TCVN\r\n12816-2:2019
\r\n(ISO 16276-2:2007)
Corrosion\r\nprotection of Steel structures by protective paint systems - Assessment of, and\r\nacceptance criteria for, the adhesion/cohesion (fracture strength) of a coating -\r\nPart 2: Cross-cut testing and X-cut testing
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 12816-2:2019 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO 16276-2:2007.
\r\n\r\nTCVN 12816-2:2019 do Viện Khoa\r\nhọc và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời giới thiệu
\r\n\r\nMục đích của TCVN 12816-2:2019 là đưa\r\nra quy trình đánh giá tại hiện trường, tiêu chí nghiệm thu độ bám dính / lực cố\r\nkết của màng phủ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: TCVN 12816-2:2019 đưa ra\r\nđánh giá đối với phương pháp thử cắt ô và cắt chữ X đối với màng phủ trên kết cấu\r\nthép tại hiện trường. TCVN 2097:2015 quy định phương pháp thử cắt ô và ASTM\r\nD3359 quy định phương pháp cắt chữ X đối với mục đích thông thường, không có hướng\r\ndẫn để làm sáng tỏ kết quả thử nghiệm và không đưa ra tiêu chí nghiệm thu / loại\r\nbỏ.
\r\n\r\nThử nghiệm cường độ phá hủy thường gây\r\nra phá hủy và cần phải sửa chữa sau khi thử nghiệm, quy mô thử nghiệm phụ thuộc\r\nvào chỉ dẫn kỹ thuật và độ bền lâu yêu cầu của hệ sơn bảo vệ.
\r\n\r\nMục tiêu của TCVN 12816-2:2019 là giảm\r\nthiểu sự biến động và đạt được sự thống nhất về quy trình đánh giá cường độ phá\r\nhủy của hệ sơn bảo vệ và thiết lập tiêu chí nghiệm thu/loại bỏ đối với màng phủ.\r\nPhương pháp thử sử dụng thiết bị dựa trên nguyên lý cắt ô và cắt chữ X.
\r\n\r\n\r\n\r\n
SƠN BẢO VỆ KẾT CẤU THÉP -\r\nĐÁNH GIÁ ĐỘ BÁM DÍNH CỦA LỚP PHỦ VÀ CÁC\r\nTIÊU CHÍ CHẤP NHẬN - PHẦN 2: PHÉP\r\nTHỬ CÁT Ô VÀ CẮT CHỮ X
\r\n\r\nCorrosion\r\nprotection of Steel structures by protective paint systems - Assessment of, and\r\nacceptance criteria for, the adhesion/cohesion (fracture strength) of a coating -\r\nPart 2: Cross-cut testing and X-cut testing
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định cách tiến hành\r\nđánh giá độ bền của màng sơn khi vết cắt theo mạng lưới góc vuông hoặc chữ X được\r\nthực hiện trên màng sơn, xuyên xuống tới nền vật liệu.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này chỉ được áp dụng khi\r\nphương pháp thử cắt ô hoặc cắt chữ X được quy định, cùng với mức đánh giá từ một\r\nthang phân loại phù hợp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các đặc tính của màng sơn\r\ncó thể gây khó khăn\r\ncho việc đánh giá kết quả thử\r\nnghiệm cắt ô hoặc cắt chữ X.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cũng quy định thiết bị\r\nnghiệm phù hợp và xác định vùng kiểm tra, kế hoạch lấy mẫu và tiêu chí chấp thuận/không\r\nchấp thuận.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không quy định các mức\r\nđánh giá đối với các hệ sơn cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 2097:2015 (ISO 2409:2013), Sơn và\r\nvecni\r\n-\r\nThử nghiệm cắt ô[1];
\r\n\r\nISO 12944-7, Paints and varnishes -\r\nCorrosion protection of steel structures by protective paint systems - Part 7:\r\nExecution and supervision of paint work (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết\r\ncấu thép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 7: Thi công và giám sát sơn);
\r\n\r\nISO 12944-8, Paints and varnishes -\r\nCorrosion protection of steel structures by protective paint systems- Part 8:\r\nDevelopment of specifications for new work and maintenance (Sơn và vecni - Bảo\r\nvệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 8: Xây dựng chỉ dẫn đối\r\nvới thi công mới và bảo dưỡng);
\r\n\r\nISO 19840, Paints and varnishes -\r\nCorrosion protection of steel structures by protective paint systems -\r\nMeasurement of, and acceptance criteria for, the thickness of dry films on\r\nrough surfaces (Sơn và vecni- Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng hệ sơn bảo\r\nvệ - Phép đo, tiêu chí nghiệm thu đối với chiều dày màng sơn khô trên bề mặt\r\nnhám);
\r\n\r\nASTM D 3359-02, Standard test\r\nmethods for measuring adhesion by tape test (Tiêu chuẩn phương pháp thử đo độ\r\nbám dính bằng thử nghiệm băng dính).
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nCường độ phá hủy (fracture\r\nstrength)
\r\n\r\nLực yêu cầu để vượt qua lực liên kết:
\r\n\r\n- Giữa các lớp sơn hoặc giữa lớp sơn\r\nvà nền (độ bám dính).
\r\n\r\n-Trong màng sơn (lực cố kết).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không đưa ra\r\nphương pháp xác định cường độ phá hủy (xem TCVN 12816-1:2019).
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nĐộ bám dính (adhesion)
\r\n\r\nLực gắn kết tại bề mặt phân chia giữa\r\nbề mặt chất rắn và vật liệu khác bằng lực phân tử.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Độ bám dính không được nhầm\r\nlẫn với lực cố kết.
\r\n\r\n[Xem ISO 4618:2006]
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nLực cố kết (cohesion)
\r\n\r\nLực liên kết màng thành một khối\r\nnguyên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Lực cố kết không được nhầm\r\nlẫn với độ bám dính.
\r\n\r\n[Xem ISO 4618:2006]
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nLớp sơn (coat)
\r\n\r\nLớp liên tục của vật liệu sơn tạo ra từ\r\nmột lần thi công.
\r\n\r\n[Xem ISO 4618:2006]
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nMàng sơn (coating)
\r\n\r\nLớp liên tục tạo ra từ một hay nhiều lần\r\nthi công vật liệu sơn trên bề mặt nền.
\r\n\r\n[Xem ISO 4618:2006]
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nVùng kiểm tra (inspection area)
\r\n\r\nVùng được chỉ định áp dụng kế hoạch lấy\r\nmẫu có thể là toàn bộ hoặc lựa chọn một phần của kết cấu.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Nguyên lý\r\nchung
\r\n\r\nĐộ bền của màng sơn đối với các dạng\r\nphá hủy bám dính và cố kết do các vết cắt được đánh giá bằng thử nghiệm cắt ô\r\nhoặc cắt chữ X. Trong đó, độ bền của màng sơn được đánh giá theo thang phân loại\r\ntừ Mức 0 tới Mức 5, tương ứng với mức độ hư hỏng nhỏ nhất tới mức độ hư hỏng lớn\r\nnhất đối với mỗi phương pháp (xem TCVN 2097:2015 và Phụ lục A).
\r\n\r\nThử nghiệm cắt ô phù hợp với màng sơn\r\ncó chiều dày tối đa 250 μm. Thử nghiệm\r\ncắt chữ X không bị giới hạn về chiều dày của màng sơn.
\r\n\r\nĐối với màng sơn cứng, sẽ không phù hợp\r\nkhi sử dụng thử nghiệm cắt ô; Trong trường hợp này sử dụng phương pháp thử nghiệm\r\ncắt chữ X.
\r\n\r\nĐối với màng sơn chứa bột màu dạng vảy,\r\nviệc đánh giá của thử nghiệm cắt ô hoặc cắt chữ X có thể tạo ra kết quả không\r\nchính xác. Cần tư vấn\r\nkhuyến cáo của nhà sản xuất sơn.
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm cắt ô, một mạng lưới\r\nvết cắt xuyên qua màng sơn được tạo ra và kiểm tra để đánh giá mức độ phá hủy\r\ngây ra. Thử nghiệm cắt ô được thực hiện theo quy trình trong TCVN 2097:2015.\r\nCác vết cắt có thể được tạo ra riêng lẻ sử dụng dụng cụ cắt và thanh dẫn hướng\r\nhoặc dưỡng để đạt được khoảng cách chính xác hoặc sử dụng dụng cụ cắt nhiều lưỡi\r\nvới chính xác số dao và khoảng cách giữa các dao cắt.
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm cắt chữ X, 2 vết cắt\r\nđược thực hiện tại một góc để tạo thành chữ X. Băng dính được dán với một lực\r\nchắc chắn lên vết cắt và giật ra khỏi bề mặt với một góc quy định. Thử nghiệm cắt chữ X được\r\nthực hiện như quy trình trong ASTM D 3359-02, phương pháp A, sử dụng phụ lục A\r\ncủa tiêu chuẩn này để đánh giá.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Các mức đánh giá trong phụ\r\nlục A được sắp xếp ngược với các mức đánh giá trong ASTM D 3359.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Cắt chữ X cũng được biết\r\nđến là biểu tượng của Thánh giá St. Andrew.
\r\n\r\n4.2 Nguyên lý của\r\nphương pháp cắt ô
\r\n\r\nPhương pháp cắt ô yêu cầu một mạng lưới\r\nvết cắt được tạo ra xuyên qua mảng sơn xuống tới nền để tạo ra các ô vuông. Khoảng\r\ncách giữa các vết cắt và kích thước của ô vuông được xác định theo chiều dày của\r\nmàng sơn cần đánh giá. Băng dính được dán chắc chắn để loại bỏ các ô sơn có độ\r\nbám dính yếu. Kết quả của thử nghiệm này được mô tả theo mức thông qua quan sát\r\ndấu hiệu hư hỏng. Chi tiết cụ thể xem TCVN 2097:2015.
\r\n\r\n4.3 Nguyên lý của\r\nphương pháp cắt chữ X
\r\n\r\nPhương pháp cắt chữ X yêu cầu một vết\r\ncắt chữ X được tạo ra, xuyên qua màng sơn sử dụng dao cắt. Băng dính được dán với\r\nmột lực chắn chắn để loại bỏ màng sơn có độ bám dính kém. Kết quả của thử nghiệm\r\nđược biểu diễn theo mức thông qua quan sát dấu hiệu hư hỏng. Đối với thang đánh\r\ngiá, xem Phụ lục A.
\r\n\r\n5 Thiết bị, dụng cụ\r\nvà vật liệu
\r\n\r\n5.1 Thử nghiệm cắt\r\nô
\r\n\r\nChi tiết dụng cụ và vật liệu yêu cầu\r\nđược đưa ra trong TCVN 2097:2015.
\r\n\r\n5.2 Thử nghiệm cắt\r\nchữ X
\r\n\r\n5.2.1 Dưỡng, để tạo\r\nra cạnh thẳng.
\r\n\r\n5.2.2 Dao cắt lưỡi\r\nđơn, phù hợp với TCVN 2097:2015.
\r\n\r\n5.2.3 Băng dính nhạy\r\náp trong suốt phù hợp với TCVN 2097:2015.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nDo phương pháp thử cắt ô và cắt chữ X\r\nlà các phương pháp thử phá hủy, nên cần phải sửa chữa sau khi phép thử được thực\r\nhiện trên các kết cấu đã sơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Để tránh phá hủy đối với\r\nkết cấu đã sơn, có thể sử dụng tấm mẫu thay thế (xem 6.3).
\r\n\r\nKết quả thử nghiệm cắt ô và\r\ncắt chữ X bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thử nghiệm khác nhau.
\r\n\r\nĐiều kiện thử nghiệm trên hiện trường\r\nphải phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất sơn.
\r\n\r\nKhi điều kiện môi trường yêu cầu không\r\nđược đáp ứng đầy đủ tại hiện trường trong khoảng thời gian quy định, cần có\r\nkhuyến cáo của nhà sản xuất sơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Sự lão hóa của màng sơn\r\ncó thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm. Màng sơn mới thi công có\r\nthể có mức đánh giá khác so với các màng sơn đã được thi công trước\r\nđó từ 2 tháng hoặc 3 tháng. Nhiệt độ, độ ẩm và thoáng khí trong quá trình làm\r\nkhô/đóng rắn của\r\nmàng sơn cũng có ảnh hưởng tới kết quả nhận được.
\r\n\r\nKhi kết cấu đã sơn được chế tạo từ\r\nthép cường độ cao, lúc thử nghiệm cần chú ý không gây ra phá hủy bề mặt\r\nthép. Sự hư hỏng bề mặt thép có thể gây ra phá hủy kết cấu do ảnh hưởng của ăn\r\nmòn.
\r\n\r\n6.2 Thử nghiệm\r\nhiện trường trên kết cấu đã sơn
\r\n\r\nTrước khi thử nghiệm, màng sơn mới được\r\nthi công phải làm khô/đóng rắn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
\r\n\r\nKhi không có khuyến cáo của nhà sân xuất,\r\nmàng sơn phải được làm khô/đóng rắn ít nhất 10 ngày trong điều kiện thông\r\nthoáng và nhiệt độ bề mặt của nền lớn hơn 15 °C và độ ẩm tương đối\r\nnhỏ hơn 80 % trước khi thử nghiệm.
\r\n\r\nCần theo dõi và báo cáo các điều kiện\r\ndưới đây trong khoáng thời gian 24 h trước khi thử nghiệm (sự biểu thị của các\r\nthông số ước lượng là đầy đủ), bao gồm:
\r\n\r\n- Điều kiện môi trường như nhiệt độ\r\nmôi trường và độ ẩm tương đối.
\r\n\r\n- Nhiệt độ bề mặt của kết cấu đã sơn.
\r\n\r\n- Tình trạng bề mặt (khô/ướt).
\r\n\r\nCần tiến hành đo và báo cáo các điều\r\nkiện dưới đây tại thời điểm thử nghiệm, bao gồm:
\r\n\r\n- Nhiệt độ môi trường.
\r\n\r\n- Độ ẩm tương đối.
\r\n\r\n- Nhiệt độ bề mặt của kết cấu đã sơn.
\r\n\r\nKhi bề mặt ướt, cần phải làm\r\nkhô và ghi lại trong báo cáo thử nghiệm
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi mảng sơn tiếp xúc với độ\r\nẩm cao hoặc nước,\r\nmàng sơn sẽ hấp thụ nước có thể làm giảm mức độ bám dính. Khi làm khô, mức độ\r\nbám dính của màng\r\nsơn sẽ tăng lên tới một mức nhất định, trừ khi màng sơn đa bắt đầu hư hỏng\r\nhoặc xảy ra ăn mòn vật liệu nền.
\r\n\r\n6.3 Tấm thử nghiệm\r\nsử dụng tại hiện trường
\r\n\r\nTấm mẫu thử nghiệm phải được chuẩn bị, gia công\r\nsơn và làm khô/đóng rắn trong cùng điều kiện và cùng phương thức thi công với kết\r\ncấu và sẽ phải gắn lên một khu vực tại kết cấu. Có 2 phương pháp để ổn\r\nđịnh mẫu đối với tấm mẫu thử nghiệm được mô tả như ở phần dưới đây. Cần có sự chấp\r\nthuận của nhà sản xuất sơn khi có sự thay đổi về điều kiện ổn định mẫu. Việc lựa\r\nchọn phương pháp ổn định mẫu phải có sự thống nhất giữa các bên liên quan.
\r\n\r\na) Tấm mẫu đã sơn được giữ tại hiện\r\ntrường trong 1 ngày vả sau đó đem đi bảo quản trong điều kiện chuẩn [(23 ± 2) °C,\r\n(50 ± 5) % độ ẩm tương đối] trong thời\r\ngian ít nhất 10 ngày trước khi thử nghiệm.
\r\n\r\nb) Tấm mẫu đã sơn được giữ tại hiện\r\ntrường ít nhất 10 ngày. Điều kiện môi trường tại hiện trường phải phù hợp với\r\nkhuyến cáo của nhà sản xuất sơn. Tại thời điểm cuối của chu kỳ đặt mẫu tại hiện\r\ntrường, mẫu được đem về bảo quản trong điều kiện chuẩn [(23 ± 2) °C, (50 ± 5) %\r\nđộ ẩm tương đối] trong khoảng thời gian ít nhất 16 h trước khi thử nghiệm.
\r\n\r\nKhi điều kiện môi trường yêu cầu tại\r\nhiện trường không phù hợp trong khoảng thời gian quy định, cần tư vấn của nhà sản\r\nxuất sơn. Nếu không có tư vấn của nhà sản xuất sơn, giải pháp đưa ra là lấy tấm\r\nmẫu từ hiện trường và bảo quản như quy trình a. Trong trường hợp này, không cần\r\nxem xét tới điều kiện môi trường.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Sự khác biệt giữa 2 phương\r\npháp dựa trên điều kiện môi trường để làm khô/đóng rắn màng sơn. Phương pháp a)\r\nđảm bảo chất lượng của quá trình chuẩn bị bề mặt, sơn và quá trình thi công sẽ được\r\nđánh giá. Phương pháp b) bao gồm cả ảnh hưởng của điều kiện môi trường đối với\r\nquá trình làm khô/đóng rắn của màng sơn.
\r\n\r\n6.4 Trình tự thử\r\nnghiệm theo phương pháp cắt ô
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm theo quy trình\r\ntrong TCVN 2097:2015.
\r\n\r\nThử nghiệm cắt ô phù hợp với chiều dày\r\nmàng sơn tối đa 250 μm.
\r\n\r\n6.5 Trình tự thử\r\nnghiệm theo phương pháp cắt chữ X
\r\n\r\nTạo vết cắt chữ X xuyên qua màng sơn sử\r\ndụng dụng cụ cắt lưỡi đơn (xem 5.2.2). Mỗi vết cắt có chiều dài 40 mm. Góc tạo\r\nra bởi các vết cắt tại giao điểm phải nằm giữa 30° tới 45°. Sử dụng băng dính nhạy\r\náp (xem 5.2.3), dán lên vết cắt với chiều dài 75 mm bằng một lực ổn định và giật\r\nbăng dính trong vòng 5 phút. Xác định mức đánh giá bằng cách kiểm tra, sử dụng\r\nthông tin đưa ra trong Phụ lục A.
\r\n\r\nThử nghiệm cắt chữ X không bị giới hạn\r\nvề chiều dày màng sơn.
\r\n\r\n6.6 Thử nghiệm
\r\n\r\n6.6.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nThử nghiệm cắt ô và cắt chữ X có thể\r\nđược thực hiện theo 2 cách:
\r\n\r\n- Thử nghiệm màng sơn trên kết cấu.
\r\n\r\n- Sử dụng tấm mẫu thử chuẩn bị tại\r\ncùng thời điểm và cùng với cách thức thi công giống với màng sơn trên kết cấu.
\r\n\r\nPhương pháp sử dụng tấm thử nghiệm sẽ\r\nđược sử dụng khi có quy định hoặc có sự thống nhất giữa các bên liên quan.
\r\n\r\n6.6.2 Kế hoạch lấy\r\nmẫu
\r\n\r\nKế hoạch lấy mẫu quy định số lượng\r\nphép thử thực hiện trên một vùng kiểm tra.
\r\n\r\n6.6.3 Vùng kiểm tra
\r\n\r\nVùng kiểm tra được quy định trong chỉ\r\ndẫn kỹ thuật dự án (xem ISO 12944-7 và ISO 12944-8). Trừ khi kết cấu được chia\r\nthành nhiều vùng kiểm tra riêng lẻ, toàn bộ kết cấu được coi là vùng kiểm tra để\r\nthực hiện phép thử.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khuyến cáo các khu vực có mức\r\nđộ đánh giá quy định khó mà đạt được (ví dụ các khu vực khó tiếp cận để sơn) sẽ\r\nđược coi như vùng kiểm tra riêng lẻ.
\r\n\r\n6.6.4 Số lượng phép\r\nthử nhỏ nhất
\r\n\r\nSố lượng phép thử nhỏ nhất được thực\r\nhiện ngẫu nhiên trên toàn bộ vùng kiểm tra để đánh giá toàn bộ hệ sơn, được đưa\r\nra trong Bảng 1. Trong tiêu chuẩn này, số lượng phép thử đưa ra làm đại diện\r\ncho vùng kiểm tra. Phép thử cũng được áp dụng đối với các khu vực khó đạt được\r\nmức độ bám dính quy định ví dụ như các khu vực khó tiếp cận để sơn (xem CHÚ\r\nTHÍCH trong 6.6.3).
\r\n\r\nBảng 1 - Số\r\nlượng phép thử nhỏ nhất trong một vùng kiểm tra
\r\n\r\n\r\n Diện tích\r\n vùng kiểm tra, m2 \r\n | \r\n \r\n Số lượng\r\n phép thử \r\n | \r\n
\r\n ≤ 1000 \r\n | \r\n \r\n 01 phép thử đối với mỗi vùng có diện\r\n tích 200 m2 hoặc đối với vùng có diện tích nhỏ hơn \r\n | \r\n
\r\n > 1000 \r\n | \r\n \r\n 05 phép thử, cộng thêm 1 phép thử đối\r\n với mỗi vùng có diện tích 1000 m2 tiếp theo hoặc vùng có diện tích\r\n nhỏ hơna \r\n | \r\n
\r\n a - Nên phân\r\n chia thành các vùng kiểm tra có diện tích nhỏ hơn \r\n | \r\n
Khi sử dụng tấm mẫu thử nghiệm, số lượng\r\ntấm thử nghiệm phải bằng số lượng phép thử tương ứng với vùng kiểm tra.
\r\n\r\n6.7 Mô tả kết quả
\r\n\r\nKết quả thử nghiệm được đánh\r\ngiá theo bảng phân loại đưa ra đối với phép thử cắt ô trong Điều 8 của TCVN\r\n2097:2015 và trong Phụ lục A đối với phép thử cắt chữ X.
\r\n\r\n\r\n\r\nKết quả thử nghiệm phải được báo cáo\r\ntheo các mức độ đánh giá riêng lẻ.
\r\n\r\nTrong trường hợp thử nghiệm lại (xem\r\nĐiều 8), kết quả đánh giá ban đầu và kết quả thử nghiệm lại phải được báo cáo.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐể nghiệm thu đối với một vùng kiểm\r\ntra, 02 tiêu chí dưới đây phải được đáp ứng đầy đủ:
\r\n\r\n- Khi số lượng thử nghiệm nhỏ hơn 05 mẫu,\r\nmỗi kết quả thử nghiệm phải bằng hoặc tốt hơn mức đánh giá quy định của chỉ dẫn\r\nkỹ thuật.
\r\n\r\n- Khi số lượng thử nghiệm từ 05 mẫu trở\r\nlên, 80 % kết quả thử nghiệm phải bằng hoặc lớn hơn mức độ quy định của chỉ dẫn\r\nkỹ thuật. Với mỗi kết quả thử nghiệm trong 20 % còn lại, chỉ có các kết quả bằng\r\nvới mức độ đánh giá theo quy định cộng thêm 1 mức được chấp nhận.
\r\n\r\nĐối với mỗi vùng có diện tích 1000 m2\r\nhoặc nhỏ hơn, chỉ một thử nghiệm có kết quả không đạt là được thực hiện lại, và chỉ được\r\nthực hiện lại 1 lần.
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo kết quả thử nghiệm phải bao gồm\r\nít nhất các thông tin sau:
\r\n\r\na) Tất cả các thông tin cần thiết xác\r\nnhận hệ sơn thử nghiệm bao gồm số lô, chiều dày màng sơn (xác định theo ISO\r\n19840), thời gian và điều kiện của quá trình làm khô/đóng rắn, điều kiện ổn định trong\r\n24 h trước khi thử nghiệm.
\r\n\r\nb) Viện dẫn tiêu chuẩn này: [TCVN\r\n12816-2:2019 (ISO 16276-2:2007)].
\r\n\r\nc) Tất cả các thông tin cần thiết xác\r\nnhận nền thử nghiệm;
\r\n\r\nd) Tất cả thông tin cần thiết mô tả\r\nquá trình chuẩn bị bề mặt vật liệu nền;
\r\n\r\ne) Phương pháp thử nghiệm (phương pháp\r\ncắt ô hoặc cắt chữ X);
\r\n\r\nf) Tất cả thông tin cần thiết xác định\r\nvùng kiểm tra;
\r\n\r\ng) Quy định về tiêu chí nghiệm thu đối\r\nvới vùng kiểm tra đáp ứng hoặc không đáp ứng;
\r\n\r\nh) Kết quả thử nghiệm biểu thị theo Điều\r\n7 (bao gồm hình ảnh của bề mặt vùng thử);
\r\n\r\ni) Nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối\r\nvà nhiệt độ bề mặt của kết cấu đã sơn trong quá trình thử nghiệm (xem 6.2);
\r\n\r\nj) Ngày và thời gian thử nghiệm;
\r\n\r\nk) Tên người kiểm tra.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phân loại kết quả thử nghiệm cắt chữ X
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các mức đánh giá trong phụ\r\nlục này được sắp xếp ngược với các mức đánh giá trong ASTM D 3359.
\r\n\r\n\r\n \r\n Mức 0 \r\nMàng sơn\r\n không bị bong tróc và tách ra \r\n | \r\n \r\n \r\n Mức 1 \r\nVết sơn nhỏ\r\n bị bong hoặc\r\n tách ra dọc vết cắt hoặc tại giao điểm của 2 vết cắt \r\n | \r\n
\r\n \r\n Mức 2 \r\nMàng sơn dạng\r\n răng cưa bị tách ra dọc các vết cắt, có kích thước lên tới 1,5 mm tại các bên\r\n của vết cắt \r\n | \r\n \r\n \r\n Mức 3 \r\nMàng sơn dạng\r\n răng cưa bị tách ra dọc theo chiều dài của các vết cắt, có kích thước lên tới\r\n 3,0 mm tại các bên của vết cắt \r\n | \r\n
\r\n \r\n Mức 4 \r\nMàng sơn bị\r\n tách ra phần lớn trong vùng cắt chữ X bên dưới băng dính \r\n | \r\n \r\n \r\n Mức 5 \r\nMàng sơn bị\r\n tách ra toàn bộ khỏi vùng cắt chữ X \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n1. ISO 4618:2006, Paints and\r\nvarnishes - Terms and definitions (Sơn và vecni - Thuật ngữ và định nghĩa).
\r\n\r\n2. ISO 12944-1, Paints and\r\nvarnishes - Corrosion protection of steel stmctures by protective paint systems\r\n- Part 1: General introduction (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu\r\nthép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 1: Giới thiệu chung).
\r\n\r\n3. ISO 12944-2, Paints and\r\nvarnishes - Corrosion protection of steel structures by protective paint systems -\r\nPart 2: Classification of environments (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn cho\r\nkết cấu thép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 2: Phân loại môi trường).
\r\n\r\n4. ISO 12944-3, Paints and\r\nvarnishes - Corrosion protection of steel structures by protective paint systems -\r\nPart 3: Design considerations (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu\r\nthép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 3: Các cân nhắc về thiết kế).
\r\n\r\n5. ISO 12944-4, Paints and\r\nvarnishes- Corrosion protection of steel structures by protective paint
\r\n\r\nsystems - Part 4: Types of surface\r\nand surface preparation (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu thép bằng\r\nhệ sơn bảo vệ - Phần 4: Loại bề mặt và chuẩn bị bề mặt).
\r\n\r\n6. ISO 12944-5, Paints and\r\nvarnishes - Corrosion protection of Steel structures by protective paint systems -\r\nPart 5: Protective paint systems (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu\r\nthép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 5: Hệ sơn bảo vệ).
\r\n\r\n7. ISO 12944-6, Paints and\r\nvarnishes - Corrosion protection of Steel structures by protective paint systems -\r\nPart 6: Laboratory performance test methods (Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn\r\ncho kết cấu thép bằng hệ sơn bảo vệ - Phần 6: Các phương pháp thử tính năng\r\ntrong phòng thí nghiệm).
\r\n\r\n8- ISO 16276-1, Corrosion\r\nprotection of steel structures by protective paint systems - Assessment of, and\r\nacceptance criteria for, adhesion/cohesion (fracture strength) of a coating -\r\nPart 1: Pull-off testing - Bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu thép bằng hệ sơn bảo\r\nvệ (Đánh giá, tiêu chí nghiệm thu đối với độ bám dính/lực cố kết (cường độ phá\r\nhủy) của màng phủ - Phần 1: Phương pháp\r\nkéo nhổ Pull-off).
\r\n\r\nMục lục
\r\n\r\nLời mở đầu
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n4 Nguyên lý
\r\n\r\n5 Dụng cụ và vật liệu
\r\n\r\n6 Cách tiến hành
\r\n\r\n7 Biểu thị kết quả
\r\n\r\n8 Tiêu chí nghiệm thu
\r\n\r\n9 Báo cáo thử nghiệm
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định)
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
[1] ISO\r\n2409:2013 đă được chấp nhận thành TCVN 2097:2015\r\nSơn và vecni - Phép thử cắt ô.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12816-2:2019 (ISO 16276-2:2007) về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Đánh giá độ bám dính của lớp phủ và các tiêu chí chấp nhận – Phần 2: Phép thử cắt ô và cắt chữ X đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12816-2:2019 (ISO 16276-2:2007) về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Đánh giá độ bám dính của lớp phủ và các tiêu chí chấp nhận – Phần 2: Phép thử cắt ô và cắt chữ X
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12816-2:2019 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2019-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |