ khoan từ quả mìn trên cùng đến mặt thoáng\r\nnhằm tăng hiệu quả nổ phá.
\r\n\r\n3.9
\r\n\r\nChất nổ (thuốc nổ) (Blasting\r\npowder)
\r\n\r\nMột hợp chất hóa học hoặc một hỗn hợp\r\ncơ học dưới tác dụng của ngoại xung dạng cơ học, hóa học, nhiệt hay xung kích nổ\r\nthì nó có khả năng\r\ntự nổ.
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nVật liệu nổ (Material powder)
\r\n\r\nBao gồm chất nổ và phương tiện\r\ngây nổ.
\r\n\r\n3.11
\r\n\r\nMồi nổ (Initiator\r\nmine)
\r\n\r\nKhối lượng thuốc nổ không lớn nhưng có\r\nsức công phá mạnh, có độ nhạy cao với xung nổ kíp dùng để kích cho lượng thuốc\r\nnổ chính nổ được ổn định, hiệu quả.
\r\n\r\n3.12
\r\n\r\nLượng thuốc nổ (còn gọi là bao thuốc\r\nhay gói thuốc nổ) (Pack of blasting powder)
\r\n\r\nKhối lượng thuốc nổ nhất định được bao\r\ngói với hình dáng và kích thước theo mục đích sử dụng.
\r\n\r\n3.13
\r\n\r\nPhương pháp làm nổ (Blasting\r\nmenthod)
\r\n\r\nPhương thức sử dụng các dạng phương tiện\r\nnổ khác nhau để tạo ra xung nổ cho lượng thuốc nổ. Mỗi phương pháp làm nổ có thể\r\ndùng một hay nhiều dạng phương tiện nổ khác nhau.
\r\n\r\n3.14
\r\n\r\nPhương tiện gây nổ (Means of\r\nblasting)
\r\n\r\nCác dụng cụ, vật tư hay thiết bị tạo\r\nra các ngoại xung ban đầu làm nổ lượng thuốc. Trong công tác nổ mìn, phương tiện\r\ngây nổ (còn gọi là các phụ kiện gây nổ) gồm: kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, dây\r\ntruyền tín hiệu nổ, máy nổ mìn, dây điện, mồi nổ, thiết bị đo kiểm tra và các\r\nphụ kiện khác được sử dụng làm nổ lượng thuốc nổ.
\r\n\r\n3.15
\r\n\r\nHộ chiếu nổ mìn (Passport of\r\nblasting)
\r\n\r\nLoại tài liệu kỹ thuật quy định phương\r\npháp và các thông số nổ mìn, nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện một vụ nổ\r\nmìn an toàn và đảm bảo hiệu quả do nhà thầu xây dựng lập dựa trên hồ sơ thiết kế\r\nkhoan nổ mìn được phê duyệt. Nội\r\ndung hộ chiếu nổ mìn có thể tham khảo tại Phụ lục D của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Chỉ được phép tiến\r\nhành khoan nổ mìn đào đá trong xây dựng công trình thủy lợi khi có đầy đủ hồ sơ\r\nthiết kế hộ chiếu nổ\r\nmìn và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công nổ mìn được cấp có thẩm\r\nquyền phê duyệt, được hội đồng nghiệm thu công tác chuẩn bị nổ mìn chấp thuận.\r\nPhải thực hiện đúng các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về khoan nổ mìn đào đá\r\ntrong xây dựng công trình thủy lợi, an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng\r\nvà tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
\r\n\r\n4.2 Khoan nổ mìn\r\nđào đá phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
\r\n\r\n4.2.1 Đào được các\r\nhố đào\r\ncó\r\ncao độ, hình dạng và kích thước\r\ntheo yêu cầu với sai lệch nhỏ nhất so với đường viền thiết kế.
\r\n\r\n4.2.2 Đảm bảo hình\r\ndạng và độ dốc sườn tầng cần thiết, tạo điều kiện an toàn cho công tác nổ mìn lần sau.
\r\n\r\n4.2.3 Khối đá bị nổ\r\nphá đúng vị trí quy định, có\r\nhình dạng, kích\r\nthước, độ vỡ vụn cần thiết phù hợp với yêu cầu bốc xúc và vận chuyển\r\ncũng như công đoạn sử dụng tiếp theo (nếu có).
\r\n\r\n4.2.4 Khoảng cách\r\nvăng xa và hướng dịch chuyển của đá nổ mìn phải đúng dự kiến,\r\nđặc biệt khi nổ văng vào khoảng trống đã nổ trước.
\r\n\r\n4.2.5 Chấn động nổ mìn\r\nlà nhỏ nhất, đảm\r\nbảo độ ổn định công trình xung quanh và đối với khối đất đá\r\nnằm gần biên hố móng.
\r\n\r\n4.2.6 Lựa chọn\r\nphương pháp nổ và gây nổ, phương tiện nổ, vật liệu nổ hợp lý theo từng điều kiện\r\ncụ thể để đảm bảo công tác phá đá có hiệu quả kinh tế, an toàn và ít ảnh hưởng\r\nđến môi trường.
\r\n\r\n4.3 Trước khi nạp\r\nthuốc nổ vào các lỗ khoan phải kiểm tra sự phù hợp với quy định của thiết kế về\r\nvị trí, chiều sâu, chiều dài, kích thước và tiết diện ngang.
\r\n\r\n4.4 Nổ mìn ở những\r\nnơi mà gần khu vực có các công trình xây dựng như nhà cao tầng, cầu giao\r\nthông, đường dây điện cao thế, công trình ngầm, hệ thống các công trình đầu mối,\r\ncác khối bê tông mới đổ và đang trong quá trình cứng hóa, khu dân cư,\r\ndi tích lịch sử và các hạng mục cần thiết khác, ngoài yêu cầu\r\nđảm bảo cự ly an toàn theo quy định còn phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để\r\nđảm bảo an toàn cho các công trình. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của khu vực\r\nnổ mìn và quy mô của khối đá cần phải đào phá mà áp dụng các\r\nbiện pháp bảo vệ sau đây:
\r\n\r\n4.4.1 Nổ mìn định\r\nhướng, nổ vi sai;
\r\n\r\n4.4.2 Khống chế khối\r\nlượng thuốc nổ nhưng vẫn đảm bảo mức độ vỡ vụn cần thiết của đá bằng cách phân\r\ntán tối đa các bao thuốc nổ;
\r\n\r\n4.4.3 Phủ lên đối\r\ntượng cần được bảo vệ hoặc khối đá sẽ được nổ mìn bằng các tấm che chắn chuyên\r\ndụng hoặc các vật liệu phù hợp có tính năng hạn chế chấn động và chống đá văng;
\r\n\r\n4.4.4 Tạo trước một\r\nkhe, rãnh có kích thước\r\nphù hợp cách ly công trình phải bảo vệ, trong đó các đất đá\r\nđã bị phá vụn từ trước;
\r\n\r\n4.4.5 Các biện pháp\r\nbảo vệ khác như dùng tấm chắn bằng gỗ có đường kính từ 15\r\ncm đến 20 cm được ghép lại bằng các sợi thép và đóng đinh vào gỗ, hoặc bằng các\r\nlưới thép được hàn lại với nhau. Có thể dùng các tấm lưới dạng vòm bên trong là\r\nnhững cây gỗ, bên ngoài\r\nlà những đai thép hoặc những lớp phủ mềm dạng vải, những bó\r\ncành cây chỉ dùng một lần, những tấm chắn bằng gỗ xẻ được ghép lại hoặc các vật\r\nliệu khác có tính chất tương tự.
\r\n\r\n4.5 Tùy thuộc vào\r\nyêu cầu bảo vệ tính nguyên vẹn của nền và thành vách, các hố đào khi xây dựng\r\ncông trình và hạng mục công trình được chia thành 3 nhóm sau đây:
\r\n\r\n4.5.1 Nhóm I: Các\r\ncông trình, hạng mục công trình mà nền và mái hố đào sau khi nổ mìn cho phép các vết nứt tự\r\nnhiên được kéo dài và mở rộng thêm hoặc phát sinh thêm các vết nứt mới, bao gồm:\r\nKênh thoát\r\nnước nhà máy thủy điện, kênh xả, kênh dẫn dòng, các đoạn nạo vét lòng sông ở hạ\r\nlưu công trình, mặt bằng các trạm phân phối điện ngoài trời, kênh dẫn ra từ các\r\nâu thuyền, hố đào để xây dựng\r\nđường giao thông và các công trình tương tự khác;
\r\n\r\n4.5.2 Nhóm II: Các công\r\ntrình, hạng mục công trình mà nền và mái hố đào sau khi nổ mìn các vết nứt\r\ncủa đá (vết nứt tự nhiên và vết nứt mới do nổ mìn tạo ra) sẽ được bịt kín bằng\r\ncác lớp áo (bê tông hoặc các vật liệu thích hợp khác) hoặc khoan phụt xi măng,\r\nbao gồm: Hố móng của nhà\r\nmáy thủy điện; kênh chính và kênh nhánh của các hệ thống tưới, tiêu; kênh vận tải\r\nthủy, kênh dẫn vào âu thuyền ở phía thượng lưu và các công trình tương tự\r\nkhác;
\r\n\r\n4.5.3 Nhóm III: Các\r\ncông trình, hạng mục công trình mà nền và mái hố móng sau khi\r\nnổ mìn không cho\r\nphép mở\r\nrộng,\r\nkéo dài khe nứt tự nhiên và phát sinh thêm các khe nứt mới, sẽ được bịt kín bằng\r\ncác lớp áo (bê tông hoặc các vật liệu thích hợp khác) hoặc khoan phụt xi măng,\r\nbao gồm: Hố móng của đập tràn và không tràn bằng bê tông, kênh dẫn vào nhà máy\r\nthủy điện kiểu sau đập, chân khay của đập đất, tường chống thấm của đập đất và\r\nđập đá đổ, nhà máy thủy\r\nđiện kiểu sau đập và các công trình tương tự khác.
\r\n\r\n4.6 Đối với hố\r\nmóng các công trình, hạng mục công trình thuộc nhóm I, có thể sử dụng các lượng thuốc nổ trong lỗ\r\nkhoan lớn, lỗ khoan nhỏ hoặc kết hợp cả hai. Thi công nổ mìn trong trường hợp\r\nnày có thể tiến hành trong một hoặc nhiều tầng tùy thuộc vào yêu cầu về an toàn\r\nkhi nổ mìn, năng lực của thiết bị bốc xúc, vận chuyển cũng như biện pháp tổ chức\r\nthi công. Trên mái hố móng không phải để lại tầng bảo vệ. Đáy hố móng cũng\r\nkhông bắt buộc, nhưng nếu thấy cần thiết phải để lại tầng bảo vệ bằng 0,1 lần\r\nchiều dài tính toán của đường cản chân tầng (0,1.w) nhưng không nên nhỏ hơn 1m,\r\ntầng bảo vệ này được đào một lần bằng biện pháp khoan nổ mìn với các lỗ khoan\r\ncó đường kính không quá 42 mm và không có chiều sâu khoan thêm.
\r\n\r\n4.7 Đối với hố móng các công\r\ntrình, hạng mục công trình thuộc nhóm II và nhóm III, khi chiều\r\nsâu hố đào lớn hơn 1,0 m phải chia ra ít nhất thành hai tầng để nổ phá, trong\r\nđó tầng dưới cùng là tầng bảo vệ. Khi chiều sâu hố đào từ 1,0 m trở xuống thì chỉ chia thành một\r\ntầng và cũng được coi như là tầng bảo vệ. Khoan nổ mìn đào các hố móng loại này\r\nphải thực hiện theo các quy định sau đây:
\r\n\r\n4.7.1 Đào phá đá ở các tầng\r\nphía trên tầng bảo vệ bằng phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan lớn (ngoại trừ khi\r\ncó các yêu cầu khác). Tùy\r\nthuộc vào thiết bị sử dụng, độ cứng của đá, kích thước và hình dạng công trình, địa\r\nhình nơi thi công, phương án bốc xúc và vận chuyển, yêu cầu về an toàn\r\nkhi nổ mìn để quyết định bề dày của các tầng nổ mìn. Chiều sâu đoạn khoan thêm\r\ncủa các lỗ khoan ở tầng trên lấy trong phạm vi từ 10 lần đến 15 lần\r\nđường kính của bao thuốc nổ tùy thuộc vào loại đá cần nổ phá. Khi ở chân tầng\r\ncó các lớp kẹp là đá mềm hơn, hoặc khi có các thớ nứt nằm\r\nngang thì chiều sâu của các đoạn khoan thêm có thể giảm xuống thích đáng (có thể\r\ncòn từ 2 lần đến 3 lần đường kính bao thuốc nổ). Không được có chiều sâu khoan\r\nthêm vào tầng bảo vệ. Đường kính của lỗ khoan ở tầng nằm ngay trên tầng bảo vệ\r\nkhông lớn hơn 110 mm;
\r\n\r\n4.7.2 Chiều dày tầng\r\nbảo vệ ở đáy hố móng chọn tối thiểu bằng 0,25.w (đối với hố móng nhóm II) và\r\n0,5.w (đối với hố móng nhóm III) những không nên nhỏ hơn 1 m (trừ trường hợp\r\nchiều sâu hố đào dưới 1 m). Tầng bảo vệ phải đào thành hai bậc: Bậc trên chỉ được nổ mìn\r\ntrong các lỗ khoan có đường kính không quá 42 mm và không được phép khoan thêm;\r\nBậc dưới (nằm sát đáy móng) có chiều dày lấy bằng từ\r\n5 lần (tương ứng với loại đá dai và liền khối) đến 12 lần (tương ứng với loại\r\nđá dòn và nứt nẻ) đường kính của bao thuốc nổ nạp trong lỗ khoan ở bậc trên\r\nnhưng không nhỏ hơn 20 cm và phải đào bằng thiết bị công nghệ phù hợp, không\r\ndùng phương pháp nổ mìn;
\r\n\r\n4.7.3 Chiều dày tầng\r\nbảo vệ ở mái hố móng trong phạm vi sẽ được bịt kín bằng các lớp áo (bê tông hoặc\r\ncác vật liệu thích hợp khác) hoặc khoan phụt xi măng (ngoài phạm vi này không bắt\r\nbuộc phải để lại tầng bảo vệ), lấy bằng chiều dày bậc dưới của tầng bảo vệ đáy\r\nhố móng và phải đào bằng thiết bị công nghệ phù hợp, không dùng phương pháp nổ\r\nmìn;
\r\n\r\n4.7.4 Trong điều kiện\r\nbất khả kháng, khi bậc dưới của tầng bảo vệ đáy và tầng bảo vệ mái hố móng là đá không nứt\r\nnẻ và có độ cứng cao mà việc đào bằng các thiết bị công nghệ (không dùng phương\r\npháp nổ mìn) gặp khó khăn thì có thể cho phép nổ các bao thuốc\r\nriêng lẻ đặt trong lỗ khoan nhỏ. Trong trường hợp này phải có chỉ dẫn chi tiết của tư\r\nvấn thiết kế và chấp thuận của chủ đầu tư.
\r\n\r\n4.7.5 Khi mái hố\r\nmóng có độ dốc phù hợp với thiết bị sử dụng (máy khoan có thể thực hiện\r\nđược), để đảm bảo\r\nđào\r\nđúng các đường viền\r\nthiết kế của các hố đào khi nổ mìn mà không phá hủy tính nguyên vẹn của khối đá\r\ncòn lại, có thể áp dụng phương pháp nổ mìn viền để tạo\r\nkhe sơ bộ. Trong trường hợp này không phải chừa lại lớp bảo vệ ở mái hố đào.
\r\n\r\n4.7.6 Có thể áp dụng\r\nphương pháp nổ mìn phân đoạn không khí dưới đáy lỗ khoan để bảo vệ đáy móng.
\r\n\r\n4.7.7 Phương pháp nổ\r\nmìn chừa tầng bảo vệ không áp dụng đối với công tác đào đường hầm.
\r\n\r\n4.8 Cho phép đồng\r\nthời áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tác động của nổ\r\nmìn vào sâu trong lòng địa khối. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể\r\nkhi nổ mìn, có thể áp dụng các phương pháp đánh giá thông dụng sau đây:
\r\n\r\n4.8.1 Quan sát\r\nthành của khe nổ mìn theo đường viền;
\r\n\r\n4.8.2 Đào giếng;
\r\n\r\n4.8.3 Khoan lấy mẫu;
\r\n\r\n4.8.4 Xác định lượng\r\nhút nước hoặc không khí;
\r\n\r\n4.8.5 Địa vật lý.
\r\n\r\n4.9 Để đảm bảo an\r\ntoàn khi nổ mìn thì tổng lượng thuốc nổ cho phép trong một vụ nổ, quy mô vụ nổ\r\nphải căn cứ vào các\r\nyêu cầu về an toàn nổ mìn, ảnh hưởng của nổ mìn đối với khu vực lân cận, các yếu\r\ntố cần bảo vệ, ổn định và tính nguyên vẹn của khối đá ở mái và đáy hố\r\nđào, sự xuất hiện hoặc mở rộng thêm các khe nứt và các yêu cầu khác để tính\r\ntoán xác định phù hợp.
\r\n\r\n4.10 Bán kính vùng\r\nnguy hiểm đối với mọi phương pháp nổ mìn phải được xác định theo điều kiện thực\r\ntế của hiện trường khu vực khoan nổ và phù hợp với các quy định tại điều 12 của\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\n4.11 Lượng thuốc nổ\r\ncần thiết để nổ phá một đơn vị thể tích đá (hay còn gọi là chỉ tiêu thuốc\r\nnổ, đơn vị là kg/m3) phụ thuộc vào loại thuốc nổ được sử dụng, loại\r\nđá cần nổ phá, yêu cầu về đập vỡ, phương pháp và thông số nổ, đặc điểm về cấu tạo\r\nđịa chất của đá. Để có được số liệu chính xác của chỉ tiêu thuốc\r\nnổ, ngoài tính\r\ntoán lý thuyết và kết quả nổ thí nghiệm tại hiện trường còn phải căn cứ vào kết\r\nquả nổ mìn đại trà\r\nđể hiệu chỉnh phù hợp.
\r\n\r\n4.12 Các tính toán\r\nxác định lượng thuốc nổ sử dụng trong tiêu chuẩn này lấy thuốc nổ\r\namonit làm chuẩn,\r\nkhi sử dụng loại thuốc nổ khác phải hiệu chỉnh bằng cách nhân với hệ số khả\r\nnăng công nổ e:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (1) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nAch là khả năng công nổ của\r\nthuốc nổ amonit : Ach\r\n= 360 cm3;
\r\n\r\nAtt là khả năng công nổ của\r\nthuốc nổ thực tế sử dụng, cm3.
\r\n\r\n5 Phân loại các\r\nphương pháp nổ mìn và điều kiện ứng dụng
\r\n\r\nTrong công tác nổ mìn xây dựng công\r\ntrình cần căn cứ vào điều kiện cụ thể khi nổ mìn, yêu cầu của hố đào để\r\náp dụng các phương pháp nổ mìn sau đây:
\r\n\r\n\r\n\r\nĐây là phương pháp thông dụng khi xây\r\ndựng công trình trong điều kiện hố đào có mặt thoáng rộng và tiếp xúc trực tiếp\r\nvới không khí, trình tự đào từ trên xuống dưới. Nổ mìn lộ thiên bao gồm một hoặc\r\nkết hợp giữa các phương pháp sau đây:
\r\n\r\n5.1.1 Nổ mìn lỗ\r\nnông
\r\n\r\nÁp dụng cho các trường hợp sau đây:
\r\n\r\n1) Hố đào có kích thước mặt cắt nhỏ và\r\nnông (chiều sâu dưới 5m), khối lượng khoan nổ không lớn;
\r\n\r\n2) Phá bỏ tầng bảo vệ đã chừa lại ở đáy và mái hố\r\nđào (bậc trên) hoặc những chỗ đào sót khi nổ mìn lỗ sâu;
\r\n\r\n3) Phá vỡ đá mồ côi hoặc đá quá cỡ;
\r\n\r\n4) Nổ mìn đào đường hầm.
\r\n\r\n5.1.2 Nổ mìn lỗ sâu
\r\n\r\nÁp dụng cho các hố đào có kích thước mặt\r\ncắt lớn và sâu (chiều sâu từ 5m trở lên), khối lượng khoan nổ lớn.
\r\n\r\n5.1.3 Nổ mìn phân bố\r\ntheo chiều dài
\r\n\r\nÁp dụng cho các hố đào có dạng kéo\r\ndài, đào kênh, đào phá núi để làm đường và các hố đào có tính chất tương tự. Khi nổ mìn ở nơi\r\nkhông phải là đá, các bao thuốc nổ được bố trí trong các tuyến đào hở được đào bằng các thiết\r\nbị cơ\r\ngiới.\r\nKhi nổ mìn trong các nham thạch là đá, các bao thuốc nổ được bố trí trong các tuyến hầm\r\nnằm ngang được đào ngầm để dành riêng cho mục đích nổ mìn.
\r\n\r\n5.1.4 Nổ mìn ốp
\r\n\r\nÁp dụng để phá vỡ các tảng đá có nhiều\r\nmặt thoáng ở xung quanh hoặc cắt đứt các vật có chiều dài lớn. Các khối\r\nthuốc nổ tập trung đặt ốp trực tiếp lên bề mặt của khối đá cần phá vỡ. Phương\r\npháp này hiệu quả khi phá đá dòn, dễ vỡ, khối lượng nhỏ hay đá quá cỡ.
\r\n\r\n5.1.5 Nổ mìn với khối\r\nthuốc phẳng
\r\n\r\nÁp dụng cho các hố đào có kích thước rất\r\nlớn nhưng chiều sâu nhỏ hoặc nổ các lượng thuốc nổ gần nhau. Các bao thuốc dạng\r\nphẳng đặt trong các hố đào được đào bằng thiết bị phù hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng để hạ thấp cao độ đáy hoặc để\r\ndọn sạch lòng dẫn có mặt thoáng là nước. Các bao thuốc nổ có khả năng chịu nước\r\nđặt ở bề mặt hoặc trong các lỗ khoan thích hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng cho công tác đào hầm dẫn nước\r\nvà hầm công\r\ntrình thủy công.
\r\n\r\n5.4 Một số\r\nphương pháp nổ mìn đặc biệt
\r\n\r\nÁp dụng cho các hố đào có yêu cầu đặc\r\nbiệt, bao gồm các phương pháp sau đây:
\r\n\r\n5.4.1 Nổ mìn tạo viền
\r\n\r\nÁp dụng cho các hố đào có yêu cầu tạo\r\nmặt biên phẳng, hàng mìn viền nổ trước có tác dụng bảo\r\nvệ biên hố đào.
\r\n\r\n5.4.2 Nổ mìn tẩy\r\ncác khối đá có nguy cơ mất ổn định
\r\n\r\nÁp dụng để phá các khối đá nổ sót ở mái hố đào dễ\r\nmất ổn định trong quá trình thi công và vận hành.
\r\n\r\n5.4.3 Nổ mìn để phá dỡ\r\ncác công trình
\r\n\r\nÁp dụng để phá dỡ công\r\ntrình tạm thời hoặc lâu dài khi có yêu cầu.
\r\n\r\n5.4.4 Nổ mìn định\r\nhướng
\r\n\r\nÁp dụng khi có yêu cầu đá\r\nvăng về một hướng và rơi xuống vị trí định trước.
\r\n\r\n5.4.5 Nổ mìn vi sai
\r\n\r\nÁp dụng khi có yêu cầu giãn cách giữa\r\ncác lần nổ trong một vụ nổ để giảm các tác động bất lợi.
\r\n\r\n\r\n\r\nDanh mục vật liệu nổ công nghiệp\r\nđược sản xuất và sử dụng ở nước ta được ban hành bởi cơ quan quản\r\nlý chuyên ngành. Tùy theo tình hình thực tế về điều kiện nổ; yêu cầu của hố đào tính chất cơ lý của đất\r\nđá; phương pháp nổ; yêu cầu về an toàn trong bảo quản, vận chuyển\r\nvà sử dụng\r\nvật\r\nliệu nổ và các yêu cầu\r\nkhác để lựa chọn loại vật liệu nổ phù hợp. Khi tiến hành lựa chọn tham khảo các\r\nnguyên tắc nêu ở Phụ lục\r\nB của tiêu chuẩn này để quyết định.
\r\n\r\n7. Lựa chọn phương\r\npháp nổ và phương tiện gây nổ
\r\n\r\n7.1 Phương\r\npháp gây nổ bằng đốt
\r\n\r\n7.1.1 Phương pháp\r\ndùng kíp thường (hay còn gọi là kíp lửa) để làm nổ lượng thuốc, kíp thường được\r\ngây nổ bằng đốt dây cháy chậm. Các phương tiện gây nổ bao gồm: kíp nổ thường,\r\ndây cháy chậm và phương tiện đốt dây cháy chậm.
\r\n\r\n7.1.2 Phương pháp\r\nnày dễ gây mất an toàn nên chỉ sử dụng ở những nơi không có khí và bụi\r\nnổ. Tuyệt đối cấm ở những nơi có khí, bụi nổ và đường rút lui gặp khó khăn.\r\nTrong thi công đường hầm, chỉ nên ứng dụng để phá đá quá cỡ hoặc phá vật\r\ncản dọn mặt bằng,\r\nhoặc trong các điều kiện thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp mà không có\r\ncác phương tiện gây nổ khác.
\r\n\r\n7.1.3 Phương pháp\r\nnày có ưu điểm là đơn giản, giá thành thấp. Nhược điểm là quy\r\nmô nổ hạn chế, không điều khiển được trình tự nổ theo ý muốn. Nguy hiểm vì thợ\r\nmìn phải trực tiếp tiếp xúc với lượng thuốc khi đã sắp nổ, khí độc\r\nsinh ra nhiều, chất lượng phá vỡ kém hơn so với phương pháp khác.
\r\n\r\n7.1.4 Để đốt dây\r\ncháy chậm có thể dùng:
\r\n\r\n1) Khi đốt một dây có thể dùng tia lửa\r\ncủa que diêm, nụ xòe hoặc que hương không lõi.
\r\n\r\n2) Khi đốt nhiều dây có thể dùng ống đốt\r\nthường hoặc ống đốt điện.
\r\n\r\n7.1.5 Trình tự tiến\r\nhành gây nổ sau khi đã lập hộ chiếu nổ mìn và đảm bảo an toàn mặt bằng thi công\r\nbao gồm các bước sau:
\r\n\r\n1) Chuẩn bị ngòi nổ (mồi nổ cơ bản hay\r\nngòi mìn) bao gồm một đoạn dây cháy chậm đã được cặp chặt vào kíp. Chiều dài đoạn\r\ndây cháy chậm được tính theo công thức (2).
\r\n\r\n\r\n L = (n.t +\r\n T).V \r\n | \r\n \r\n (2) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nL là chiều dài yêu cầu của dây cháy chậm,\r\ncm;
\r\n\r\nn là số dây cháy chậm cho 1 người thợ nổ mìn đốt, N\r\n≤ 16,
\r\n\r\nt là thời gian đốt một dây cháy chậm,\r\nt = (3 ÷ 5)s;
\r\n\r\nT là thời gian cần thiết để thợ mìn chạy\r\nđến chỗ an toàn, xác định cụ thể theo thực tế nhưng không\r\nđược nhỏ hơn 60s;
\r\n\r\nV là tốc độ cháy của dây, khoảng\r\n1cm/s.
\r\n\r\n2) Chuẩn bị mồi nổ: Dùng thỏi thuốc dạng\r\nbột nhạy với xung nổ làm mồi nổ. Đưa ngòi nổ vào trong bao\r\nthuốc mồi và cố định chúng với nhau chắc chắn bằng dây bền.
\r\n\r\n3) Nạp thuốc và lấp bua.
\r\n\r\n4) Phát lệnh nổ: Đốt dây cháy chậm và rút vào vị\r\ntrí ẩn nấp an toàn.
\r\n\r\n5) Kiểm tra và xử lý hiện trường sau\r\nkhi nổ.
\r\n\r\n7.1.6 Một số lưu ý\r\nkhác
\r\n\r\n1) Khi chuẩn bị ngòi mìn (hay “ống bốc\r\nlửa”) để nổ mìn\r\ntrong các gương tầng ẩm ướt phải đảm bảo cho ngòi mìn không bị tiếp xúc với nước;\r\nkíp phải nằm ngập trong thuốc nổ của mồi nổ, vị trí nhét ống bốc lửa vào mồi nổ phải được\r\nbăng chặt bằng vật liệu cách nước.
\r\n\r\n2) Dây cháy của ống kiểm tra hoặc dây\r\ncháy kiểm tra không ngắn hơn 60 cm và ngắn hơn so với dây cháy\r\ncủa các ống bốc lửa bình thường.
\r\n\r\n7.2 Phương\r\npháp gây nổ bằng điện
\r\n\r\n7.2.1 Để tiến hành\r\nphương pháp này cần có các phương tiện gây nổ sau: kíp nổ điện, dây điện, nguồn\r\nđiện và dụng cụ đo kiểm tra.
\r\n\r\n7.2.2 Phương pháp\r\nnày được ứng dụng rộng rãi. Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng nổ đồng\r\nthời hoặc thứ tự các lượng thuốc nổ theo thiết kế, lượng khí độc sinh ra ít hơn\r\nso với phương pháp khác, có độ tin cậy cao vì được kiểm tra bằng dụng cụ đo trước\r\nkhi nổ. Nhược điểm của phương pháp này là phải tính\r\ntoán và thi công phức tạp, nguy hiểm khi bị rò điện hoặc gặp thời tiết xấu\r\n(giông bão, có sét).
\r\n\r\n7.2.3 Kíp điện có cấu\r\ntạo tương tự như kíp thường, nhưng khác kíp thường ở điểm trước\r\nmũi kíp được đặt mồi lửa điện nối với hai dây dẫn điện, cố định\r\nnhờ nút nhựa ở miệng kíp.\r\nTheo thời gian tác động, kíp điện gồm có các loại sau đây:
\r\n\r\n1) Kíp điện tức thời: Loại này có mồi\r\nlửa điện đặt ngay ở mũ kíp, vì vậy kể từ khi đóng mạch đến khi nổ gần như tức\r\nthời.
\r\n\r\n2) Kíp điện vi sai: Có cấu tạo như kíp\r\nđiện tức thời nhưng giữa mồi lửa điện và thuốc của khối nổ nhóm I có một\r\nđoạn chất làm chậm, có tác dụng khống chế thời gian chậm nổ vi sai sau khi đóng\r\nmạch, thường có giá trị từ 25 ms đến 1000 ms. Loại kíp này được sử dụng khi nổ\r\nmìn vi sai.
\r\n\r\n3) Kíp điện nổ chậm: Có cấu tạo gỉống\r\nkíp điện vi sai nhưng chất làm chậm có tác dụng khống chế thời gian nổ sau khi đóng mạch điện từ\r\n1s đến 10s. Loại kíp này được sử dụng rộng rãi khi nổ mìn đào giếng đứng, nổ mìn văng xa và nổ\r\nmìn định hướng. Tuyệt\r\nđối cấm sử dụng ở những nơi có khí và bụi nổ.
\r\n\r\n7.2.4 Trình tự tiến\r\nhành nổ sau khi đã lập hộ chiếu nổ mìn và đảm bảo an toàn mặt bằng thi công\r\nbao gồm các bước sau:
\r\n\r\n1) Chọn và kiểm tra kíp điện: Chọn đủ\r\nsố lượng và chủng loại theo hộ chiếu. Kiểm tra tính nguyên vẹn của kíp, đo kiểm\r\ntra tính thông mạch và điện trở kíp, nếu sai số > ±10% thì loại bỏ;
\r\n\r\n2) Chuẩn bị mồi nổ:
\r\n\r\nMồi nổ bằng thỏi\r\nthuốc nổ được tiến hành với kỹ thuật tương tự như khi nổ bằng kíp thường\r\nvà dây cháy chậm. Nhưng khác nhau ở chỗ không dùng dây để buộc vỏ giấy\r\nở đầu bao, mà dùng\r\ndây điện của kíp trực tiếp thắt một nút buộc đơn để cố định tránh kíp bị tuột\r\nra.
\r\n\r\nVới mồi nổ chuyên dùng: Kíp được lắp\r\nngược từ\r\ndưới\r\nlên của lỗ đã được chế tạo sẵn của khối thuốc nổ mồi, đồng thời\r\ndùng dây điện của kíp buộc xung quanh khối mồi nổ như đối với bao thuốc.
\r\n\r\n3) Nạp thuốc và lấp bua;
\r\n\r\n4) Đấu nối mạng nổ: Thực hiện khi đã nạp\r\nxong tất cả các phát mìn, đảm bảo an toàn cho người, cắt điện toàn bộ khu vực\r\nnổ mìn. Trước khi đấu nối cần nghiên cứu kỹ phương pháp đấu nối đã được lập\r\ntrong hộ chiếu. Các mối nối phải đúng kỹ thuật, quấn băng cách điện, đặt ở vị\r\ntrí khô ráo, không chạm vào gương hầm hoặc đất đá ẩm ướt;
\r\n\r\n5) Kiểm tra lại mạng nổ: Sau khi đấu nối\r\nxong, ở vị trí an\r\ntoàn dùng dụng cụ đo kiểm tra để đo điện trở của toàn mạng. Nếu điện trở toàn mạng vượt\r\nquá 10% so với tính toán trong hộ chiếu cần kiểm tra lại các mối nối;
\r\n\r\n6) Khởi nổ: Sau khi\r\nnhận được các tín hiệu đảm bảo an toàn để nổ, người chỉ huy nổ mìn đấu nối dây\r\nchính vào nguồn điện và khởi nổ;
\r\n\r\n7) Kiểm tra và xử lý hiện trường\r\nsau khi nổ.
\r\n\r\n7.2.5 Yêu cầu về\r\nnguồn điện và tinh toán các thông số mạng nổ điện tham khảo Phụ lục C của\r\ntiêu chuẩn này để thực hiện.
\r\n\r\n7.3 Phương\r\npháp gây nổ bằng dây nổ
\r\n\r\n7.3.1 Để tiến hành\r\nphương pháp này cần có các phương tiện gây nổ sau: dây nổ, kíp nổ (như kíp điện,\r\nkíp phi điện hoặc kíp điện tử). Khi nổ vi sai bằng mạng dây nổ thì dùng rơle vi\r\nsai để khống chế thứ tự nổ, có thể kết hợp với phương tiện nổ khác như kíp\r\nđiện vi sai hay kíp phi điện vi sai.
\r\n\r\n7.3.2 Nổ bằng dây nổ\r\ncó thể ứng dụng rộng rãi ở tất cả các dạng công tác nổ. Ưu điểm của phương pháp\r\nnày là có thể khống chế thứ tự nổ theo ý muốn; đấu nối và kiểm tra\r\nđơn giản, an toàn. Nhược điểm của phương pháp này là không có dụng cụ kiểm tra\r\nvề tình trạng của mạng dây nổ, hay xảy ra hiện tượng câm\r\nmìn do bị cắt dây nổ trên mặt.
\r\n\r\n7.3.3 Dây nổ là một\r\nphương tiện dùng để truyền sóng kích nổ từ kíp nổ đến lượng thuốc nổ, hoặc từ\r\nlượng thuốc nổ này đến lượng thuốc nổ khác ở trên mặt đất,\r\ntrong lỗ khoan hoặc trong nước và trực tiếp kích nổ cho mồi nổ hoặc lượng thuốc\r\nnổ.
\r\n\r\n7.3.4 Rơle vi sai\r\nlà phương tiện khống chế thời gian vi sai giữa các lượng nổ hay các hàng mìn\r\nkhi sử dụng hệ thống gây nổ bằng dây nổ. Rơle vi sai gồm hai loại: một chiều và\r\nhai chiều, trong mỗi loại được chia thành nhiều số có độ (thời gian) chậm khác\r\nnhau.
\r\n\r\n7.3.5 Trình tự tiến\r\nhành nổ sau khi đã lập hộ chiếu nổ mìn và đảm bảo an toàn\r\nmặt bằng thi công bao gồm các bước sau:
\r\n\r\n1) Chuẩn bị mồi nổ: Tính toán chọn chiều dài\r\ndây nổ theo công thức\r\n(3), cắt dây nổ thành từng đoạn theo chiều dài đã chọn.
\r\n\r\n\r\n Ld\r\n = (Lm\r\n +\r\n b/2).k \r\n | \r\n \r\n (3) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nLd là chiều dài của dây nổ, m;
\r\n\r\nLm là khoảng cách từ\r\nvị trí đặt mồi nổ tới miệng lỗ khoan, xác định theo hộ chiếu, m;
\r\n\r\nb là khoảng cách giữa các hàng, m;
\r\n\r\nk là hệ số kéo dài dây kể tới\r\ndây bị võng, đấu ghép với mồi nổ, mối nối, k = 1,1 ÷ 1,15.
\r\n\r\nChiều dài dây xác định phải vừa đủ, nếu\r\nngắn quá sẽ không nối được với dây chính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nếu dài quá\r\nsẽ gây lãng phí.
\r\n\r\n2) Nạp thuốc và lấp bua;
\r\n\r\n3) Đấu ghép mạng nổ;
\r\n\r\n4) Khởi nổ;
\r\n\r\n5) Kiểm tra và xử lý hiện trường sau\r\nkhi nổ.
\r\n\r\n7.3.6 Một số lưu ý\r\nkhác
\r\n\r\n1) Khi lắp ráp mạng nổ bằng các dây\r\nnổ, phải bố trí đường dây chính chạy dọc theo hàng mìn, nối dây nổ nhánh từ\r\nlượng thuốc nổ vào dây nổ chính. Dây nổ nhánh nối vào dây nổ chính theo hướng trùng với hướng\r\ntruyền nổ trên dây nổ\r\nchính bằng các mối ghép: nút dẹt, ép dây nổ nhánh vào dây chính một đoạn\r\nvà dùng dây bền (hoặc băng dính) để ghép chúng với nhau.
\r\n\r\n2) Khi lắp dây nổ kép phải đặt\r\nhai sợi dây nổ song song và tiếp xúc với nhau càng nhiều càng tốt, cứ cách từ 5\r\nm đến 10 m phải buộc chúng lại với nhau.
\r\n\r\n3) Khi đặt các mạng lưới dây nổ không\r\nđược để dây uốn thành vòng hoặc xoắn lại. Các góc uốn của dây không nhỏ hơn\r\n90°. Không để các dây nổ chéo nhau, cắt nhau. Nếu có một đường dây nổ cắt qua một\r\nđường dây khác thì giữa chúng phải bố trí một tấm đệm bằng gỗ hoặc vật liệu cách\r\nnổ có bề dày không dưới 10 cm.
\r\n\r\n4) Sử dụng kíp nổ hoặc kíp nổ điện để\r\nkích nổ mạng lưới dây nổ. Phải nối các kíp nổ cách đầu mút của dây nổ từ 10 cm\r\nđến 15 cm.
\r\n\r\n5) Mạng dây nổ có thể nối song\r\nsong hoặc nối tiếp tùy theo trình tự nổ.
\r\n\r\n7.4 Phương\r\npháp gây nổ bằng hệ thống kích nổ phi điện
\r\n\r\n7.4.1 Để tiến hành\r\nphương pháp này cần có phương tiện gây nổ là hệ thống\r\nkích nổ vi sai phi điện bao gồm: kíp nổ vi sai phi điện, dây dẫn tín hiệu nổ và\r\ndây tín hiệu sơ cấp.
\r\n\r\n7.4.2 Phương pháp\r\nnày áp dụng được trong tất cả các dạng nổ phá, tuy nhiên nó đạt hiệu quả cao\r\nkhi nổ mìn lỗ khoan lớn, các hố đào yêu cầu kỹ thuật cao, các hố đào nằm trong\r\nvùng nguy hiểm về sóng điện từ và dòng điện rò.
\r\n\r\n7.4.3 Tùy theo điều\r\nkiện cụ thể của từng hố đào (chiều sâu lỗ khoan, khoảng cách mạng nổ, số mặt\r\nthoáng và các\r\nyếu\r\ntố khác) để lựa chọn các sơ đồ nổ thích hợp sau đây:
\r\n\r\n1) Kíp nổ vi sai phi điện trên mặt kết\r\nhợp với dây nổ xuống lỗ khởi nổ trực tiếp lượng thuốc nổ mồi;
\r\n\r\n2) Dây tín hiệu sơ cấp kết hợp với kíp\r\nnổ vi sai phi\r\nđiện trên mặt và kíp nổ vi sai phi điện dưới lỗ;
\r\n\r\n3) Dây dẫn tín hiệu nổ trên bề mặt loại\r\ncông suất nhỏ kết hợp với kíp nổ vi sai phi điện dưới lỗ.
\r\n\r\n7.4.4 Trình tự tiến\r\nhành nổ sau khi đã lập hộ chiếu nổ mìn và đảm bảo an toàn mặt bằng thi công bao\r\ngồm các bước tương tự như phương pháp nổ bằng dây nổ.
\r\n\r\n7.4.5 Ưu điểm của\r\nphương pháp:
\r\n\r\n1) Kết hợp được những ưu điểm của phương\r\npháp gây nổ bằng điện và dây nổ, đồng thời\r\nloại bỏ được nhược điểm của cả hai phương pháp này;
\r\n\r\n2) Độ tin cậy và an toàn cao. Hiệu quả\r\nphá đá tốt, cỡ hạt đồng đều, ít để lại mô chân tầng, kích thước đống đá gọn;
\r\n\r\n3) Cho phép thiết kế sơ đồ nổ vi sai linh hoạt\r\nvới số lượng vi sai không hạn chế;
\r\n\r\n4) Không chịu tác động của dòng điện tạp\r\nvà dòng điện từ;
\r\n\r\n5) Đấu ghép đơn giản;
\r\n\r\n6) Cho phép thiết kế nổ vi sai ngay\r\ntrong lỗ khoan;
\r\n\r\n7) Giảm hậu xung và chỉ tiêu thuốc nổ,\r\ncho phép tăng quy mô vụ nổ;
\r\n\r\n8) Điều khiển tốt hướng dịch chuyển của đống\r\nđá;
\r\n\r\n9) Việc phối hợp sử dụng dễ dàng các\r\nphụ kiện trong sơ đồ nổ làm cho việc thiết kế thuận tiện và tối ưu.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n8.1.1 Các thông số\r\ntính toán thiết kế
\r\n\r\n1) Nội dung của việc tính toán khoan -\r\nnổ mìn là phải lựa chọn và xác định được các giá trị hợp lý các thông số của\r\nbãi mìn và lỗ mìn. Các thông số này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác\r\nnổ mìn, chúng bao gồm: chỉ tiêu thuốc nổ, đường kính lỗ khoan, đường cản chân tầng,\r\nkhoảng cách giữa các lỗ mìn trong hàng, khoảng cách giữa các hàng mìn, chiều\r\nsâu lỗ khoan, chiều dài cột thuốc, lượng thuốc nạp trong 1 m dài lỗ khoan, suất\r\nphá của 1 m lỗ khoan (xem Hình 1).
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n\r\n L: Chiều sâu lỗ khoan; \r\n | \r\n \r\n H: Chiều cao tầng; \r\n | \r\n \r\n Lmh: Chiều dài cột thuốc; \r\n | \r\n
\r\n Lbua Chiều dài lấp bua; \r\n | \r\n \r\n Lq: Chiều sâu khoan\r\n thêm; \r\n | \r\n \r\n a: Khoảng cách giữa các lượng thuốc\r\n nổ trong hàng; \r\n | \r\n
\r\n b: Khoảng cách giữa các hàng mìn; \r\n | \r\n \r\n bat: Khoảng cách từ mép tầng\r\n đến tim lỗ khoan hàng ngoài; \r\n | \r\n |
\r\n α: Góc\r\n nghiêng của sườn tầng; \r\n | \r\n \r\n w: Đường cản chân tầng. \r\n | \r\n
Hình 1 - Sơ đồ xác\r\nđịnh các thông số hình học bãi mìn với lỗ khoan lớn và thẳng đứng (kích thước tính bằng\r\nm)
\r\n\r\n2) Trị số đường cản chân tầng (w) là\r\nkhoảng cách nằm ngang tính từ tim lỗ khoan hàng ngoài đến chân tầng được tính\r\ntheo công thức (4).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (4) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\ndm là đường kính tính toán\r\ncủa bao thuốc nổ, m. Khi nạp\r\nthuốc nổ dạng bột, dạng hạt hoặc thuốc nổ dạng lỏng không đóng bao thì đường\r\nkính tính toán của bao thuốc lấy bằng đường kính lỗ khoan. Đối với loại thuốc nổ\r\nđóng bao hoặc ép thành ống, đường kính bao thuốc lấy bằng đường kính của bao hoặc\r\ncủa ống thuốc nổ;
\r\n\r\nKt là hệ số nứt nẻ của đá tại\r\nnơi nổ mìn, lấy theo Bảng 1;
\r\n\r\n∆ là mật độ của thuốc nổ trong bao thuốc,\r\nT/m3;
\r\n\r\ny là khối lượng riêng của đất đá cần nổ\r\nphá, T/m3.
\r\n\r\ne là hệ số khả\r\nnăng công nổ, tính theo công thức (1).
\r\n\r\nBảng 1 - Trị\r\nsố Kt
\r\n\r\n\r\n Mức độ nứt\r\n nẻ của khối đá \r\n | \r\n \r\n Kt \r\n | \r\n
\r\n 1. Đá nứt nẻ yếu \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 2. Đá nứt nẻ vừa \r\n | \r\n \r\n 1,05 \r\n | \r\n
\r\n 3. Đá nứt nẻ mạnh \r\n | \r\n \r\n 1,1 \r\n | \r\n
\r\n 4. Đá nứt nẻ đặc biệt mạnh \r\n | \r\n \r\n 1,15 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Mức độ nứt nẻ của đá xác\r\n định theo điều 5.1.3 của TCVN 11676 \r\n | \r\n
3) Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong\r\nmột hàng (a) tính theo công thức (5):
\r\n\r\n\r\n a = m.w \r\n | \r\n \r\n (5) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nw: như chú thích ở Hình 1, m;
\r\n\r\nm là hệ số làm gần các lỗ khoan; lấy bằng\r\n1,1 đến 1,2 đối với đất đá dễ nổ, 1,0 đến 1,1 đối với đất đá\r\nkhó nổ vừa, 0,85 đến\r\n1,0 đối với đất đá khó nổ. Ngoài ra còn phải căn cứ vào kết quả nổ mìn\r\nthí nghiệm để điều chỉnh phù hợp với phương pháp nổ mìn vi sai hoặc tức thời.
\r\n\r\n4) Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan\r\n(b) tính theo công thức (6) hoặc (7):
\r\n\r\n\r\n b = a (với\r\n mạng hình ô vuông) \r\n | \r\n \r\n (6) \r\n | \r\n
\r\n (với mạng\r\n hình tam giác đều) \r\n | \r\n \r\n (7) \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH:
\r\n\r\n1) Cho phép thay đổi khoảng cách giữa\r\ncác lỗ khoan trong một hàng trong các trường hợp sau:
\r\n\r\n- Khi đào hào có bố trí hàng mìn tạo\r\nrạch: a = 0,7.w;
\r\n\r\n- Trong các trường hợp\r\nkhi các kích thước của hố móng hoặc hố đào không là bội số của a\r\nhoặc b.
\r\n\r\n2) Lựa chọn hệ số m cần xét đến điều\r\nkiện địa chất của đá và phương pháp nổ.
\r\n\r\n5) Chiều sâu khoan thêm (Lq,\r\nm) tính theo công thức (8):
\r\n\r\n\r\n Lq\r\n = Kkq.dm \r\n | \r\n \r\n (8) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nKkq là hệ số phụ thuộc vào\r\nloại đất đá, Kkq = 5 ¸ 15 (giá trị nhỏ đối với đất đá dễ nổ, giá trị lớn đối với\r\nđất đá khó nổ. Khi ở chân tầng có các lớp kẹp là loại đá mềm hơn, hoặc khi có\r\ncác thớ nứt nằm ngang thì có thể lựa chọn Kkq = 2 ÷ 3;
\r\n\r\ndm là đường kính tính toán\r\ncủa bao thuốc nổ, m.
\r\n\r\nKhi nổ mìn đào móng công trình xây dựng,\r\nđể bảo vệ nền công trình không được khoan thêm xuống tầng bảo vệ.
\r\n\r\n6) Chiều sâu lỗ khoan thẳng đứng (L,\r\nm) tính theo công thức (9):
\r\n\r\n\r\n L = H + Lq \r\n | \r\n \r\n (9) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nH, Lq như chú thích ở Hình\r\n1 và công thức (8).
\r\n\r\n7) Chiều dài bua (Lbua,\r\nm) phải đủ dài để hạn\r\nchế khi nổ phụt ra ngoài, giúp phản ứng nổ xẩy ra hoàn toàn, nâng\r\ncao hiệu quả nổ và hạn chế đá văng xa, tính toán theo công thức (10).
\r\n\r\n\r\n Lbua\r\n = Klb.dm \r\n | \r\n \r\n (10) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nKlb là hệ số phụ\r\nthuộc vào loại đất đá, Klb = 20 ÷ 30 (giá\r\ntrị nhỏ đối với đất đá liền khối, khó nổ; giá trị lớn đối với\r\nđất đá nứt nẻ, dễ nổ. Nếu hố móng có kích thước hạn chế, không có khả năng đưa thiết bị\r\nra khỏi phạm vi nguy hiểm hoặc gần các khu vực sản xuất, nhà cửa, công trình\r\nxây dựng, cơ sở hạ tầng và các hạng mục cần bảo vệ khác, phải tăng Klb lên đến 35\r\nvà cho phép bố trí mạng lưới các lỗ khoan thưa hơn một chút trong khi vẫn giữ\r\nnguyên chỉ tiêu thuốc nổ;
\r\n\r\ndm là đường kính tính toán\r\ncủa bao thuốc nổ, m.
\r\n\r\n8) Sức chứa thuốc nổ trong 1 m lỗ\r\nkhoan (P, kg/m) tính theo công thức (11).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (11) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\ndm, Δ như chú thích ở công\r\nthức (4).
\r\n\r\n9) Lượng thuốc nổ nạp trong lỗ\r\nkhoan (Qt, kg) tính theo công thức (12) và (13).
\r\n\r\n\r\n - Đối với\r\n hàng khoan ngoài: \r\n | \r\n \r\n Qt1 = q.a.w.H \r\n | \r\n \r\n (12) \r\n | \r\n
\r\n - Đối với các\r\n hàng trong: \r\n | \r\n \r\n Qt2 = q.a.b.H \r\n | \r\n \r\n (13) \r\n | \r\n
trong đó: q là chỉ tiêu thuốc nổ,\r\nkg/m3; khi nổ đồng loạt tức thời thì hàng\r\ntrong cần tăng chỉ tiêu thuốc nổ so với hàng ngoài từ 1,15 đến 1,2 lần.
\r\n\r\n8.1.2 Tính toán xác\r\nđịnh các thông số nổ mìn tối ưu khi cho trước chiều cao tầng đào phá
\r\n\r\n1) Xác định chiều sâu L của các lỗ\r\nkhoan theo công thức (9).
\r\n\r\n2) Xác định đường kính bao thuốc nổ tối\r\nưu để đào phá tầng đá có chiều cao H theo công thức (14):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (14) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nH như chú thích ở Hình 1;
\r\n\r\ndbt là đường kính\r\ntối ưu của bao thuốc nổ, m;
\r\n\r\nKlb, Kkq\r\nnhư chú thích ở công thức (8) và (10).
\r\n\r\n3) Xác định chiều dài bua theo công thức\r\n(15).
\r\n\r\n\r\n Lbua\r\n = Klb.dbt \r\n | \r\n \r\n (15) \r\n | \r\n
trong đó: Klb và dbt\r\nnhư công thức (14).
\r\n\r\n4) Xác định đường cản chân tầng (wat) đảm bảo điều kiện an\r\ntoàn cho máy khoan làm việc theo công thức (16):
\r\n\r\n\r\n wat\r\n = H.cotgα + bat \r\n | \r\n \r\n (16) \r\n | \r\n
trong đó: α, bat như chú\r\nthích ở Hình 1, bat ≥ 2,0 m.
\r\n\r\n5) Tính toán xác định trị số đường cản\r\nchân tầng (w) theo công thức (4) nếu có kết quả nhỏ hơn wat của nó thì xử\r\nlý như sau:
\r\n\r\na) Chuyển sang phương pháp nổ mìn\r\ntrong lỗ khoan nghiêng;
\r\n\r\nb) Chuyển sang nổ mìn trong lỗ khoan lớn\r\ngần nhau từng đôi một. Trong trường hợp này, trị số đường cản\r\nchân tầng tính toán có thể tăng lên từ 20 % đến 25 %.
\r\n\r\n6) Tính toán xác định khoảng cách giữa\r\ncác lượng thuốc nổ trong một hàng và giữa các hàng theo công thức\r\n(5), (6) và (7).
\r\n\r\n8.1.3 Tính toán xác\r\nđịnh các thông số nổ mìn tối ưu khi cho trước đường kính bao thuốc nổ
\r\n\r\n1) Khi chiều cao tầng H từ 20 lần đường\r\nkính bao thuốc nổ trở lên
\r\n\r\na) Khối lượng thuốc nổ trong lỗ khoan\r\n(Qt, kg) tính theo công thức (12) và (13).
\r\n\r\nb) Đường cản chân tầng được tính toán\r\ntheo công thức (17):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (17) \r\n | \r\n
trong đó: Qt và q như công\r\nthức (12); H như chú thích ở Hình 1; m như công thức (5).
\r\n\r\nc) Khoảng cách giữa các lượng thuốc nổ trong hàng\r\nvà khoảng cách giữa các hàng mìn được tính toán theo công thức (5), (6) và (7).
\r\n\r\nd) Nếu lượng thuốc nổ được nạp liên tục\r\nmà chiều dài bua còn lớn hơn 35 lần đường kính lượng thuốc nổ thì\r\nphải áp dụng giải pháp phân đoạn lượng thuốc nổ để tạo sườn\r\ntầng bình thường ở phía trên của gương tầng để nâng cao chất\r\nlượng đập vỡ.
\r\n\r\n2) Khi chiều cao tầng H nhỏ hơn 20 lần\r\nđường kính lượng thuốc nổ thì khối lượng thuốc nổ tính theo công thức tổng quát\r\n(18) như đối với các lượng thuốc nổ tập trung:
\r\n\r\n\r\n Q = q.w3.f(n) \r\n | \r\n \r\n (18) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nw như chú thích ở Hình 1; q như công\r\nthức (12)
\r\n\r\nf(n) là hàm chỉ số tác dụng nổ n, quy\r\nđịnh như sau:
\r\n\r\n- Khi nổ om: f(n) = 1;\r\nn<0,75
\r\n\r\n- Khi nổ văng mạnh, f(n) =\r\n(0,4 + 0,6n3)/0,33; 1 < n <3;
\r\n\r\n- Khi nổ văng yếu, f(n)\r\n= ((4+3n)/7)3/0,33; 0,75 < n <1;
\r\n\r\n8.1.4 Nổ mìn trong\r\ncác lỗ khoan nghiêng
\r\n\r\n1) Trong các trường hợp sau đây thì cần\r\nphải xem xét dùng các lỗ khoan nghiêng để nổ phá:
\r\n\r\na) Khi phải phá vụn đá trong điều kiện\r\nđộ dốc của mái đá là nhỏ nhưng chiều cao tầng khoan nổ là lớn, đường cản\r\nchân tầng của các lỗ khoan thẳng đứng vượt quá trị số cho phép lượng thuốc nổ với\r\nđường kính đã cho;
\r\n\r\nb) Cần tạo thành mái\r\nnghiêng cho hố đào mà không có điều kiện áp dụng phương pháp nổ mìn viền.
\r\n\r\n2) Trong các trường hợp sau đây cần xem\r\nxét áp dụng biện pháp nổ mìn trong các lỗ khoan nằm ngang hoặc trong\r\ncác lỗ khoan có góc nghiêng (α) dưới 30° so với mặt phẳng nằm ngang:
\r\n\r\na) Để cắt tầng theo chân tầng;
\r\n\r\nb) Để loại bỏ mô đá chân tầng và những\r\nchỗ bị sót lại sau khi đã khoan nổ.
\r\n\r\n3) Phương pháp tính toán xác định các\r\nthông số nổ mìn trong các lỗ khoan nghiêng tương tự như đối với nổ mìn trong các lỗ\r\nkhoan thẳng đứng.
\r\n\r\n4) Chiều dài lỗ khoan (L, m) xác định\r\ntheo công thức (19):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (19) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nH, Lq như chú thích tại\r\nHình 1;
\r\n\r\nβ góc nghiêng của\r\nlỗ khoan so với mặt phẳng nằm ngang, độ (°).
\r\n\r\n5) Trị số đường cản chân tầng (wng, m) tính\r\ntheo công thức (20):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (20) \r\n | \r\n
trong đó: β như công thức (19), các ký\r\nhiệu khác như công thức (4).
\r\n\r\n6) Các lỗ khoan nghiêng thoải để cắt tầng\r\nphải được bố trí thành một hàng với khoảng cách giữa các lỗ khoan (a, m) xác định\r\ntheo công thức (21):
\r\n\r\n\r\n a =\r\n 0,85.wng \r\n | \r\n \r\n (21) \r\n | \r\n
8.1.5 Điều chỉnh mức\r\nđộ đập vỡ của các khối đá bị nổ phá
\r\n\r\n1) Điều chỉnh mức độ đập vỡ của đá khi\r\nnổ mìn để giảm khối lượng các loại đá không đúng kích cỡ, hoặc để tăng\r\nkhối lượng đá cỡ lớn theo yêu cầu của thiết kế. Có thể áp dụng\r\ncác biện pháp sau đây để điều chỉnh mức độ đập vỡ của khối đá khi nổ mìn:
\r\n\r\na) Thay đổi khoảng cách giữa các lỗ\r\nkhoan trong hàng và giữa các hàng lỗ khoan nhưng giữ nguyên chỉ tiêu thuốc nổ;
\r\n\r\nb) Thay đổi chỉ tiêu thuốc nổ và phân\r\nbố thuốc nổ trong địa khối phải nổ phá;
\r\n\r\nc) Tăng thời gian tác động của năng lượng\r\nnổ vào khối đá cần nổ phá bằng cách phân đoạn không khí trong lượng thuốc;
\r\n\r\nd) Thay đổi góc\r\nnghiêng của các lỗ khoan nổ so với đường thẳng đứng;
\r\n\r\ne) Thay đổi số lượng hàng lỗ\r\nkhoan;
\r\n\r\ne) Thay đổi số lượng hàng lỗ\r\nkhoan;
\r\n\r\nf) Kết hợp dùng các phương pháp nổ vi\r\nsai đảm bảo sự va đập vào nhau giữa các viên đá đã bị phá vỡ;
\r\n\r\n2) Tính toán thiết kế thay đổi mức độ\r\nđập vỡ của đá bị nổ phá phải xét tới độ nứt nẻ của đá trong địa khối. Để xác định chính xác chỉ tiêu thuốc nổ\r\n(qo, kg/m3)\r\nđối với từng\r\nviên\r\nđá riêng\r\nbiệt phải tiến hành nổ mìn\r\nthí nghiệm đối với các viên đá cỡ 0,50 m. Chỉ tiêu thuốc nổ (q, kg/m3)\r\nkhi chuyển sang các kích cỡ viên đá khác và thuốc nổ khác được thực hiện theo\r\ncông thức (22):
\r\n\r\n\r\n q = qo.Mo.e \r\n | \r\n \r\n (22) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nMo là hệ số hiệu chỉnh\r\nvề kích cỡ viên đá; Mo = (0,5/D)0,4 và có thể\r\ntra nhanh theo Bảng 2;
\r\n\r\nD là kích cỡ của viên\r\nđá cần phá, m;
\r\n\r\ne như công thức (1).
\r\n\r\nBảng 2 - Hệ số\r\nhiệu chỉnh về kích cỡ của viên đá
\r\n\r\n\r\n Kích cỡ viên đá D, m \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n \r\n 0,40 \r\n | \r\n \r\n 0,50 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n \r\n 1,50 \r\n | \r\n
\r\n Hệ số hiệu chỉnh Mo đối với\r\n chỉ tiêu thuốc nổ \r\n | \r\n \r\n 1,44 \r\n | \r\n \r\n 1,10 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,93 \r\n | \r\n \r\n 0,83 \r\n | \r\n \r\n 0,76 \r\n | \r\n \r\n 0,70 \r\n | \r\n \r\n 0,64 \r\n | \r\n
3) Tính toán xác định các thông số\r\nkhoan nổ mìn để điều chỉnh\r\nmức độ đập vỡ của đá theo phương pháp sau:
\r\n\r\na) Xác định chỉ tiêu thuốc nổ\r\ntheo công thức (22);
\r\n\r\nb) Hiệu chỉnh các trị số w, a và b\r\ntheo công thức (23):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (23) \r\n | \r\n
a = m.wk;\r\nb xác định như công thức (6) và (7).
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nw xác định theo công thức (4);
\r\n\r\nm xác định theo công thức (5)
\r\n\r\nq, qk là chỉ tiêu thuốc nổ\r\ncủa thuốc nổ amonit và\r\nthuốc nổ thực tế sử dụng, kg/m3.
\r\n\r\nc) Chính xác hóa khối lượng\r\nthuốc nổ (Qk, kg) theo công thức (24):
\r\n\r\n\r\n Qk\r\n = qk.a.wk.H \r\n | \r\n \r\n (24) \r\n | \r\n
8.1.6 Một số yêu cầu\r\nkhác
\r\n\r\n1) Các lỗ khoan sau khi đã khoan xong phải\r\nđược nút kín.
\r\n\r\n2) Sau khi khoan xong phải đo đạc kiểm\r\ntra trị số đường cản chân tầng, khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng\r\nvà giữa các\r\nhàng lỗ khoan, chiều sâu và góc nghiêng của các lỗ khoan. Trong các hố đào có mặt cắt\r\nriêng phải kiểm tra vị trí của các hàng lỗ khoan phối hợp và của từng lỗ khoan\r\nriêng biệt.
\r\n\r\n3) Các lỗ khoan không đúng với thiết kế,\r\nvượt quá dung sai cho phép coi như bị hỏng buộc phải khoan lại hoặc phải sửa lại.\r\nNếu đường cản chân tầng vượt quá đường cản tính toán\r\ncó xét cả dung sai thì phải đào bạt chân tầng và trong trường hợp khi chênh lệch\r\nvượt quá 25 % thì phải khoan lỗ khoan thứ hai gần hơn và tính toán lại lượng\r\nthuốc nổ.
\r\n\r\n4) Khi khoan các gương tầng có điều kiện\r\nđịa chất thủy văn phức tạp, gây hư hại các hố khoan đã được khoan thì phải nạp\r\nthuốc vào các lỗ khoan này ngay sau khi khoan nhưng phải tuân theo các yêu cầu\r\nvề an toàn theo quy định hiện hành.
\r\n\r\n5) Trước khi nạp thuốc nổ phải tiến\r\nhành kiểm tra chiều sâu lỗ khoan. Nếu trong lỗ khoan có mùn khoan và đất cát\r\nthì phải vét sạch. Các đoạn khoan sâu quá cao trình thiết kế phải được lấp lại\r\nbằng cát hoặc đá mạt, không được dùng mùn khoan.
\r\n\r\n6) Khi nạp thuốc nổ vào lỗ khoan, đường\r\nkính của lượng thuốc nổ phải nhỏ hơn đường kính của lỗ khoan từ 15 % đến 20 %.
\r\n\r\n7) Để kiểm tra chiều\r\ncao của lượng thuốc, trong quá trình nạp thuốc nổ vào lỗ khoan\r\nphải định kỳ đo phần còn lại của lỗ khoan chưa được nạp thuốc nổ.
\r\n\r\n8) Trong mỗi lượng thuốc nổ phải đặt một\r\nhoặc hai mồi nổ. Các mồi nổ với dây nổ (hoặc kíp điện) bố trí ở phía dưới\r\ncùng hoặc phần giữa của lượng thuốc nổ. Nếu lỗ khoan chỉ bố trí một mồi nổ thì\r\nmồi nổ phải được nối vào hai đường dây nổ hoặc hai kíp điện. Khi nổ theo hình thức\r\nphân đoạn không khí thì trong mỗi đoạn thuốc nổ phải có một mồi nổ.\r\nKhi sử dụng dây nổ có công suất thấp thì các\r\nmồi nổ\r\nphải\r\nđược đặt ở phần dưới\r\ncùng của bao thuốc nổ.
\r\n\r\n9) Phải sử dụng vật liệu rời hạt mịn\r\n(đất rời mịn, cát hạt mịn, đá mạt) để lấp bua. Khi nạp bua, dây mìn, dây điện\r\nphải được gạt về một phía thành lỗ khoan và không được\r\nkéo căng. Nếu ở miệng lỗ khoan có các ống chèn, nếu có thể thì nên\r\nkéo các ống chèn này ra sau khi đã nạp thuốc nổ.
\r\n\r\n10) Có thể tham khảo\r\nphương pháp tính toán xác định các thông số khoan nổ mìn như chiều sâu lỗ\r\nkhoan, khoảng cách giữa hai lỗ liền nhau, khối lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ\r\nkhoan theo các tài liệu chuyên ngành nổ khác. Trong mọi trường hợp thiết kế\r\nkhoan nổ mìn phải có\r\nbiện pháp phòng ngừa và xử lý mìn câm.
\r\n\r\n8.1.7 Tổ chức thi\r\ncông
\r\n\r\nTrình tự tổ chức thi công\r\nnổ mìn cho một vụ nổ bao gồm các bước sau:
\r\n\r\n1) Khảo sát khu vực nổ mìn và đối chiếu\r\nvề sự phù hợp với hồ sơ thiết kế;
\r\n\r\n2) Lựa chọn vật liệu nổ, phương pháp\r\ngây nổ và phương tiện nổ, tính toán các thông số nổ mìn và lập hộ chiếu nổ mìn.\r\nTham khảo Phụ lục B và D của tiêu chuẩn này để thực hiện.
\r\n\r\n3) Khoan tạo lỗ và kiểm tra sự phù hợp\r\ncủa lỗ khoan so với hộ chiếu nổ mìn;
\r\n\r\n4) Thực hiện công tác an toàn nổ mìn;
\r\n\r\n5) Tiến hành gây nổ theo các bước\r\ntương ứng với các phương pháp lựa chọn được nêu ở mục 7 của\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\n6) Kiểm tra và nghiệm thu vụ nổ, bốc\r\nxúc và vận chuyển để tiến hành vụ nổ tiếp theo.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.2.1 Các thông số\r\ntính toán thiết kế
\r\n\r\n1) Tính toán xác định các thông số kỹ\r\nthuật khi lập sơ đồ công nghệ khoan nổ mìn đào các lớp\r\nđất đá dày trên 1,0 m như sau:
\r\n\r\na) Đường cản chân tầng (w) khi nổ mìn\r\ntrong các lỗ khoan nhỏ làm việc với hai mặt thoáng được xác định theo công thức\r\n(25):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (25) \r\n | \r\n
trong đó: các ký hiệu\r\nnhư công thức (4).
\r\n\r\nb) Chiều sâu khoan thêm của các lỗ\r\nkhoan nhỏ lấy bằng 10 lần đường kính bao thuốc nổ. Khi phân lớp\r\nđá cần nổ phá có thể nằm ngang thì không có đoạn khoan thêm.
\r\n\r\nc) Tùy thuộc vào phương pháp\r\nnổ mìn đã được lựa chọn, khoảng cách giữa các lỗ khoan trong cùng một hàng nằm\r\ntrong khoảng từ 0,8 lần đến 1,4 lần đường cản ở chân tầng: a\r\n= (0,8 ÷ 1,4).w. Khi nổ bằng điện thì lấy trị số thiên nhỏ, khi nổ bằng đốt hoặc\r\ndây nổ thì lấy trị số thiên lớn.
\r\n\r\nd) Khoảng cách giữa các hàng: Với mạng\r\nhình ô vuông b = 0.85.w (khi nổ vi sai thì lấy b = w); với mạng hình tam\r\ngiác đều thì nhân thêm với hệ số điều chỉnh bằng 0,87.
\r\n\r\ne) Lượng thuốc nạp vào lỗ khoan (Q,\r\nkg) xác định theo công thức (26):
\r\n\r\n\r\n Q =\r\n q.w.a.H \r\n | \r\n \r\n (26) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nq là chỉ tiêu thuốc nổ, kg/m3;\r\nH là chiều cao tầng nổ, m.
\r\n\r\n2) Khi nổ mìn phá vỡ vụn đá trên một\r\nphạm vi rộng thì bố trí theo mạng lưới ô vuông hoặc tam giác đều với các\r\nthông số a = b = 0.90.w.
\r\n\r\n3) Khi thiết kế nổ mìn đào móng công\r\ntrình dạng hào hẹp phải nổ mìn theo từng tầng với chiều cao không quá 1 m. Các\r\nhố móng có chiều\r\nsâu trên 1 m phải được nổ mìn theo hai hoặc nhiều tầng. Nếu chiều rộng hố móng\r\ntừ 1 m trở xuống phải bố trí hai hàng hoặc ba hàng lỗ khoan, chiều rộng hố móng\r\nlớn hơn thì số hàng lỗ khoan phải tăng lên tương ứng.
\r\n\r\n4) Khi bố trí hai hàng mìn thì các lỗ\r\nkhoan phải được khoan theo đường viền của hố móng (hoặc tuyến hào). Nếu bố trí ba\r\nhàng thì khoan một hàng ở tim hào và hai hàng khoan theo đường viền. Các lỗ\r\nkhoan được khoan theo hướng thẳng đứng. Nổ mìn theo\r\nphương pháp vi sai, theo sơ đồ nổ từng hàng.
\r\n\r\n5) Khi bố trí nhiều hàng lỗ khoan, trước\r\nhết phải cho nổ hàng ở giữa sau đó nổ các hàng biên. Khi bố\r\ntrí hai hàng, cho nổ từng theo thứ tự bất kỳ. Khi có hai mặt thoáng và khi\r\ntrong hào có khoảng trống dành cho đất đá bị phá vỡ thì nên áp dụng\r\nphương pháp nổ mìn bằng đốt hoặc dây nổ, sẽ đảm bảo tạo được đáy tương đối bằng\r\nphẳng và mái hào có độ dốc lớn. Xem Hình 2.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: 1, 2, ... là trình tự đốt dây\r\ncháy chậm.
\r\n\r\nHình 2 - Sơ đồ\r\ntrình tự đốt dây cháy chậm khi nổ mìn để đào tuyến hào hẹp
\r\n\r\n6) Các lỗ khoan trong điều kiện khô\r\nráo nên nạp thuốc nổ bằng thiết bị chuyên dụng, trường hợp bất khả kháng có thể\r\nnạp bằng thủ công. Các lỗ\r\nkhoan có nước phải được nạp bằng các loại thuốc nổ chịu nước và đã được đóng gói. Khi nạp\r\nthuốc nổ dạng bột vào các lỗ khoan bằng phương pháp thủ công phải dùng xẻng nhỏ\r\nđổ thuốc nổ vào lỗ khoan\r\nvà sau mỗi mẻ đổ phải nén chặt bằng gậy gỗ. Khi đã nạp mồi nổ\r\nthì chỉ được đổ thuốc, không được nén chặt. Nếu thuốc nổ bị vón cục, bắt buộc\r\nphải vò cho tơi mềm rồi mới được nạp vào lỗ khoan.
\r\n\r\n7) Bua phải được lấp đầy bằng vật liệu\r\nphù hợp. Với các lỗ khoan được khoan từ trên xuống, lấp bua bằng vật liệu rời hạt\r\nmịn (đất rời mịn, cát mịn, đá mạt). Với các lỗ khoan nằm ngang hoặc khoan từ dưới\r\nlên, lấp bua bằng hỗn hợp sét và cát. Bua phải được nén chặt trong lỗ khoan bằng\r\ngậy nạp thuốc nổ. Trong quá trình lấp bua phải đảm bảo dây dẫn của kíp điện hoặc\r\ndây nổ không bị hư\r\nhại.
\r\n\r\n8) Trường hợp phải phá vỡ các tảng đá\r\nquá cỡ hoặc đá mồ côi bằng nổ mìn lỗ nông (thường dùng khoan cầm tay có đường\r\nkính mũi khoan 42 mm để tạo lỗ khoan) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
\r\n\r\na) Tạo hiện trường thuận lợi cho việc\r\nkhoan nổ;
\r\n\r\nb) Lỗ khoan phải được khoan theo hướng\r\nđến trọng tâm của tảng đá với chiều sâu đảm bảo bố trí được quả mìn nằm ở trọng tâm của\r\ntảng đá;
\r\n\r\nc) Đối với các tảng đá có hình dạng dẹt,\r\nlỗ khoan phải được khoan vào tâm. Đối với các tảng đá có hình dạng không đều\r\nthì khoan từ phía có mặt cắt ngang lớn hơn. Đối với các tảng đá quá lớn cần bố\r\ntrí nhiều hơn một lỗ khoan và khoan từ bề mặt có diện tích lớn nhất.
\r\n\r\nd) Khối lượng thuốc nổ cần để phá một\r\ncục đá quá cỡ (Q, kg) được xác định theo công thức (27):
\r\n\r\n\r\n Q = q.V \r\n | \r\n \r\n (27) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nq là chỉ tiêu\r\nthuốc nổ, kg/m3: Với thuốc nổ amonit , trị số của q\r\ncó thể lấy từ 0,1 kg/m3 đến 0,2 kg/m3\r\ntùy theo độ cứng của đá;
\r\n\r\nV là thể tích của cục đá, m3.
\r\n\r\ne) Khi nổ nhiều lượng thuốc nổ trong\r\ncùng một cục đá, phải sử dụng phương pháp nổ bằng điện hoặc bằng dây nổ. Cho\r\nphép nổ bằng phương pháp đốt nhưng phải đốt dây cháy chậm ở phía cục đá có chiều dày nhỏ\r\nnhất để khi bao thuốc đầu tiên nổ không làm đứt dây mìn ở bên cạnh.
\r\n\r\nf) Khi nổ bằng phương pháp đốt hoặc bằng\r\nđiện, phải cho kíp nổ hoặc kíp điện đã lắp ráp sẵn vào lỗ khoan trước sau đó mới\r\nnạp thuốc nổ vào. Phải dùng cát, đất sét hoặc đá mạt khoan để nạp bua.
\r\n\r\n9) Ở những nơi hẹp,\r\ngần các công trình dễ bị hư hỏng do đá văng khi nổ mìn, gần khu dân cư, cần phải\r\nsử dụng các biện pháp sau để giảm đá văng:
\r\n\r\na) Lấp bua bằng nước;
\r\n\r\nb) Dùng các tấm phủ để phủ trên bề mặt\r\nkhu vực khoan nổ. Cấu tạo của tấm phủ có thể là các tấm lưới thép,\r\ngỗ, cành cây, cành tre, thậm chí có thể là cỏ, rơm chồng lên nhau và được nẹp bởi các thanh sắt,\r\ngỗ hoặc cây tre. Tấm phủ có cấu tạo như trên sẽ cho phép các\r\nchất khí nổ đi qua dễ\r\ndàng nhưng sẽ cản lại các mảnh đá văng. Ngoài ra cũng có thể dùng các tấm\r\nche chắn bằng vật liệu thích hợp.
\r\n\r\n10) Có thể tham khảo phương pháp tính\r\ntoán xác định các thông số khoan nổ mìn lỗ nông và các biện pháp chống đá văng\r\ntheo các tài liệu chuyên ngành nổ khác. Trong mọi trường hợp thiết kế phải có\r\nbiện pháp phòng ngừa và xử lý mìn câm.
\r\n\r\n8.2.2 Tổ chức thi\r\ncông
\r\n\r\nThực hiện như điều 8.1.7 của tiêu chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\n8.3 Nổ mìn\r\nphân bố theo chiều dài
\r\n\r\n8.3.1 Xác định các\r\nthông số nổ mìn
\r\n\r\n1) Chỉ số tác động nổ (n) có lợi nhất\r\nđối với các quả mìn:
\r\n\r\na) Mìn đặt trong hào: n lấy từ 4,0 đến\r\n6,0;
\r\n\r\nb) Mìn bố trí trong hầm ngang: n lấy từ\r\n1,8 đến 2,2;
\r\n\r\n2) Khối lượng thuốc nổ yêu cầu trên một\r\nmét dài (Q, kg/m):
\r\n\r\na) Thuốc nổ đặt trong hào tính theo\r\ncông thức (28):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (28) \r\n | \r\n
b) Thuốc nổ đặt trong hầm\r\nngang tính theo công thức (29):
\r\n\r\n\r\n Q = 1,2.q.w2.(n2 - n + 1) \r\n | \r\n \r\n (29) \r\n | \r\n
c) Chiều sâu của hố đào (Hhđ,\r\nm) xác định theo công thức (30):
\r\n\r\n\r\n Hhđ\r\n = C.w.n \r\n | \r\n \r\n (30) \r\n | \r\n
d) Độ văng xa của từng viên đất, đá cá\r\nbiệt (Lp, m) xác định theo công thức (31):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (31) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nq là chỉ tiêu thuốc nổ, kg/m3;
\r\n\r\nw là chiều dài trung bình của đường cản chân tầng,\r\nm;
\r\n\r\nC là hệ số điều kiện địa chất của khối\r\nđất đá được nổ\r\nphá. Đối với đất sét và á sét: C = 0,45 ÷ 0,55; Đối với đá thường,\r\nđá tảng, sỏi và cát: C = 0,40 ÷ 0,50.
\r\n\r\nKđ là hệ số tính chất đạn đạo\r\ncủa các viên đá bị nổ phá:
\r\n\r\n\r\n + Với đất á sét: \r\n | \r\n \r\n Kđ = 0,6 ÷ 0,9; \r\n | \r\n \r\n + Với đá thường: \r\n | \r\n \r\n Kđ = 1,2 ÷ 1,4; \r\n | \r\n
\r\n + Với đất sét: \r\n | \r\n \r\n Kđ = 1,1 ÷ 1,3; \r\n | \r\n \r\n + Với đá tảng: \r\n | \r\n \r\n Kđ = 1,4 ÷ 1,7. \r\n | \r\n
8.3.2 Tổ chức thi\r\ncông
\r\n\r\n1) Trình tự tổ chức thi công thực hiện\r\nnhư điều 8.1.7 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n2) Sử dụng thiết bị cơ giới phù hợp để\r\nđào một hàng hào hẹp dọc\r\ntheo tim của tuyến đào thiết kế. Đất đào hào được đổ về một bên hào. Dùng các\r\nthiết bị cơ giới phù hợp để nạp thuốc nổ vào lòng hào thành từng lớp liên tục\r\nsau đó dùng máy ủi để nạp bua (lấp lại hào). Gây nổ được thực hiện\r\nbằng lượng thuốc nổ mồi mạnh bố trí ở một trong hai đầu\r\nmút của lượng thuốc nổ trong hào.
\r\n\r\n3) Khi nổ mìn đặt trong hầm\r\nngang, thuốc nổ được nạp bằng thiết bị chuyên dùng như nạp thuốc nổ bằng khí\r\nnén với thuốc nổ không đóng gói hoặc đặt các bao thuốc nổ liên tục\r\ntrong hầm ngang phù hợp với khối lượng tính toán cho một mét dài. Nếu đường cản\r\nngắn nhất dọc theo đường hầm có thay đổi thì lượng thuốc nổ nạp cho một mét dài\r\ncũng phải thay đổi phù hợp với tính toán. Quả mìn mồi được đặt sau\r\ncùng. Miệng hầm hoặc đường dẫn tới đường hầm đã nạp thuốc nổ được lấp kín bằng\r\nvật liệu nạp bua với chiều dài bua không ngắn hơn 5 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.4.1 Xác định các\r\nthông số nổ mìn
\r\n\r\n1) Khối lượng thuốc nổ cần thiết (Q,\r\nkg) để phá vỡ một cục đá quá cỡ được tính theo công thức (32):
\r\n\r\n\r\n Q = q1 . Vn \r\n | \r\n \r\n (32) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nq1 là chỉ tiêu\r\nthuốc nổ đối với đá cần nổ phá, kg/m3. Đối với đá cứng chắc, khi\r\ndùng thuốc nổ loại amonit , q1 có thể lấy\r\ntrong phạm vi từ 2 kg/m3 đến 3 kg/m3;
\r\n\r\nVn là thể tích cục đá cần\r\nphá vỡ, m3.
\r\n\r\n2) Khi cần nổ để cắt các vật thể dài\r\nnhư thanh gỗ, sắt, thép, cọc bê tông và các vật thể tương tự, khối lượng thuốc\r\nnổ cần thiết (Qc, g) được tính theo công thức (33):
\r\n\r\n\r\n Qc\r\n = qi . Si \r\n | \r\n \r\n (33) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nqi là chỉ tiêu\r\nthuốc nổ, g/cm2. Khi dùng thuốc nổ loại amonit , qi có thể tham khảo\r\ntrong Bảng A.2, Phụ lục A của tiêu chuẩn này;
\r\n\r\nSi là diện tích mặt cắt\r\nngang của vật thể phải cắt, cm2.
\r\n\r\nTổng lượng thuốc nổ tính toán phải\r\nchia thành 2 khối đặt hai phía đảm bảo đáy của quả mìn số 1 bằng cao trình đỉnh\r\ncủa quả mìn số 2 và gắn chặt vào thanh thép theo sơ đồ Hình 3. Phải nổ tức thời\r\ncả hai lượng thuốc nổ này.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: 1, 2 - Các khối\r\nthuốc nổ đặt so le; 3 - Vật thể cần cắt.
\r\n\r\nHình 3 - Sơ đồ\r\nbố trí nổ mìn cắt các vật thể dài
\r\n\r\n8.4.2 Tổ chức thi công
\r\n\r\n1) Trình tự tổ chức thi công thực hiện\r\nnhư điều 8.1.7 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n2) Lượng thuốc nổ ốp nên\r\ncó dạng phù hợp với tiết diện của\r\nvật thể phải cắt, chiều dày lớp chất nổ từ 3,5 cm đến 5 cm được bố trí vào chỗ\r\ncó bề mặt phẳng hoặc lõm, ở vùng đối diện với trọng tâm của vật thể nổ\r\nphá.
\r\n\r\n3) Thuốc nổ dạng bột phải đóng thành\r\nbánh trong các bao đàn hồi, phải cố định chắc chắn vào vật thể cần nổ phá. Các\r\nlượng thuốc nổ ốp phải được che phủ bằng bua có chiều dày không nhỏ hơn chiều\r\ndày của khối thuốc nổ. Vật liệu làm bua có thể là vầng cỏ lật úp mặt cỏ xuống\r\ndưới, các loại đất, cát nghiền nhỏ. Không được sử dụng vật liệu có lẫn các vật\r\ncứng và nặng\r\n(như\r\nđá, cục kim loại) làm bua.
\r\n\r\n4) Có thể sử dụng\r\nphương pháp nổ bằng điện hoặc nổ bằng dây nổ để nổ các quả mìn ốp.
\r\n\r\n8.5 Nổ mìn với\r\nkhối thuốc phẳng
\r\n\r\n8.5.1 Tính toán các\r\nthông số nổ mìn và tổ chức\r\nthi công thực hiện tương tự như nổ mìn phân bố theo chiều dài.
\r\n\r\n8.5.2 Các tuyến hào\r\nđược đào đủ rộng để đảm bảo đặt được các khối thuốc dạng phẳng, có thể bố trí\r\nnhiều tuyến hào trong khu vực nổ phá.
\r\n\r\n8.6 Giải\r\npháp phối hợp các phương án nổ mìn khác nhau
\r\n\r\n8.6.1 Khi các tầng\r\nphải nổ phá có chiều cao thay đổi nên kết hợp phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan\r\nsâu (lỗ khoan lớn) để làm vỡ vụn phần lớn thể tích của tầng cần nổ phá và nổ\r\nmìn trong lỗ khoan nông (lỗ khoan nhỏ) để đào phá các phần ranh giới của khối\r\nđá cần phải nổ phá, xem Hình 4.
\r\n\r\n8.6.2 Khi nổ phá đá\r\ntại các tầng có mái thoải, nếu nổ mìn trong các lỗ khoan lớn thẳng đứng không đảm\r\nbảo cắt được chân tầng thì áp dụng sơ đồ nổ phối hợp giữa các quả mìn trong lỗ\r\nkhoan lớn thẳng đứng và nghiêng hoặc giữa các quả mìn trong các lỗ khoan lớn thẳng\r\nđứng và nằm ngang, xem Hình 5. Trong sơ đồ nổ mìn phối hợp giữa các quả\r\nmìn trong các lỗ khoan lớn thẳng đứng và nằm ngang thì các quả mìn trong các hố\r\nkhoan nằm ngang được nổ trước.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: 1 - Các lỗ\r\nkhoan sâu; 2 - Các lỗ khoan nông.
\r\n\r\nHình 4 - Nổ\r\nphối hợp giữa các quả mìn trong lỗ khoan sâu và\r\nlỗ khoan nông
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: 1 - Các lỗ khoan đứng,\r\nnghiêng; 2 - Các lỗ khoan nằm ngang.
\r\n\r\nHình 5 - Sơ đồ\r\nphối hợp giữa các quả mìn trong lỗ khoan đứng, nghiêng và nằm ngang
\r\n\r\n8.6.3 Hình 6 giới\r\nthiệu một sơ đồ nổ mìn phối hợp nhiều phương pháp nổ để đào hố móng xây dựng\r\ncông trình. Trong sơ đồ này, Hình 6a áp dụng cho trường hợp nền và thành hố\r\nmóng sau khi nổ mìn không cho phép mở rộng, kéo dài thêm\r\ncác vết nứt tự nhiên hoặc tạo thành các vết nứt mới (hố móng thuộc nhóm II và\r\nIII); Hình 6b áp dụng cho trường hợp nền và thành hố móng sau khi nổ mìn cho\r\nphép các vết nứt thiên nhiên được kéo dài và mở rộng thêm hoặc tạo thêm các vết\r\nnứt mới (hố móng thuộc nhóm I).
\r\n\r\n\r\n\r\n
a) Áp dụng\r\ncho hố móng công trình thuộc nhóm II và nhóm III
\r\n\r\n\r\n\r\n
b) Áp dụng\r\ncho hố móng công trình thuộc nhóm I
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n\r\n 1 - Đường viền thiết kế của hố móng; \r\n | \r\n \r\n 2 - Lớp bảo vệ ở mái hố móng; \r\n | \r\n
\r\n 3 - Lớp bảo vệ ở nền; \r\n | \r\n \r\n 4 - Lỗ khoan nổ tạo viền; \r\n | \r\n
\r\n 5 - Tầng khoan nổ thứ nhất; \r\n | \r\n \r\n 6 - Tầng khoan nổ thứ 2; \r\n | \r\n
\r\n 7 - Mặt trên của tầng bảo vệ; \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 - Lớp đá chừa lại cuối cùng để cạy\r\n dọn bằng thủ công và búa căn; \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 9 - Khu vực nổ mìn lỗ sâu với\r\n lỗ khoan có đường kính > 110 mm; \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10, 12 - Khu vực nổ mìn lỗ sâu với\r\n lỗ khoan có đường kính\r\n ≤ 110 mm; \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11- Khu vực nổ mìn lỗ nông; \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình 6 - Sơ đồ\r\nbố trí sử dụng phối hợp các phương pháp nổ mìn lỗ nông, lỗ sâu và nổ tạo viền đào móng công\r\ntrình
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n9.1.1 Nổ mìn dưới\r\nnước để hạ thấp cao độ đáy hoặc để dọn sạch lòng dẫn khi không áp dụng được các\r\nbiện pháp cơ giới.
\r\n\r\n9.1.2 Ngoài đảm bảo\r\ncác yêu cầu kỹ thuật và an toàn chung về công tác nổ mìn, khi nổ mìn\r\ndưới nước còn phải thực hiện theo đúng yêu cầu của các cơ quan quản lý liên\r\nquan đến bảo vệ môi trường nước, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Nếu nổ mìn trên các\r\nsông có tàu thuyền qua lại phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý và\r\nkhai thác vận tải trên sông.
\r\n\r\n9.1.3 Tất cả các vật\r\nliệu nổ được dùng để nổ mìn phải có khả năng chịu nước. Mạng gây nổ phải đảm bảo\r\ntin cậy, không bị rò điện để gây nổ được an toàn.
\r\n\r\n9.2 Nổ mìn\r\nđào sâu đáy lòng dẫn
\r\n\r\n9.2.1 Tính toán\r\nthông số nổ mìn khi sử dụng lượng nổ đắp ngoài (hay lượng nổ đáy nước)
\r\n\r\n1) Khi không xét đến sự thay đổi của chiều\r\nsâu lớp nước phía trên tầng nổ phá thì khối lượng thuốc nổ (Q, kg) được\r\ntính theo công thức thực nghiệm (34):
\r\n\r\n\r\n Q = W.F.qo \r\n | \r\n \r\n (34) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nW là chiều sâu cần đào, m;
\r\n\r\nF là diện tích cần đào, m2;
\r\n\r\nqo là chỉ tiêu\r\nthuốc nổ, kg/m3; xác định trên cơ sở kinh nghiệm của Liên đoàn nổ\r\nmìn Liên bang Nga như Bảng 3.
\r\n\r\nBảng 3 - Lượng\r\ntiêu thụ thuốc nổ đơn vị khi sử dụng lượng nổ đắp ngoài
\r\n\r\n\r\n Cấp đất đá\r\n theo TCXD Nga (Xnhip) \r\n | \r\n \r\n II \r\n | \r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n IV \r\n | \r\n \r\n V \r\n | \r\n \r\n VI \r\n | \r\n \r\n VII \r\n | \r\n \r\n VIII \r\n | \r\n \r\n IX \r\n | \r\n \r\n X \r\n | \r\n \r\n XI \r\n | \r\n
\r\n qo, kg/m3 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH:
\r\n\r\n- Nổ mìn với lượng nổ\r\nđắp\r\nngoài\r\nchỉ hiệu quả khi chiều sâu lớp nước\r\nphía trên từ 2W trở xuống. Tương\r\nứng với chiều sâu lớp nước\r\nphía trên đến 2W thì khối lượng thuốc nổ tính toán\r\ntheo công thức (34) cần phải điều chỉnh tăng lên đến khoảng 50% và tính toán\r\ntheo phương pháp nội suy tuyến tính.
\r\n\r\n- Công thức (34) chỉ áp dụng\r\nkhi W = (0,3 ÷ 0,5)m, khi W > 0,5m thì phải chia thành nhiều lớp để nổ phá, chiều\r\ndày mỗi lớp M = (0,3 ÷ 0,5)m.
\r\n\r\n2) Khoảng cách giữa các lượng thuốc nổ\r\nđắp ngoài trong hàng (a, m) tính theo công thức (35):
\r\n\r\n\r\n a = (3 ÷\r\n 3,5).M \r\n | \r\n \r\n (35) \r\n | \r\n
3) Khoảng cách giữa các hàng (b, m)\r\ntính theo công thức (36):
\r\n\r\n\r\n b = (2,5 ÷\r\n 3,0).M \r\n | \r\n \r\n (36) \r\n | \r\n
trong đó: M là chiều dày mỗi lớp nổ\r\nphá.
\r\n\r\n9.2.2 Tính toán\r\nthông số khoan nổ mìn khi sử dụng lượng nổ nạp trong lỗ khoan
\r\n\r\n1) Khi chiều dày lớp đá ở đáy lòng dẫn\r\ncần nổ phá từ 1,5 m trở xuống thì áp dụng phương pháp nổ mìn trong các lỗ khoan\r\nnhỏ, khi chiều dày cần nổ phá trên 1,5 m thì áp dụng phương pháp nổ mìn trong\r\ncác lỗ khoan lớn. Trong trường hợp đặc biệt cho phép sử dụng mìn ốp để nổ phá các mõm\r\nđá không lớn, có chiều sâu cần nổ phá nhỏ hơn 0,4 m.
\r\n\r\n2) Trong mọi trường hợp đều phải tiến\r\nhành nổ mìn cùng một lúc trên toàn bộ chiều sâu của hố khoan kể cả phần khoan\r\nthêm tùy\r\nthuộc\r\nvào tổng chiều dày của lớp đá phải đào.
\r\n\r\n3) Tùy từng trường hợp cụ thể, ở mỗi đối\r\ntượng nổ mìn chỉ nên sử dụng\r\nmột phương pháp nổ đáp ứng được yêu cầu hạ thấp lòng dẫn tới\r\ncao độ thiết kế.
\r\n\r\n4) Tính toán xác định các thông số\r\nkhoan nổ bằng phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan tương tự như tính toán nổ mìn lộ\r\nthiên quy định tại điều 8.1 và 8.2 của tiêu chuẩn này, nhưng khoảng cách giữa\r\ncác lỗ khoan cần điều chỉnh giảm xuống để chỉ tiêu thuốc nổ tăng\r\nlên khoảng 1,5 lần và được điều chỉnh phù hợp thông qua nổ mìn thí nghiệm.
\r\n\r\n5) Các lỗ khoan bố trí thành từng hàng\r\ntừ hạ lưu lên thượng lưu dòng chảy. Hàng đầu tiên và hàng tạo rạch phải có chiều\r\ndài đoạn khoan thêm lớn hơn 1,5 lần chiều dài tính toán. Tiếp theo hàng tạo rạch\r\nphá mở là ba hàng nổ phá, sau đó lại tiếp đến hàng tạo rạch phá mở và tiếp tục\r\ntheo thứ tự như trên. Phải tiến hành nổ mìn theo sơ đồ nổ mìn vi sai từng hàng.\r\nKhoan và nạp thuốc nổ vào lỗ khoan được thực hiện trên mặt các sàn chuyên dùng\r\nđặt nổi và cố định trên mặt nước.
\r\n\r\n9.3 Nổ mìn dọn\r\nsạch lòng dẫn
\r\n\r\n9.3.1 Khi dùng chất\r\nnổ để phá vỡ các tảng đá ngầm nhằm mục đích khơi thông lòng dẫn, cắt đứt các\r\nchướng ngại vật có dạng dài đơn lẻ (gỗ, sắt, thép, cọc bê tông và các vật có\r\nhình dạng tương tự) áp dụng phương pháp nổ mìn ốp như điều 8.4 của tiêu chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\n9.3.2 Khi cần nổ\r\nmìn để cắt đứt chướng ngại vật có dạng dài và thi công thành hàng liên tục phải\r\ndùng các lượng thuốc nổ có dạng hình dài đặt dọc theo đường dự định cắt. Các lượng\r\nthuốc dài buộc vào các cọc nhỏ cách nhau không quá 3 m. Các cọc nhỏ đó được\r\nđóng xuống đất nền đảm bảo mìn được ép chặt vào chân hàng cừ. Khối lượng thuốc nổ (Qc,\r\ng) xác định theo công thức (37), đường kính của lượng thuốc (d, cm) xác định\r\ntheo công thức (38).
\r\n\r\n\r\n Qc\r\n = qi . Dc . Lc \r\n | \r\n \r\n (37) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n (38) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nqi như công thức\r\n(33);
\r\n\r\nDc là chiều dày hàng chướng\r\nngại vật, cm;
\r\n\r\nLc là chiều dài hàng chướng\r\nngại vật, cm;
\r\n\r\nΔ là mật độ thuốc nổ trong bao thuốc,\r\ng/cm3.
\r\n\r\n9.4 Bảo vệ\r\nthủy sản khi nổ mìn dưới nước
\r\n\r\n9.4.1 Áp lực đầu\r\nsóng xung kích do nổ mìn gây ra phải đảm bảo an toàn cho các loài\r\nthủy sản. Bán kính an toàn khi nổ mìn xác định theo công thức (39):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (39) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nRac là bán kính vùng an\r\ntoàn cho thủy sản khi nổ mìn, m;
\r\n\r\nQ là lượng thuốc nổ được làm nổ trong\r\nmột đợt nổ, kg;
\r\n\r\nC là hệ số hiệu chỉnh. Đối với các quả\r\nmìn đặt trên mặt nước (lộ thiên), hệ số C lấy bằng 100; đối với các quả mìn đặt ngập\r\ntrong nước thì C lấy bằng 20.
\r\n\r\n9.4.2 Khi nổ mìn nhiều lần\r\nthì phải dùng lưới quây xung quanh khu vực ảnh hưởng. Khi chỉ nổ mìn một lần\r\nthì trước khi nổ cần nên cho nổ một số lượng thuốc nhỏ để xua đuổi cá ra xa.\r\nKhông nổ mìn vào mùa cá đẻ.
\r\n\r\n9.5 Giải\r\npháp nâng cao hiệu quả nổ mìn dưới nước
\r\n\r\n9.5.1 Khi sử dụng\r\nlượng nổ đắp ngoài cần lựa chọn thời điểm mực nước thấp nhất có thể để đảm bảo\r\nchiều sâu nước có lợi cho tác dụng cơ học của quá trình nổ.
\r\n\r\n9.5.2 Khi sử dụng\r\nlượng thuốc nổ trong lỗ khoan nên áp dụng các giải pháp như: bố trí thêm các lượng\r\nnổ phụ trước mặt sườn tầng để tạo ra các buồng khí khi nổ; hoặc dùng đường ống\r\nxả khí nén để tạo ra màng bong bóng khí, làm giảm mật độ và áp lực thủy tĩnh trước\r\nmặt sườn tầng ở thời điểm\r\nphát nổ các lượng nổ chính, lượng nổ phụ đặt trên đáy nước được điều khiển nổ\r\nmìn vi sai trước, sau đó nổ các lỗ mìn chính nhằm tạo mặt thoáng phụ và giảm\r\nthiểu ảnh hưởng bởi sức đè của nước.
\r\n\r\n9.5.3 Áp dụng công\r\nnghệ nổ mìn vi sai với sơ đồ mạng nổ hình ô vuông để giảm thiểu tác dụng của nước\r\nkhi phá đá bằng lượng nổ trong lỗ khoan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n10.1.1 Khoan nổ mìn\r\nđào đường hầm phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
\r\n\r\n1) Có hình dạng và kích thước đảm bảo\r\nyêu cầu thiết kế, kể cả việc xử lý các vị trí đào lẹm;
\r\n\r\n2) Độ vỡ vụn của đất đá sau khi nổ phá\r\nphù hợp với yêu cầu bốc xúc và vận chuyển bằng cơ giới;
\r\n\r\n3) Sử dụng tối đa chiều dài các lỗ\r\nkhoan;
\r\n\r\n4) Không ảnh hưởng đến các hạng mục\r\ncông trình xây dựng ở lân cận như giàn giáo, chống đỡ kể\r\ncả lớp vỏ công trình bằng bê tông cốt thép vừa mới thi công xong;
\r\n\r\n5) Tổng lượng khí độc sinh ra trong một\r\nchu kỳ khoan nổ phải phù hợp với năng lực vận hành của hệ thống thông gió.
\r\n\r\n10.1.2 Hướng đào đường\r\nhầm có thể nằm ngang, thẳng đứng hoặc xiên với phương ngang một góc dưới 90°.\r\nTheo diện tích mặt cắt ngang, đường hầm được chia thành các loại sau:
\r\n\r\n1) Đường hầm loại nhỏ: có diện tích dưới\r\n4,0 m2;
\r\n\r\n2) Đường hầm loại trung bình: có diện\r\ntích từ 4,0 m2 đến 60 m2;
\r\n\r\n3) Đường hầm loại lớn:\r\ncó diện tích trên 60 m2.
\r\n\r\n10.1.3 Phá vụn đá\r\nkhi đào toàn bộ gương tầng bằng phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan nhỏ. Phá đá\r\nvà tạo đường viền bậc dưới của gương tầng bằng phương pháp nổ mìn trong lỗ\r\nkhoan lớn. Khi đào mở rộng các đường hầm nhỏ có thể thực hiện bằng phương pháp\r\nnổ mìn trong lỗ khoan lớn hoặc lỗ khoan nhỏ.
\r\n\r\n10.1.4 Chiều sâu của\r\ncác lỗ khoan nhỏ phụ thuộc vào chiều dài bước tiến đã định (tiến độ gương hầm\r\nsau một lần nổ). Đường hầm loại nhỏ trong đá ổn định, chiều dài bước tiến lấy bằng\r\nchiều rộng đường hầm nhưng không lớn hơn 1,7 m. Đường hầm loại lớn và trung\r\nbình thì chiều dài bước tiến phụ thuộc vào khả năng của thiết bị khoan đào hiện\r\ncó nhưng không lớn hơn chiều rộng của đường hầm. Chiều dài bước tiến trong đá\r\nkhông ổn định được xác định bằng trị số cho phép đào lộ nóc nhưng không bị sập.
\r\n\r\n10.1.5 Tùy theo chức\r\nnăng làm việc mà các lỗ khoan được chia thành các loại sau:
\r\n\r\n1) Lỗ khoan đột khẩu (hay còn gọi là lỗ\r\nkhoan đột phá, lỗ khoan rạch hoặc lỗ khoan moi): nhóm các lỗ khoan này\r\nthường bố trí ở vùng trung\r\ntâm của gương hầm và được nổ đầu tiên nhằm tạo ra mặt thoáng phụ cho đợt nổ\r\nsau;
\r\n\r\n2) Lỗ khoan phá (hay còn gọi là lỗ\r\nkhoan khấu): nhóm lỗ khoan này được bố trí để phá vùng đất đá nằm giữa vùng đột khẩu và\r\nvùng biên\r\nđược\r\nnổ sau lỗ khoan\r\nđột khẩu nhằm phá vỡ phần lớn thể tích đất đá. Số lượng lỗ khoan\r\nphá tùy thuộc vào vào diện tích tiết diện đường hầm, đối với đường hầm loại nhỏ\r\nthì có thể có hoặc không có loại lỗ khoan này;
\r\n\r\n3) Lỗ khoan biên:\r\nnhóm lỗ khoan này được dùng để phá nham thạch ở vùng biên\r\ncho đến vị trí đường viền\r\nthiết kế và được nổ phá sau cùng;
\r\n\r\n4) Lỗ khoan theo đường viền: nhóm lỗ\r\nkhoan này được bố trí trùng với đường\r\nviền thiết kế, dùng để tạo đường viền chính xác cho đường hầm. Các lỗ khoan này\r\nđược nổ vào đợt đầu tiên cùng với các lỗ khoan tạo rạch khi nổ mìn tạo khe trước,\r\nhoặc được nổ vào đợt cuối cùng khi nổ mìn lần lượt từ giữa ra\r\nngoài.
\r\n\r\n10.1.6 Lỗ khoan rạch\r\nthẳng (song song với tim đường hầm) được sử dụng để đào các công trình ngầm nằm\r\nngang. Lỗ khoan rạch hội tụ (hội tụ tại một điểm giao giữa tim hầm và điểm cuối\r\ncủa bước tiến) được sử dụng khi đào các giếng thẳng đứng từ trên xuống dưới.\r\nCho phép sử dụng rạch hội tụ hình nêm trong các công trình ngầm nằm ngang nếu sự\r\nphân vỉa của nham thạch không thể sử dụng rạch thẳng.
\r\n\r\n10.2 Tính\r\ntoán các thông số khoan nổ
\r\n\r\n10.2.1 Đường kính lỗ\r\nkhoan (d) thông thường được lựa chọn theo kinh nghiệm phù hợp với diện tích gương\r\nhầm (S) như sau:
\r\n\r\n1) Khi S < 10 m2 chọn d\r\n= (27 ÷ 40) mm;
\r\n\r\n2) Khi S = (10 ¸ 30) m2 chọn\r\nd = (35 ÷ 45) mm;
\r\n\r\n3) Khi S > 30 m2 chọn d\r\n= (38 ÷\r\n51)\r\nmm.
\r\n\r\nNgoài ra đường kính lỗ khoan và đường\r\nkính thỏi thuốc (dt) lựa chọn cần thỏa mãn điều kiện đảm bảo phát huy hiệu quả nổ và\r\nthuận lợi trong thi\r\ncông: d = dt + (4 ¸ 8), mm.
\r\n\r\n10.2.2 Chiều dài của\r\ncác lỗ khoan (L, m) có đường kính nhỏ xác định sơ bộ như sau:
\r\n\r\n1) Các lỗ khoan biên và lỗ khoan phá\r\nxác định theo công thức (40):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (40) \r\n | \r\n
2) Các lỗ khoan tạo rạch thẳng xác định\r\ntheo công thức (41):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (41) \r\n | \r\n
3) Các lỗ khoan tạo rạch hội tụ xác định\r\ntheo công thức (42):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (42) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nLt là chiều dài bước tiến\r\nđã định, m;
\r\n\r\nη là hệ số sử dụng lỗ khoan, xác định\r\nbằng tỷ số giữa chiều dài bước tiến đã định Lt với chiều dài\r\ntrung bình của lỗ\r\nkhoan Ltb. Khi η < 0,65 ÷ 0,7 thì nổ không đạt yêu cầu,\r\nkhi\r\nη\r\n= 0,8 ÷ 0,9 thì nổ bình thường, khi η > 0,9 thì nổ tốt.
\r\n\r\nα là góc nghiêng của lỗ khoan so với mặt\r\nphẳng ngang của gương tầng.
\r\n\r\n4) Chiều dài chính xác của lỗ khoan phải\r\ncăn cứ vào kết quả nổ mìn thí nghiệm ngoài hiện trường.
\r\n\r\n10.2.3 Số lượng lỗ\r\nkhoan nhỏ tạo rạch và\r\nsơ đồ bố trí lỗ khoan phụ thuộc vào độ cứng, độ dai và độ ổn định của nham thạch,\r\nlấy trong phạm\r\nvi như sau:
\r\n\r\n1) Đối với rạch thẳng: bố trí từ 6 đến\r\n8 lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan liền kề nhau từ 0,15 m đến 0,30 m;
\r\n\r\n2) Đối với rạch hình nêm: bố trí từ 4\r\nđến 8 lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan liền kề nhau từ 0,30 m đến 0,50\r\nm;
\r\n\r\n3) Đối với rạch hình tháp: khoảng cách\r\ngiữa các lỗ khoan liền kề nhau từ 0,60 m đến 1,00 m. Số lượng (Nrạch) của các lỗ\r\nkhoan trong rạch hình tháp xác định theo công thức (43):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (43) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nR là bán kính tính từ tâm đường hầm tới\r\nmiệng lỗ khoan, m;
\r\n\r\nar là khoảng cách giữa các\r\nlỗ khoan rạch, m;
\r\n\r\n4) Đường hầm loại nhỏ, số lượng lỗ\r\nkhoan tạo rạch có thể giảm xuống còn từ 2 đến 4 lỗ.
\r\n\r\n10.2.4 Số lượng lỗ\r\nkhoan theo đường viền trong gương hầm (Nviền) xác định\r\ntheo công thức (44):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (44) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nU là chu vi đường hầm, m;
\r\n\r\nak là khoảng cách giữa các\r\nhố khoan trên đường viền, m. Tùy theo độ cứng của nham thạch, ak\r\ncó thể lấy trong phạm vi từ 0,3 m đến 0,6 m.
\r\n\r\n10.2.5 Số lượng lỗ\r\nkhoan phá (Nphá) xác định theo công thức (45):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (45) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nSđào là diện tích đường hầm\r\ntrong khi thi công, m2;
\r\n\r\nSrạch là diện tích đáy\r\ncủa rạch, m2;
\r\n\r\nSk là diện tích gương tầng ứng\r\nvới một lỗ khoan phá, m2.
\r\n\r\n10.2.6 Tổng số các lỗ\r\nkhoan trên gương tầng (N) được xác định theo công thức (46):
\r\n\r\n\r\n N = Nrạch\r\n + Nviền + Nphá \r\n | \r\n \r\n (46) \r\n | \r\n
10.2.7 Khối lượng\r\nthuốc nổ trong một chu kỳ (Q, kg) xác định theo công thức (47):
\r\n\r\n\r\n Q = q.V\r\n = q.Lck.S \r\n | \r\n \r\n (47) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nq là chỉ tiêu thuốc nổ, xác định theo\r\ncông thức (49);
\r\n\r\nS là diện tích tiết diện đường hầm, m2; \r\n
\r\n\r\nV là thể tích đất đá đào trong một chu\r\nkỳ, m3;
\r\n\r\nLck là tiến độ gương tầng\r\nsau 1 chu kỳ, m.
\r\n\r\n10.2.8 Khối lượng của\r\nlượng thuốc nổ trong lỗ khoan (Qk, kg) xác định theo công thức (48):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (48) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nN, Q như công thức\r\n(46) và (47).
\r\n\r\n10.2.9 Khối lượng\r\nthuốc nổ trong các lỗ khoan theo đường viền lấy trong phạm vi từ 0,2 kg/m đến\r\n0,4 kg/m chiều dài lỗ khoan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với các công trình đặc\r\nbiệt quan trọng phải dùng quả mìn gồm từ 2 sợi đến 4 sợi dây nổ thay cho thuốc nổ.
\r\n\r\n10.2.10 Chỉ tiêu thuốc\r\nnổ (q, kg/m3) sơ bộ xác định theo công thức (49) và được chính xác\r\nhóa thông qua nổ\r\nmìn\r\nthí nghiệm tại hiện trường.
\r\n\r\n\r\n q = q1.fo.v.k88.m \r\n | \r\n \r\n (49) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nq1 là chỉ tiêu\r\nthuốc nổ tạo phểu văng tiêu\r\nchuẩn, kg/m3; gần đúng có thể xác định theo công thức: q1 ~ 0,1.fkp\r\n(fkp là độ kiên cố của đất đá, lấy bằng từ 1,5 đến 20 tùy thuộc vào\r\ncấp đá);
\r\n\r\nfo là hệ số cấu trúc của đá\r\n(fo = 2 đối với đá đàn - nhớt, fo = 1,4 đối với\r\nđá có thể nằm\r\nkhông\r\nchỉnh hợp và nứt nẻ nhỏ, fo = 1,3 với đá phiến có độ cứng thay đổi\r\nvà phân vỉa, fo = 1,1 đối với đá dòn khối);
\r\n\r\nv là hệ số nén, tính đến độ sâu của lỗ khoan và\r\ndiện tích tiết diện của đường hầm. Khi có một mặt thoáng thì , khi có hai bề mặt thoáng thì v = 1,2 ÷ 1,5;
\r\n\r\nkBB là hệ số chuyển đổi khả năng\r\ncông nổ, kBB=360/Att\r\n(Att như công thức (1));
\r\n\r\nm là hệ số xét đến đường kính của thỏi\r\nthuốc, m = 36/dt (dt là đường kính của thỏi thuốc, mm).
\r\n\r\n10.3 Yêu cầu\r\nvề hộ chiếu khoan nổ mìn
\r\n\r\n10.3.1 Thi công đào các đường\r\nhầm bằng phương pháp khoan nổ mìn phải được tiến hành theo đúng hộ chiếu nổ mìn\r\nđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n10.3.2 Hộ chiếu nổ mìn được lập cho\r\nmỗi đường hầm dựa trên cơ sở các số liệu tính toán, được chính xác hóa bằng thí\r\nnghiệm hiện trường và phải thể hiện được các nội dung sau:
\r\n\r\n1) Các bản vẽ thiết kế đường hầm: mặt\r\nbằng, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và một số chi tiết cần thiết;
\r\n\r\n2) Đặc điểm địa chất công trình và địa\r\nchất thủy văn;
\r\n\r\n3) Diện tích tiết diện khi đào và tiến độ gương hầm\r\ntrong một chu kỳ;
\r\n\r\n4) Số lượng, chiều sâu và sơ đồ bố trí\r\ncác loại lỗ khoan;
\r\n\r\n5) Khối lượng khoan, chiều dài lỗ\r\nkhoan; chỉ tiêu thuốc nổ và lượng kíp mìn cần thiết cho 1 m\r\ndài đường hầm, cho 1 m3 đá phải nổ phá và cho một chu kỳ đào;
\r\n\r\n6) Loại thuốc nổ và phương tiện nổ;
\r\n\r\n7) Trình tự nổ, khối lượng thuốc nổ\r\ntrong một lần nổ;
\r\n\r\n8) Loại và khối lượng vật liệu lấp\r\nbua;
\r\n\r\n9) Hệ số sử dụng lỗ khoan;
\r\n\r\n10) Khối lượng đá cần nổ phá;
\r\n\r\n11) Biện pháp thông gió, chiếu sáng,\r\nchống bụi;
\r\n\r\n12) Biện pháp bảo đảm an toàn lao\r\nđộng;
\r\n\r\n13) Các tài liệu cần thiết khác có\r\nliên quan đến công tác nổ mìn.
\r\n\r\n10.3.3 Hộ chiếu nổ\r\nmìn là tài liệu cơ bản để thực hiện một vụ nổ mìn và phải được tất cả cán bộ, nhân viên, công\r\nnhân và kỹ thuật viên, những người sẽ tham gia thực hiện công tác khoan nổ mìn nghiên cứu kỹ trước\r\nkhi tiến hành vụ nổ.
\r\n\r\n10.4 Nổ mìn\r\nđào đường hầm nằm ngang
\r\n\r\n10.4.1 Đường hầm loại\r\nnhỏ
\r\n\r\n1) Sử dụng các lỗ khoan nhỏ gồm lỗ khoan\r\ntạo rạch và lỗ khoan biên, xem Hình 7.
\r\n\r\n2) Nổ mìn bằng đốt, điện hoặc dây nổ\r\ntheo phương pháp nổ vi sai.
\r\n\r\n10.4.2 Đường hầm loại\r\ntrung bình
\r\n\r\n1) Sử dụng các lỗ khoan nhỏ gồm lỗ khoan\r\ntạo rạch, lỗ khoan phá và lỗ khoan theo đường viền. Trong các đường hầm tạm thời\r\nphải thay các lỗ khoan trên đường viền bằng các lỗ khoan biên nằm trên biên tiết\r\ndiện cần đào.
\r\n\r\n2) Khi đào các đường hầm song song và\r\ngần nhau phải nổ theo đường viền bằng phương pháp cắt rãnh trước.
\r\n\r\n3) Nổ mìn bằng đốt, điện hoặc dây nổ\r\ntheo phương pháp nổ vi sai.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: Các chữ số\r\ntrong hình vẽ mô tả trình tự nổ mìn.
\r\n\r\nHình 7 - Sơ đồ\r\nnổ mìn toàn bộ các lỗ khoan nhỏ
\r\n\r\n10.4.3 Đường hầm loại\r\nlớn
\r\n\r\n1) Nếu vùng đá ổn định và có đủ thiết\r\nbị khoan nổ, có thể thi công theo phương pháp đào toàn bộ gương hầm:
\r\n\r\na) Sử dụng các lỗ khoan nhỏ (hoặc kết\r\nhợp với lỗ khoan lớn) gồm các lỗ khoan tạo rạch, một vài hàng lỗ\r\nkhoan phá và các lỗ khoan viền trên chu vi của đường hầm. Phải đánh dấu các lỗ\r\nkhoan phá theo lưới ô vuông. Tùy thuộc độ cứng của đá mà chọn khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan\r\nphá sát đường viền và hàng lỗ khoan trên đường viền từ 0,5 m đến 0,9 m;
\r\n\r\nb) Nổ mìn trong các lỗ\r\nkhoan thực hiện bằng kíp nổ điện vi sai.
\r\n\r\n2) Nếu khu vực gương tầng có điều kiện\r\nđịa chất phức tạp,\r\nthực hiện theo quy định sau:
\r\n\r\na) Đào gương tầng vượt trước ở phía\r\ntrên theo quy định tại khoản 1 điều này. Đường hầm có chiều rộng lớn hơn\r\nchiều cao thì trong gương tầng có thể bố trí hai rạch riêng biệt, xem sơ đồ\r\nHình 8;
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: 1, 2 là các lỗ khoan\r\ntạo rạch vượt trước; 3, 4, 5 là các lỗ khoan phá; 6 là lỗ khoan biên.
\r\n\r\nHình 8 - Sơ đồ\r\nvị trí các lỗ khoan trong gương tầng rộng có bố trí nổ mìn hai rạch
\r\n\r\nb) Trước khi đổ bê tông vòm ở bậc phía\r\ndưới phải thực hiện nổ mìn theo đường viền theo phương pháp cắt khe trước theo đúng các yêu cầu\r\nquy định tại điều 10.1 của tiêu chuẩn này;
\r\n\r\nc) Nếu gương tầng dạng bậc, phạm vi bậc\r\nphải được đào bằng nổ mìn trong các lỗ khoan lớn thẳng đứng hoặc xiên. Đường\r\nkính các lỗ khoan lớn không vượt quá 110 mm.
\r\n\r\n10.5 Nổ mìn\r\nđào đường hàm thẳng đứng (đào từ trên xuống dưới)
\r\n\r\n10.5.1 Đường hầm loại\r\nnhỏ
\r\n\r\n1) Sử dụng toàn bộ các lỗ khoan nhỏ gồm\r\nlỗ khoan tạo rạch hình lăng trụ và lỗ khoan biên;
\r\n\r\n2) Chỉ sử dụng thuốc nổ đã được đóng\r\nbao theo đúng quy định để nạp vào lỗ khoan;
\r\n\r\n3) Áp dụng phương pháp nổ mìn bằng điện và\r\nnổ vi sai.
\r\n\r\n10.5.2 Đường hầm loại\r\ntrung bình
\r\n\r\n1) Sử dụng toàn bộ các lỗ khoan nhỏ\r\nbao gồm lỗ khoan tạo rạch hình lăng trụ hoặc hình tháp, các lỗ khoan phá và lỗ\r\nkhoan biên để nổ mìn;
\r\n\r\n2) Khi thi công trong điều kiện có nước,\r\nchỉ sử dụng rạch hình tháp có độ sâu lớn hơn rạch bình thường từ 0,4 m đến 0,6\r\nm để tạo hố tập trung nước;
\r\n\r\n3) Áp dụng phương pháp nổ mìn bằng điện\r\nvà nổ vi sai.
\r\n\r\n10.5.3 Đường hầm loại\r\nlớn
\r\n\r\n1) Sử dụng các lỗ khoan\r\nnhỏ (hoặc\r\nkết hợp với lỗ khoan lớn) gồm lỗ khoan tạo rạch hình tháp lỗ khoan phá và\r\nlỗ khoan trên đường viền (biên) để nổ mìn;
\r\n\r\n2) Khi thi công trong điều kiện có nước,\r\ncác lỗ khoan tạo rạch hình tháp phải có độ sâu lớn hơn rạch\r\nbình thường từ 0,4 m đến 0,6 m để tạo hố tập trung nước.
\r\n\r\n3) Sơ đồ bố trí các lỗ khoan phá như\r\nsau:
\r\n\r\na) Với mặt cắt hình tròn, bố trí theo\r\ncác vòng tròn đồng tâm từ rạch đến thành vách của đường hầm, xem sơ đồ ở Hình 9a;
\r\n\r\nb) Với mặt cắt hình chữ nhật, bố trí\r\ntheo lưới ô vuông thành hàng song song với vách của đường hầm, xem sơ đồ ở Hình\r\n9b;
\r\n\r\nc) Khoảng cách giữa các vòng tròn lấy\r\ntrong phạm vi từ 0,6 m đến 0,9 m.
\r\n\r\n4) Nạp thuốc nổ vào các lỗ khoan có thể\r\nbắt đầu ngay sau khi tất cả các thiết bị khoan và thiết bị tiêu nước được lấy\r\nra khỏi gương tầng. Trường hợp công trình có lượng nước ngầm chảy vào quá lớn\r\nthì vẫn phải tiếp tục bơm cạn nước cho đến khi đã nạp xong thuốc nổ và trước\r\nkhi lắp ráp mạng lưới nổ\r\nphá mới được chuyển máy bơm ra ngoài.
\r\n\r\n5) Phải nổ mìn bằng\r\nphương pháp điện vi sai theo từng hàng. Khi có dòng nước chảy vào đường hầm, mạng\r\nlưới điện nổ phá phải được lắp ráp trên các cọc đảm bảo không\r\nbị ngập cho đến thời điểm nổ\r\nphá.
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n a) Công\r\n trình đào có mặt cắt hình tròn \r\n | \r\n \r\n b) Công\r\n trình đào có mặt cắt hình chữ nhật \r\n | \r\n
CHÚ DẪN: Các số trên\r\nhình vẽ là sơ đồ vị trí\r\ncác lỗ khoan tương ứng với các dạng mặt cắt đường hầm.
\r\n\r\nHình 9 - Sơ đồ\r\nbố trí các lỗ khoan khi nổ mìn đào đường hầm thẳng đứng
\r\n\r\n11. Một số phương\r\npháp nổ mìn đặc biệt
\r\n\r\n\r\n\r\n11.1.1 Nổ mìn tạo viền\r\nđể bảo vệ thành vách ở xung quanh hố đào. Các lỗ khoan bố trí\r\ntheo đường viền thiết kế của hố móng được nổ trước lồm xới tơi đất đá ờ bên\r\ntrong. Từ đó tạo ra được một khe hẹp dọc theo đường viền thiết kế\r\ncách ly khối đá cần nổ tơi ở bên trong hố móng với khối đá cần giữ lại ở bên ngoài,\r\nkhe được tạo ra đóng vai trò như một màn ngăn sóng địa chấn do nổ mìn phá tơi\r\nđá ở phía trong\r\ngây ra, hạn chế hư hại cho thành vách hố móng. Đá nền càng ít nứt nẻ thì chất\r\nlượng bề mặt mái hố móng do nổ mìn viền tạo ra càng tốt.
\r\n\r\n11.1.2 Khoảng cách\r\n(a, m) giữa hai lỗ khoan viền cạnh nhau được xác định theo công thức (50).
\r\n\r\n\r\n a = 22.d.Kv.Kđ \r\n | \r\n \r\n (50) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nd là đường kính lượng thuốc nổ, m;
\r\n\r\nKv là hệ số xét đến độ khép\r\nkín của đường viền. Khi kín hoàn toàn (viền quanh hố móng) chọn Kv =\r\n0,85; Khi nổ mìn trên sườn dốc hoặc trên tầng: với số lượng hàng lỗ khoan nhiều\r\nhơn ba hàng chọn Kv\r\n= 1,0; từ ba hàng trở xuống chọn Kv = 1,1;
\r\n\r\nKđ là hệ số đặc điểm\r\ncủa đá phải nổ phá. Với đá phân phiến liền khối và ít nứt nẻ chọn Kđ = 1,0; Với đá bị\r\nnứt nẻ, nếu hướng khe nứt và thế nằm của đá tạo với hướng của mặt tách một góc\r\n90° chọn Kđ = 0,90; Nếu tạo thành góc từ 20° đến 70° chọn\r\nKđ = 0,85; Khi đá có thể nằm ngang cũng như khi các mặt địa chất\r\ntrùng với mặt tách chọn Kđ = 1,15.
\r\n\r\n11.1.3 Khối lượng\r\nthuốc nổ cần nạp trong một mét dài lỗ khoan (P1) phụ thuộc\r\nvào tính chất của các loại đá cần nổ phá và loại thuốc nổ được sử dụng. Đối với\r\nthuốc nổ loại amonit ,\r\ntrong các loại đá cứng không bị phá hoại bởi quá trình phong hóa, P1 lấy từ 0,4\r\nkg/m đến 0,6 kg/m; trong các loại đá có độ cứng trung bình, phía trên đã bị\r\nphong hóa, P1 ở phần dưới của\r\nlỗ khoan lấy 0,4 kg/m còn phần trên lấy từ 0,2 kg/m đến 0,3 kg/m; trong các loại\r\nđá bị phong hóa nhẹ, P1 lấy từ 0,2\r\nkg/m đến 0,3 kg/m.
\r\n\r\n11.1.4 Chiều dài bua\r\n(Lbua, m) được tính theo công thức thực nghiệm (51).
\r\n\r\n\r\n Lbua\r\n = (0,25 ¸ 0,3).L \r\n | \r\n \r\n (51) \r\n | \r\n
trong đó: L là chiều sâu của lỗ khoan\r\nđường viền, m.
\r\n\r\n11.1.5 Đối với các hố\r\nđào thuộc nhóm I & II, các lỗ khoan trên đường viền phải khoan tới chiều\r\nsâu bằng chiều sâu của các lỗ khoan nổ tơi. Với các hố đào thuộc nhóm III, chiều sâu\r\ncác lỗ khoan viền\r\nphải\r\nsâu hơn chiều\r\nsâu các lỗ khoan nổ tơi\r\nkhông\r\ndưới 10 lần đường kính các lượng thuốc nổ trong các lỗ khoan nổ tơi.\r\nCác lỗ khoan viền phải đảm bảo song song với nhau.
\r\n\r\n11.1.6 Có thể sử dụng\r\ncác loại thuốc nổ có sức công phá trung bình, chịu được nước để nổ tạo đường viền.
\r\n\r\n11.1.7 Các lượng thuốc\r\nnổ tạo viền là một chuỗi các lượng nổ buộc vào dây nổ. Để nạp mìn\r\nvào các lỗ khoan thẳng đứng, chuỗi các lượng thuốc nổ được buộc vào dây thừng.\r\nĐể nạp mìn vào các lỗ khoan nằm ngang hoặc nghiêng, các lượng thuốc nổ phải buộc\r\nvào thanh gỗ có độ cứng và độ dài phù hợp. Nếu chuỗi các\r\nlượng thuốc nổ được thả xuống bằng dây thừng thì dây thừng phải được buộc vào một\r\nvật chắc chắn đặt ngang miệng lỗ khoan và khoảng không gian còn tự do của hố khoan\r\nđược đổ đầy bằng vật liệu làm bua hạt mịn. Nếu chuỗi lượng nổ được đưa vào lỗ\r\nkhoan bằng thước gỗ (hoặc vật liệu cứng thích hợp) thì dây nổ và các lượng thuốc\r\nphải được buộc vào cùng một phía của thước gỗ, đảm bảo quả mìn đặt đúng tim lỗ\r\nkhoan và không tiếp xúc với thành lỗ khoan. Trong trường hợp này chỉ cần nạp\r\nbua ở phần miệng của\r\nlỗ khoan không có thuốc nổ.
\r\n\r\n11.1.8 Nổ mìn tạo viền có\r\nthể thực hiện riêng biệt trước khi tiến hành nổ phá; hoặc nổ đồng thời khi nổ\r\nphá nhưng phải áp dụng phương pháp nổ vi sai, các lượng nổ viền được nổ trước\r\nsau mới đến nổ phá. Thời gian vi sai đối với các loại đá yếu không nhỏ hơn 75\r\nms, còn trong các loại đá cứng không nhỏ hơn 50 ms.
\r\n\r\n11.1.9 Đối với hố\r\nmóng có chiều dài lớn thì nổ mìn tạo đường viền phải được thi\r\ncông vượt trước ranh giới khu vực nổ phá một khoảng cách không nhỏ hơn 10 m.
\r\n\r\n11.1.10 Khi nổ phá các nham\r\nthạch yếu, trong mỗi lỗ khoan có thể đặt từ 3 sợi đến 4 sợi dây nổ để\r\nthay thế cho thuốc nổ.
\r\n\r\n11.1.11 Để đảm bảo\r\ntính hiệu quả của đường viền, đường kính lỗ\r\nkhoan tạo viền thông thường được chọn từ 76 mm đến 105 mm
\r\n\r\n11.2 Nổ mìn\r\ntẩy các khối đá có nguy cơ mất ổn định
\r\n\r\n11.2.1 Áp dụng\r\nphương pháp nổ mìn tạo viền\r\nhoặc phối hợp giữa nổ mìn tạo viền ở\r\nphía trên và nổ mìn trong lỗ khoan nằm ngang hoặc xiên để cắt đáy khối đá. Khi\r\nthi công nổ mìn làm sập các khối đá này phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho\r\nngười và thiết bị từ lúc khoan tạo lỗ đến khi hoàn thành công tác nổ mìn.
\r\n\r\n11.2.2 Hình thức bố\r\ntrí, các thông số nổ mìn xác định như phương pháp nổ mìn theo\r\nđường viền. Để làm tăng khả năng làm sập các khối đá, ngoài lượng thuốc nổ\r\ntheo tính toán, cho phép bổ sung thêm lượng thuốc nổ đặt ở đáy nổ khoan trên\r\nđường viền. Với thuốc nổ amonit , lượng thuốc nổ bổ sung có thể lựa chọn tới\r\n10 kg.
\r\n\r\n11.2.3 Khi khối đá\r\ncó chiều cao dưới 25 m và chiều dày dưới 6 m thì chỉ cần áp dụng phương pháp nổ mìn tạo viền.\r\nKhi khối đá có chiều cao từ 25 m trở lên và chiều dày từ 6 m trở lên thì chân của\r\nnó phải bố trí thêm các lượng thuốc nổ trong các lỗ khoan lớn để nổ tẩy phần\r\nchân khối đá. Nếu khối đá lớn, (có chiều cao và chiều dày lớn)\r\nngoài áp\r\ndụng\r\nphương\r\npháp nổ mìn tạo\r\nviền còn phải sử dụng các lượng thuốc nổ phá bổ sung trong các lỗ khoan lớn.
\r\n\r\n11.2.4 Khi thi công\r\ncác lỗ khoan lớn nằm ngang và nghiêng ở phần dưới của khối\r\nđá để nổ tẩy hết chân của khối đá phải đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho\r\ncông nhân.
\r\n\r\n11.2.5 Tính toán xác\r\nđịnh các thông số nổ mìn, hình thức và phương pháp nạp thuốc vào các lỗ khoan\r\ndùng để nổ tẩy chân khối đá được tính toán theo quy định tại các điều 8.1, 8.2\r\nvà 11.1 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n11.2.6 Các lượng thuốc\r\nnổ phải được gây nổ bằng dây nổ kết hợp với kíp điện. Khi có các lượng thuốc nổ\r\nđặt trong lỗ khoan ở phía dưới để\r\nnổ cắt chân khối đá thì phải gây nổ chúng đồng thời với các lượng thuốc nổ theo\r\nđường viền hoặc chậm hơn không quá 10 ms. Khi có những lỗ khoan bổ sung để nổ\r\nphá, các lượng thuốc nổ trong đó phải được nổ chậm hơn thời gian nổ của các lượng\r\nthuốc nổ trong các lỗ khoan theo đường\r\nviền từ 10 ms đến 20 ms.
\r\n\r\n11.2.7 Khi các khối\r\nđá phải nổ tẩy có chiều cao lớn nhưng không có đường vào và không có đủ mặt bằng\r\nan toàn để đặt máy khoan, cho phép sử dụng các sơ đồ thi công nổ tạo viền với các lượng\r\nthuốc nổ phá đặt trong các lỗ khoan lớn bố trí theo hình quạt\r\nvà việc chuẩn bị\r\nnổ mìn được thực hiện từ các hầm đào có tiết diện từ 8 m2 tới 9 m2\r\nnằm ở ngoài phạm vi của khối đá.
\r\n\r\n11.3 Nổ mìn\r\nđể phá dỡ các công trình
\r\n\r\n11.3.1 Nổ mìn để phá\r\ndỡ các công trình tạm thời
\r\n\r\na) Phá dỡ đê quai, tường chắn bằng bê tông hoặc đá\r\nxây
\r\n\r\n1) Tùy thuộc vào kết cấu của đê quai,\r\ntường chắn và yêu cầu khai thông dòng chảy mà áp dụng phương pháp nổ mìn định\r\nhướng hoặc nổ phá.
\r\n\r\n2) Khi áp dụng phương pháp nổ mìn định\r\nhướng thực hiện theo điều 11.4 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n3) Khi nổ phá, các lỗ\r\nkhoan được khoan thêm một đoạn so với đáy thiết kế của công trình và bố trí\r\nthành nhiều hàng: ở phần giữa của\r\nmặt cắt ngang là các lỗ khoan thẳng đứng, ở gần mái là các lỗ khoan nghiêng.\r\nTính toán chiều sâu đoạn khoan thêm cũng như các thông số nổ mìn khác thực hiện\r\ntheo quy định tại các điều 8.1 và 8.2 của tiêu chuẩn này. Các lỗ khoan ở gần\r\nmái tiếp xúc với nước, đường cản chân tầng lấy bằng 50 % đến 70 % đường cản chân tầng\r\ntheo tính toán. Khi nổ phá các công trình có khối lượng lớn cần điều chỉnh tăng chỉ\r\ntiêu thuốc nổ từ 1,2 đến 1,5 lần so với tính toán.
\r\n\r\n4) Bố trí khoan nổ mìn theo sơ\r\nđồ ở Hình 10. Áp dụng\r\nphương pháp nổ vi sai từng hàng với khoảng cách thời\r\ngian vi sai xác định theo điều 11.5 của tiêu chuẩn này. Khi bố trí nổ mìn theo sơ đồ\r\nHình 10a,\r\nphần\r\nlớn khối vật liệu bị nổ phá sẽ được cuốn đi theo dòng nước, số còn lại sẽ được\r\nthu dọn bằng các\r\nloại\r\nmáy chuyên dụng. Khi bố trí nổ mìn theo sơ đồ Hình 10b, hầu hết khối lượng vật\r\nliệu bị nổ phá đều nằm tại khu vực nổ mìn và được\r\ndọn sạch bằng các loại máy\r\nmóc chuyên dụng.
\r\n\r\n5) Khi thiết kế và thi công\r\nđê quai, tường chắn cần bố trí trước các lỗ khoan nổ mìn, có biện pháp bảo vệ tránh\r\nbị lấp lỗ để tránh phải thực hiện công tác khoan trong điều kiện mặt bằng khó\r\nkhăn.
\r\n\r\n6) Trước khi nổ mìn,\r\nphía\r\nhạ lưu\r\nnếu\r\ncó thể thì tiến hành đào trước các hố bẫy có dung tích đủ lớn để chứa hết\r\ntoàn bộ hoặc một phần khối vật liệu bị vỡ vụn sau khi\r\nnổ phá.
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n a) Sơ đồ chịu\r\n áp lực nước một phía \r\n | \r\n \r\n b) Sơ đồ chịu\r\n áp lực nước cả hai phía \r\n | \r\n ||
\r\n CHÚ DẪN: I, II,\r\n IV, V: là các hàng mìn; \r\n | \r\n \r\n W: là đường cản chân tầng; \r\n | \r\n \r\n b: là khoảng\r\n cách giữa đáy các lỗ khoan. \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
Hình 10 - Các\r\nsơ đồ phá đê quai, tường chắn bằng bê tông hoặc đá xây
\r\n\r\nb) Phá dỡ đê quai bằng đất hoặc đá đổ
\r\n\r\n1) Thông thường áp dụng phương pháp nổ\r\nmìn lộ thiên, bố trí các lỗ khoan thành nhiều hàng theo mạng\r\nhình ô vuông. Các lỗ khoan thường sử dụng ống vách để bảo vệ và được khoan thêm\r\nmột đoạn sâu hơn so với cao độ đáy cần phá. Tính toán các thông số nổ mìn thực\r\nhiện theo quy định tại các điều 8.1 và 8.2 của tiêu chuẩn này, riêng đường cản\r\nchân tầng xác định theo công thức (52). Các hàng lỗ khoan ngoài cùng bố trí\r\nngay gần mái dốc đê quai phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho máy khoan.
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (52) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nh là chiều cao của đê quai cần phá, m;
\r\n\r\nn là chỉ số tác động nổ, n = 2,5 ÷\r\n3,0.
\r\n\r\n2) Chiều dài đoạn đê quai cần phá được\r\nxác định tùy theo yêu cầu của thiết kế dẫn dòng thi công. Áp dụng phương pháp nổ\r\nvi sai từng hàng với khoảng cách thời gian vi sai xác định theo điều 11.5 của\r\ntiêu chuẩn này. Khi nổ phá đê quai có kết hợp xói trôi bằng dòng nước nên nổ vi\r\nsai theo hàng ngang (theo chiều dòng chảy). Các trường hợp còn lại nên nổ vi\r\nsai theo hàng dọc (vuông góc dòng chảy).
\r\n\r\n3) Với đê quai có kết cấu phức tạp: gồm\r\nkhối đá đổ và tường nghiêng chống thấm bằng đất thì phần đá đổ được phá bằng\r\nphương pháp nổ văng, còn tường nghiêng phá bằng phương pháp nổ tơi.
\r\n\r\n4) Trong mọi điều kiện cho phép (mực\r\nnước ở phía thượng lưu đê quai, mặt bằng thi công) thì nên dùng cơ\r\ngiới đảo hạ thấp và thu nhỏ mặt cắt trước khi nổ mìn để giảm nhỏ khối lượng cần\r\nnổ phá.
\r\n\r\n11.3.2 Nổ mìn để phá\r\ndỡ các công trình lâu dài
\r\n\r\na) Tùy theo chiều dày của các kết cấu\r\nbê tông hoặc bê tông cốt thép cần nổ phá để áp dụng phương pháp nổ mìn trong lỗ\r\nkhoan nhỏ hoặc lớn. Đối với các công trình hoặc kết cấu công trình\r\ncó sẵn một số vị trí rỗng trong đó thì có thể sử dụng nó để bố trí các khối thuốc\r\nnổ tập trung để nổ phá.
\r\n\r\nb) Trường hợp nổ mìn trong các lỗ\r\nkhoan và dùng máy xúc hoặc máy ủi để thu dọn phế liệu thì chiều sâu các\r\nlỗ khoan lấy bằng 0,9 lần chiều dày của kết cấu cần nổ phá. Các lỗ khoan nên bố\r\ntrí theo\r\nmạng\r\nhình tam giác đều. Tổng khối lượng thuốc nổ sử dụng để nổ phá kết cấu bê tông\r\n(Qtc, kg) tính theo công thức (53) và số lượng các lỗ khoan (N) xác\r\nđịnh theo\r\ncông thức (54):
\r\n\r\n\r\n Qtc=\r\n Vkc.q2 \r\n | \r\n \r\n (53) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n (54) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nVkc là thể tích khối bê\r\ntông cần nổ phá, m3;
\r\n\r\nq2 là chỉ tiêu thuốc nổ,\r\nkg/m3. Đối với bê tông, q2 lấy từ 0,4 kg/m3 đến\r\n0,5 kg/m3;
\r\n\r\ndm là đường kính quả mìn,\r\nm;
\r\n\r\nL là chiều dài quả mìn, m;
\r\n\r\nΔ là mật độ thuốc nổ trong bao thuốc,\r\nkg/m3.
\r\n\r\nc) Các lỗ khoan có thể khoan từ trên\r\nxuống hoặc từ mặt bên của khối sẽ nổ phá tùy theo kết cấu nằm ngang hay thẳng đứng.\r\nNếu các lỗ khoan được khoan từ trên xuống dưới thì đáy của lỗ khoan phải cách mặt\r\ndưới của khối bê tông một đoạn bằng 5 lần đường kính lượng thuốc nổ, có thể nạp thuốc nổ dạng bột hoặc\r\ndạng đóng thành bao. Nếu khoan từ mặt bên vào thì đáy lỗ khoan phải cách mặt\r\nbên đối diện của khối bê tông một đoạn từ 10 lần đến 15 lần đường kính lượng\r\nthuốc nổ, chỉ được nạp thuốc nổ dạng đóng thành bao. Phải áp dụng\r\nphương pháp nổ mìn vi sai.
\r\n\r\nd) Khi sử dụng biện pháp thu dọn bê\r\ntông đã bị nổ phá bằng cần cẩu và xe chuyên dụng thì khối sẽ nổ phá phải được\r\nchia cắt thành các tảng có khối lượng và kích thước phù hợp với thiết bị vận\r\nchuyển. Để làm công việc này phải vạch các đường cắt trên khối sẽ nổ phá bằng\r\nphấn màu hoặc sơn và tiến hành khoan theo các đường vạch nói trên với khoảng\r\ncách giữa 2 lỗ khoan cạnh nhau là 20 cm. Bố trí và tính toán các thông số nổ mìn thực hiện\r\ntương tự như phương pháp nổ mìn tạo viền quy định tại điều 11.1 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\ne) Khi trong khối bê tông có các khoảng\r\ntrống đủ để bố trí các lượng thuốc nổ tập trung, khối lượng thuốc nổ được tính\r\ntoán theo công thức (18). Tùy theo cường độ bê tông cần nổ phá, chỉ tiêu thuốc\r\nnổ q2 có thể lấy bằng\r\n1,3 kg/m3 đến 1,7 kg/m3.
\r\n\r\nf) Khi nổ mìn phá các móng bê tông ờ\r\ndưới sâu nên sử dụng phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan nhỏ. Trước khi khoan phải\r\nđào một hào chạy dọc theo một trong các cạnh của chân móng và sâu tới chân\r\nmóng. Nếu móng nằm trong\r\nkhu vực không có công trình dễ bị hư hại\r\ndo nổ mìn thì việc bố trí các các lượng thuốc nổ cũng như tính toán xác định\r\ncác thông số nổ mìn tương tự như nổ mìn phá các khối bê tông nằm trên mặt đất.\r\nNếu ở gần móng có\r\ncác công trình dễ bị hư hại do nổ mìn thì chiều sâu của các lỗ khoan nhỏ lấy bằng 80 %\r\nchiều dày của khối bê tông, số các lỗ khoan tăng lên gấp hai lần so với\r\ntính toán. Khi nổ mìn,\r\ntoàn bộ khối bê tông cần nổ phá đều phải được che chắn bằng các kết cấu và vật\r\nliệu phủ thích hợp.
\r\n\r\ng) Khi cần nổ phá một phần\r\nmóng mà không\r\ngây hư hỏng phần còn lại bắt buộc phải nổ mìn cắt rãnh trước theo đường cắt với\r\nkhoảng cách giữa các lỗ khoan từ 0,2 m đến 0,4 m và lượng thuốc nổ gồm 2 sợi hoặc\r\n3 sợi dây nổ. Nổ mìn phần móng đã được cắt thực hiện theo trình tự và biện pháp\r\nnêu ở các mục trên.
\r\n\r\nh) Khi nổ mìn phá các\r\nkết cấu bê tông cốt thép thì phải nổ phá làm tơi rời phần bê tông, sau đó mới cắt\r\nbỏ cốt thép bằng các dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng. Phải áp dụng phương\r\npháp nổ tạo viền để chia cắt kết cấu thành các khối nhỏ có kích thước phù hợp với\r\nyêu cầu vận chuyển ra ngoài.
\r\n\r\ni) Cắt các tấm bê tông có chiều dày dưới\r\n40 cm nên dùng mìn ốp trên bề mặt để phá bê tông. Khối lượng thuốc nổ loại amonit cho 1 m dài cần cắt sơ bộ\r\ncó thể tham khảo Bảng 4. Khối lượng quy đổi của các lượng thuốc nổ khác loại\r\ntrên phải được chính xác hóa theo kết quả nổ mìn thí nghiệm\r\ntrong giai đoạn đầu nổ phá. Các lượng thuốc nổ phải được phủ kín bằng cát hoặc vầng cỏ có chiều dày\r\nkhông nhỏ hơn chiều dày bao thuốc nổ.
\r\n\r\nBảng 4 - Khối\r\nlượng thuốc nổ loại amonit dùng để cắt 1 m dài các tấm bê tông cốt\r\nthép có\r\nchiều\r\ndày dưới 40 cm
\r\n\r\n\r\n Chiều dày tấm, cm \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n Lượng thuốc nổ, kg/m \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n
k) Khi cắt các tấm có chiều dày trên\r\n40 cm thì dọc theo đường cắt phải khoan các lỗ khoan nhỏ có chiều sâu bằng 2/3\r\nchiều dày tấm, khoảng cách giữa các lỗ khoan liền nhau lấy từ 10 lần đến 15 lần\r\nđường kính lượng thuốc nổ. Các khoảng\r\ncách này phải được chính xác hóa theo kết quả nổ mìn thí nghiệm trong giai\r\nđoạn đầu nổ phá. Khối lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan (Q, kg) xác định\r\ntheo công thức (55).
\r\n\r\n\r\n Q =\r\n 0,5.dm2.δ.Δ \r\n | \r\n \r\n (55) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\ndm là đường kính bao thuốc\r\nnổ, m;
\r\n\r\nδ là chiều dày tấm bê tông cần nổ phá,\r\nm;
\r\n\r\nΔ là mật độ thuốc nổ trong bao thuốc,\r\nkg/m3.
\r\n\r\nl) Để cắt các cột bằng bê tông cốt\r\nthép phải dùng phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan nhỏ. Các lỗ khoan bố trí thành\r\nhai hàng với khoảng\r\ncách giữa các lỗ trong hàng và khoảng cách giữa hai hành bằng 15 lần đường\r\nkính quả mìn. Khối lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan tính theo công thức\r\n(53).
\r\n\r\nm) Để cắt các thanh dầm bằng gỗ, bê\r\ntông, bê tông cốt thép hay thép phải áp dụng phương pháp nổ mìn ốp, thực hiện\r\nnhư quy định tại 8.4 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\n11.4.1 Khi nổ mìn để\r\nđắp lại vào công trình mới (đập, đê quai, tường chắn và các công trình phù hợp)\r\nmà không cần thông qua công đoạn vận chuyển vật liệu sau khi nổ thì: Nếu nổ mìn\r\ntừ hai bờ của công trình cần đắp thì độ cao của bờ tối thiểu không thấp hơn 1,5\r\nlần chiều cao thiết kế của công trình, nếu nổ mìn một bờ thì chiều cao bờ\r\ntối thiểu phải lớn hơn 2 lần chiều cao thiết kế của công trình.
\r\n\r\n11.4.2 Tùy thuộc vào\r\nđiều kiện cụ thể của từng công trình để lựa chọn áp dụng phương pháp nổ mìn lộ\r\nthiên hoặc nổ mìn ốp. Tính toán xác định các thông số nổ mìn theo các phương\r\npháp nổ tương ứng thực hiện theo quy định tại các điều 8.1, 8.2 và 8.4 của tiêu\r\nchuẩn này.
\r\n\r\n11.4.3 Chỉ số tác\r\ntác động nổ (n) phụ thuộc vào tỷ lệ đất đá bắn tung ra khỏi phễu nổ so với khối\r\nlượng đất đá cần nổ phá (E, %) và độ dốc của bề mặt địa hình. Khi E nằm trong\r\nkhoảng\r\n70% đến 80%\r\nthì chỉ\r\nsố n xác định theo Bảng 5.
\r\n\r\nBảng 5 - Trị\r\nsố n ứng với E = (70 ÷ 80)%
\r\n\r\n\r\n 1 Độ dốc bề mặt\r\n địa hình nổ, độ (°) \r\n | \r\n \r\n Mặt bằng \r\n | \r\n \r\n Từ 20 đến\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n Từ 30 đến\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n Từ 45 đến\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n Trên 70 \r\n | \r\n
\r\n 2. Trị số n \r\n | \r\n \r\n Từ 1,75 đến\r\n 2,25 \r\n | \r\n \r\n Từ 1,5 đến\r\n 1,75 \r\n | \r\n \r\n Từ 1,25 đến\r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n Từ 1,0 đến\r\n 1,25 \r\n | \r\n \r\n Từ 0,75 đến\r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Để nâng cao\r\n hiệu quả văng khi nổ mìn nhiều\r\n hàng\r\n hoặc nhiều tầng thì chỉ số n của hàng trong cần lớn hơn hàng\r\n ngoài\r\n một cấp từ 0,2 đến\r\n 0,25 và tầng dưới lớn\r\n hơn tầng trên một cấp từ 0,05 đến 0,1. \r\n | \r\n
11.4.4 Tính toán xác định\r\nkhoảng cách văng xa (R, m) của đất đá khi nổ mìn trong lỗ khoan theo công thức\r\n(56):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (56) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nq là chỉ tiêu thuốc nổ, kg/m3;
\r\n\r\nH là chiều cao của tầng nổ phá, m.
\r\n\r\nNếu khoảng cách văng xa của đất đá\r\ntheo tính toán không đủ để đưa đất đá vào vị trí định trước, khi đó căn cứ vào\r\nkhoảng cách định trước để tính toán hiệu chỉnh trị số q theo công thức (56) và\r\nhiệu chỉnh lại khoảng cách giữa các lỗ khoan tính toán theo công thức (57).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (57) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nL là chiều dài (chiều\r\nsâu) lỗ khoan, m;
\r\n\r\nP là sức chứa thuốc nổ\r\ncủa 1m lỗ khoan, kg/m;
\r\n\r\nC1 là hệ số nạp đầy lỗ\r\nkhoan, xác định như công thức (47).
\r\n\r\n11.4.5 Khi áp dụng phương pháp nổ mìn\r\nlỗ sâu để đắp công trình mới, phải bố trí các lỗ khoan thành nhiều hàng. Ở vị trí tim\r\ntuyến công trình (đập, đê quai hoặc tường chắn) có số lượng hàng lỗ\r\nkhoan nhiều nhất và giảm dần về hai phía đến chân công trình. Các lỗ khoan có\r\nthể thẳng đứng hoặc xiên. Khi bố trí thành nhiều hàng thì đáy các lỗ khoan ở các hàng\r\nkhác nhau phải cùng nằm trên mặt phẳng tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc từ\r\n30° đến 45°, xem sơ đồ Hình 11a. Trình tự nổ lượng thuốc nổ trong các lỗ\r\nkhoan sâu đáp ứng yêu cầu hất tập trung đất đá về phía tim công trình, xem sơ đồ Hình\r\n11b.
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n a) Sơ đồ bố trí lỗ\r\n khoan \r\n | \r\n \r\n b) Sơ đồ\r\n trình tự nổ các quả mìn \r\n | \r\n
CHÚ DẪN: I, II, III, IV: là thứ\r\ntự nổ các quả mìn.
\r\n\r\nHình 11 - Sơ\r\nđồ bố trí nổ mìn lỗ sâu để đắp vào công\r\ntrình mới
\r\n\r\n11.4.6 Khi nổ mìn đánh sập đất đá vào\r\ndòng nước đang chảy để ngăn dòng và tạo đê quai, thể tích cần nổ\r\nphải được kể đến cả thể tích vật liệu bị dòng nước cuốn trôi (V, m3)\r\ntính toán theo công thức (58). Khi thể tích khu vực nổ phá không đảm\r\nbảo đủ trữ lượng cần thiết\r\nthì phải sử dụng sơ đồ ngăn dòng hai giai đoạn.
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (56) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nH và B là chiều sâu và\r\nchiều rộng của dòng chảy, m;
\r\n\r\nv là tốc độ\r\ntrung bình thực tế của dòng chảy, m/s;
\r\n\r\nvH là tốc độ không xói giới hạn,\r\nm/s. Vật liệu là cát - sét: vH = 0,5 m/s; Vật liệu\r\nlà sỏi\r\n-\r\ncuội: vH = 2,0 m/s; Vật\r\nliệu lá đá: vH = 5,0 m/s;
\r\n\r\ntn là thời gian ngăn dòng,\r\ns.
\r\n\r\n\r\n\r\n11.5.1 Căn cứ vào độ\r\nkiên cố của loại đá cần nổ phá để xác định sơ bộ thời gian vi sai Δt (Δt lấy đến 50 ms đối với\r\nnổ mìn lỗ nông, lấy đến 100 ms đối với nổ mìn lỗ sâu và nổ mìn đào đường hầm).\r\nCăn\r\ncứ\r\nvào tính năng của\r\ncác phương tiện nổ cho nổ vi sai để lựa chọn thời gian vi sai Δt và phương tiện nổ phù hợp với\r\nthực tế. Phương tiện nổ vi sai gồm có kíp điện vi sai, kíp nổ phi điện vi sai,\r\nmáy nổ mìn vi sai, dây\r\nnổ và rơle vi sai.
\r\n\r\n11.5.2 Thời gian vi\r\nsai (Δt) giữa các hàng khi áp dụng phương pháp nổ mìn lỗ sâu xác định theo công\r\nthức (59).
\r\n\r\n\r\n Δt = A.w \r\n | \r\n \r\n (59) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nΔt là thời gian vi\r\nsai, ms;
\r\n\r\nw là đường cản chân tầng hoặc khoảng cách\r\ngiữa các hàng lỗ khoan, m;
\r\n\r\nA là hệ số phụ thuộc vào độ kiên cố của\r\nđá, lấy theo Bảng 6.
\r\n\r\nBảng 6 - Các giá\r\ntrị của hệ số độ kiên cố của đá
\r\n\r\n\r\n Tên đá \r\n | \r\n \r\n Độ kiên cố \r\n | \r\n \r\n Hệ số A \r\n | \r\n
\r\n 1. Granit, pêridolit,\r\n poocphia thạch anh, poocphia rit, xiênit, quăczit \r\n | \r\n \r\n Rất cứng \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n
\r\n 2. Cát kết, đá phiến biến chất cứng,\r\n quaczit có chứa sắt, sa thạch. \r\n | \r\n \r\n Cứng \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n | \r\n
\r\n 3. Đá vôi, cẩm thạch, manhêzit, đá phiến\r\n philit, xécpentênit. \r\n | \r\n \r\n Cứng vừa \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n
\r\n 4. Macnơ, đá phấn, đá phiến sét,\r\n than đá, sét kết, alơvrôlit. \r\n | \r\n \r\n Mềm \r\n | \r\n \r\n 6,0 \r\n | \r\n
12.1 Công tác đảm\r\nbảo an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ\r\ncông nghiệp, tính toán khoảng cách an toàn thực hiện theo quy định hiện hành.\r\nAn toàn trong quá trình thi công khoan và đào đá thực hiện theo TCVN 5308. An\r\ntoàn do tác động của rung và chấn động cơ học thực hiện theo TCVN 7191, TCVN 7334.
\r\n\r\n12.2 Xây dựng\r\nphương án bảo đảm an toàn trong quá trình nổ mìn cho từng công trình cụ thể cần\r\ntính toán và xem xét các nội dung sau đây:
\r\n\r\n12.2.1 Cự ly văng xa\r\ncủa những hòn đá cá biệt;
\r\n\r\n12.2.2 Cự ly nguy hiểm\r\ncho người do tác dụng của sóng xung kích do nổ mìn gây ra và lan truyền trong\r\nkhông khí. Đối với các công trình khoan nổ mìn có tiết diện lớn và sử dụng nhiều\r\nthuốc nổ cần phải\r\ntính toán áp lực của sóng xung kích trong không khí để kiểm tra độ bền và ổn định\r\ncủa công trình;
\r\n\r\n12.2.3 Cự ly nguy hiểm\r\nvề sóng địa chấn đối với công trình;
\r\n\r\n12.2.4 Cự ly truyền nổ là căn cứ để xác định vị\r\ntrí của kho lưu trữ thuốc nổ tạm thời trên công trường và thiết kế kho lưu trữ\r\nthuốc nổ phù hợp;
\r\n\r\n12.2.5 Cự ly rơi và\r\nlăn đi xa theo mái dốc của những hòn đá lớn cá biệt đang nằm cheo leo trên mái dốc do ảnh hưởng\r\ncủa nổ mìn;
\r\n\r\n12.2.6 Hướng bay của\r\nkhói bụi, các chất khí độc sinh ra trong quá trình nổ mìn và khoảng\r\ncách\r\nnguy\r\nhiểm về nồng\r\nđộ của khí độc\r\nnày trong không khí.
\r\n\r\n12.3 Căn cứ kết quả\r\ntính toán và xem xét các yếu tố tác động do nổ mìn gây ra, lựa chọn phương án đảm\r\nbảo an toàn khi nổ mìn theo các nội dung chính sau đây:
\r\n\r\n12.3.1 Xác định quy\r\nmô từng đợt nổ mìn cho phép bao gồm phạm vi nổ mìn, loại thuốc nổ và khối lượng\r\nthuốc nổ tối đa được phép sử dụng cho mỗi đợt nổ, phương pháp nổ mìn phù hợp;
\r\n\r\n12.3.2 Phạm vi cần\r\ndi chuyển người và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực nổ\r\nmìn;
\r\n\r\n12.3.3 Biện pháp bảo\r\nvệ, gia cố, che chắn đối với các đối tượng công trình không thể di dời;
\r\n\r\n12.3.4 Khu vực và vị\r\ntrí cần có người canh\r\ngác, cảnh giới khi nổ mìn;
\r\n\r\n12.3.5 Thông báo lên\r\ncác phương tiện thông tin đại chúng trong khu vực về thời gian nổ mìn và phạm\r\nvi khu vực bảo vệ trong thời gian nổ mìn;
\r\n\r\n12.3.6 Quy định các\r\nnội dung cụ thể về công tác đảm bảo an toàn từ lúc chuẩn bị đến khi nổ mìn trên công trường để\r\nmọi người tuân theo.
\r\n\r\n12.4 Nổ mìn trong khu vực\r\ncó các công trình đặc biệt và kết cấu phức tạp như nhà cao tầng, cầu giao thông,\r\nđường dây điện cao thế, công trình ngầm, hệ thống các công trình đầu mối thủy lợi,\r\nkết cấu ván khuôn và tường chắn đang thi công, các khối bê tông mới đổ và\r\nđang trong quá trình cứng hóa và các công trình cần bảo vệ khác, cần có\r\nthêm các nghiên cứu, tính toán chuyên sâu và phải được cấp có thẩm quyền phê\r\nduyệt biện pháp đảm bảo cụ thể bảo an toàn ổn định cho những công\r\ntrình này mới được thực hiện.
\r\n\r\n12.5 Tính toán\r\nkhoảng cách an toán khi nổ mìn và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp thực hiện\r\ntheo quy định hiện hành.
\r\n\r\n13. Yêu cầu về khảo\r\nsát phục vụ nổ mìn và nghiệm thu
\r\n\r\n13.1 Yêu cầu\r\nđối với khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn
\r\n\r\n13.1.1 Kết quả khảo\r\nsát địa chất công trình và địa chất thủy văn phục vụ thiết kế và thi\r\ncông khoan nổ mìn cho khu vực đã xác định phải cung cấp được các tài liệu cơ bản\r\nsau đây:
\r\n\r\n1) Tên gọi, mức độ nứt nẻ (chỉ số RQD\r\nxác định theo TCVN 11676) và cấu trúc của các lớp nham thạch trên mặt bằng, các\r\nmặt cắt và phạm vi đường viền hố đào;
\r\n\r\n2) Lượng ngậm nước của đất, đá và đặc\r\nđiểm của nước ngầm (ở trạng thái tĩnh hoặc động). Nước ngầm\r\nđược coi là động nếu có không ít hơn 50 % lượng nước được trao đổi trong hố\r\nkhoan hoặc trong buồng chứa thuốc nổ trong khoảng thời gian từ khi nạp thuốc đến\r\nlúc nổ mìn;
\r\n\r\n3) Độ dày của tầng phong hóa;
\r\n\r\n4) Các đặc trưng về đứt gãy, thế nằm của\r\ncác vỉa hoặc hệ thống khe nứt phổ biến nhất;
\r\n\r\n5) Các tính chất cơ lý chủ yếu của đá\r\nnhư khối lượng riêng (tỷ trọng), độ rỗng, cường độ kháng nén, cường độ kháng\r\nkéo và các chỉ tiêu cần thiết khác.
\r\n\r\n13.1.2 Để dự đoán chính xác được thành\r\nphần cấp phối của đá sau khi nổ mìn, phải đo đạc bổ sung các tham số về mức độ\r\nnứt nẻ và độ phân khối tự nhiên, đồng thời xử lý các số liệu đo đạc bằng phương\r\npháp thống kê.
\r\n\r\n13.1.3 Để điều chỉnh\r\nmức độ vỡ vụn của đất đá sau khi nổ, ngoài các tài liệu đã quy định tại điều\r\n13.1.1, phải xác định thành phần cấp phối và cỡ đá có kích thước\r\n500 mm bằng cách nổ thử 2 lần với các lượng thuốc nổ khác nhau.
\r\n\r\n13.1.4 Khi khoan\r\ntrong đá chứa nước ngầm có áp hoặc không áp cũng như trong đá khô nhưng phong\r\nhóa mạnh phải xét đến sự hao hụt không thể tránh khỏi của các lỗ khoan, được\r\nxác định theo đo đạc thực tế.
\r\n\r\n13.1.5 Để xác định\r\nchiều dày tầng bảo vệ ở nền và mái hố\r\nmóng của các\r\ncông trình quan trọng cần phải xác định tác dụng phá hoại của quả mìn trong\r\nlòng đá.
\r\n\r\n13.1.6 Khi nổ mìn đào đường hầm,\r\nđào đất đá để làm đường,\r\nđào kênh mương, đào hố móng dài phải có mặt cắt địa chất chi tiết thể hiện trên\r\ncác mặt cắt ngang và mặt\r\ncắt dọc. Tỷ lệ và số lượng của các mặt cắt này được xác định theo các quy định\r\nhiện hành về khảo sát địa chất công trình trên tuyến dài.
\r\n\r\n13.1.7 Trong quá\r\ntrình đào các hố đào hoặc thực hiện các hình thức nổ mìn khác, bất kỳ sự thay đổi\r\nnào về địa chất cũng phải được ghi chép lại và tất cả các tài liệu\r\nđã cung cấp từ trước phải được chính xác hóa lại để làm cơ sở điều chỉnh hồ sơ\r\nthiết kế (nếu cần thiết).
\r\n\r\n13.1.8 Tronq quá\r\ntrình thực hiện khoan nổ cần mô tả địa chất theo quy định. Nếu phát hiện\r\ncó sự sai khác so với hồ sơ thiết kế thì tiến hành phân cấp đá theo thực tế thi\r\ncông. Trình tự và phương pháp phân cấp tham khảo Phụ lục B của TCVN 11676.
\r\n\r\n13.2 Yêu cầu\r\nđối với khảo sát địa hình
\r\n\r\n13.2.1 Thực hiện\r\ntheo quy định hiện hành về khảo sát địa hình trong các giai đoạn thiết kế xây dựng\r\ncông trình, phải cung cấp đủ tài liệu cho thiết kế và thi công, đảm\r\nbảo chính xác về vị trí tuyến, cao độ thiết kế công trình và các hạng mục công\r\ntrình.
\r\n\r\n13.2.2 Các mốc khống\r\nchế địa hình (khống chế mặt bằng và khống chế cao độ) phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu\r\nvề đo vẽ địa hình, xác định tuyến và cao độ các hạng mục công trình, kiểm tra\r\ntrong quá trình thi công và quản lý khai thác.
\r\n\r\n13.2.3 Hồ sơ thiết kế\r\nkhoan nổ mìn được lập trên các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1 000 trên đó có đủ lưới\r\ntọa độ, các đường đồng mức, các mốc khống chế địa hình phục vụ thi công. Nếu mặt\r\ncắt\r\nđịa hình, tỷ lệ\r\ncủa bản đồ địa hình khu vực\r\nvà bình đồ vị trí hiện có không\r\nđáp ứng được cho việc lập hồ sơ thiết kế khoan nổ mìn bắt buộc\r\nphải đo vẽ địa hình bổ sung. Các tài liệu đo vẽ địa hình bổ sung phải được nối\r\ntiếp và phù hợp cả về cao độ và tọa độ với các tài liệu địa hình hiện có.
\r\n\r\n13.2.4 Khi đưa hồ sơ\r\nthiết kế ra ngoài thực địa để thi công phải tính toán kiểm tra sự phù hợp của địa hình thực tế\r\nso với địa hình và các vị trí thể hiện trên các bản vẽ thiết kế.
\r\n\r\n13.2.5 Trước khi nạp\r\nthuốc nổ và sau khi nổ mìn phải đo vẽ địa hình để làm căn cứ\r\nđiều chỉnh thiết kế các đợt nổ mìn tiếp theo. Đo vẽ địa hình phải thể hiện đầy\r\nđủ chi tiết địa hình và vị trí của hiện trường sau nổ\r\nmìn.
\r\n\r\n13.2.6 Khi nạp thuốc\r\nnổ và lấp bua phải lập các mặt cắt dọc hố khoan trên đó ghi rõ vị trí và cao độ\r\ncác quả mìn, cao độ và chiều dày lấp bua.
\r\n\r\n13.2.7 Khi nổ phá\r\nkhối lượng lớn đá bằng phương pháp nổ mìn lỗ sâu phải lập bình đồ khối sẽ nổ tỷ\r\nlệ 1/200 hoặc 1/500 trên đó ghi vị trí các miệng lỗ khoan, chiều sâu và cao độ\r\nlỗ khoan, các mặt tầng ở trên và dưới, các mái dốc, các bậc, cao độ\r\ncác mép và ranh giới của khối sẽ nổ phá. Bình đồ của khối đá sẽ nổ phá phải kèm\r\ntheo các mặt cắt đứng (tỷ lệ 1/100, 1/200, 1/500) đi qua các lỗ khoan, ở gần\r\nmái dốc phải vẽ mái dốc. Đường qua các lỗ khoan phải có liên hệ với\r\ntim công trình và tim tuyến công trình.
\r\n\r\n13.2.8 Khi thi công\r\ntrên sườn dốc có địa hình phức tạp phải làm đường cho máy khoan và các máy thi công\r\nkhác hoạt động, khi thực hiện phải cắm tim đường trên thực địa. Trong quá trình làm đường\r\nphải đặt các điểm khống chế địa hình và tiến hành đo vẽ lại địa hình khu vực\r\nnày để đảm bảo cho việc điều chỉnh hồ sơ thiết kế nổ mìn (nếu cần thiết).
\r\n\r\n13.2.9 Khi đào đường\r\nhầm, trước khi khoan vào mặt gương hầm phải đánh dấu tim và đường\r\nviền thiết kế. Trong quá trình đào đường hầm phải sử dụng thiết bị đo vẽ địa\r\nhình kết hợp với thiết bị định vị vệ tinh để đảm bảo tuyến đường hầm luôn trùng\r\nvới tuyến trên mặt đất.
\r\n\r\n13.2.10 Khi đào các hầm\r\nngang và buồng nạp thuốc nổ, cứ 5 m phải đo vẽ một mặt cắt ngang tỷ lệ 1/25 hoặc\r\n1/50 và xác định diện tích mặt cắt. Việc đo phải được thực hiện bằng biện pháp\r\ngiao hội đường thẳng từ các điểm cần xác định chiều cao và sự dịch chuyển so với\r\ntim thiết kế.
\r\n\r\n13.2.11 Trong một số trường hợp khoan sau\r\nđây,\r\ncán bộ kỹ thuật đo đạc phải có trách nhiệm:
\r\n\r\n1) Xác định hướng các lỗ khoan và kiểm\r\ntra quá trình khoan theo hướng đã cắm khi tiến hành khoan các lỗ khoan có đường\r\nkính lớn từ các hầm ngang và từ các công trình đào để đặt thuốc nổ;
\r\n\r\n2) Cắm tuyến bố trí các lỗ khoan theo\r\nđường viền khi nổ mìn tạo viền.
\r\n\r\n13.2.12 Kết quả đo vẽ\r\nđịa hình trong quá trình thi công nổ mìn đào đá phải đảm bảo các\r\nyêu cầu sau:
\r\n\r\n1) Mặt bằng thi công, mặt cắt dọc, mặt\r\ncắt ngang các hạng mục công trình và toàn bộ công trình của từng đợt\r\nkhoan nổ mìn và sau khi hoàn thành khoan nổ mìn tỷ lệ 1/100, 1/200, 1/500 hoặc\r\n1/1\r\n000;
\r\n\r\n2) Các mặt cắt ngang của hầm dẫn vào\r\nbuồng đặt mìn và các buồng đặt mìn tỷ lệ 1/25 hoặc 1/50;
\r\n\r\n3) Tài liệu đo đạc hoàn công thể hiện\r\nchi tiết hồ sơ thiết kế đã được thực thi trong thực tế, đánh giá được\r\ncác thông số nổ mìn đã chọn, kiểm tra được việc thu dọn khối đất đá\r\nnổ sập, phản ánh được quá trình đào, đủ điều kiện để tính toán xác định chính\r\nxác khối lượng thực tế đã đào được cho từng hạng mục công trình và toàn bộ công\r\ntrình.
\r\n\r\n14. Kiểm tra, giám\r\nsát, nghiệm thu và bàn giao
\r\n\r\n\r\n\r\n14.1.1 Kiểm tra và\r\ngiám sát khoan nổ mìn thực hiện theo hồ sơ thiết kế và hộ chiếu nổ mìn được cấp\r\ncó thẩm quyền phê duyệt, gồm các nội dung chính sau đây:
\r\n\r\n1) Sau khi hoàn thành công tác khoan\r\nhoặc sau khi đào xong các buồng nạp thuốc nổ:
\r\n\r\na) Kiểm tra chiều sâu, hướng và thể\r\ntích lỗ khoan;
\r\n\r\nb) Kiểm tra hình dạng, đường kính, vị\r\ntrí trong mặt bằng và mặt cắt của hố đào;
\r\n\r\nc) So sánh số liệu đo đạc thực tế với\r\nsố liệu thiết kế, nếu phát hiện thấy có sai lệch quá mức cho phép so với số liệu\r\nthiết kế bắt buộc phải sửa lại cho đúng hồ sơ thiết kế mới được phép nạp thuốc\r\nnổ;
\r\n\r\n2) Sau khi nổ mìn:
\r\n\r\na) Kiểm tra bề mặt, các mái dốc, mức độ\r\nsập đổ, vỡ vụn và tập trung các sản phẩm của khối đất đá bị nổ phá;
\r\n\r\nb) Kiểm tra vị trí nghi ngờ có mìn\r\ncâm, nếu có phải xử lý theo đúng quy định hiện hành về an toàn trong bảo quản, vận\r\nchuyển và sử dụng vật liệu nổ;
\r\n\r\nc) Đo đạc hố đào và khối lượng đã được\r\nnổ phá;
\r\n\r\n3) Trong quá trình bốc xúc và vận chuyển\r\nkhối đất đá sau nổ mìn:
\r\n\r\na) Xác định số lượng và khối lượng các\r\ntảng đá quá cỡ cần phải\r\nphá vỡ tiếp;
\r\n\r\nb) Xem xét bề mặt đáy và mái của hố\r\nmóng sau khi dọn sạch đất đá đã bị nổ phá;
\r\n\r\n4) Đo vẽ địa hình khu vực nổ phá sau khi\r\nđã hoàn thành công tác dọn sạch hoàn toàn hoặc một phần đất đá\r\nđã bị nổ phá.
\r\n\r\n14.1.2 Sai số cho\r\nphép:
\r\n\r\n1) Đối với đường cản ở chân tầng: ≤ ±\r\n2.dk, trong đó dk là đường kính lỗ khoan;
\r\n\r\n2) Đối với khoảng cách giữa các lỗ\r\nkhoan trong một hàng và giữa các hàng: ≤ ± 3.dk;
\r\n\r\n3) Trong các hàng phối hợp ngoài cùng\r\n(hàng lỗ khoan nằm gần mép thành hố đào) chỉ cho phép có những sai lệch nằm\r\ntrong mặt phẳng song song với thành gương tầng.
\r\n\r\n14.2 Nghiệm\r\nthu và bàn giao
\r\n\r\n14.2.1 Nghiệm thu\r\nchuyển giai đoạn thi công đào đá phải được thực hiện đối với các phạm vi tương ứng với các phương pháp,\r\ncác loại đường kính khoan nổ mìn và đào tầng bảo vệ không dùng khoan nổ mìn (nếu\r\ncó). Chỉ tổ chức nghiệm thu và bàn giao sau khi có kết quả kiểm tra đánh\r\ngiá chất\r\nlượng\r\nkhoan nổ mìn ở từng hạng mục\r\ncông trình và toàn bộ công trình theo hồ sơ thiết kế và hộ chiếu nổ\r\nmìn được\r\nduyệt. Công tác nghiệm thu và bàn giao công trình thực hiện theo đúng quy định\r\nhiện hành\r\nvề\r\nquản lý chất lượng công trình xây dựng.
\r\n\r\n14.2.2 Khi nghiệm\r\nthu hố móng ở dưới nước hoặc đào sâu đáy sông bằng phương pháp nổ mìn, phải tiến\r\nhành đo hai lần; đo trực tiếp ngay sau khi nổ phá và đo\r\nsau khi\r\nđã\r\nthu dọn xong toàn bộ khối đá đã bị nổ phá.
\r\n\r\n14.2.3 Nền và mái của\r\ncác hố móng đào trên cạn\r\nsau khi đã dọn sạch đất đá bị nổ phá phải tuân thủ theo kích thước của công\r\ntrình sẽ xây dựng, đảm bảo điều kiện an toàn, ổn định của các mái dốc, không có\r\nphần lồi ra và có nguy cơ mất ổn định. Nếu có phần bị thiếu hoặc dư thừa cục bộ\r\nbắt buộc phải xử lý đảm bảo đủ điều kiện thi công xây dựng công trình. Kích thước\r\nđào quá lớn nhất cho phép ở đáy và mái hố móng các công trình sau khi đã sửa lại\r\nbề mặt lấy theo các trị số quy định trong Bảng 7.
\r\n\r\nBảng 7 - Kích\r\nthước đào quá lớn nhất cho phép ở đáy và mái\r\ncác hố móng công trình
\r\n\r\n\r\n Đặc tính của\r\n đá nền hố móng \r\n | \r\n \r\n Kích thước\r\n đào quá lớn nhất cho phép của hố móng, cm \r\n | \r\n |
\r\n Khi đổ bê tông liền\r\n khối hoặc đặt trực tiếp các cấu kiện bê tông hoặc bê tông cốt thép đúc sẵn\r\n lên đá \r\n | \r\n \r\n Các trường\r\n hợp khác \r\n | \r\n |
\r\n 1. Đá mềm, đá cứng vừa và đá cứng\r\n nhưng nứt nẻ \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 2. Đá cứng, không nứt nẻ \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
14.2.4 Thể tích của\r\nđá phải đào (nổ mìn hoặc\r\nphương pháp khác) được xác định ở thể nguyên khối trong phạm vi đường viền của\r\ncác mặt cắt thiết kế, và phải phân chia theo từng cấp, theo độ cứng, theo phương pháp\r\nthi công nổ mìn (nổ mìn lỗ sâu, lỗ nông và các phương pháp khác), theo chiều\r\ncao các tầng đào, theo chiều rộng đáy và diện tích hố móng. Thể\r\ntích đá nổ văng khối lớn\r\nhay nổ sập xác định theo độ kiên cố thực hiện theo quy định sau:
\r\n\r\n1) Theo một nhóm độ kiên\r\ncố nếu trong mặt cắt\r\nngang của hố đào, đá có cùng độ kiên cố chiếm từ 75 % trở lên;
\r\n\r\n2) Theo các nhóm độ kiên cố khác nhau\r\nnếu trong mặt cắt ngang của hố móng không có một nhóm đá\r\nnào chiếm thể tích từ 75 % trở lên.
\r\n\r\n14.2.5 Khi nổ mìn khối\r\nlớn, thể tích đá còn nằm lại trong phạm vi mặt cắt thiết kế là thể tích không được nổ văng,\r\nnổ sập. Thể tích đá còn lại nằm trong phạm vi đường viền thiết kế của hố đào ở\r\ntrạng thái đặc chắc (nguyên khối) tính bằng thể tích đo thực tế khối còn lại\r\nngoài hiện trường nhân với hệ số 0,83 đối với khối còn lại là đất đá từ cấp I\r\nđến cấp III, nhân với hệ số 0,75 đối với đất đá cấp IV (cấp đá xác định theo\r\nTCVN 11676).
\r\n\r\n14.2.6 Khi nghiệm\r\nthu, đơn vị thi công phải chuẩn bị đủ những tài liệu sau:
\r\n\r\n1) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi\r\ncông, hộ chiếu nổ mìn và thuyết minh tính toán từng vụ nổ;
\r\n\r\n2) Các tài liệu bổ sung\r\ntrong quá trình thi công (nếu có);
\r\n\r\n3) Các tài liệu khảo sát, tính\r\ntoán khối lượng quy định tại các điều 13.2.12 và từ 14.2.1 đến 14.2.5;
\r\n\r\n4) Các tài liệu ghi\r\nchép theo dõi quá trình thi công;
\r\n\r\n5) Hồ sơ quản lý chất lượng.
\r\n\r\n14.2.7 Sau khi kiểm\r\ntra tài liệu thấy công tác khoan nổ mìn đảm bảo yêu cầu chất lượng theo đúng hồ\r\nsơ thiết kế thì tiến hành lập biên bản nghiệm thu và bàn\r\ngiao công trình. Nếu chưa đạt yêu cầu thì nhà thầu thi công xây dựng phải xử lý\r\nđến khi kiểm tra đạt yêu cầu mới tổ chức nghiệm thu lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các số liệu có thể tham khảo trong tính toán\r\nthiết kế khoan nổ mìn
\r\n\r\nBảng A.1 - Khối\r\nlượng thể tích của một số loại đá
\r\n\r\n\r\n Tên đá \r\n | \r\n \r\n Khối lượng thể tích γ,\r\n T/m3 \r\n | \r\n
\r\n 1. Đá phấn \r\n | \r\n \r\n Từ 1,60 đến\r\n 1,80 \r\n | \r\n
\r\n 2. Thạch cao \r\n | \r\n \r\n Từ 2,20 đến\r\n 2,30 \r\n | \r\n
\r\n 3. Đá vôi vỏ sò \r\n | \r\n \r\n Từ 1,80 đến\r\n 2,40 \r\n | \r\n
\r\n 4. Đản bạch, macnơ \r\n | \r\n \r\n Từ 1,80 đến\r\n 2,00 \r\n | \r\n
\r\n 5. Cuội kết, dăm kết gắn kết bằng xi\r\n măng vôi \r\n | \r\n \r\n Từ 2,10 đến\r\n 2,30 \r\n | \r\n
\r\n 6. Cát kết gắn kết bằng xi măng sét \r\n | \r\n \r\n Từ 2,10 đến\r\n 2,30 \r\n | \r\n
\r\n 7. Đá phiến\r\n sét \r\n | \r\n \r\n Từ 2,40 đến\r\n 2,80 \r\n | \r\n
\r\n 8. Đá vôi chặt \r\n | \r\n \r\n Từ 2,30 đến\r\n 2,60 \r\n | \r\n
\r\n 9. Macnơ chặt \r\n | \r\n \r\n Từ 2,20 đến\r\n 2,40 \r\n | \r\n
\r\n 10. Dolomit \r\n | \r\n \r\n Từ 2,60 đến 2,80 \r\n | \r\n
\r\n 11. Đá vôi cứng \r\n | \r\n \r\n Từ 2,60 đến\r\n 2,80 \r\n | \r\n
\r\n 12. Magezit \r\n | \r\n \r\n Từ 2,80 đến\r\n 3,00 \r\n | \r\n
\r\n 13. Cát kết gắn kết bằng xi măng vôi \r\n | \r\n \r\n Từ 2,50 đến\r\n 2,70 \r\n | \r\n
\r\n 14. Đá vôi rất cứng \r\n | \r\n \r\n Từ 2,80 đến\r\n 3,00 \r\n | \r\n
\r\n 15. Cát kết rất cứng \r\n | \r\n \r\n Từ 2,70 đến\r\n 3,00 \r\n | \r\n
\r\n 16. Granit \r\n | \r\n \r\n Từ 2,50 đến\r\n 3,00 \r\n | \r\n
\r\n 17. Poocphia thạch anh \r\n | \r\n \r\n Từ 2,60 đến\r\n 3,00 \r\n | \r\n
\r\n 18. Bazan \r\n | \r\n \r\n Từ 2,90 đến\r\n 3,10 \r\n | \r\n
\r\n 19. Quaczit \r\n | \r\n \r\n Từ 2,90 đến\r\n 3,10 \r\n | \r\n
\r\n 20. Poocfirit \r\n | \r\n \r\n Từ 2,60 đến\r\n 2,80 \r\n | \r\n
\r\n 21. Giatphillit có chất sắt \r\n | \r\n \r\n Từ 3,20 đến\r\n 3,40 \r\n | \r\n
Bảng A.2 - Chỉ\r\ntiêu thuốc nổ để cắt các vật\r\nthể hình dài (tính theo thuốc nổ chuẩn amonit )
\r\n\r\n\r\n Loại vật liệu \r\n | \r\n \r\n Lượng tiêu\r\n thụ đơn vị qi, g/cm2 \r\n | \r\n
\r\n 1. Gỗ mềm khô \r\n | \r\n \r\n Từ 1,0 đến\r\n 1,2 \r\n | \r\n
\r\n 2. Gỗ mềm ẩm \r\n | \r\n \r\n Từ 1,3 đến\r\n 1,4 \r\n | \r\n
\r\n 3. Gỗ cứng trung bình ở trạng thái\r\n khô \r\n | \r\n \r\n Từ 1,1 đến\r\n 1,3 \r\n | \r\n
\r\n 4. Gỗ cứng trung bình ở trạng thái\r\n ẩm \r\n | \r\n \r\n Từ 1,5 đến\r\n 1,8 \r\n | \r\n
\r\n 5. Gỗ cứng ở trạng thái\r\n khô \r\n | \r\n \r\n Từ 1,7 đến\r\n 2,2 \r\n | \r\n
\r\n 6. Gỗ cứng ở trạng thái\r\n tươi \r\n | \r\n \r\n Từ 2,4 đến\r\n 3,2 \r\n | \r\n
\r\n 7. Gỗ dẻo khô \r\n | \r\n \r\n Từ 1,9 đến\r\n 2,4 \r\n | \r\n
\r\n 8. Gỗ dẻo tươi \r\n | \r\n \r\n Từ 2,6 đến\r\n 3,4 \r\n | \r\n
\r\n 9. Thép tôi dòn \r\n | \r\n \r\n Từ 18,0 đến\r\n 20,0 \r\n | \r\n
\r\n 10. Gang xám \r\n | \r\n \r\n Từ 12,0 đến\r\n 14,0 \r\n | \r\n
\r\n 11. Gang trắng \r\n | \r\n \r\n Từ 15,0 đến\r\n 17,0 \r\n | \r\n
\r\n 12. Thép dẻo \r\n | \r\n \r\n Từ 22,0 đến\r\n 25,0 \r\n | \r\n
Bảng A.3 -\r\nKhoảng cách giữa các lỗ khoan lớn đối với phương pháp nổ mìn\r\ntạo khe trước trong trường hợp sử dụng\r\nthuốc nổ amonit có\r\nđường kính 32 mm
\r\n\r\n\r\n Đặc trưng của\r\n nham thạch \r\n | \r\n \r\n Hướng của\r\n khe so với hệ thống chủ yếu của các vết nứt \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách\r\n giữa các lỗ khoan \r\n | \r\n |
\r\n a, cm \r\n | \r\n \r\n Tính bằng số\r\n lần đường kính quả mìn \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Đá vôi từ cấp VI đến cấp VII có\r\n thể nằm ngang với các vỉa kẹp là đất sét và các vết nứt thẳng đứng, bị phân\r\n thành các khối từ 20 cm đến 50 cm \r\n | \r\n \r\n Khe song song với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n
\r\n Khe tạo góc từ 30° đến 70° so với hệ\r\n thống các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n |
\r\n 2. Đá vôi cấp VII, các vỉa bị\r\n vò nhàu, nứt nẻ mạnh \r\n | \r\n \r\n Khe song song với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n
\r\n Khe tạo góc từ 30° đến 70° so với hệ\r\n thống các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n |
\r\n 3. Cát kết hạt mịn cấp VI khối lớn \r\n | \r\n \r\n Không có hệ thống nứt thẳng đứng \r\n | \r\n \r\n Từ 60 đến\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n Từ 19 đến\r\n 22 \r\n | \r\n
\r\n 4. Granit hạt nhỏ, cấp X nứt nẻ \r\n | \r\n \r\n Hệ thống nứt nẻ chủ yếu không có \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n | \r\n
\r\n 5. Đá bazơ cấp X, nứt nẻ khối lớn \r\n | \r\n \r\n Khe song song với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n
\r\n Khe tạo góc từ 30° đến 70° so với hệ\r\n thống các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n |
\r\n 6. Đá phiến kết tinh \r\n | \r\n \r\n Khe song song với hệ thống chủ yếu các vết\r\n nứt \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n
\r\n 7. Dôlêrit từ cấp IX đến cấp X \r\n | \r\n \r\n Khối nứt hình trụ \r\n | \r\n \r\n Từ 60 đến\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n Từ 19 đến\r\n 22 \r\n | \r\n
\r\n 8. Granit hạt lớn cấp IX \r\n | \r\n \r\n Khe gần song song với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt với góc từ 10° đến 15° \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n
\r\n Khe thẳng góc với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n |
\r\n 9. Dăm kết túp-phoocphia rít cấp VII \r\n | \r\n \r\n Khe song song với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n
\r\n Khe thẳng góc với hệ thống chủ yếu\r\n các vết nứt \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n
Bảng A.4 - Phân\r\ncấp nứt nẻ, độ kiên cố của đá và chỉ tiêu thuốc nổ khi nổ tơi (nổ om)
\r\n\r\n\r\n Cấp nứt nẻ của\r\n đá \r\n | \r\n \r\n Mức độ nứt nẻ (phân khối) của đá \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách\r\n trung bình giữa các khe nứt tự nhiên \r\nm \r\n | \r\n \r\n Độ nứt nẻ đơn\r\n vị \r\nm \r\n | \r\n \r\n Hàm lượng trong địa\r\n khối của các khối nứt có kích thước, % \r\n | \r\n \r\n Chỉ tiêu thuốc nổ chuẩn q\r\n theo hệ số độ kiên cố f của đá (theo Protodiakonop), kg/m3 \r\n | \r\n |||||||
\r\n 300 mm \r\n | \r\n \r\n 500 mm \r\n | \r\n \r\n 700 mm \r\n | \r\n \r\n 1 000 mm \r\n | \r\n \r\n 1 500 mm \r\n | \r\n \r\n 2 000 mm \r\n | \r\n \r\n Từ 2 đến 5 \r\n | \r\n \r\n Từ 5 đến 10 \r\n | \r\n \r\n Từ 10 đến 20 \r\n | \r\n ||||
\r\n I \r\n | \r\n \r\n Nứt nẻ rất mạnh\r\n (bị phân thành khối nhỏ) \r\n | \r\n \r\n 0,1 \r\n | \r\n \r\n >10 \r\n | \r\n \r\n <10 \r\n | \r\n \r\n <5 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n Không có \r\n | \r\n \r\n Không có \r\n | \r\n \r\n Không có \r\n | \r\n \r\n ≤ 0,30 \r\n | \r\n \r\n ≤ 0,35 \r\n | \r\n \r\n ≤ 0,45 \r\n | \r\n
\r\n II \r\n | \r\n \r\n Nứt nẻ mạnh\r\n (bị phân thành khối trung bình) \r\n | \r\n \r\n 0,1 ÷ 0,5 \r\n | \r\n \r\n 2,0 ÷ 10 \r\n | \r\n \r\n 10 ÷ 70 \r\n | \r\n \r\n 5 ÷ 40 \r\n | \r\n \r\n <30 \r\n | \r\n \r\n <5 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n Không có \r\n | \r\n \r\n 0,30÷0,50 \r\n | \r\n \r\n 0,36÷0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,45÷0,75 \r\n | \r\n
\r\n III \r\n | \r\n \r\n Nứt nẻ trung\r\n bình (bị phân thành khối lớn) \r\n | \r\n \r\n 0,5 ÷ 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 ÷ 2,0 \r\n | \r\n \r\n 70 ÷ 100 \r\n | \r\n \r\n 40 ÷ 100 \r\n | \r\n \r\n 30 ÷ 80 \r\n | \r\n \r\n 5 ÷ 40 \r\n | \r\n \r\n <10 \r\n | \r\n \r\n ≈0 \r\n | \r\n \r\n 0,50÷0,75 \r\n | \r\n \r\n 0,60÷0,90 \r\n | \r\n \r\n 0,75÷1,10 \r\n | \r\n
\r\n IV \r\n | \r\n \r\n Ít nứt nẻ (bị phân\r\n thành khối rất lớn) \r\n | \r\n \r\n 1,0 ÷ 1,5 \r\n | \r\n \r\n 0,65 ÷ 1,0 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 80 ÷ 100 \r\n | \r\n \r\n 40 ÷ 100 \r\n | \r\n \r\n 10 ÷ 50 \r\n | \r\n \r\n <10 \r\n | \r\n \r\n 0,75÷1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,90÷1,20 \r\n | \r\n \r\n 1,10÷1,40 \r\n | \r\n
\r\n V \r\n | \r\n \r\n Liền khối\r\n (phân thành khối đặc biệt lớn) \r\n | \r\n \r\n >1,5 \r\n | \r\n \r\n < 0,65 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n >50 \r\n | \r\n \r\n >10 \r\n | \r\n \r\n >1,00 \r\n | \r\n \r\n >1,20 \r\n | \r\n \r\n >1,40 \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Khi áp dụng hình thức nổ văng (văng\r\n tiêu chuẩn, văng mạnh hoặc văng yếu), tính khối lượng thuốc nổ theo công thức (18) ở điều 8.1.3\r\n của tiêu chuẩn này thì chỉ tiêu\r\n thuốc nổ (q) được điều chỉnh tăng lên gấp 3 lần so với\r\n trị số trong bảng này. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Tính năng kỹ thuật của vật liệu và phương tiện\r\nnổ mìn
\r\n\r\nB.1 Tính nâng kỹ thuật của thuốc nổ
\r\n\r\nB.1.1 Thuốc nổ dùng\r\nđể nổ mìn phá đá trong xây dựng có nhiều loại, mỗi loại lại có tính năng rất\r\nkhác nhau. Cần nắm vững các tính năng của chúng để sử dụng hiệu quả và an toàn.\r\nCó loại chỉ dùng được khi nổ lộ thiên, có loại nổ được trong hầm lò có khí hoặc\r\nbụi nổ, có loại lại dùng được trong môi trường nước hoặc môi trường nhiệt độ\r\ncao.
\r\n\r\nB.1.2 Độ nhạy của\r\nthuốc nổ là khả năng nổ dưới tác dụng của một loại kích thích nào đó như tia lửa,\r\nnhiệt độ hoặc va chạm ở những mức độ khác nhau.
\r\n\r\nB.1.3 Vận tốc nổ là\r\nvận tốc lan truyền của phản ứng nổ trong khối thuốc nổ. Tùy theo từng loại thuốc\r\nnổ mà vận tốc nổ thay đổi từ 2 000 m/s đến 9 000 m/s. Vận tốc nổ càng lớn thì\r\náp suất ban đầu của các sản phẩm khí do nổ tạo ra càng lớn và mức độ đập vỡ đất\r\nđá càng lớn.
\r\n\r\nB.1.4 Tính ổn định\r\ncủa thuốc nổ càng lớn thì vận tốc nổ càng ít thay đổi theo thời gian và tỷ lệ nổ\r\nhết của khối thuốc nổ càng cao. Thuốc nổ có tính ổn định kém thì hiệu quả nồ\r\nphá thấp, thuốc không nổ hết, thậm chí là gây ra mìn câm. Đối với loại thuốc nổ\r\ncó tính ổn định kém cần chú ý khi bảo quản, thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại\r\ntính năng của chúng trong thời gian bảo quản và sử dụng.
\r\n\r\nB.1.5 Mật độ thuốc\r\nnổ là khối lượng của một đơn vị thể tích thuốc nổ. Mật độ càng lớn thì đường\r\nkính của lỗ khoan hoặc thể tích cần thiết phải đào của buồng nạp thuốc càng nhỏ.
\r\n\r\nB.1.6 Khả năng chịu\r\nnước của các loại thuốc nổ cũng khác nhau: có loại nổ được trong\r\nnước, có loại không, có loại\r\nđể lâu hoặc bảo quản không tốt để thuốc bị ẩm cũng không nổ được.
\r\n\r\nB.1.7 Khả năng\r\ntruyền nổ là khả năng của một khối thuốc nổ sau khi nổ có thể kích thích làm cho khối thuốc\r\nnổ khác ở gần đó nổ theo. Cần phải\r\nđặc biệt lưu ý tính năng này khi vận chuyển, nạp thuốc và lưu giữ thuốc nổ dù\r\nlà lâu dài hay tạm thời.
\r\n\r\nB.1.8 Chỉ số cân bằng\r\nô xy B: nên chọn loại thuốc nổ có chỉ số B bằng không “0” vì sau khi nổ\r\nchúng tạo ra năng lượng lớn nhất và lượng khí độc sinh ra là ít nhất. Thuốc nổ\r\ncó B dưới 0 thì khi nổ sẽ sinh ra nhiều khí CO và ngược lại nếu B lớn hơn\r\n0 thì lại sinh ra nhiều khí NO, đều là những loại khí rất độc cho con người. Cần phải\r\nchú ý tính năng\r\nnày trong thiết kế, thi công khoan nổ mìn để đảm bảo an toàn cho người trực tiếp\r\nlàm công tác nổ mìn và môi trường xung quanh nhất là khi đào các công trình ngầm\r\nhoặc dưới sâu.
\r\n\r\nB.1.9 Khả năng công\r\nnổ (Att, cm3) biểu thị khả năng phá vỡ đất đá là mạnh hay\r\nyếu và được dùng để tính toán các thông số nổ phá.
\r\n\r\nB.1.10 Ngoài các\r\ntính năng kỹ thuật nêu trên, trong tính toán thiết kế chuyên sâu về nổ mìn còn phải\r\nxem xét đến một số đặc tính khác như đường kính giới hạn của lượng thuốc, lượng\r\nnhiệt phát ra khi nổ 1 kg thuốc nổ và các đặc tính cần thiết khác.
\r\n\r\nB.2 Tính năng kỹ thuật của phương tiện\r\nnổ
\r\n\r\nB.2.1 Chỉ sử dụng\r\nphương tiện nổ để nổ mìn khi các phương tiện này còn nằm trong thời hạn sử dụng.\r\nCần đặc biệt chú ý ngày sản xuất và thời hạn sử dụng của phương tiện nổ.
\r\n\r\nB.2.2 Đối với dây\r\ncháy chậm: tùy theo đặc điểm nổ mìn của từng loại công trình mà lựa chọn tốc độ\r\ncháy của dây cho phù hợp.
\r\n\r\nB.2.3 Đối với kíp lửa:\r\ncần lưu ý cấu tạo và loại vật liệu làm vỏ kíp (bằng đồng, nhôm, chất dẻo hoặc\r\ngiấy) để phân biệt khi sử dụng.
\r\n\r\nB.2.4 Đối với kíp\r\nđiện cần lưu ý các tính năng sau:
\r\n\r\n1) Cấu tạo và loại vật liệu làm vỏ kíp\r\n(bằng đồng, nhôm, chất dẻo hoặc giấy) để phân biệt khi sử dụng;
\r\n\r\n2) Điện trở kíp: để kiểm tra, phân loại\r\nkhi sử dụng. Trong một mạng gây nổ của một lần nổ cần sử dụng các kíp có điện\r\ntrở chênh lệch\r\nkhông quá ± 0,25Ω;
\r\n\r\n3) Dòng điện an toàn không gây nổ kíp:\r\nthông thường dòng điện đi\r\nqua kíp khi đo kiểm tra hoặc thông mạng không vượt quá 100 mA;
\r\n\r\n4) Cường độ dòng điện tối đa cho phép\r\nđi qua kíp: thông thường dòng điện qua mỗi kíp khi đo kiểm tra hoặc qua mạng\r\ngây nổ không vượt quá 3A để không làm câm kíp;
\r\n\r\n5) Xung bốc lửa của kíp: các kíp dùng\r\ncho một mạng gây nổ nên có xung bốc lửa gần giống nhau để đảm bảo các kíp đều nổ\r\nhết, không kíp nào bị câm.
\r\n\r\nB.2.5 Đối với kíp\r\nđiện vi sai: ngoài các tính năng kỹ thuật của kíp thường cần lưu ý theo quy định\r\ntại điều B.2.4 còn phải chú ý số hiệu kíp và thời gian nổ chậm hoặc vi sai của\r\nkíp để lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
\r\n\r\nB.2.6 Đối với dây nổ:\r\ncần lưu ý khả năng chịu nước\r\nvà khả năng chịu nhiệt độ của dây nổ để có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện\r\nthi công công trình.
\r\n\r\nB.2.7 Đối với rơle\r\nvi sai dùng cho mạng gây nổ bằng dây nổ: cần lưu ý các thông số kỹ thuật như đối\r\nvới dây nổ quy định tại điều B.2.6 và thời gian vi sai của chúng.
\r\n\r\nB.2.8 Đối với máy\r\nnổ mìn: cần lưu ý máy nổ mìn thuộc loại manhêtô hay loại tụ điện để chuẩn bị\r\npin, chuẩn bị số kíp mà máy có thể kích nổ được khi nổ đồng thời và các kíp được\r\nmắc nối tiếp.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Yêu cầu về nguồn điện và tính toán các thông\r\nsố đấu nối khi nổ mìn điện
\r\n\r\nC.1 Nổ mìn điện\r\nđược áp dụng cho mọi phương pháp và mọi điều kiện thi công nổ phá, trừ các khu\r\nvực nguy hiểm do xuất hiện dòng điện di động ở dưới đất.
\r\n\r\nC.2 Khi nổ các\r\nkíp điện bằng máy nổ mìn, điện trở của lưới điện nổ không được vượt quá điện trở tối đa đã\r\nquy định đối với loại máy nổ sử dụng. Để đảm bảo kích nổ các kíp điện, cường độ\r\ndòng điện chạy qua kíp điện không nhỏ hơn các trị số sau:
\r\n\r\nC.2.1 Khi nổ đồng\r\nthời bằng dòng điện một chiều:
\r\n\r\n1) Từ 100 kíp điện trở xuống: không\r\nnhỏ hơn 1,0 A;
\r\n\r\n2) Từ 300 kíp điện trở xuống: không\r\nnhỏ hơn 1,3 A;
\r\n\r\nC.2.2 Khi nổ bằng\r\ndòng điện xoay chiều: không nhỏ hơn 2,5 A.
\r\n\r\nC.3 Cho phép kiểm\r\ntra độ dẫn điện của các kíp điện, đo điện trở của kíp điện\r\nvà của mạng lưới điện nổ bằng các thiết bị chuyên dùng có khả năng phóng dòng\r\nđiện vào mạch điện không quá 50 mA.
\r\n\r\nC.4 Sơ đồ lưới điện\r\nnổ cơ bản là sơ đồ mắc nối tiếp các kíp điện, xem sơ đồ Hình C.1a. Nếu phải lắp\r\nhai mạng lưới điện nổ hoặc khi mắc nối tiếp mạng lưới điện nổ có số lượng kíp\r\nđiện lớn, cường độ dòng điện truyền vào các kíp không đảm bảo thì phải\r\nsử dụng sơ đồ mắc song song nối tiếp để mắc\r\ncác\r\nkíp điện, xem sơ đồ Hình C.1b. Trong một số trường hợp có thể sử dụng\r\nsơ đồ mắc song song các kíp điện, xem sơ đồ Hình C.1c.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN: a là sơ đồ mắc nối tiếp\r\ncác kíp điện; b là sơ đồ mắc song song - nối tiếp các kíp điện; c là sơ đồ mắc song song\r\ncác kíp điện.
\r\n\r\nHình C.1 - Sơ\r\nđồ mắc các kíp điện
\r\n\r\nC.5 Tùy từng sơ đồ\r\nmắc điện, điện trở của các mạng lưới điện nổ với các kíp điện\r\ntính toán theo công thức (C.1), (C.2) hoặc (C.3):
\r\n\r\nC.5.1 Mắc nối tiếp:
\r\n\r\n\r\n Rtong\r\n = Lm.Rm + Lc.Rc + N.rk \r\n | \r\n \r\n (C.1) \r\n | \r\n
C.5.2 Mắc nối tiếp\r\n- song song:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.2) \r\n | \r\n
C.5.3 Mắc song\r\nsong:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.3) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nRtong là điện trở tổng cộng của các\r\nmạng lưới điện nổ, Ω;
\r\n\r\nLm là chiều dài tổng\r\ncộng của các dây dẫn chính, m;
\r\n\r\nLc là chiều dài tổng cộng của\r\ncác đoạn dây nối, m;
\r\n\r\nL’c là chiều dài tổng cộng\r\ncủa dây nối trong mỗi nhóm, m;
\r\n\r\nN là số lượng tổng cộng của các kíp điện;
\r\n\r\nN’ là số lượng tổng cộng\r\ncủa các kíp điện trong mỗi nhóm;
\r\n\r\nRm là điện trở của một mét\r\ndây dẫn chính, Ω/m;
\r\n\r\nRc là điện trở của một mét\r\ndây dẫn nối, Ω/m
\r\n\r\nrk là điện trở của kíp điện,\r\nQ;
\r\n\r\nnnh là số lượng các nhóm mắc\r\nsong song.
\r\n\r\nC.6 Cường độ dòng\r\nđiện tổng cộng trong mạng lưới điện nổ xác định theo công thức (C.4). Tùy thuộc\r\nvào sơ đồ mắc mạng lưới điện, cường độ dòng điện chạy qua kíp điện tính toán\r\ntheo công thức (C.5), (C.6) hoặc (C.7). Cường độ dòng điện đi vào kíp điện nổ\r\nkhông được nhỏ hơn trị số đảm bảo quy định tại C.2:
\r\n\r\nC.6.1 Cường độ dòng\r\nđiện tổng cộng của mạng:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.4) \r\n | \r\n
C.6.2 Cường độ dòng\r\nđiện chạy qua kíp điện:
\r\n\r\n1) Khi mạng mắc nối tiếp:
\r\n\r\n\r\n ikip\r\n = itong \r\n | \r\n \r\n (C.5) \r\n | \r\n
2) Khi mạng mắc song song - nối tiếp:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.6) \r\n | \r\n
3) Khi mạng mắc song song:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.7) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\nitong là cường độ tổng cộng\r\ncủa dòng điện trong lưới điện nổ, A;
\r\n\r\nN là số lượng tổng cộng\r\ncủa các kíp điện;
\r\n\r\nikip là cường độ dòng điện\r\nchạy qua kíp điện nổ, A;
\r\n\r\nU là hiệu điện thế của\r\nnguồn điện, V
\r\n\r\nC.7 Tính toán xác\r\nđịnh số lượng tối đa các kíp điện nổ có thể nổ trong lưới điện một chiều và\r\nxoay chiều khi mắc song song - nối tiếp theo công thức (C.8):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.8) \r\n | \r\n
trong đó:
\r\n\r\ni là cường độ đảm bảo của dòng điện,\r\nA;
\r\n\r\nC là tỷ số giữa điện trở tổng cộng của\r\ncác dây nối và điện trở tổng cộng của các kíp điện nổ; Các đại\r\nlượng khác theo quy định tại C.5 và C.6.
\r\n\r\nC.8 Tính toán\r\nxác định số lượng tối thiểu các nhóm kíp điện mắc song song theo công thức\r\n(C.9):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.9) \r\n | \r\n
C.9 Chỉ sử dụng một\r\nloại kíp điện có các tính\r\nnăng giống nhau trong cùng một mạng lưới điện nổ.
\r\n\r\nC.10 Lưới điện nổ\r\ngồm hai dây dẫn. Các chỗ nối của dây dẫn phải đánh sạch các chất bám dính và gắn\r\nchặt với nhau, bên ngoài chỗ nối được bọc cách điện tuyệt đối. Chỉ được lắp ráp\r\nlưới điện nổ sau khi đã hoàn thành các công việc sau:
\r\n\r\nC.10.1 Kết thúc công\r\nđoạn nạp mìn và lấp bua;
\r\n\r\nC.10.2 Những người\r\nkhông có liên quan đến việc nổ mìn đã di chuyển tới vị trí an toàn;
\r\n\r\nC.10.3 Tất cả các\r\nthiết bị điện, cáp điện và dây trần dẫn điện trong khu vực nguy hiểm, nơi lắp\r\nráp\r\nmạng\r\nlưới điện nổ đã được cắt điện hoàn toàn.
\r\n\r\nC.11 Trước khi nổ\r\nmìn phải đo điện trở của lưới điện nổ. Chỉ được phép nổ mìn khi điện\r\ntrở thực của lưới điện nổ sai khác với điện trở tính toán\r\nkhông quá 10 %.
\r\n\r\nC.12 Khóa điện của các\r\nmáy nổ mìn hoặc các hộp cầu dao sử dụng để nổ mìn, trong thời gian từ lúc nạp\r\nmìn, lấp bua, lắp đặt hệ thống kích nổ đến thời điểm kích nổ tất cả các quả mìn\r\nphải do người thừa hành có trách nhiệm trong công tác nổ mìn quản lý.
\r\n\r\n(thiếu trang)
\r\n\r\nviệc. Trước khi cho người làm việc dưới\r\nchân tuyến phải lưu ý kiểm tra và cậy gỡ hết đá om, đá treo còn sót lại trên sườn\r\ntầng sau khi nổ mìn;
\r\n\r\n- Sơ đồ các vị trí gác cảnh giới khi nổ\r\nmìn:
\r\n\r\n(Vẽ sơ đồ mặt bằng công trường và các\r\nvị trí gác cảnh giới)
\r\n\r\n- Danh sách phân công gác cảnh giới khi nổ\r\nmìn như sau:
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên vị trí\r\n cần gác \r\n | \r\n \r\n Họ tên người\r\n gác \r\n | \r\n \r\n Chữ ký người\r\n gác \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n … \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
12. Biện pháp bảo vệ, gia cố, che chắn\r\nđối với các đối tượng công trình không thể di dời
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n13. Sơ đồ hệ thống các lỗ khoan và cấu\r\ntrúc một lỗ khoan:
\r\n\r\n(Vẽ sơ đồ)
\r\n\r\n14. Sơ đồ đấu nối mạng nổ mìn
\r\n\r\n(Vẽ sơ đồ)
\r\n\r\n15. Xử lý mìn câm: (nếu có):
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n16. Nhận xét và đánh giá kết quả nổ mìn (do người\r\nchỉ huy nổ mìn ghi sau khi\r\nkiểm tra):
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n NGƯỜI LẬP HỘ\r\n CHIẾU | \r\n \r\n NGƯỜI CHỈ\r\n HUY NỔ MÌN | \r\n \r\n GIÁM ĐỐC\r\n DUYỆT | \r\n
\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện dẫn\r\n
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4 Yêu cầu kỹ\r\nthuật chung
\r\n\r\n5 Phân loại các\r\nphương pháp nổ mìn và điều kiện ứng dụng
\r\n\r\n6 Lựa chọn vật\r\nliệu nổ
\r\n\r\n7 Lựa chọn\r\nphương pháp nổ và phương tiện gây nổ
\r\n\r\n8 Nổ mìn lộ\r\nthiên
\r\n\r\n9 Nổ mìn dưới\r\nnước
\r\n\r\n10 Nổ mìn đào đường\r\nhầm
\r\n\r\n11 Một số phương\r\npháp nổ mìn đặc biệt
\r\n\r\n12 An toàn nổ mìn
\r\n\r\n13 Yêu cầu về khảo\r\nsát phục vụ nổ mìn và nghiệm thu
\r\n\r\n14 Kiểm tra,\r\ngiám sát nghiệm thu và bàn giao
\r\n\r\nPhụ lục A (Tham khảo): Các số liệu có\r\nthể tham khảo trong tính toán thiết kế khoan nổ mìn
\r\n\r\nPhụ lục B (Tham khảo):\r\nTính năng kỹ thuật của vật liệu và phương tiện nổ mìn
\r\n\r\nPhụ lục C (Tham khảo): Yêu cầu về nguồn\r\nđiện và tính toán các thông số đấu nối khi nổ mìn điện
\r\n\r\nPhụ lục D (Tham khảo): Hộ chiếu nổ mìn
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9161:2020 về Công trình thủy lợi – Khoan nổ mìn đào đá – Thiết kế, thi công và nghiệm thu đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9161:2020 về Công trình thủy lợi – Khoan nổ mìn đào đá – Thiết kế, thi công và nghiệm thu
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN9161:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |