\r\n BỘ TÀI CHÍNH | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 13/VBHN-BTC \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 11\r\n tháng 02 năm 2020 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
HƯỚNG\r\nDẪN VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN
\r\n\r\nThông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm\r\n2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 20\r\ntháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
\r\n\r\n- Thông tư số 12/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm\r\n2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Thông tư số\r\n152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế\r\ntài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
\r\n\r\n- Thông tư số 174/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm\r\n2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số\r\n152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế\r\ntài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2016.
\r\n\r\nCăn cứ Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày\r\n25 tháng 11 năm 2009;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17\r\ntháng 11 năm 2010;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29\r\ntháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số\r\n21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16\r\ntháng 12 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế\r\nsuất thuế tài nguyên;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các\r\nLuật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng\r\n7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản\r\nlý Thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5\r\nnăm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của\r\nLuật Thuế tài nguyên;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng\r\n02 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Luật Thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng\r\n12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ\r\nchức của Bộ Tài chính;
\r\n\r\nTrên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường\r\ntại công văn số 2626/BTNMT-TC ngày 29 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn\r\nvề thuế tài nguyên như sau:2
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nThông tư này hướng dẫn về đối tượng chịu thuế; Người\r\nnộp thuế; Căn cứ tính thuế; Miễn, giảm thuế tài nguyên và tổ chức thực hiện\r\ntheo các quy định tại Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của\r\nChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 và một\r\nsố Điều của Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ hướng dẫn\r\nthi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế.
\r\n\r\nĐối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than thực hiện\r\ntheo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông\r\ntư này là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy,\r\nlãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc\r\nchủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định,\r\nbao gồm:
\r\n\r\n1. Khoáng sản kim loại.
\r\n\r\n2. Khoáng sản không kim loại.
\r\n\r\n3. Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực\r\nvật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa\r\nnhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao\r\nkhoanh nuôi, bảo vệ.
\r\n\r\n4. Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
\r\n\r\n5. Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới\r\nđất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm\r\nnghiệp và nước biển để làm mát máy.
\r\n\r\nNước biển làm mát máy quy định tại khoản này phải đảm\r\nbảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện\r\nkinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trường\r\nhợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn về môi trường\r\nthì xử lý theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của\r\nChính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu\r\ncó).
\r\n\r\n6. Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá\r\nnhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về\r\nnuôi và khai thác.
\r\n\r\nYến sào do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà để\r\ndẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác phải đảm bảo theo quy định tại\r\nThông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển\r\nnông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
\r\n\r\n7. Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ\r\ntrì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường\r\nvụ Quốc hội xem xét, quyết định.
\r\n\r\n\r\n\r\nNgười nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai\r\nthác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này. Người nộp thuế tài nguyên (dưới đây gọi\r\nchung là người nộp thuế - NNT) trong một số trường hợp được quy định cụ thể như\r\nsau:
\r\n\r\n1. Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản\r\nthì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền\r\ncấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
\r\n\r\nTrường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm\r\nquyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá\r\nnhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp\r\nthuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.
\r\n\r\nTrường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm\r\nquyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị\r\ntrực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp\r\nthuế tài nguyên.
\r\n\r\n2. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập\r\ntrên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
\r\n\r\nTrường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham\r\ngia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm\r\nnộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh\r\ndoanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách\r\nnhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp\r\nthuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng\r\nhợp tác kinh doanh.
\r\n\r\n3. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình\r\ntrong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ\r\nquan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai\r\nthác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp\r\nthuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.
\r\n\r\n4. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy\r\nlợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này,\r\nkhông phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi.
\r\n\r\nTrường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung\r\ncấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào\r\ncác mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản\r\nlý công trình thủy lợi là người nộp thuế.
\r\n\r\n5. Đối với tài nguyên thiên nhiên\r\ncấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu\r\nthuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp\r\nthuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ\r\nchức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến\r\nhoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\nCĂN CỨ TÍNH THUẾ TÀI\r\nNGUYÊN
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Căn cứ tính thuế tài nguyên là\r\nsản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài\r\nnguyên.
\r\n\r\n2. Xác định thuế tài nguyên phải nộp\r\ntrong kỳ
\r\n\r\n\r\n Thuế tài nguyên\r\n phải nộp trong kỳ \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Sản\r\n lượng tài nguyên tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Giá\r\n tính thuế đơn vị tài nguyên \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế\r\n suất thuế tài nguyên \r\n | \r\n
Trường hợp được cơ quan\r\nnhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai\r\nthác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
\r\n\r\n\r\n Thuế\r\n tài nguyên phải nộp trong kỳ \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Sản\r\n lượng tài nguyên tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Mức\r\n thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác \r\n | \r\n
Việc ấn định thuế\r\ntài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với\r\ncác quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
\r\n\r\nĐiều\r\n5. Sản lượng tài nguyên tính thuế
\r\n\r\n1. Đối với loại tài\r\nnguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng\r\ntài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực\r\ntế khai thác trong kỳ tính thuế.
\r\n\r\nTrường hợp tài nguyên\r\nkhai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị\r\nthương mại khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo sản\r\nlượng từng loại tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như\r\nnhau hoặc quy ra sản lượng của loại tài nguyên có sản lượng bán ra lớn nhất để\r\nlàm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai\r\nthác trong kỳ.
\r\n\r\nVí dụ 1: Doanh\r\nnghiệp A khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác\r\nnhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để\r\nxác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, doanh nghiệp A có bán\r\nmột phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào đập, nghiền\r\nthành các loại đá dăm có các cỡ (ly) khác nhau thì sản lượng tính thuế được xác\r\nđịnh bằng cách quy từ sản lượng đá các cỡ (ly) ra sản lượng đá có sản lượng bán\r\nra lớn nhất để xác định sản lượng đá thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên.\r\nDoanh nghiệp A thực hiện khai, nộp thuế đối với sản lượng đá khai thác theo giá\r\nbán tương ứng.
\r\n\r\n2. Đối với tài\r\nnguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của\r\ntài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau\r\nkhi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như\r\nsau:
\r\n\r\na) Đối với tài\r\nnguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản lượng tài\r\nnguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại\r\ntài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân\r\nloại.
\r\n\r\nTrường hợp đất, đá,\r\nphế thải, bã xít thu được qua sàng tuyển mà bán ra thì phải nộp thuế tài nguyên\r\nđối với lượng tài nguyên có trong phế thải, bã xít bán ra theo giá bán và thuế\r\nsuất tương ứng của tài nguyên có trong phế thải, bã xít.
\r\n\r\nVí dụ 2: Trường hợp\r\nthan khai thác từ mỏ chứa tạp chất, đất, đá phải sàng tuyển, phân loại mới bán\r\nthì sản lượng than thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên là sản lượng than\r\nđã qua sàng tuyển, phân loại. Trường hợp phế thải bán ra mà có lẫn than và các\r\ntài nguyên khác thì phải tính thuế tài nguyên đối với lượng tài nguyên thuộc đối\r\ntượng chịu thuế trong phế thải theo giá bán thực tế và thuế suất tương ứng đối\r\nvới tài nguyên.
\r\n\r\nVí dụ 3: Trường hợp\r\nkhai thác quặng sắt, sau khi sàng, tuyển thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng\r\nsắt thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được;\r\nĐồng thời xác định sản lượng loại tài nguyên khác sử dụng cho hoạt động khai\r\nthác khoáng sản để tính thuế, như nước sử dụng cho hoạt động sàng, tuyển.
\r\n\r\nb) Đối với tài\r\nnguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng, tuyển,\r\nphân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai\r\nthác (quặng) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất\r\ncăn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có\r\ntrong tài nguyên. Tỷ lệ từng chất có trong tài nguyên được xác định theo mẫu\r\ntài nguyên khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định và phê duyệt.\r\nTrường hợp, tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên khai thác thực tế khác với\r\ntỷ lệ từng chất có trong mẫu tài nguyên (quặng) thì sản lượng tính thuế được\r\nxác định căn cứ kết quả kiểm định về tỷ lệ từng chất có trong tài nguyên khai\r\nthác thực tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\nVí dụ 4: Doanh\r\nnghiệp B khai thác tài nguyên, sản lượng quặng khai thác trong tháng là 1000 tấn,\r\ntrong quặng có lẫn nhiều chất khác nhau. Theo Giấy phép khai thác và tỷ lệ từng\r\nchất có trong mẫu quặng đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng quốc gia phê duyệt\r\nlà: quặng đồng: 60%; quặng bạc: 0,2%; quặng thiếc: 0,5%.
\r\n\r\nSản lượng tài\r\nnguyên tính thuế của từng chất được xác định như sau:
\r\n\r\n- Quặng đồng:\r\n1.000 tấn x 60% = 600 tấn.
\r\n\r\n- Quặng bạc :\r\n1.000 tấn x 0,2% = 2 tấn.
\r\n\r\n- Quặng thiếc: 1.000\r\ntấn x 0,5% = 5 tấn
\r\n\r\nCăn cứ sản lượng\r\ncủa từng chất trong quặng đã xác định để áp dụng giá tính thuế đơn vị tài\r\nnguyên của từng chất tương ứng khi tính thuế tài nguyên.
\r\n\r\n3. Đối với tài\r\nnguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu\r\nthụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:
\r\n\r\nĐối với tài\r\nnguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu\r\nthụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng\r\ntài nguyên khai thác được xác định bằng cách quy đổi từ sản lượng sản phẩm sản\r\nxuất trong kỳ để bán ra theo định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản\r\nphẩm. Định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm do NNT kê khai\r\ncăn cứ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn công nghệ thiết kế để\r\nsản xuất sản phẩm đang ứng dụng, trong đó:
\r\n\r\n- Trường hợp sản phẩm bán ra là sản\r\nphẩm tài nguyên thì căn cứ định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản\r\nphẩm tài nguyên sản xuất bán ra.
\r\n\r\n- Trường hợp sản phẩm bán ra là sản\r\nphẩm công nghiệp thì căn định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản\r\nphẩm công nghiệp sản xuất bán ra.
\r\n\r\nViệc xác định sản phẩm bán ra sau\r\nquá trình chế biến là sản phẩm công nghiệp hay không phải sản phẩm công nghiệp do\r\nBộ quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo thẩm quyền.
\r\n\r\nVí dụ 5: Doanh nghiệp A khai\r\nthác đá có sử dụng một phần đá để nghiền đưa vào sản xuất xi măng bán ra. Sản\r\nlượng tài nguyên tính thuế là đá được xác định như sau: nếu không xác định được sản lượng đá khai thác đưa vào sản xuất xi măng\r\nthì quy đổi từ sản lượng xi măng sản xuất ra sản lượng đá khai thác; Trường hợp\r\nnày, doanh nghiệp A tự xác định căn cứ định mức, quy trình kỹ thuật của mình.
\r\n\r\nVí dụ 6: Doanh\r\nnghiệp C khai thác 10 tấn quặng appatit được 3 loại quặng: apatit 1, apatit 2\r\nvà apatit 3. Sau quá trình phân loại xác định được khối lượng cụ thể gồm: 2 tấn\r\napatit1, 3 tấn apatit2 và 5 tấn apatit3. Trong đó, lượng apatit1 và apatit2 được\r\ntiêu thụ ngay còn apatit3 được tiếp tục đưa vào chế biến thành apatit 1mới bán.\r\nNhư vậy, sản lượng tính thuế được xác định như sau:
\r\n\r\n- Sản lượng\r\napatit1 và apatit2 khai thác trong kỳ là 5 tấn;
\r\n\r\n- Do loại apatit3\r\nphải chế biến thành apatit1 để bán ra nên sản lượng tài nguyên tính thuế là sản\r\nlượng apatit 1.
\r\n\r\nVí dụ 7: Doanh nghiệp D khai thác quặng đa kim, trong đó một phần tiêu thụ trong\r\nnước ở dạng quặng đa kim, phần còn lại tiếp tục chế biến thành tinh chất để xuất\r\nkhẩu thì sản lượng tính thuế được xác định như sau:
\r\n\r\n- Đối với sản lượng bán trong\r\nnước: Căn cứ tỷ lệ từng chất có trong quặng đa kim theo phê duyệt của Hội đồng\r\nđánh giá trữ lượng quốc gia và mẫu quặng đã được kiểm định để xác định sản lượng\r\ntính thuế tương ứng cho từng chất có trong sản phẩm tài nguyên (quặng) sản xuất\r\nđể bán ra.
\r\n\r\n- Đối với sản lượng xuất khẩu:\r\nTrường hợp sản phẩm tinh chất tài nguyên xuất khẩu được cơ quan chức năng xác định\r\nlà sản phẩm công nghiệp thì xác định sản lượng tài nguyên tính thuế bằng cách quy\r\nđổi ra sản lượng tài nguyên có trong sản phẩm tài nguyên sản xuất trước khi chế\r\nbiến thành sản phẩm công nghiệp căn cứ tỷ lệ từng chất có trong quặng đa kim\r\ntheo phê duyệt của Hội đồng đánh giá trữ lượng quốc gia và mẫu quặng đã được kiểm\r\nđịnh và định mức sử dụng tài nguyên tính trên 1 đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp\r\nD đã kê khai theo quy trình công nghệ của doanh nghiệp.
\r\n\r\n4. Đối với nước thiên nhiên dùng\r\ncho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của\r\ncơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng\r\nđiện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định\r\ntheo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của\r\nbên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
\r\n\r\n5. Đối với nước khoáng thiên\r\nnhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước\r\nthiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh thì sản lượng tài nguyên tính thuế được\r\nxác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt\r\ntiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
\r\n\r\nNgười nộp thuế phải lắp đặt thiết\r\nbị đo đếm sản lượng nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên\r\nnhiên khai thác để làm căn cứ tính thuế. Thiết bị lắp đặt phải có giấy kiểm định\r\ncủa cơ quan quản lý đo lường chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và thông báo lần đầu\r\nvới cơ quan thuế kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên trong kỳ khai thuế gần nhất\r\nkể từ ngày lắp đặt xong thiết bị.
\r\n\r\nTrường hợp do điều kiện khách quan\r\nkhông thể lắp đặt được thiết bị đo đếm sản lượng nước khai thác sử dụng và\r\nkhông trực tiếp xác định được sản lượng tính thuế thì thực hiện khoán sản lượng\r\ntài nguyên khai thác theo kỳ tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có\r\nliên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để\r\ntính thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này.
\r\n\r\n6. Cơ chế phối hợp giữa Cơ quan\r\nthuế, Cơ quan Tài nguyên và môi trường để quản lý hoạt động khai thác tài\r\nnguyên tại địa phương như sau:
\r\n\r\nCăn cứ kê khai của NNT về sản lượng\r\ntài nguyên thực tế khai thác trong năm theo từng mỏ tại Bảng kê được nộp cùng với\r\nTờ khai quyết toán thuế tài nguyên khi kết thúc năm tài chính, trong vòng 05\r\nngày làm việc, cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển cơ quan Tài nguyên và Môi trường\r\nthông tin chi tiết về sản lượng khai thác tài nguyên trong năm theo từng mỏ của\r\ncác đơn vị trong địa bàn.
\r\n\r\nCơ quan Tài nguyên và Môi trường\r\ncó trách nhiệm đối chiếu sản lượng tài nguyên đã khai thác tại từng mỏ do đơn vị\r\nkhai thác khai, nộp thuế với dữ liệu đã có tại cơ quan tài nguyên và môi trường;\r\nTrường hợp sản lượng khai thuế không phù hợp sản lượng được phép khai thác ghi\r\ntrên Giấy phép khai thác hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan Tài\r\nnguyên và môi trường sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng\r\nkhai thác thực tế của đơn vị.
\r\n\r\nTrong vòng 07 ngày làm việc kể từ\r\nngày nhận được thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, Cơ quan Tài nguyên và Môi\r\ntrường có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định\r\ncủa Luật Quản lý thuế.
\r\n\r\n7. Trường hợp trên địa bàn có\r\ndoanh nghiệp khai thác, xuất khẩu sản phẩm tài nguyên, cơ quan thuế thực hiện\r\nxác định sản lượng sản phẩm tài nguyên thực tế xuất khẩu trên Tờ khai Hải quan\r\ntheo cơ chế trao đổi thông tin tại Quyết định số 574 QĐ/BTC ngày 30/3/2015 của\r\nBộ Tài chính để quy đổi ra sản lượng sản phẩm tài nguyên sản xuất và thực hiện\r\nđối chiếu với sản lượng tài nguyên trên Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên của\r\ndoanh nghiệp. Trường hợp phát sinh chênh lệch sản lượng tài nguyên tính thuế mà\r\ndoanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế\r\náp dụng các biện pháp kiểm tra, thanh tra phù hợp theo quy định của Luật Quản\r\nlý Thuế để tính, thu đủ thuế tài nguyên và xử lý vi phạm theo quy định.
\r\n\r\nSản lượng tài nguyên khai thác\r\ntăng thêm qua kiểm tra, thanh tra phải chịu thuế tài nguyên theo mức thuế suất\r\nvà giá tính thuế tài nguyên quy định tại thời điểm phát sinh sản lượng tài\r\nnguyên khai thác; Trường hợp không xác định được sản lượng tài nguyên khai thác\r\ntăng thêm phát sinh thuộc kỳ kê khai thuế cụ thể nào thì áp dụng mức thuế suất\r\nvà giá tính thuế tài nguyên do pháp luật quy định tại thời điểm kết thúc năm\r\nkhai thác tài nguyên.
\r\n\r\nĐiều 6. Giá\r\ntính thuế tài nguyên
\r\n\r\nGiá tính thuế tài nguyên là giá\r\nbán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế\r\ngiá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp\r\ntỉnh quy định; Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính\r\nthuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do\r\nUBND cấp tỉnh quy định.
\r\n\r\nTrường hợp sản phẩm tài nguyên được\r\nvận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài\r\nnguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán\r\nsản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.
\r\n\r\n1. Đối với loại tài nguyên xác định\r\nđược giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên
\r\n\r\nGiá tính thuế tài nguyên là giá\r\nbán đơn vị sản phẩm tài nguyên có cùng phẩm cấp, chất lượng chưa bao gồm thuế\r\ngiá trị gia tăng và được áp dụng cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác\r\ntrong tháng; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu\r\n(chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng tài\r\nnguyên tương ứng bán ra trong tháng.
\r\n\r\nTrường hợp trong tháng có khai\r\nthác tài nguyên nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên thì giá tính thuế\r\ntài nguyên là giá tính thuế đơn vị tài nguyên bình quân gia quyền của tháng trước\r\ngần nhất có doanh thu; nếu giá tính thuế đơn vị tài nguyên bình quân gia quyền\r\ncủa tháng trước gần nhất có doanh thu thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND\r\ncấp tỉnh quy định thì áp dụng giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định.
\r\n\r\nTrường hợp các tổ chức là pháp\r\nnhân khai thác tài nguyên cho Tập đoàn, Tổng công ty để tập trung một đầu mối tiêu\r\nthụ theo hợp đồng thoả thuận giữa các bên hoặc bán ra theo giá do Tổng công ty,\r\nTập đoàn quyết định thì giá tính thuế tài nguyên là giá do Tổng công ty, Tập\r\nđoàn quyết định nhưng không được thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh tại địa phương\r\nnơi khai thác tài nguyên quy định.
\r\n\r\n2. Đối với loại tài nguyên không\r\nxác định được giá bán đơn vị tài nguyên khai thác do có chứa nhiều chất khác\r\nnhau
\r\n\r\nGiá tính thuế là giá bán đơn vị tài nguyên của từng chất, được xác định căn\r\ncứ tổng doanh thu bán tài nguyên trong tháng (chưa có thuế GTGT) tính cho từng\r\nchất có trong tài nguyên khai thác theo tỷ lệ hàm lượng của từng chất đã được\r\ncơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm phê duyệt và sản lượng\r\ntài nguyên bán ra ghi trên chứng từ bán hàng tương ứng với từng chất.
\r\n\r\nVí dụ 8: Doanh nghiệp E khai\r\nthác 1.000 tấn quặng, tỷ lệ từng chất có trong mẫu quặng đã được kiểm định là:\r\nđồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%.
\r\n\r\nSản lượng tài nguyên tính thuế\r\ncủa từng chất được xác định như sau:
\r\n\r\n- Đồng: 1.000 tấn x 60% = 600 tấn.
\r\n\r\n- Bạc : 1.000 tấn x 0,2% = 2 tấn.
\r\n\r\n- Thiếc: 1.000 tấn x 0,5% = 5 tấn
\r\n\r\nTrong tháng, Doanh nghiệp bán\r\n600 tấn quặng, doanh thu 900triệu đồng. Giá tính thuế được xác định đối với từng\r\nchất có trong quặng như sau:
\r\n\r\n- Doanh thu đối với lượng Đồng\r\nbán ra trong tháng: 900tr x 60% = 540tr
\r\n\r\n- Giá tính thuế đối với Đồng\r\n(tr/tấn): 540 tr / 360tấn
\r\n\r\n- Khi khai, nộp thuế tài\r\nnguyên, đơn vị phải khai, nộp thuế đối với cả 600 tấn quặng đồng với giá tính\r\nthuế (như nêu trên) với thuế suất tương ứng.
\r\n\r\nTương tự xác định giá tính thuế\r\nđể khai, nộp thuế đối với lượng bạc, thiếc có trong 1.000 tấn quặng khai thác\r\ntrong tháng.
\r\n\r\n3. Đối với tài nguyên khai\r\nthác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (bán trong nước\r\nhoặc xuất khẩu)
\r\n\r\na) Trường hợp bán ra sản phẩm tài\r\nnguyên thì giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên\r\n(trường hợp bán trong nước) tương ứng với sản lượng tài nguyên bán ra ghi trên\r\nchứng từ bán hàng hoặc trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu (trường\r\nhợp xuất khẩu) không bao gồm thuế xuất khẩu tương ứng với sản lượng tài nguyên\r\nxuất khẩu ghi trên chứng từ xuất khẩu nhưng không thấp hơn giá tính thuế do\r\nUBND cấp tỉnh quy định.
\r\n\r\nTrị giá hải quan của\r\nsản phẩm tài nguyên xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với\r\nhàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành và sửa đổi,\r\nbổ sung (nếu có).
\r\n\r\nb) Trường hợp bán ra\r\nsản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm công nghiệp\r\ntrừ đi chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên\r\nthành sản phẩm công nghiệp nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
\r\n\r\nChi phí chế biến\r\nphát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công\r\nnghiệp được trừ khi xác định giá tính thuế căn cứ công nghệ chế biến của doanh\r\nnghiệp theo Dự án đã được phê duyệt nhưng không bao gồm chi phí khai thác,\r\nsàng, tuyển, làm giàu hàm lượng.
\r\n\r\nc) Trường hợp giá\r\ntính thuế mà NNT xác định thấp hơn giá tính thuế tại Bảng giá do UBND cấp tỉnh\r\nquy định thì áp dụng giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp tại Bảng\r\ngiá của UBND cấp tỉnh quy định chưa có giá đối với loại sản phẩm này thì cơ\r\nquan thuế phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, ấn định theo pháp\r\nluật về quản lý thuế.
\r\n\r\nd) Trường hợp tài nguyên\r\nkhai thác đưa vào chế biến, sản xuất sản phẩm và thu được sản phẩm tài nguyên đồng\r\nhành thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên theo từng trường hợp cụ thể\r\nnêu tại Điều này.
\r\n\r\nVí dụ 9: Trường hợp\r\ntrong quá trình luyện quặng sắt thu được 0,05 tấn quặng đồng trên 01 tấn gang\r\nvà giá bán quặng đồng là 8.500.000 đồng/tấn thì giá tính thuế tài nguyên đối với\r\n0,05 tấn quặng đồng là: 8.500.000 đồng. Trường hợp không bán quặng đồng mà tiếp\r\ntục đưa vào chế biến thành sản phẩm công nghiệp thì áp dụng giá tính thuế là\r\ngiá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phí chế biến phát sinh để chế biến quặng\r\nđồng thành sản phẩm công nghiệp theo mức do UBND cấp tỉnh quy định để tính thuế\r\ntài nguyên đối với sản lượng quặng đồng sản xuất.
\r\n\r\n4. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp\r\nđược quy định cụ thể như sau:
\r\n\r\na)3 Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất\r\nthủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân.
\r\n\r\nGiá bán điện thương phẩm bình quân để tính thuế\r\ntài nguyên đối với các cơ sở sản xuất thủy điện được xác định theo giá bán lẻ\r\nđiện bình quân do Bộ Công Thương quyết định.
\r\n\r\nb) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao (kho, bãi nơi\r\nkhai thác); trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế\r\nđược xác định căn cứ vào giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định\r\ntheo hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.
\r\n\r\nc) Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước\r\nthiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất,\r\nkinh doanh mà không có giá bán ra\r\nthì giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định theo nguyên tắc hướng dẫn\r\ntại khoản 5 Điều này.
\r\n\r\nd)\r\nTổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế\r\ntoán, chứng từ kế toán theo quy định thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, ấn định\r\nthuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp này, sản lượng tài\r\nnguyên tính thuế được xác định căn cứ kết quả kiểm tra, giá tính thuế tài\r\nnguyên là giá tại Bảng giá do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tương ứng với từng\r\nthời kỳ.
\r\n\r\n5.\r\nHàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên để thực\r\nhiện cho năm tiếp theo liền kề như sau:
\r\n\r\n5.1.\r\nBảng giá tính thuế tài nguyên có các thông tin để làm cơ sở xác định thuế tài nguyên\r\nđối với hoạt động khai thác tài nguyên phát sinh trong tỉnh phù hợp với chính\r\nsách, pháp luật gồm: định mức sử dụng tài nguyên làm căn cứ quy đổi từ sản phẩm\r\ntài nguyên hoặc sản phẩm công nghiệp ra sản lượng tài nguyên khai thác có trong\r\nsản phẩm tài nguyên và sản phẩm công nghiệp; Giá tính thuế tài nguyên tương ứng\r\nvới loại tài nguyên khai thác, sản phẩm tài nguyên sau khi chế biến, trong đó:
\r\n\r\na)\r\nĐịnh mức sử dụng tài nguyên làm căn cứ quy đổi từ sản phẩm tài nguyên hoặc sản\r\nphẩm công nghiệp ra sản lượng tài nguyên khai thác có trong sản phẩm tài nguyên\r\nvà sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh được\r\nxác định căn cứ thực tế khai báo của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp báo cáo\r\nthăm dò đánh giá của các cơ quan, tổ chức về hàm lượng, chất lượng, sản lượng của\r\nloại tài nguyên, phương pháp khai thác, tỷ lệ thu hồi tài nguyên tại địa bàn\r\nnơi có tài nguyên khai thác;
\r\n\r\nb)\r\nGiá tính thuế quy định tại Bảng giá là giá tài nguyên khai thác và giá sản phẩm\r\ntài nguyên tương ứng với tính chất của tài nguyên, sản phẩm tài nguyên khai\r\nthác, chế biến của các doanh nghiệp hoạt động trong địa bàn tỉnh, được xác định\r\ntrên cơ sở các tài liệu, chứng từ, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp, tổ chức\r\ntrong tỉnh về chất lượng, sản lượng của loại tài nguyên, giá sản phẩm tài\r\nnguyên bán ra tại thị trường địa phương và thị trường của địa phương lân cận,\r\ntrừ trường hợp được quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
\r\n\r\nc)\r\nGiá tính thuế tài nguyên đối với trường hợp tài nguyên khai thác không bán ra\r\nmà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra được xác định như sau:
\r\n\r\nc1)\r\nĐối với trường hợp tài nguyên khai thác được đưa vào sản xuất, chế biến và bán\r\nra sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế là giá bán sản phẩm tài nguyên không\r\ncó thuế giá trị gia tăng (trường hợp tiêu thụ trong nước) hoặc trị giá hải quan\r\nkhông bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu);
\r\n\r\nc2)\r\nĐối với trường hợp tài nguyên khai thác được đưa vào sản xuất, chế biến thành sản\r\nphẩm công nghiệp mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu): Giá tính thuế\r\ntài nguyên được xác định căn cứ vào giá bán (trường hợp tiêu thụ trong nước) hoặc\r\ntrị giá hải quan (đối với trường hợp xuất khẩu) của sản phẩm công nghiệp bán ra\r\ntrừ thuế xuất khẩu (nếu có) và chi phí chế biến công nghiệp của công đoạn chế\r\nbiến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp.
\r\n\r\nChi\r\nphí chế biến được trừ quy định tại điểm c2 này phải căn cứ hướng dẫn của các Bộ\r\nquản lý nhà nước chuyên ngành, Bộ Tài chính và do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp\r\nvới cơ quan thuế, cơ quan tài nguyên môi trường và cơ quan quản lý nhà nước\r\nchuyên ngành có liên quan thống nhất xác định trình Ủy ban nhân dân cấp tính\r\nquyết định căn cứ vào công nghệ chế biến theo Dự án đã\r\nđược phê duyệt và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác,\r\nchế biến tài nguyên trong địa bàn tỉnh nhưng không bao gồm chi phí khai thác,\r\nsàng, tuyển, làm giàu hàm lượng.
\r\n\r\n5.2.\r\nGiá tính thuế tài nguyên quy định tại Bảng giá phải phù hợp Khung giá tính thuế\r\ntài nguyên do Bộ Tài chính ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.4.\r\nCơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên niêm yết công khai Bảng giá\r\ntính thuế tài nguyên tại trụ sở cơ quan thuế và gửi về Tổng cục Thuế để xây dựng\r\ncơ sở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên.
\r\n\r\nĐiều 7. Thuế suất thuế tài nguyên
\r\n\r\n1.4 Thuế suất\r\nthuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên\r\nkhai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm\r\ntheo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13\r\nngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\n2. Việc\r\náp dụng thuế suất thuế tài nguyên đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng\r\nthiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên\r\nkhai thác, sử dụng trong một số trường hợp được xác định như sau:
\r\n\r\na) Nước\r\nkhoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai,\r\nđóng hộp (kể cả đóng bình, đóng thùng có thể chiết ra thành chai, thành hộp) đều\r\náp dụng cùng mức thuế suất thuế tài nguyên như loại được đóng chai, đóng hộp;
\r\n\r\nb) Nước\r\nthiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh\r\ndoanh có lẫn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên mà theo hồ sơ thiết\r\nkế, quy trình công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được cơ quan thẩm quyền\r\nphê duyệt xác định không thuộc diện sản xuất kinh doanh sản phẩm nước khoáng\r\nthiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp\r\nthì áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên theo mục đích sử dụng tương ứng.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐĂNG KÝ,\r\nKHAI THUẾ, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
\r\n\r\nĐiều 8. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế
\r\n\r\nViệc\r\nđăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện theo quy định\r\ncủa Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và các\r\nvăn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nRiêng việc\r\nkhai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản,\r\nngoài việc thực hiện theo quy định chung, còn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
\r\n\r\nĐiều 9. Khai thuế, quyết toán thuế đối với hoạt động khai\r\nthác khoáng sản
\r\n\r\n1. Tổ chức,\r\nhộ kinh doanh khai thác tài nguyên có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về\r\nphương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên khai thác, kèm\r\ntheo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên có khai thác. Trường hợp\r\nthay đổi phương pháp xác định giá tính thuế thì thông báo lại với cơ quan thuế\r\ntrực tiếp quản lý trong tháng có thay đổi.
\r\n\r\n2. Hàng\r\ntháng, NNT thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác\r\ntrong tháng (không phân biệt tồn kho hay đang trong quá trình chế biến).
\r\n\r\n3. Khi\r\nquyết toán thuế, NNT phải lập Bảng kê kèm theo Tờ khai quyết toán thuế năm\r\ntrong đó kê khai chi tiết sản lượng khai thác trong năm theo từng mỏ tương ứng\r\nvới Giấy phép được cấp. Số thuế tài nguyên được xác định căn cứ thuế suất của\r\nloại tài nguyên khai thác tương ứng với sản lượng và giá tính thuế như sau:
\r\n\r\na) Sản\r\nlượng tài nguyên tính thuế là tổng sản lượng tài nguyên khai thác trong năm,\r\nkhông phân biệt tồn kho hay đang trong quá trình chế biến hoặc vận chuyển.
\r\n\r\nTrường hợp\r\ntrong sản lượng bán ra vừa có sản lượng sản phẩm tài nguyên vừa có sản lượng sản\r\nphẩm công nghiệp thì phải quy đổi từ tài nguyên có trong sản lượng sản phẩm tài\r\nnguyên và sản phẩm công nghiệp ra sản lượng tài nguyên khai thác theo định mức\r\nsử dụng tài nguyên do NNT tự xác định.
\r\n\r\nb) Giá\r\ntính thuế là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm tài nguyên được xác định bằng\r\ncách lấy tổng doanh thu bán tài nguyên chia cho tổng sản lượng tài nguyên bán\r\nra tương ứng trong năm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nCác trường\r\nhợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật\r\nthuế tài nguyên và Điều 6, Nghị định số\r\n50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
\r\n\r\n1. Miễn\r\nthuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.
\r\n\r\n2. Miễn\r\nthuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc,\r\nnứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh\r\nhoạt.
\r\n\r\n3. Miễn\r\nthuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt\r\nđộng sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
\r\n\r\n4. Miễn\r\nthuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục\r\nvụ sinh hoạt.
\r\n\r\n5. Miễn\r\nthuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác\r\nvà sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để\r\nsan lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
\r\n\r\nĐất khai\r\nthác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có\r\nlẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng\r\nthô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng\r\nhoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
\r\n\r\n6. Trường\r\nhợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,\r\nngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét,\r\nquyết định.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác trường\r\nhợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật\r\nthuế tài nguyên và Điều 6, Nghị định số\r\n50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
\r\n\r\n1. Người\r\nnộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến\r\ntài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số\r\ntài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp\r\nhoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
\r\n\r\n2. Trường\r\nhợp khác được giảm thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,\r\nngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét,\r\nquyết định.
\r\n\r\nĐiều 12. Trình tự, thủ tục miễn, giảm thuế tài nguyên
\r\n\r\nTrình tự,\r\nthủ tục miễn, giảm thuế tài nguyên, thẩm quyền miễn, giảm thuế tài nguyên được\r\nthực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Ủy\r\nban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Chỉ\r\nđạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, Cục Thuế xây dựng Bảng\r\ngiá tính thuế tài nguyên áp dụng tại địa phương; Thường xuyên rà soát, điều chỉnh\r\nphù hợp với biến động của thị trường.
\r\n\r\nb) Chỉ\r\nđạo các cơ quan Thuế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc nhà nước và\r\ncác cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện quản lý thuế tài nguyên theo hướng\r\ndẫn tại Thông tư này.
\r\n\r\n2.5\r\nThông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2015 thay thế Thông tư số\r\n105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc\r\nđề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được nghiên cứu\r\ngiải quyết kịp thời./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n XÁC THỰC VĂN BẢN\r\n HỢP NHẤT \r\nKT. BỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
1\r\nVăn bản này được hợp nhất từ 03 Thông tư sau:
\r\n\r\n- Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm\r\n2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 20\r\ntháng 11 năm 2015.
\r\n\r\n- Thông tư số 12/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm\r\n2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Thông tư số\r\n152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế\r\ntài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
\r\n\r\n- Thông tư số 174/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm\r\n2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số\r\n152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế\r\ntài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2016.
\r\n\r\nVăn bản hợp nhất này không thay thế 03 Thông tư nêu\r\ntrên.
\r\n\r\n2\r\n- Thông tư số 12/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi,\r\nbổ sung Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên có căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12\r\nngày 25 tháng 11 năm 2009;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các\r\nLuật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10\r\ntháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Biểu mức thuế suất thuế\r\ntài nguyên;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng\r\n5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của\r\nLuật thuế tài nguyên;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng\r\n02 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Luật thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng\r\n12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ\r\nchức của Bộ Tài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi,\r\nbổ sung khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng\r\ndẫn về thuế tài nguyên như sau: ”
\r\n\r\n- Thông tư số 174/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm\r\n2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số\r\n152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế\r\ntài nguyên có căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12\r\nngày 25 tháng 11 năm 2009;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17\r\ntháng 11 năm 2010;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29\r\ntháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số\r\n21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10\r\ntháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế\r\nsuất thuế tài nguyên;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các\r\nLuật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng\r\n7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản\r\nlý Thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng\r\n5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của\r\nLuật Thuế tài nguyên;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng\r\n02 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Luật Thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng\r\n12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức\r\ncủa Bộ Tài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi,\r\nbổ sung điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm\r\n2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên như sau:”
\r\n\r\n3\r\nĐiểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số\r\n174/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm\r\na Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ\r\nTài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 12 năm\r\n2016.
\r\n\r\n4\r\nKhoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số\r\n12/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản\r\n1 Điều 7 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính\r\nhướng dẫn về thuế tài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
\r\n\r\n5\r\n- Điều 2 Thông tư số 12/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính\r\nsửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10\r\nnăm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày\r\n01 tháng 7 năm 2016 quy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 2. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày\r\n01/7/2016.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề\r\nnghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được nghiên cứu,\r\ngiải quyết./.”
\r\n\r\n- Điều 2 Thông tư số 174/2016/TT-BTC ngày 28 tháng\r\n10 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 4 Điều 6 Thông tư số\r\n152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế\r\ntài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2016 quy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 2.
\r\n\r\nThông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12\r\ntháng 12 năm 2016.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng\r\nmắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được\r\nnghiên cứu giải quyết kịp thời./.”
\r\n\r\nFile gốc của Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn về thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 13/VBHN-BTC |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Người ký | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành | 2020-02-11 |
Ngày hiệu lực | 2020-02-11 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |