Paints and varnishes - Corrosion protection of steel structure by protective paint systems - Part 4: Types of surface and surface preparation
Lời nói đầu
TCVN 12705-4:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 12944-4:2017
TCVN 12705-4:2021 do Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12705 (ISO 12944) Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 12705-1:2021 (ISO 12944-1:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 1: Giới thiệu chung;
TCVN 12705-2:2021 (ISO 12944-2:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 2: Phân loại môi trường;
TCVN 12705-3:2021 (ISO 12944-3:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 3: Các lưu ý trong thiết kế;
TCVN 12705-4:2021 (ISO 129444:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 4: Các loại bề mặt và chuẩn bị bề mặt;
TCVN 12705-5:2019 (ISO 12944-5:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 5: Các hệ sơn bảo vệ;
TCVN 12705-6:2019 (ISO 12944-6:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 6: Các phương pháp thử trong phòng thí nghiệm;
TCVN 12705-7:2021 (ISO 12944-7:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 7: Thi công và giám sát thi công;
TCVN 12705-8:2021 (ISO 12944-8:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 8: Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật cho công tác sơn mới và bảo trì;
TCVN 12705-9:2021 (ISO 12944-9:2017) - Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 9: Hệ sơn bảo vệ và các phương pháp thử nghiệm tính năng kỹ thuật trong phòng thí nghiệm cho các công trình ngoài khơi và các công trình liên quan.
Lời giới thiệu
Thép không được bảo vệ trong khí quyển, trong nước, và trong đất đều có thể bị ăn mòn dẫn đến bị hư hỏng. Do đó, để tránh tình trạng hư hỏng do ăn mòn, kết cấu thép thường được bảo vệ để kháng được ứng suất ăn mòn mà kết cấu sẽ phải chịu trong quá trình khai thác.
Có nhiều cách bảo vệ kết cấu khỏi bị ăn mòn. TCVN 12705 (ISO 12944 - tất cả các phần) giải quyết việc bảo vệ hệ sơn và lớp phủ, trong các phần khác nhau, tất cả các đặc điểm quan trọng trong việc bảo vệ chống ăn mòn. Các phương thức bảo vệ chống ăn mòn khác cũng có thể được sử dụng nhưng cần phải được các bên liên quan đồng ý.
Để đảm bảo việc bảo vệ chống ăn mòn của kết cấu thép, thì người sở hữu kết cấu, người lên kế hoạch, người cố vấn, các công ty thực hiện việc bảo vệ chống ăn mòn, các nhà kiểm định lớp phủ bảo vệ, các nhà sản xuất vật liệu phủ cần có ít nhất những thông tin mới nhất về cách bảo vệ chống ăn mòn chính xác bằng hệ sơn. Những thông tin như vậy cần phải được hoàn thiện tốt nhất có thể, rõ ràng, dễ hiểu để tránh những khó khăn và những hiểu sai giữa các bên liên quan đến việc thực thi việc bảo vệ chống ăn mòn thực tế.
TCVN 12705 (ISO 12944 - tất cả các phần) có dự định cung cấp thông tin theo dạng hướng dẫn. Nó được viết cho những ai có một ít kiến thức về kĩ thuật. Người ta cũng giả định rằng người sử dụng TCVN 12705 (ISO 12944 - tất cả các phần) giống với các tiêu chuẩn quốc tế tương đương, đặc biệt những tiêu chuẩn liên quan đến việc chuẩn bị bề mặt.
Mặc dù TCVN 12705 (ISO 12944 - tất cả các phần) không đề cập đến các vấn đề về tài chính và hợp đồng, cần chú ý đến một thực tế rằng do tác động đáng kể của bảo vệ chống ăn mòn không đầy đủ, việc không tuân thủ những yêu cầu và khuyến nghị trong TCVN 12705 (ISO 12944 - tất cả các phần) có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về thiệt hại kinh tế.
TCVN 12705-1 (ISO 12944-1) xác định toàn bộ phạm vi của TCVN 12705 (ISO 12944). Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ, định nghĩa và giới thiệu tổng quan các phần khác của TCVN 12705 (ISO 12944). Hơn nữa, tiêu chuẩn này cũng đề cập tổng quan về sức khỏe, an toàn, và bảo vệ môi trường, và các hướng dẫn sử dụng TCVN 12705 (ISO 12944 - tất cả các phần) đối với từng dự án.
Tiêu chuẩn này mô tả các dạng bề mặt khác nhau cần được bảo vệ và đưa ra thông tin về các phương pháp chuẩn bị như Vệ sinh bằng hóa chất và Vệ sinh bằng cơ học. Tiêu chuẩn đề cập đến các cấp độ chuẩn bị bề bặt, độ nhám bề mặt, đánh giá bề mặt được chuẩn bị, bảo vệ tạm thời bề mặt được chuẩn bị, chuẩn bị bề mặt được bảo vệ tạm thời để phủ thêm, chuẩn bị lớp phủ kim loại sẵn có, và các yếu tố về môi trường. Có thể, việc tham chiếu các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về việc chuẩn bị các chất bề mặt trước khi dùng sơn và các sản phẩm có liên quan.
SƠN VÀ VECNI - BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN KẾT CẤU THÉP BẰNG CÁC HỆ SƠN BẢO VỆ - PHẦN 4: CÁC LOẠI BỀ MẶT VÀ CHUẨN BỊ BỀ MẶT
Paints and varnishes - Corrosion protection of Steel structure by protective paint systems - Part 4: Types of surface and surface preparation
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bề mặt kết cấu thép gồm thép carbon hoặc thép hợp kim thấp, và việc chuẩn bị bề mặt.
- Bề mặt chưa phủ
- Bề mặt được phun nhiệt kẽm, nhôm, hoặc hợp kim của chúng
- Bề mặt mạ nhúng nóng
- Bề mặt mạ kẽm điện phân
- Bề mặt phủ kim loại theo phương pháp Sherard
- Bề mặt sơn bằng lớp lót tạm thời
- Các bề mặt phủ sơn khác
Tiêu chuẩn này đề cập đến nhiều cấp chuẩn bị bề mặt nhưng không nêu cụ thể các yêu cầu về điều kiện của vật liệu nền.
Bề mặt được đánh bóng cao và bề mặt được tôi cứng không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.
Các tiêu chuẩn dưới đây, toàn bộ hoặc từng phần, được tham khảo chính tắc trong tiêu chuẩn này và là thiết yếu khi sử dụng nó. Đối với những tiêu chuẩn tham khảo có đề thời gian công bố, chỉ bản trích dẫn được áp dụng. Đối với các tiêu chuẩn không đề thời gian công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn tham khảo mới (bao gồm cả chỉnh sửa).
TCVN 5408 (ISO 1461), Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản phẩm bằng gang và thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
TCVN 12005-1 (ISO 4628-1), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 1: Giới thiệu chung và hệ thống ký hiệu;
TCVN 12005-2(ISO 4628-2), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 2: Đánh giá độ phồng rộp;
TCVN 12005-3(ISO 4628-3), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 3: Đánh giá độ gỉ;
TCVN 12005-4(ISO 4628-4), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất vè ngoại quan - Phần 4; Đánh giá độ rạn nứt;
TCVN 12005-5(ISO 4628-5), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 5: Đánh giá độ bong tróc;
TCVN 12005-6(ISO 4628-6), Sơn và vecni - Đánh giá sự suy biến của lớp phủ - Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan - Phần 6; Đánh giá độ phấn hóa bằng phương pháp băng dính);
TCVN 12705-1(ISO 12944-1), Paint and varnishes - Corrosion protection of steel structures by protective paint systems - Part 1, General Introduction (Sơn và vécni - Bảo vệ chóng ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 1: Giới thiệu chung).
ISO 2063 (all parts), Thermal spraying - Zinc, aluminium and their alloys (ISO 2063 (all parts) - Phun nhiệt - Kẽm, nhôm và hợp kim của chúng);
ISO 8501-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Visual assessment of surface cleanliness - Part 1: Rust Grades and preparation grades of uncoated steel substrates and of steel substrates after overall removal of previous coatings (ISO 8501-1, Chuẩn bị bể mặt thép trước khi sơn và các sản phẩm liên quan - Đánh giá trực quan độ sach bề mặt - Phần 1: cấp độ gỉ và cấp độ chuẩn bị của nền thép không tráng và của nền thép sau khi loại bỏ tổng thể các lớp phủ trước đó)
ISO 8501-2, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Visual assessment of surface cleanliness - Part 2: Preparation grades of previously coated steel substrates after localized removal of previous coatings (ISO 8501-2, Chuẩn bị bề mặt thép trước khi sơn và các sản phẩm liên quan - Đánh giá trực quan độ sạch bề mặt - Phần 2; Các cấp chuẩn bị của nền thép đã được phủ trước đó sau khi loại bỏ cục bộ các lớp sơn trước đó)
ISO 8501-3, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Visual assessment of surface cleanliness - Part 3: Preparation grades of welds, edges and other areas with surface imperfections (ISO 8501-3, Chuẩn bị nền thép trước khi sơn và các sản phẩm liên quan - Đánh giá trực quan độ sạch bề mặt - Phần 3: cấp độ chuẩn bị của mối hàn, mép và các khu vực khác có bề mặt không hoàn hảo)
ISO 8501-4, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Visual assessment of surface cleanliness - Part 4: Initial surface conditions, preparation grades and flash rust grades in connection with water jetting (ISO 8501-4, Chuẩn bị bề mặt thép trước khi sơn và các sản phẩm liên quan - Đánh giá trực quan độ sạch bề mặt - Phần 4: Điều kiện bề mặt ban đầu, cấp chuẩn bị và cấp gỉ sét liên quan đến tia nước)
ISO 8504 (all parts), Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Surface preparation method (ISO 8504 (all parts), Chuẩn bị bề mặt nền thép trước khi thi công sơn và các sản phẩm liên quan - Phương pháp chuẩn bị bề mặt)
ISO 16276 (all parts), Corrosion protection of steel structures by protective paint systems - Assessment of, and acceptance criteria for, the adhesion/cohesion (fracture strength) of a coating (ISO 16276 (all parts), Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng hệ thống sơn bảo vệ - Đánh giá và tiêu chí chấp nhận về độ bám dính / kết dính (độ bền đứt gãy) của lớp phủ)
EN 10238, Automatically blast-cleaned and automatically prefabricated primed structural steel products (EN 10238, Tự động thổi sạch các sản phẩm kết cấu thép đúc sẵn và được đúc sẵn tự động)
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 12705-1:2021 (ISO12944-1) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Làm sạch bằng phương pháp thổi hạt mài (abrasive blast-cleaning)
Tác động một dòng hạt mài có động năng cao lên bề mặt cần chuẩn bị [nguồn: ISO 11124-1:1993,2.2]
3.2
Hạt mài để làm sạch bằng phương pháp phun (blast-cleaning abrasive)
Vật liệu rắn được sử dụng để làm sạch bằng phương pháp phun hạt mài (3.1)
[Nguồn: ISO 11124-1:1993,2.1]
3.3
Bụi (dust)
Vật chất rời rạc nhất định có mặt trên bề mặt thép đã được chuẩn bị để sơn, xuất hiện khi làm sạch bằng phương pháp thổi (3.1) hoặc do quá trình chuẩn bị bề mặt khác, hoặc xuất hiện do tác động của mỗi trường.
[Nguồn ISO 8502-3:2017,3.1]
3.4
Điểm sương (dew point)
Nhiệt độ tại đó độ ẩm trong không khí sẽ ngưng tụ trên bề mặt chất rắn
Chú thích cho thuật ngữ: Xem ISO 8502-4
3.5
Chớm gỉ (flash rusting)
Việc hình thành gỉ nhẹ trên bề mặt thép được chuẩn bị, xuất hiện ngay sau khi chuẩn bị
3.6
Đá dăm (grit)
Các hạt phần lớn có góc cạnh, cố cấu trúc bề mặt gãy, cạnh sắc, và nhỏ hơn hình bán nguyệt xét về hình dạng.
[Nguồn: ISO 11124-1:1993, 2.4]
3.7
Vảy thép cán (mill scale)
Lớp ô xít dày được hình thành trong quá trình chế tạo hoặc xử lý nhiệt thép.
3.8
Gỉ (rust)
Các sản phẩm ăn mòn nhìn thấy được, trong trường hợp kim loại có chứa sắt, chủ yếu là các oxit sắt ngậm nước.
3.9
Hạt (shot)
Các hạt phần lớn tròn, cố chiều dài nhỏ hơn hai lần chiều rộng tối đa của hạt và không có cạnh, mặt vỡ, hoặc bề mặt sắc nhọn do hư hỏng.
[Nguồn: ISO 11124-1:1993,2.3]
3.10
Tấm nền (substrate)
Bề mặt mà trên đó vật liệu phủ được thi công hoặc sẽ thi công
[Nguồn: ISO 4618:2014,2.224]
3.11
Chuẩn bị bè mặt (surface preparation)
Phương pháp chuẩn bị bề mặt để sơn phủ
3.12
Gỉ trắng (white rust)
Sản phẩm ăn mòn có màu trắng đến xám sẫm trên bề mặt phủ kẽm
3.13
Xử lí bằng phương pháp hóa học (chemical treatment)
Quá trình xử lý bề mặt, trên cơ sở phản ứng điện hóa hoặc hóa học, chủ yếu làm thay đổi trạng thái bề mặt kim loại nền (3.10).
Mục tiêu chuẩn bị bề mặt cơ bản là đảm bảo loại bỏ các chất có ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ chống ăn mòn, và giúp cho bề mặt kết dính với lớp phủ, đồng thời góp phần làm giảm lượng tạp chất khơi mào cho sự ăn mòn.
Cần chú ý rằng có rất nhiều khác biệt về điều kiện bề mặt thép cần phải làm sạch trước khi sơn. Điều này cụ thể rất đúng khi bảo trì kết cấu đã được sơn phủ. Tuổi của kết cấu và vị trí của nó, chất lượng bề mặt trước đó, tính chất của hệ sơn phủ sẵn có, và mức độ hư hỏng, loại và mức độ nguy hại của môi trường ăn mòn trước đó và trong tương lai, và hệ sơn mới dự định, tất cả đều ảnh hưởng đến mức độ chuẩn bị cần thiết.
Khi chọn phương pháp chuẩn bị bề mặt, cần phải xem xét mức độ chuẩn bị (theo tài liệu này) để có được cấp độ sạch bề mặt và nếu cần có được độ nhám phù hợp với hệ sơn sẽ được áp dụng lên bề mặt thép.
Nhân sự thực hiện việc chuẩn bị bề mặt phải có thiết bị phù hợp, có đủ kiến thức về kĩ thuật của các quá trình liên quan nhằm giúp họ thực hiện được công việc phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Bề mặt xử lý cần phải dễ dàng tiếp cận và được chiếu sáng đủ. Tất cả công việc chuẩn bị cần phải được giám sát và kiểm tra.
Nếu mức độ chuẩn bị theo quy định chưa đạt được bằng phương pháp chuẩn bị đã chọn hoặc khi điều kiện bề mặt được chuẩn bị sau đó đã thay đổi trước khi áp dụng hệ sơn, thì các phần qui trình tương ứng sẽ được lặp lại để có thể đạt được mức độ chuẩn bị như đã định.
Chi tiết liên quan đến việc xử lý sơ bộ mối hàn, việc loại bỏ các bụi hàn và loại bỏ các gờ và các cạnh sắc nhọn cần tuân thủ theo ISO 8501-3. Chi tiết được đưa ra trong ISO 12944-3. Thông thường, những biện pháp này cần được thực hiện cùng với quá trình sản xuất trước khi chuẩn bị bề mặt.
CHÚ THÍCH: Chi tiết xem thêm trong ISO 8504-1..
5 Các loại bề mặt được chuẩn bị
5.1 Quy định chung
Các loại bề mặt khác nhau phải được chuẩn bị theo quy định trong 5.2 và 5.6.
5.2 Bề mặt chưa phủ
Bề mặt chưa phủ bao gồm thép trần, có thể được bao bọc bằng vảy thép cán hoặc gỉ và các tạp chất khác. Những bề mặt này cần được đánh giá theo ISO 8501-1 (gì cấp độ A.B.C.D).
5.3 Bề mặt phủ kim loại
5.3.1 Bề mặt phun nhiệt
Bề mặt phun nhiệt bao gồm thép được phủ kẽm, nhôm, hoặc hợp kim của chúng bằng phương pháp ngọn lửa hay tia lửa điện theo ISO 2063 (toàn phần)
5.3.2 Bề mặt mạ kẽm nhúng nóng
Bề mặt này bao gồm thép được phủ kẽm hoặc hợp kim kẽm bằng cách nhúng vào bể kim loại nóng chảy theo ISO 1461.
5.3.3 Bề mặt mạ kẽm điện phân
Bề mặt này bao gồm thép mạ kẽm điện phân
5.3.4 Bề mặt phủ kẽm theo phương pháp Sherard
Bề mặt này bao gồm thép được phủ các lớp hợp kim sắt-kẽm bằng cách làm nóng thép trong thùng có bột kẽm.
5.4 Bề mặt phủ bằng lớp sơn lót bảo vệ tạm thời
Bề mặt phủ sơn lót bảo vệ tạm thời gồm thép được thổi sạch tự động, rồi được tự động phủ sơn bảo vệ tạm thời tại nhà máy, theo EN 10238.
CHÚ THÍCH: Vì mục đích của tiêu chuẩn này, khái niệm, “bề mặt phủ sơn lót bảo vệ tạm thời” mang một nghĩa hạn chế theo như định nghĩa trong EN 10238. Thuật ngữ này giới hạn ở việc thổi làm sạch và sơn lót tự động
5.5 Các bề mặt phủ sơn khác
Các loại bề mặt được phủ sơn khác bao gồm thép, thép phủ kim loại đã được sơn sẵn (xem 7.5)
5.6 Bề mặt được xử lí bằng phương pháp hóa học
Trong một vài trường hợp sử dụng cụ thể, việc xử lý bằng phương pháp hóa học được tiến hành nhằm làm tăng khả năng chống ăn mòn và / hoặc cải thiện khả năng liên kết của sơn trước khi tiến hành sơn kim loại.
Trong tiêu chuẩn này, việc xử lý bằng phương pháp hóa học đề cập đến bề mặt thép mạ kẽm nhúng nóng, bề mặt mạ kẽm điện phân, và bề mặt mạ kẽm theo phương pháp Sherard.
Xử lý bằng phương pháp hóa học bao gồm làm sạch kĩ, sau đó xử lí hóa học bằng cách phun, cho chảy qua hay nhúng, và thường kết thúc ở bước cuối cùng là rửa.
Nhà sản xuất sơn trước đó cần xác nhận sự tương thích của hệ sơn với bề mặt được xử lý hóa học.
Việc áp dụng phương pháp trong 6.2. và 6.3 cần phải chuẩn bị bề mặt , theo ISO 8504 (tất cả các phần). Dầu, mỡ, muối, bụi, và các tạp chất tương tự sẽ được loại bỏ theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan, trước khi tiếp tục chuẩn bị bề mặt khi sử dụng phương pháp phù hợp. Ngoài ra, việc loại bỏ gỉ và vảy cán bám chặt trước đó bằng cơ học hay bằng tay có thể sẽ cần thiết. Khi thép phủ kim loại cần được làm sạch, kĩ thuật này không nhất thiết là không tác dụng với kim loại nền. Tổng quan các phương pháp làm sạch được nêu trong phụ lục C. Các phương pháp làm sạch khác được liệt kê không phải là tất cả.
6.2 Làm sạch bằng nước, dung môi, và bằng phương pháp hóa học
6.2.1 Làm sạch bằng nước
Phương pháp này bao gồm phun trực tiếp nước trung tính lên bề mặt cần rửa. Áp lực nước cần thiết tùy thuộc vào tạp chất cần được loại bỏ như chất hòa tan trong nước, vụn gỉ bung ra, lớp sơn bám dính kém. Để loại bỏ dầu, mỡ, vv..., thì cần phải thêm chất tẩy phù hợp. Khi dùng chất tẩy để làm sạch, việc rửa với nước trung tính là cần thiết.
6.2.2 Làm sạch bằng hơi nước
Làm sạch bằng hơi nước được tiến hành để loại bỏ dầu, mỡ, bụi bẩn, và các tạp chất tương tự. Nếu thêm một chất tẩy vào hơi nước thì cần phải rửa với nước trung tính.
6.2.3 Làm sạch bằng nhũ tương
Làm sạch bằng nhũ tương được thực hiện nhằm loại bỏ dầu, mỡ, muối, bụi bẩn, và các tạp chất tương tự sử dụng chất làm sạch dạng nhũ tương sau đó rửa bằng nước trung tính (nóng hoặc lạnh).
6.2.4 Làm sạch bằng kiềm
Việc làm sạch bằng kiềm được tiến hành để loại bỏ dầu, mỡ, muối, bụi bẩn, và các tạp chất tương tự bằng chất tẩy rửa kiềm sau đó rửa bằng nước trung tính (nóng hoặc lạnh).
6.2.5 Làm sạch bằng dung môi hữu cơ
Làm sạch bằng dung môi hữu cơ phù hợp được thực hiện để loại bỏ dầu mỡ. Việc làm sạch mỡ bằng giẻ nhúng dung môi hữu cơ thường giới hạn ở những khu vực nhỏ.
6.2.6 Loại bỏ lớp sơn phủ
Loại bỏ lớp sơn phủ bằng hỗn hợp có dạng sệt trong dung môi (cho lớp phủ tan trong dung môi) hoặc hỗn hợp kiềm dạng sệt (cho lớp phủ có khả năng xà phòng hóa). Thông thường kĩ thuật này chỉ được áp dụng đối với khu vực nhỏ. Việc làm sạch thích hợp sau đó là cần thiết.
6.2.7 Ngâm axit
Ngâm a xít bao gồm việc nhúng bộ phận kết cấu vào trong bồn có chửa axit được thụ động phù hợp để loại bỏ vảy thép cán và gỉ. Không được tác động đáng kể đến bề mặt lộ ra ngoài.
Ngâm axit chỉ phù hợp ở điều kiện nhà máy được kiểm soát cẩn thận và thường không phải là qui trình tại hiện trường.
6.2.8 Xử lí bằng phương pháp hóa học
Chất lượng xử lý bề mặt cần được đánh giá phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà cung cấp chất xử lý bề mặt trước khi thi công sơn.
Sau khi tiền xử lý hoàn toàn bằng hóa chất, bề mặt dường như sẵn sàng để được sơn. Bề mặt cần phải hoàn toàn khô và sạch. Nếu phù hợp, cần để ý đến thời gian phục hồi tối đa cho phép để tiến hành sơn, theo khuyến cáo của nhà cung cấp chất xử lí bề mặt.
6.3.1 Làm sạch bằng thủ công
Các dụng cụ thủ công gồm bàn chải dây, xẻng, cái nạo, tấm cọ bằng sợi tổng hợp có chất mài mòn, vải nhám và búa bào gỉ sét. Chi tiết xem ISO 8504-3.
6.3.2 Làm sạch bằng cơ khí
Dụng cụ cơ khí điển hình gồm bàn chải dây quay, máy nghiền, búa gõ, và sung kim. Khu vực bề mặt nào không thể tiếp cận được bằng những dụng cụ này sẽ được làm bằng tay. Quá trình làm sạch không làm hư hỏng hay làm biến dạng kết cấu và cần phải được tiến hành cẩn thận để tránh hư hỏng bề mặt mà máy nghiền có khả năng gây ra (khía). Khi dùng bàn chải dây, cần đảm bảo gỉ sắt và tạp chất không được đánh bóng. Gỉ sắt và vảy thép có sáng bóng trông như kim loại sạch nhưng lại gây hại đến kết dính của lớp phủ trên nó. Việc làm sạch bằng cơ khí sẽ hiệu quả hơn xét về diện tích và độ sạch so với việc chuẩn bị bề mặt bằng thủ công nhưng lại không hiệu quả bằng phương pháp phun. Điều này cần được lưu ý tới trong những trường hợp ưu tiên làm sạch bằng cơ khí hơn là làm sạch bằng phương pháp phun (ví dụ trong những trường hợp cần tránh tạo bụi hoặc tích đọng chất mài mòn). Chi tiết xem ISO 8504-3.
6.3.3 Làm sạch bằng phương pháp phun
Một trong những phương pháp được nêu trong ISO 8504-3 cần được áp dụng. Làm sạch bằng phun hạt mài được nêu rõ bằng việc tham khảo các phần trong ISO 11124 và ISO 11126.
6.3.3.1 Làm sạch bằng phun khô hạt mài
6.3.3.1.1 Phun làm sạch bằng li tâm
Phun li tâm làm sạch bằng li tâm được tiến hành trong một cơ cấu được lắp cố định hoặc di động trong đó hạt mài mòn được cấp vào bánh quay hoặc bánh đẩy định vị để phun đều hạt mài với vận tốc cao lên bề mặt cần làm sạch.
Xem phạm vi áp dụng, hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.1.2 Phun làm sạch bằng khí nén
Phun làm sạch bằng khí nén được tiến hành bằng cách cho các hạt mài vào một luồng khí và phun hỗn hợp khí/hạt mài với vận tốc cao từ đầu phun đến bề mặt được làm sạch.
Các hạt mài có thể được bơm vào luồng khí từ bình điều áp hoặc có thể được hút từ bình không điều áp vào luồng khí.
Xem phạm vi áp dụng, hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.1.3 Phun làm sạch bằng hút chân không
Phương pháp này giống với phương pháp phun hạt mài làm sạch bằng khí nén (xem 6.3.3.1.2) nhưng đầu phun được bao trong đầu hút gắn với bề mặt kim loại, gom các tạp chất và các hạt mài. Thay vào đó, luồng khí / hạt mài có thể được hút tới bề mặt bằng cách giảm áp lực ở đầu hút.
Xem phạm vi áp dụng, hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.2 Phun hạt mài với không khí ẩm.
Phương pháp này tương tự phương pháp phun làm sạch bằng khí nén (xem 6.3.3.1.2) nhưng cho thêm lượng chất lỏng rất nhỏ (thường lá nước trung tính), ngược luồng khí / hạt mài, tạo ra một qui trình thổi sạch không có bụi phân tán cỡ dưới 50 μm. Việc tiêu thụ nước có thể được kiểm soát và thường là 15l/h đến 25l/h.
Xem phạm vi áp dụng, hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.3 Phun hạt mài ướt
6.3.3.3.1 Phun hạt mài ướt bằng khí nén
Phương pháp này giống phương pháp phun sạch bằng nén khí (xem 6.3.3.1.2) nhưng có thêm chất lỏng (thường là nước trung tính) để tạo ra luồng hơi, nước, và hạt mài.
Xem phạm vi áp dụng, hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.3.2 Phun hạt mài ở dạng nhão
Phân tán hạt mài mịn vào nước hoặc chất lỏng khác, dùng bơm hoặc nén khí phun lên bề mặt cần làm sạch.
Xem phạm vi áp dụng hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.3.3 Phun hạt mài bằng chất lỏng điều áp
Hạt mài (hoặc hỗn hợp hạt mài) được dẫn vào dòng chất lỏng (thường là nước trung tính) và dòng chất lỏng đó được dẫn qua đầu phun đến bề mặt cần làm sạch.
Đây là dòng hỗn hợp chủ yếu là nước được điều áp, và việc phụ thêm các hạt mài rắn thường ít hơn so với phương pháp thổi ướt hạt mài.
Hạt mài có thể dưới dạng khô (có hoặc không có không khí) hoặc dưới dạng nhão ướt.
Xem phạm vi áp dụng, hiệu quả và hạn chế của kĩ thuật này trong ISO 8504-2
6.3.3.4 Những áp dụng đặc biệt của làm sạch bằng phương pháp phun
6.3.3.4.1 Phun quét
Mục tiêu của phương pháp này là làm sạch hoặc tạo nhám lớp phủ kim loại hoặc hữu cơ chỉ trên bề mặt, hoặc loại bỏ lớp phủ bề mặt (hay là lớp phủ bám dính kém) theo cách mã lớp phủ có độ bám dính chặt phía dưới không bị lỗ chỗ do tác động của hạt mài hay bị bong khỏi mặt nền. Điều kiện bề mặt theo yêu cầu sẽ được các bên liên quan thống nhất. Vì điều này mà khu vực thử nghiệm có thể được chuẩn bị và đánh giá, và nhiều tham số phun làm sạch, ví dụ như độ cứng hạt mài, góc phun, khoảng cách từ đầu phun đến mặt nền, áp khí, kích thước hạt mài có thể được tối ưu. Thông thường đối với kỹ thuật phun quét làm sạch thì người ta thường dùng áp khí thấp, hạt mài mịn.
6.3.3.4.2 Phun từng điểm
Đây là dạng thông thường của phương pháp phun khí nén hoặc hơi ẩm đến điểm bị hỏng (ví dụ gỉ sét, xỉ hàn) ở phần lớp phủ còn nguyên ban đầu được phun làm sạch. Phương pháp này có thể được áp dùng cùng với phương pháp phun quét ở những bề mặt không thể phủ lại khi không được làm sạch trước. Phụ thuộc vào mức độ phun làm sạch, kết quả khi đó sẽ tương đương với mức độ chuẩn bị P Sa 2 hoặc P Sa 2 1/2.
6.3.4 Phun nước
Phương pháp này bao gồm trực tiếp phun nước trung tính điều áp lên bề mặt cần làm sạch. Áp lực của nước tùy thuộc vào tạp chất cần được loại bỏ, ví dụ các tạp chất tan trong nước, mạt sắt, và lớp sơn có độ bám kém. Khi có dùng chất tẩy rửa, cần phải rửa bằng nước trung tính. Việc phun nước áp lực cao và cực cao cần tuân theo ISO 8504-4.
7.1 Tổng quan
Các yêu cầu cần dựa vào mức độ chuẩn bị theo mục lục A và B
Các mức độ chuẩn bị khác có thể thỏa thuận dựa trên các mẫu hình ảnh đại diện hoặc những vùng tham khảo về bề mặt của kết cấu hoặc bộ phận. Những vùng tham khảo cần được bảo vệ hiệu quả khỏi những ảnh hưởng có thể làm thay đổi hình thức (ví dụ phủ những khu vực đó bằng tấm nhựa), hoặc chúng cần được chụp lại làm mẫu đại diện.
Có 2 kiểu chuẩn bị bề mặt:
- Chuẩn bị bề mặt sơ cấp (toàn bộ) (chuẩn bị toàn bộ bề mặt đến thép trần). Loại này bao gồm việc loại bỏ vảy thép cán, gỉ sét, lớp phủ và tạp chất. Sau bước chuẩn bị bề mặt sơ cấp, toàn bộ bề mặt là thép trần.
Mức độ chuẩn bị Sa, P St và Be.
- Chuẩn bị bề mặt thứ cấp (chuẩn bị từng phần) (để lại phần còn tốt của lớp phủ kim loại và hữu cơ). Cấp chuẩn bị này bao gồm loại bỏ gỉ sét và các tạp chất nhưng để lại phần lớp sơn hoặc lớp phủ kim loại không bị hỏng.
Mức độ chuẩn bị: P Sa, P St và P Ma
Trước khi thi công sơn và các vật liệu liên quan, bề mặt được phun ướt có thể phải làm khô. Khi hiện tượng chớm gỉ xảy ra trên bề mặt được chuẩn bị thì có thể cần phải loại bỏ nếu nó bị coi là ảnh hưởng xấu đến lớp phủ sau này.
ISO 8501-1 nêu các cấp chuẩn bị Sa 1, Sa 2, Sa 2 1/2, Sa 3 đối với phương pháp phun làm sạch và St 2, St 3 đối với phương pháp làm sạch bằng dụng cụ cầm tay và bằng máy.
ISO 8501-1:2007, Mục lục A gồm các mẫu hình ảnh đại diện về sự thay đổi hình thức của thép khi phun làm sạch bằng các hạt mài khác nhau (bi thép carbon cao, hạt thép đa cạnh, hạt kim loại đa cạnh được tôi, xỉ nhà máy lọc đồng, xỉ lò than).
7.2 Bề mặt không phủ
Hình thức cuối cùng của bề mặt thép đã được chuẩn bị phụ thuộc vào điều kiện bề mặt ban đầu (ví dụ mức độ gỉ A đến D) và phương pháp chuẩn bị bề mặt được áp dụng. Mức độ gỉ và cấp chuẩn bị bề mặt khác nhau được nêu trong ISO 8501 và trong Phụ lục A.
7.3 Bề mặt phủ kim loại
Nếu lớp phủ kim loại (phun nhiệt, mạ nhúng nóng, mạ kẽm điện phân, phương pháp Sherard) cần phải được loại bỏ hoàn toàn đến lớp nền, thì có thể áp dụng các cấp trong ISO 8501-1.
Nếu như toàn bộ vùng lớp phủ kim loại vẫn còn, thì cần tiến hành chuẩn bị bề mặt theo kiểu thứ cấp (chuẩn bị từng phần), cấp chuẩn bị này không có trong tiêu chuẩn hiện hành.
7.4 Bề mặt sơn phủ bằng lớp lót tạm thời
Nếu lớp sơn lót tạm thời cần được loại bỏ hoàn toàn đến lớp nền, thì áp dụng các cấp chuẩn bị được nêu trong ISO 8501-1.
Nếu giữ lại các vùng sơn lót tạm thời, cần tiến hành chuẩn bị bề mặt theo kiểu thứ cấp. Các định nghĩa về các cấp chuẩn bị phù hợp được nêu trong ISO 8501-2 và trong một số tài liệu được đề cập đến trong mục tài liệu tham khảo.
7.5 Các bề mặt được sơn phủ khác.
Bề mặt được chuẩn bị cần được đánh giá theo TCVN 12005-1, TCVN 12005-2, TCVN 12005-3, TCVN 12005-4, TCVN 12005-5 và TCVN 12005-6 (mức độ gỉ rộp, nứt, bong tróc và phấn hóa). Khả năng bám dính cần được đánh giá theo ISO 16276.
Những vùng bị hỏng lớp phủ cục bộ do gỉ (gỉ điểm) trên bề mặt thép được sơn trước đó có thể được chuẩn bị bằng phun từng điểm để làm sạch, cần cẩn thận để toàn bộ khu vực xung quanh không bị hỏng.
Nếu cần loại bỏ toàn bộ lớp phủ đến nền thép, thì cần áp dụng các cấp được nêu trong ISO 8501-1.
Nếu cần loại bỏ hoàn toàn sơn đến lớp phủ kim loại, thì cần tiến hành chuẩn bị bề mặt theo kiểu thứ cấp. Các cấp này không được đề cập đến trong các tiêu chuẩn hiện hành.
Nếu các vùng phủ sơn vẫn còn, thì cần tiến hành chuẩn bị bề mặt theo kiểu thứ cấp. Đối với những vùng còn vương lớp sơn phủ và thép trần, các cấp được xác định theo định nghĩa các cấp P. ISO 8501-2 chỉ ra các cấp chuẩn bị P Sa 2, P Sa 2 1/2, và P Sa 3 đối với phương pháp phun làm sạch cục bộ, P St 2 và P St 3 đối với phương pháp làm sạch bằng máy và công cụ thủ công cục bộ và P Ma đối với phương pháp đánh nhám cục bộ bằng máy.
8 Độ nhám bề mặt và phân cấp độ nhám bề mặt
ISO 8503-1 chỉ rõ các yêu cầu đối với các bộ so sánh độ nhám bề mặt trong ISO (bộ so sánh S và bộ so sánh G). Những bộ so sánh này nhằm so sánh bằng cả xúc giác và thị giác những nền thép đã được phun làm sạch bằng vật liệu dạng bi (S) hoặc dạng hạt (G).
Phương pháp phân cấp bề mặt được phun sạch sử dụng bộ so sánh được nêu trong ISO 8503-1 được mô tả trong ISO 8503-2. Phương pháp phân cấp bề mặt được phun sạch cũng có thể được triển khai theo ISO 8503-5.
Độ nhám bề mặt vật liệu nền ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ. Đối với hệ sơn bảo vệ, độ nhám bề mặt 'trung bình G' hoặc ‘trung bình S', như được nêu trong ISO 8503-1, đặc biệt phù hợp. Trong phạm vi ứng dụng của tài liệu này, không cần phải xác định dung sai độ nhám bề mặt hẹp hơn hay giá trị độ nhám bề mặt cụ thể, nhưng chúng có thể được thống nhất giữa các bên có liên quan.
9 Đánh giá bề mặt được chuẩn bị
Trước khi thi công sơn, bề mặt được chuẩn bị cần được đánh giá theo ISO 8501-1 hoặc ISO 8501-2. Các phương pháp bổ sung để đánh giá bề mặt được chuẩn bị có thể được các bên kí hợp đồng thống nhất trong những trường hợp riêng. Những phương pháp như vậy được quy định cụ thể trong nhiều phần khác nhau của ISO 8502.
10 Bảo vệ tạm thời các bề mặt đã được chuẩn bị khỏi ăn mòn và / hoặc tạp chất
Bảo vệ tạm thời bề mặt đã chuẩn bị cần được tiến hành nếu mức độ chuẩn bị để thay đổi (ví dụ việc tạo gỉ) trước khi lớp phủ dự định (toàn bộ hệ sơn hoặc lớp sơn lót) có thể được thi công. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng ở những khu vực không được sơn.
Sơn lót tạm thời, giấy dính, màng dính, vecni bóc được, và vật liệu bảo vệ nào có thể loại bỏ được thì thường được dùng để bảo vệ tạm thời. Trước khi phủ lần cuối, bề mặt cần phải được chuẩn bị thêm cho đến khi đạt được điều kiện bề mặt như yêu cầu.
11 Chuẩn bị bề mặt được bảo vệ từng phần hoặc tạm thời trước khi thi công các lớp tiếp theo
Có thể cần phải loại bỏ lớp phủ cũ hoặc tạo nhám bề mặt bằng cách phun quét hoặc bằng các phương pháp phù hợp khác, sau đó làm sạch bụi, để đảm bảo độ bám tốt của lớp phủ kế tiếp. Các mối nối và những vùng sơn lót hỏng cần được làm sạch lại và được sửa sau khi lắp ráp.
Trước khi sơn phủ tiếp, tất cả tạp chất, tất cả các sản phẩm do ăn mòn và phong hóa trong thời gian chờ đợi sẽ được loại bỏ bằng cách thức phù hợp.
Đối với bề mặt thép được phun làm sạch, được sơn lót tại xưởng và sơn lót tạm thời, thi lớp sơn lót còn lại có thể là một phần của hệ sơn hoàn chỉnh với điều kiện được cả đôi bên liên quan đồng ý và độ nhám bề mặt được xác định. Nếu lớp sơn lót không sửa chữa được hoặc không phù hợp để sơn thêm, hoặc không tương thích với lớp phủ thêm thì cần phải được loại bỏ hoàn toàn.
12 Chuẩn bị bề mặt mạ kẽm nhúng nóng
12.1 Bề mặt không bị phong hóa
Những vùng khuyết tật bị hư hỏng ở bề mặt kẽm cần được sửa chữa sao cho các thuộc tính bảo vệ của lớp phủ kẽm được đảm bảo. Tạp chất trên bề mặt mạ kẽm nhúng nóng không bị phong hóa, ví dụ như bởi dầu, mỡ, vệt căn, vật liệu đánh dấu, cần được loại bỏ.
Lớp phủ kẽm có thể được xử lí bằng phương pháp phun quét (xem 6.3.3.4.1) có dùng hạt mài phi kim loại. Phương pháp xử lý khác cần tuân thủ theo yêu cầu kĩ thuật.
Sau khi làm sạch bằng phun quét, lớp phủ kẽm cần phải đồng đều và không bị hư hỏng về mặt cơ học. Bề mặt mạ kẽm sẽ không bị bám dính và bao phủ bởi các tạp chất làm giảm độ bền lâu của lớp phủ kẽm và tiếp theo là hệ sơn được thi công.
Các ví dụ về sự không đồng đều của lớp phủ kẽm:
- Các vùng bị chảy hoặc quá dày
- Lỗ chân kim
- Thiếu độ bám dính giữa kẽm và thép
- Giọt kẽm và
- Cặn kẽm
Sau khi phun quét, bề mặt cần có cảm quan đều đồng nhất. Độ nhám bề mặt và lớp phủ kẽm tối thiểu còn lại cần được các bên liên quan thống nhất.
12.2 Bề mặt phong hóa
Trên bề mặt mạ kẽm nhúng nóng phong hóa, các chất ăn mòn kẽm (gỉ trắng) được hình thành và các tạp chất có thể tích tụ. Những bề mặt như vậy cần được chuẩn bị bằng phương pháp phù hợp, được lựa chọn tùy thuộc vào bản chất và mức độ nhiễm tạp chất. Các chất oxy hóa, mặt số muối, và một số tạp chất khác có thể bị loại bỏ bằng cách dùng nước sạch tươi có chứa chất tẩy rửa và bằng cách dùng tấm vải sợi tổng hợp có dính hạt nhám, sau đó rửa kĩ lưỡng bằng nước nóng. Thay vào đó, phương pháp được nêu trong điều 6 có thể phù hợp.
13 Chuẩn bị bề mặt phun phủ nhiệt (kẽm và nhôm)
Những vùng bị lỗi hoặc hư hỏng ở lớp phủ kim loại phun nhiệt cần được sửa để khôi phục khả năng bảo vệ của lớp phủ.
Để kéo dài tuổi thọ của lớp phủ, các lớp phủ kim loại phun nhiệt cần được sơn ngay sau khi phun nhiệt trước khi xảy ra ngưng tụ các chất.
CHÚ THÍCH: Thông tin chi tiết thêm về lớp phủ kim loại phun nhiệt xem trong ISO 2063 (tất cả các phần).
14 Chuẩn bị bề mặt mạ kẽm điện phân và bề mặt được phủ Sherard
Những vùng bị lỗi hoặc hư hỏng ở bề mặt phủ kẽm điện phân hoặc bề mặt được phủ bằng phương pháp Sherard cần được sửa để lớp phủ kẽm đảm bảo được các tính chất bảo vệ. Lớp phủ kẽm Sherard và lớp phủ kẽm điện phân nào có độ bám dính kém sẽ được loại bỏ.
Tạp chất trên bề mặt phủ kẽm bằng phương pháp Sherard và bề mặt mạ kẽm điện phân, ví dụ dầu, mỡ, chất liệu đánh dấu hay muối, cần được loại bỏ. Việc làm sạch bằng chất tẩy rửa đặc biệt, nước nóng, hơi nước, hoặc bằng cách biến đổi bề mặt (xem 6.2.6) có thể phù hợp.
Việc sơn phủ tiếp theo các bộ phận mạ kẽm điện phân sẽ cần xử lý tương tự như cho bề mặt mạ kẽm nhúng nóng (xem Điều 12).
15 Chuẩn bị các bề mặt được phủ khác
Lớp phủ nào có độ bám dính kém hoặc bị hư hỏng cần được loại bỏ.
Những vùng bị lỗi hoặc chỗ bị hư hỏng ở bề mặt cần được sửa sao cho khả năng bảo vệ của hệ lớp phủ bảo vệ được đảm bảo.
Sau đó, bề mặt có thể được xử lí bằng cách phun quét có sử dụng hạt mài trơ hoặc dùng bất cứ vật liệu nào phù hợp (xem Điều 11)
16 Các khuyến cáo liên quan đến ô nhiễm và môi trường
Ô nhiễm xảy ra trong quá trình chuẩn bị bề mặt được đề cập ở quy định quốc gia về an toàn và môi trường. Nếu các quy định này không tồn tại, cần phải quan tâm đến các vấn đề về rác thải công nghiệp, bụi, tiếng ồn, mùi, dung môi hữu cơ v v...
Rác thải (như hạt mài đã qua sử dụng, gỉ, lớp phủ cũ) cần được thu gom và xử lý phù hợp với quy định quốc gia tương ứng và theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Xem TCVN 12705-1:2021 (ISO 12944-1:2017)
Mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩn đối với chuẩn bị bề mặt sơ cấp (toàn bộ)
Bảng A.1 - Các mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩn đối với chuẩn bị sơ cấp (toàn bộ)
Mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩna | Phương pháp chuẩn bị bề mặt | Mẫu bằng hình ảnh đại diện trong ISO 8501-1b,c,d | Đặc điểm cần thiết của bề mặt được chuẩn bị (để chi tiết hơn bao gồm cả các xử lí trước và sau khi chuẩn bị (cột 2), xem ISO 8501-1 | Lĩnh vực áp dụng |
Sa 1 | Phun làm sạch (6.3.3) | B Sa 1 C Sa 1 D Sa 1 | Vẩy thép cán, gỉ, và lớp sơn phủ có độ bám dính kém và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ a | Chuẩn bị bề mặt của a. Bề mặt thép không phủ b. bề mặt thép được phủ, nếu lớp phủ được loại bỏ đến mức đạt được cấp chuẩn bị như yêu cầuf. |
Sa 2 | B Sa 2 C Sa 2 D Sa 2 | Hầu hết vảy thép cán, gỉ, lớp phủ sơn và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bất cứ tạp chất còn sót lại đều phải bám dính chắc. | ||
Sa 2 ½ | A Sa 2 1/2 B Sa 2 1/2 C Sa 2 1/2 D Sa 2 1/2 | Vảy thép cán, gỉ, lớp sơn phủ và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bất cứ tạp chất nào còn lại chỉ là vết gỉ nhỏ dưới dạng điểm hoặc vệt. | ||
Sa 3g | A Sa 3 B Sa 3 C Sa 3 D Sa 3 | Vảy thép cán, gỉ, lớp sơn phủ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bề mặt cần có ánh kim đồng nhất | ||
St 2 | Làm sạch bằng thủ công hoặc bằng cơ khí (6.3.1, 6.3.2) | B St 2 C St 2 D St 2 | Vảy thép cán, gì, lớp sơn phủ và các tạp chất ngoại lai bám dính kém được loại bỏ. | --------- |
St 3 | B St 3 C St 3 D St 3 | Vảy thép cán, gỉ, lớp sơn phủ và các tạp chất ngoại lai bám dính kém được loại bỏa. Tuy nhiên, bề mặt cần được xử lý kĩ hơn so với St 2 để cho kim loại sáng bóng từ lớp nềne | ||
Be | Ngâm axít (6.2.7) | -------- | Vảy thép cán, gỉ, phần còn lại của lớp sơn phủ được loại bỏ hoàn toàn. Lớp sơn phủ cần được loại bỏ trước khi ngâm acid bằng phương thức phù hợp | Ví dụ: Trước khi mạ kẽm nhúng nóng |
a. Từ khóa cho kí hiệu được dùng Sa = Phun làm sạch (ISO 8501-1) St = Làm sạch bằng máy và làm sạch bằng thủ công (ISO 8501-1) Be = ngâm acid b. A, B, C, và D là các điều kiện ban đầu của bề mặt thép không phủ (xem ISO 8501-1). c. Các ví dụ về hình ảnh cho thấy các bề mặt hoặc khu vực bề mặt trước đó không được phủ và phun làm sạch bằng cát thạch anh. Việc làm sạch bằng phương pháp phun cát thạch anh bị cấm ở nhiều nước. Do màu của chúng, nên việc dùng các hạt mài làm sạch khác nhau có thể làm cho bề mặt được phun làm sạch có cảm quan khác nhau, ngay cả sau khi nó đã được làm sạch cẩn thận. d. Đối với bề mặt thép có lớp phủ kim loại không sơn hay có sơn, việc áp dụng tương đương các mức độ chuẩn bị cụ thể một cách tương tự có thể được thống nhất, với điều kiện những mức độ này là khả thi về mặt kĩ thuật trong điều kiện đã cho. e. Vảy thép cán được coi là bám dính kém nên nó có thể bị loại bỏ bằng cách dùng dao cùn miết nậy lên. f. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá cần được xem xét đặc biệt. g. Cấp chuẩn bị bề mặt này chỉ có thể đạt được và duy trì ở điều kiện nhất định mà không thể tạo ra tại hiện trường. |
Mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩn đối với chuẩn bị bề mặt thứ cấp (từng phần)
Bảng B.1 - Các mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩn đối với chuẩn bị thứ cấp (từng phần)
Mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩna | Phương pháp chuẩn bị bề mặt | Các mẫu hình ảnh tiêu biểu trong ISO 8501-1 hoặc ISO 8501-1 b,c,d | Đặc điểm cần thiết của bề mặt được chuẩn bị (Để chi tiết hơn bao gồm các xử lí trước và sau khi chuẩn bị bề mặt (cột 2), xem ISO 8501-2:1994 | Lĩnh vực áp dụng |
P Sa 2e | Phun làm sạch cục bộ | B Sa 2 C Sa 2 D Sa 2 (áp dụng với phần bề mặt không phủ) | Lớp phủ sơn có độ bám dính chặt cần để nguyênf. Ở những phần bề mặt khác, lớp phủ sơn dễ bong và hầu hết các vảy thép cán, gỉ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bất cứ tạp chất tồn dư nào cũng phải bám dính chặt. | Việc chuẩn bị bề mặt thép đã được phủ mà trên đó còn lại một số lớp phủ sơn. |
P Sa 2 1/2C |
| B Sa 2 1/2 C Sa 2 1/2 D Sa 2 1/2 (áp dụng đối với những phần bề mặt không phủ) | Lớp sơn phủ có độ bám dính chặt cần được để nguyênf. Ở những phần bề mặt khác, lớp phủ sơn dễ bong và các vảy thép cán, gỉ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bất cứ dấu vết tạp chất tồn dư nào chỉ được phép là vết ố nhẹ dưới dạng điểm, vệt. | |
P Sa 3e,h |
| C Sa 3 D Sa 3 (áp dụng đối với những phần bề mặt không phủ) | Lớp sơn phủ có độ bám dính chặt cần được để nguyênf. Ở những phần bề mặt khác, lớp phủ sơn dễ bong và các vảy thép cán, gỉ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bề mặt cần có màu kim, loại đồng đều. | |
P Mae | Chà xát cục bộ bằng cơ khí | P Ma | Lớp sơn phủ có độ bám dính chặt cần được để nguyênf. Ở những phần bề mặt khác, lớp phủ sơn dễ bong và các vảy thép cán, gỉ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Bất cứ dấu vết tạp chất tồn dư nào chỉ được phép là vết ố nhẹ dưới dạng điểm, vệt. | |
P St 2e | Làm sạch cục bộ bằng thủ công và bằng cơ khí | C St 2 B St 2 | Lớp sơn phủ có độ bám dính chặt cần được để nguyênf. Ở những phần bề mặt khác, lớp phủ sơn dễ bong và các vảy thép cán, gỉ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. |
|
P St 3e | Làm sạch cục bộ bằng thủ công và bằng cơ khí | C St 3 B St 3 | Lớp sơn phủ có độ bám dính chặt cần được để nguyênf. Ở những phần bề mặt khác, lớp phủ sơn dễ bong và các vảy thép cán, gỉ, và các tạp chất ngoại lai được loại bỏ. Tuy nhiên, bề mặt sẽ được xử Iý kĩ hơn nhiều so với P St 2 nhằm làm cho kim loại nền có ánh kim. |
|
a Từ khóa cho kí hiệu được dùng: P Sa = Phun làm sạch cục bộ những phần bề mặt được phủ trước đó (ISO 8501-2) P St = làm sạch cục bộ bằng thủ công và bằng cơ khí bề mặt được phủ trước đó (ISO 8501-2) P Ma = chà xát bằng cơ khí cục bộ bề mặt được phủ trước đó (ISO 8501-2) b Trong trường hợp bề mặt thép có có lớp phủ kim loại không sơn hay được sơn, các bên liên quan có thể thống nhất áp dụng tương tự các cấp chuẩn bị theo tiêu chuẩn nhất định với điều kiện các cấp này phải khả thi về mặt kĩ thuật theo các điều kiện được đưa ra. c Không có mẫu ảnh cụ thể cho cấp P vì cảm quan của toàn bộ bề mặt được chuẩn bị trước đó bị ảnh hưởng nhiều bởi loại lớp phủ cũ và điều kiện của nó. Đối với những vùng bề mặt không có lớp phủ, mẫu ảnh đối với mức độ chuẩn bị tương ứng không có P được áp dụng. Để làm rõ hơn cấp P, các mẫu ảnh khác nhau của những bề mặt như vậy trước và sau xử lý được đưa ra trong ISO 8501-2. Đối với cấp P Sa 2, P St 2 và P St 3, mẫu ảnh không có sẵn, thì cảm quan của lớp phủ còn lại trông giống như lớp phủ ở cấp P Sa 2 1/2 hoặc P Ma. d Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc đánh giá sẽ được xem xét kĩ lưỡng. e P được sử dụng là chữ cái làm mã (code) đối với cấp chuẩn bị trong trường hợp bề mặt được phủ trước đó bằng lớp sơn có độ bám dính cao mà sẽ được giữ lại. Đặc tính tiêu biểu của mỗi một trong hai vùng bề mặt được chuẩn bị, những vùng có lớp phủ sơn có độ bám dính cao và loại không có lớp phủ sơn được tách riêng trong cột tương ứng. Các cấp độ P, do đó, đề cập đến toàn bộ bề mặt được phủ lại và không chỉ với khu vực bề mặt không có lớp phủ sơn sau khi chuẩn bị bề mặt. Đối với việc xử lí lớp phủ sơn hiện có, xem ISO 8501-2:1994, 4.5. f Lớp phủ sơn được coi là có độ bám dính cao nếu chúng không bị bong ra khi bóc tách bằng dao trám cùn. g Thông tin dưới đây cần được ưu tiên biết đến về lớp phủ hiện hành. - Loại lớp phủ sơn (chẳng hạn bột màu và chất kết dính) hoặc lớp phủ kim loại, cùng với độ dầy xấp xỉ và ngày thi công. - Cấp gỉ được nêu trong TCVN 12005-3, kèm chi tiết về hiện tượng gỉ dưới, lớp phủ khi có thể. - Mức độ phồng rộp, như được nêu trong TCVN 12005-2 - Thông tin bổ sung liên quan đến độ bám dính (ví dụ sau khi thử nghiệm như được nêu trong TCVN 2097), nứt (TCVN 12005-4), bong tróc sơn (TCVN 12005-5), hóa chất và các tạp chất khác và chi tiết về bất cứ thông tin quan trọng khác. Việc kiểm tra tính tương hợp của lớp phủ định dùng với lớp phủ hiện tại hoặc phần còn sót lại của nó là một phần không thể thiếu trong thiết kế hệ sơn bảo vệ. h Mức độ chuẩn bị bề mặt này có thể chỉ đạt và duy trì được dưới các điều kiện cụ thể mà nó không thể được tạo ra tại hiện trường. |
Quy trình loại bỏ lớp ngoại lai và các chất lạ, lớp nguyên gốc và các tạp chất
Bảng C-1 - Quy trình loại bỏ lớp ngoại lai và chất lạ
Các chất cần loại bỏ | Qui trình | Ghi chú |
Dầu, mỡ | Làm sạch bằng nước (6.2.1) | Nước sạch có pha thêm chất tẩy. Áp suất (<70 MPa) có thể được dùng. Rửa bằng nước trung tính |
Làm sạch bằng hơi nước (6.2.2) | Rửa bằng nước trung tính | |
Làm sạch bằng nhũ tương (6.2.3) | Rửa bằng nước trung tính | |
Làm sạch bằng kiềm (6.2.4) | Nhôm, kẽm, và lớp phủ kim loại cụ thể khác có thể mẫn cảm với ăn mòn nếu dùng dung dịch kiềm mạnh. | |
Làm sạch bằng dung môi hữu cơ (6.2.5) | Rất nhiều loại dung môi hữu cơ có hại với sức khỏe. Nếu khi làm sạch có dùng giẻ lau thì nó cần được thay theo định kỳ. Nếu không thì dầu mỡ sẽ không bị loại bỏ mà sẽ tạo một lớp bẩn sau khi dung môi bay hơi. | |
Các tạp chất tan trong nước ví dụ như muối | Làm sạch bằng nước (6.2.1) | Nước tươi. Áp suất (<70 Mpa) có thể được dùng. |
Làm sạch bằng hơi nước (6.2.2) | Rửa bằng nước trung tính | |
Làm sạch bằng kiềm (6.2.4) | Nhôm, kẽm, và lớp phủ kim loại cụ thể khác có thể dễ bị ăn mòn nếu dùng dung dịch kiềm mạnh. Rửa bằng nước trung tính. | |
Lớp sơn phủ | Bóc (6.2.6) | Hỗn hợp sánh chứa dung môi cho các lớp nhạy cảm với dung môi hữu cơ. Những chất dư còn sót lại được rửa với dung môi để loại bỏ. Vật liệu nhão chứa kiềm dùng cho các lớp phủ có thể hóa xà phòng. Rửa kĩ với nước trung tính. Chỉ áp dụng tẩy những khu vực nhỏ. |
Phun khô làm sạch (6.3.3.1) | Bi hay hạt mài. Những tồn dư của bụi, chất bám rời rạc cần loại bỏ bằng cách thổi bay với khí nén khô, không dầu hoặc bằng chân không. | |
| Phun ướt hạt mài để làm sạch (6.3.3.3) | Rửa với nước trung tính |
| Phun nước (6.3.4) | Để loại bỏ các lớp phủ sơn có độ bám dính kém. Làm sạch bằng áp suất siêu cao (>170 MPa) có thể được áp dụng đối với các lớp phủ có độ bám dính cao |
| Phun quét để làm sạch (6.3.3.4.1) | Để tạo nhám lớp phủ hoặc để loại bỏ lớp phủ ngoài cùng. |
| Phun làm sạch từng điểm (6.3.3.4.2) | Để loại bỏ các lớp phủ cục bộ |
a Khi rửa và làm khô các kết cấu có rãnh, đinh tán cần được xử lí đặc biệt. |
Bảng C.2 - Qui trình loại bỏ các lớp nguyên gốc và tạp chất
Vảy thép cán | Ngâm axit (6.2.7) | Qui trình này thường không được xử lý tại hiện trường. Rửa với nước trung tính. |
Phun khô hạt mài để làm sạch (6.3.3.1) | Bi hay hạt mài. Những tồn dư của bụi, chất bám rời rạc cần được loại bỏ bằng cách thổi bay với khí nén khổ, không dầu hoặc bằng chân không. | |
Thổi ướt hạt mài để làm sạch (6.3.3.3) | Rửa với nước tươi | |
Gỉ | Qui trình tương tự như với vảy thép cán, bổ sung | - |
Làm sạch bằng máy (6.3.2) | Chà sạch cơ học có thể được dùng ở những nơi có gỉ rời rạc. Mài cũng có thể được áp dụng đối với những gỉ sắt có độ bám dính chặt. Những tàn dư của bụi và chất rời rạc cần được loại bỏ. | |
Phun nước (6.2.4) | Để loại bỏ gỉ rời rạc. Biến dạng bề mặt của thép không bị ảnh hưởng. | |
| Phun từng điểm để làm sạch (6.3.3.4.2) | Để loại bỏ gỉ cục bộ |
Các sản phẩm ăn mòn kẽm | Phun quét sạch (6.3.3.4.1) | Phun quét sạch lên kẽm có thể được tiến hành bằng các hạt mài phi kim dùng để thổi làm sạch. |
| Làm sạch bằng kiềm (6.2.4) | 5% (m/m) dung dịch ammoniac kết hợp với tấm vải sợi tổng hợp có tẩm hạt nhám được dùng để loại bỏ ăn mòn kẽm cục bộ. Chất làm sạch bằng kiềm cũng được dùng ở những khu vực rộng hơn. Khi độ pH cao, kẽm dễ bị ăn mòn |
a Khi rửa và làm khô các kết cấu có rãnh, đinh tán cần được xử lý đặc biệt. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 2097, Sơn và vecni - Phép thử cắt ô;
[2] ISO 4618, Paints and varnishes - Terms and definitions
[3] ISO 8502-3, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Tests for the assessment of surface cleanliness - Part 3: Assessment of duSt on steel surfaces prepared for painting (pressure-sensitive tape method)
[4] ISO 8502-4, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Tests for the assessment of surface cleanliness - Part 4: Guidance on the estimation of the probability of condensation prior to paint application
[5] ISO 8503-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Surface roughness characteristics of blast-cleaned steel substrates - Part 1: Specifications and definitions for ISO surface profile comparators for the assessment of abrasive blast-cleaned surfaces
[6] ISO 8503-2, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Surface roughness characteristics of blast-cleaned steel substrates - Part 2: Method for the grading of surface profile of abrasive blast-cleaned steel - Comparator procedure
[7] ISO 8503-5, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Surface roughness characteristics of blast-cleaned steel substrates - Part 5: Replica tape method for the determination of the surface profile
[8] ISO 9000, Quality management systems - Fundamentals and vocabulary
[9] ISO 9001, Quality management systems - Requirements
[10] ISO 9004, Quality management - Quality of an organization - Guidance to achieve sustained success
[11] ISO 11124-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for metallic blast-cleaning abrasives - Part 1: General introduction and classification
[12] ISO 11124-2, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for metallic blast-cleaning abrasives - Part 2: Chilled-iron grit
[13] ISO 11124-3, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for metallic blast-cleaning abrasives - Part 3: High-carbon cast-steel shot and grit
[14] ISO 111244, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for metallic blast-cleaning abrasives - Part 4: Low-carbon cast-steel shot
[15] ISO 11126-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 1: General introduction and classification
[16] ISO 11126-3, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 3: Copper refinery slag
[17] ISO 111264, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metalllc blast-cleaning abrasives - Part 4: Coal furnace slag
[18] ISO 11126-5, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 5: Nickel slag
[19] ISO 11126-6, Preoaration of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 6: Iron and steel slags
[20] ISO 11126-7, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 7: Fused aluminium oxide
[21] ISO 11126-8, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 8: Olivine
[22] ISO 12944-3(TCVN xxx-3), Paints and varnishes - Corrosion protection of steel structures by protective paint systems - Part 3: Design considerations (Sơn và vécni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ - Phần 3: Các cân nhắc trong thiết kế).
[23] SABS 0120: Part 3, HC-1988
[24] Japanese Standard JSRA/SPSS 1984
[25] SSPC: Vol.1, Vol.2, Vls -1 - 1990
[26] NACE: RP0172-72, RP0175-75, RP0170-70
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Tổng quan
5 Các loại bề mặt được chuẩn bị
5.1 Tổng quan
5.2 Bề mặt chưa phủ
5.3 Bề mặt phủ kim loại
5.3.1 Bề mặt phun nhiệt
5.3.2 Bề mặt mạ kẽm nhúng nóng
5.3.3 Bề mặt mạ kẽm điện phân
5.3.4 Bề mặt phủ kẽm theo phương pháp Sherard
5.4 Bề mặt phủ bằng lớp sơn lót bảo vệ tạm thời
5.5 Các bề mặt phủ sơn khác
5.6 Bề mặt được xử lí bằng phương pháp hóa học
6 Phương pháp chuẩn bị bề mặt
6.1 Tổng quan
6.2 Làm sạch bằng nước, dung môi và bằng phương pháp hóa học
6.2.1 Làm sạch bằng nước
6.2.2 Làm sạch bằng hơi nước
6.2.3 Làm sạch bằng nhũ tương
6.2.4 Làm sạch bằng kiềm
6.2.5 Làm sạch bằng dung môi hữu cơ
6.2.6 Bóc tách
6.2.7 Ngâm axit
6.2.8 Xử lí bằng phương pháp hóa học
6.3 Làm sạch cơ học
6.3.1 Làm sạch bằng thủ công
6.3.2 Làm sạch bằng cơ khí
6.3.3 Làm sạch bằng phương pháp phun
6.3.4 Phun nước
7 Mức độ chuẩn bị bề mặt
7.1 Tổng quan
7.2 Bề mặt không phủ
7.3 Bề mặt phủ kim loại
7.4 Bề mặt sơn phủ bằng lớp lót tạm thời
7.5 Các bề mặt được sơn khác
8 Độ nhám (độ nhám) bề mặt và phân cấp độ nhám bề mặt
9 Đánh giá bề mặt được chuẩn bị
10 Bảo vệ tạm thời các bề mặt đã được chuẩn bị khỏi mòn mòn và / hoặc tạp chất
11 Chuẩn bị bề mặt được bảo vệ từng phần hoặc tạm thời trước khi thi công các lớp tiếp theo
12 Chuẩn bị bề mặt mạ kẽm nhúng nóng
12.1 Bề mặt không bị phong hóa
12.2 Bề mặt phong hóa
13 Chuẩn bị bề mặt phun phủ nhiệt (kẽm và nhôm)
14 Chuẩn bị bè mặt mạ kẽm điện phân và bề mặt được phủ Sherard
15 Chuẩn bị các bề mặt được phủ khác
16 Các khuyến cáo liên quan đến ô nhiễm và môi trường
17 Sức khỏe và an toàn
Phụ lục A (quy định) Mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩn đối với chuẩn bị bề mặt sơ cấp
Phụ lục B (quy định) Mức độ chuẩn bị theo tiêu chuẩn đối với quy trình chuẩn bị bề mặt thứ cấp
Phụ lục C (tham khảo) Quy trình loại bỏ lớp ngoại lai và các chất lạ, lớp nguyên gốc và các tạp chất.
Thư mục tài liệu tham khảo
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12705-4:2021 (ISO 12944-4:2017) về Sơn và Vecni – Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn bảo vệ – Phần 4: Các loại bề mặt và chuẩn bị bề mặt đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12705-4:2021 (ISO 12944-4:2017) về Sơn và Vecni – Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn bảo vệ – Phần 4: Các loại bề mặt và chuẩn bị bề mặt
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12705-4:2021 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2021-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |