SẢN PHẨM THÉP CÁN NGUỘI MẠ THIẾC - THÉP TẤM MẠ THIẾC BẰNG ĐIỆN PHÂN
Cold-reduced tinmill products - Electrolytic tinplate
Lời nói đầu
TCVN 8991:2021 thay thế TCVN 8991:2011 (ISO 11949:1995).
TCVN 8991:2021 được biên soạn trên cơ sở tham khảo ISO 11949:2016.
TCVN 8991:2021 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM THÉP CÁN NGUỘI MẠ THIẾC - THÉP TẤM MẠ THIẾC BẰNG ĐIỆN PHÂN
Cold-reduced tinmill products - Electrolytic tinplate
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho sản phẩm thép tấm cacbon thấp, dễ dát mỏng, cán nguội một lần và hai lần được mạ thiếc bằng điện phân ở dạng lá hoặc dạng cuộn.
Thép tấm cán nguội một lần mạ thiếc thường được quy định chiều dày danh nghĩa là các bội số của 0,005 mm, từ 0,150 mm đến và bao gồm 0,600 mm. Thép tấm cán nguội hai lần mạ thiếc thường được quy định chiều dày danh nghĩa là các bội số của 0,005 mm, từ 0,100 mm đến và bao gồm 0,360 mm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cuộn và lá thép được cắt ra từ cuộn có chiều rộng cán danh nghĩa tối thiểu 600 mm2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 197-1 (ISO 6892-1), Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng.
TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T).
TCVN 4399 (ISO 404), Thép và các sản phẩm thép - Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.
TCVN 11236 (ISO 10474), Thép và các sản phẩm thép - Tài liệu kiểm tra.
ISO 4288, Geometrical product specifications (GPS) - Surface textecre: Profil method - Rules and procedures for the assessment of surface texture (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - cấu trúc bề mặt: Phương pháp profin- Các quy tắc và quy trình đánh giá cấu trúc bề mặt).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Thép tấm đen (blackplate)
Thép cacbon thấp dễ dát mỏng (mềm) cán nguội dùng để chế tạo thép tấm mạ thiếc bằng điện phân. Thép tấm đen được ký hiệu là “SPB”.
CHÚ THÍCH: Xem TCVN 8994 (ISO 11951).
3.2
Thép tấm mạ thiếc bằng điện phân (electrolytic tinplate)
Thép lá hoặc thép cuộn cacbon thấp, cán nguội được mạ thiếc cả hai mặt trên dây chuyền mạ điện phân liên tục. Thép tấm mạ thiếc điện phân được ký hiệu là “SPTE”.
3.3
Thép tấm mạ thiếc hai mặt không đều (differentially coated electrolytic tinplate)
Thép tấm cán nguội được mạ thiếc bằng điện phân có chiều dày lớp mạ ở hai mặt khác nhau.
3.4
Cán nguội một lần (single cold reduced)
Dạng sản phẩm trong đó thép tấm đen đã được cán tới chiều dày yêu cầu trên máy cán nguội và sau đó được ủ và cán là.
3.5
Cán nguội hai lần (double cold reduced)
Dạng sản phẩm trong đó thép tấm đen đã được cán nguội chính lần thứ hai sau khi ủ.
3.6
Thép lá mạ thiếc loại tiêu chuẩn (standard grade tinplate sheet)
Sản phẩm ở dạng lá được xác nhận trong các điều kiện bảo quản bình thường là thích hợp cho quá trình phủ sơn và in trên toàn bộ lá thép và:
a) Không có các khuyết tật trên bề mặt khiến cho vật liệu không thích hợp cho sử dụng theo dự định.
b) Không có các hư hại khiến cho vật liệu không thích hợp cho sử dụng theo dự định.
CHÚ THÍCH: Vật liệu tiêu chuẩn phải tuân theo các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này.
3.7
Ủ theo mẻ (batch annealed / box annealed / BA)
Lô thép được ủ theo một quá trình trong đó băng (dải) thép cán nguội được ủ ở dạng cuộn trong môi trường khí bảo vệ với chu kỳ thời gian - nhiệt độ được xác định trước.
3.8
Ủ liên tục (continuously annealed / CA)
Lô thép được ủ theo một quá trình trong đó các cuộn thép cán nguội được dỡ ra và được ủ ở dạng băng (dải) trong môi trường khí bảo vệ.
3.9
Hoàn thiện bề mặt (finish)
Dạng bề mặt ngoài của thép tấm mạ thiếc được xác định bởi độ nhám bề mặt Ra của thép nền cùng với tình trạng của lớp mạ thiếc có thể ở trạng thái nung chảy hoặc không nung chảy.
3.9.1
Hoàn thiện làm nhẵn (smooth finish)
Hoàn thiện bề mặt thép tấm đen do sử dụng các trục công tác của máy cán là đã được mài tới độ nhám thấp.
CHÚ THÍCH: Sự gia công hoàn thiện này được sử dụng trong sản xuất thép tám mạ thiếc có bề mặt sáng bóng.
3.9.2
Hoàn thiện làm sáng bóng (bright finish)
Hoàn thiện bề mặt thép tấm mạ thiếc được nung chảy sử dụng thép tấm đen đã hoàn thiện làm nhẵn.
3.9.3
Hoàn thiện tạo vân mài (stone finish)
Hoàn thiện bề mặt thép tấm mạ thiếc được nung chảy với biểu thị đặc trưng là cấu trúc vân mài có hướng do sử dụng các trục công tác của giá cán lần cuối đã được mài bề mặt tới mức độ nhám cao hơn độ nhám dùng cho hoàn thiện làm nhẵn bề mặt.
3.9.4
Hoàn thiện làm trắng bạc (silver finish)
Hoàn thiện bề mặt do sử dụng các trục công tác của máy cán là có bề mặt mờ đục được tạo thành bởi phun bi, cấu trúc phóng điện (EDT), cấu trúc phóng điện tia điện tử (EBT) hoặc bởi phương pháp thích hợp khác với lớp mạ thiếc được nung chảy.
3.9.5
Hoàn thiện làm bóng mờ (matt finish)
Hoàn thiện bề mặt do sử dụng các trục công tác của máy cán là có cấu trúc bề mặt mờ đục được tạo thành bởi phun bi, cấu trúc phóng điện (EDT), cấu trúc phóng chùm tia điện tử (EBT) hoặc bởi phương pháp khác với lớp mạ thiếc được nung chảy.
3.10
Cuộn thép (coil)
Sản phẩm dạng băng (dải) mỏng được cuộn đều đặn thành các vòng xếp chồng lên nhau để tạo thành một cuộn tròn với bề mặt bên gần như phẳng.
3.11
Độ cong mép theo chiều dọc (longitudinal bow / line bow)
Độ cong còn dư trên băng (dải) thép dọc theo phương cán.
3.12
Độ cong mép theo chiều ngang (transverse bow / cross bow)
Dạng cong vênh trên lá thép khiến cho khoảng cách giữa các mép (cạnh) của nó song song với phương cán nhỏ hơn chiều rộng của lá thép.
3.13
Độ cong vênh ở vùng giữa (centre fullness / centre buckle / full centre)
Độ dịch chuyển thẳng đứng cách quãng hoặc độ sóng trên băng (dải) thép xảy ra bên trong dải thép khác với tại mép dải thép.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 8.
3.14
Độ sóng tại mép (edge wave)
Độ dịch chuyển thẳng đứng cách quãng xảy ra tại mép băng (dải) thép khi đặt dải thép trên một bề mặt bằng phẳng.
3.15
Độ dát mỏng tại mép (feather edge / transverse thickness profile)
Độ biến đổi chiều dày được đặc trưng bằng sự giảm chiều dày gần sát các mép theo chiều vuông góc với phương cán.
3.16
Độ cong vênh của mép (edge camber)
Độ lệch của mép (cạnh) cuộn/ lá thép so với một đường thẳng là dây cung của đường cong vênh.
3.17
Rìa mép cắt (burr)
Kim loại bị dịch chuyển ra phía bề mặt sau của băng (dải) thép do tác động của cắt đứt.
3.18
Chiều rộng cán (rolling width)
Chiều của băng (dải) thép cán vuông góc với phương cán.
3.19
Pallet (pallet)
Đế có dạng tấm phẳng trên đỏ đặt một cuộn thép để dễ dàng cho việc vận chuyển.
3.20
Giá đỡ dạng sàn (stillage platform)
Đế có dạng tấm phẳng trên đỏ xếp chồng các lá thép để dễ dàng cho bao gói và sẵn sàng cho vận chuyển.
3.21
Lô hàng (sản phẩm) (consignment)
Số lượng vật liệu được chế tạo có cùng một đặc tính kỹ thuật và sẵn có để gửi đi cùng một lúc.
3.22
Kiện hàng (bulk package / bulk)
Một đơn vị bao gói hàng bao gồm giá đỡ dạng sàn, các lá thép và vật liệu bao gói.
3.23
Kiểm tra trên dây chuyền sản xuất (line inspection)
Kiểm tra lần cuối sản phẩm đã hoàn thiện bằng các dụng cụ và/hoặc bằng mắt theo vận tốc bình thường của dây chuyền sản xuất.
3.24
Ảnh hưởng của tấm đỡ mẫu thử độ cứng (anvil effect)
Ảnh hưởng mà một tấm đỡ cứng có thể được tạo ra đối với trị số độ cứng đo được khi thực hiện phép thử độ cứng trên lá thép rất mỏng được đặt trên tấm đỡ này.
4 Điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp
Trong các trường hợp khi điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp không được quy định trong tiêu chuẩn này thì phải áp dụng TCVN 4399 (ISO 404).
Các loại thép dùng cho tiêu chuẩn này thường được phân loại là thép không hợp kim chất lượng.
6 Thông tin do khách hàng cung cấp
Theo tiêu chuẩn này, thép tấm mạ thiếc được ký hiệu dưới dạng loại (mác) thép dựa trên các giá trị độ cứng Rockwell HR 30Tm hoặc dựa trên các đặc tính chịu kéo. Đối với các yêu cầu về độ cứng, các ký hiệu loại thép được cho trong Bảng A.1 dùng cho thép tấm mạ thiếc cán nguội một lần và trong Bảng A.2 dùng cho thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần. Đối với các yêu cầu về đặc tính chịu kéo, các ký hiệu loại thép được cho trong Bảng B.1.
Thép tấm mạ thiếc thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này phải được ký hiệu bởi các đặc trưng theo trình tự sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 8991;
b) Ký hiệu loại (mác) thép phù hợp với Bảng A.1, Bảng A2 hoặc Bảng B.1:
c) Dạng ủ được nhà sản xuất sử dụng (xem 7.2):
d) Loại hoàn thiện bề mặt (xem 7.3):
e) Các khối lượng lớp mạ và sự phối hợp của chúng, D hoặc S (đối với mạ hai mặt không đều) cùng với các số biểu thị khối lượng danh nghĩa của lớp mạ ở mặt trên/ dưới (xem Điều 12);
f) Các kích thước tính bằng milimét
- Đối với các cuộn thép, chiều dày x chiều rộng;
- Đối với các lá thép, chiều dày x chiều rộng x chiều dài.
Theo thỏa thuận, ký hiệu “x C” sau chiều rộng có thể được ký hiệu cho các cuộn thép.
Theo thỏa thuận, ký hiệu “w” có thể được đặt sau trị số chiều rộng để chỉ ra rằng trị số này là kích thước vuông góc với phương cán.
VÍ DỤ:
Lá thép tầm mạ thiếc cán nguội một lần phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép T61, được ủ liên tục (CA), hoàn thiện tạo vân mài, mạ hai mặt đều nhau với khối lượng lớp mạ 2,8 g/m2, có chiều dày 0,220 mm, chiều rộng 800 mm và chiều dài 900 mm phải được ký hiệu:
TCVN 8991 - T61 CA - tạo vân mài - 2,8/2,8 - 0,220 x 800 x 900
Cuộn thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép T75 được ủ liên tục (CA), hoàn thiện tạo vân mài, mạ hai mặt không đều với các khối lượng lớp mạ 8,4g/m2 và 5,6g/m2 đánh dấu trên mặt 5,6g/m2, có chiều dày 0,180 mm, chiều rộng 750 mm phải được ký hiệu:
TCVN 8991 -T75CA - tạo vân mài - 8,4/D5,6 - 0,180 x 750
Cuộn thép tấm mạ thiếc phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép TH415, được ủ liên tục (CA), hoàn thiện tạo vân mài (ST), mạ hai mặt không đều với khối lượng lớp mạ 2,8g/m2 và 5,6g/m2, đánh dấu trên mặt 5,6g/m2, có chiều dày 0,200 mm, chiều rộng 750 mm phải được ký hiệu:
TCVN 8991 - TH 415CA - ST - 2,8/D5,6 - 0,200 x 750 x C
Lá thép tấm mạ thiếc phù hợp với tiêu chuẩn này, loại thép TS520, được ủ theo mẻ (BA) hoàn thiện tạo vân mài, mạ hai mặt không đều với các chiều dày lớp mạ 5,6g/m2 và 8,4g/m2, có một vạch dấu trên mặt 5,6g/m2, có chiều dày 0,140 mm, kích thước vuông góc với phương cán 844 mm và chiều dài 755 mm phải được ký hiệu:
TCVN 8991 - TS520BA - tạo vân mài - 5,6/8,4 - 0,140 x 844w x 755
Phải đưa ra thông tin sau trong thư hỏi đặt hàng và đơn đặt hàng để giúp cho nhà sản xuất cung cấp vật liệu đúng và chính xác.
a) Ký hiệu như đã cho trong 6.1;
b) Số lượng được biểu thị trên cơ sở diện tích hoặc khối lượng, ví dụ 50 tấn thép lá, 100 tấn thép cuộn;
c) Các yêu cầu về đánh dấu cho thép tấm mạ thiếc không đều (xem Điều 12);
d) Khối lượng lớn nhất và nhỏ nhất của cuộn, đường kính ngoài lớn nhất và nhỏ nhất của cuộn, đường kính trong của cuộn, lõi thẳng đứng hoặc nằm ngang và chiều cuốn (xem 17.1);
e) Khối lượng lớn nhất của kiện hàng;
f) Tài liệu kiểm tra khác với tài liệu do nhà sản xuất quy định (xem Điều 16);
g) Sự sử dụng cuối cùng;
h) Các yêu cầu đặc biệt khác.
CHÚ THÍCH: Loại thép thích hợp là loại thích hợp cho các nguyên công tạo hình như dập, kéo, rút, gấp nếp, gấp mép và uốn và thích hợp cho công việc lắp ráp như tạo hình mối nối, hàn vảy và hàn. Lựa chọn loại thép rất quan trọng đối với sử dụng cuối cùng.
Ngoài thông tin trong 6.2, khách hàng có thể cung cấp thông tin bổ sung cho nhà sản xuất để bảo đảm rằng các yêu cầu trong đơn đặt hàng thích hợp với sử dụng cuối cùng của sản phẩm.
Khách hàng phải thông báo cho nhà sản xuất bất cứ sự thay đổi nào đối với các nguyên công chế tạo của mình có ảnh hưởng đáng kể đến cách sử dụng thép tấm mạ thiếc.
CHÚ THÍCH: Khi đặt hàng thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần thường phải trình bày mục đích của sản phẩm mà vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm này phải đáp ứng. Cần lưu ý rằng thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần có độ dẻo tương đối thấp hơn so với thép tấm mạ thiếc cán nguội một lần và có tính chất dị hướng rất rõ rệt, cho nên đối với một số mục đích sử dụng, ví dụ như để chế tạo các thân bình chứa thường chỉ rõ phương cán, khi sử dụng thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần để chế tạo các thân bình chứa thì phương cán phải hướng theo chu vi của bình chứa để giảm tới mức tối thiểu mối nguy hiểm tạo thành vết nứt trên vành bình chứa.
7 Đặc điểm của quá trình chế tạo
Sử dụng thép đúc liên tục, được khử oxy hoàn toàn trừ khi có quy định khác. Ví dụ về các loại thép của thép tấm mạ thiếc được nêu trong Phụ lục C. Phải thiết kế loại thép của thép tấm mạ thiếc để giữ an toàn cho thực phẩm khi sử dụng tấm thép mạ thiếc cho ứng dụng trong ngành thực phẩm. Khách hàng nên quan tâm đến các quy định hiện hành có thể áp đặt các giới hạn cho một số chi tiết.
Độ tinh khiết của thiếc dùng cho mạ không được nhỏ hơn 99,85% (phần trăm theo khối lượng).
Phương pháp chế tạo thép tấm mạ thiếc do nhà sản xuất quyết định và không được quy định trong tiêu chuẩn này.
Thép tấm mạ thiếc phải được ủ theo mẻ (BA) hoặc ủ liên tục (CA) và phải do khách hàng quy định tại thời điểm đặt hàng.
Thép tấm mạ thiếc phải có đủ chất lượng cho sử dụng trong các nguyên công hoàn thiện bề mặt như đã chỉ ra trong Bảng 1. Loại hình hoàn thiện bề mặt được chỉ định bằng hoàn thiện bề mặt thép tấm mạ thiếc hoặc mã như đã nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các loại hoàn thiện bề mặt điển hình dùng cho thép tấm mạ thiếc
Hoàn thiện bề mặt thép tấm mạ thiếc | Mã a | Thép tấm đen |
| |||||||||||
Hoàn thiện bề mặt | Nhám bề mặt b,c Ra µm | Lớp phủ được nung chảy | ||||||||||||
Sáng bóng | BT | Làm nhẵn | ≤ 0,35 | Có | ||||||||||
Vân mài mịn | FS | Tạo vân mài mịn | 0,25 - 0,45 | Có | ||||||||||
Vân mài | ST | Tạo vân mài | 0,35 - 0,60 | Có | ||||||||||
Trắng bạc | AM | Làm bóng mờ | ≥ 0,90 | Có | ||||||||||
Bóng mờ | MM | Làm bóng mờ | Không | |||||||||||
a Theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất có thể áp dụng hệ thống mã khác. VÍ DỤ:
b Không bắt buộc phải tuân theo các giá trị nhám bề mặt cho trong bảng này. Các giá trị đã cho dùng để tham khảo trong phân loại các phương pháp hoàn thiện bề mặt. c Phương pháp đo nhám bề mặt phải phù hợp với ISO 4288. |
CHÚ THÍCH 1:
a) Các đặc tính của bề mặt thép tấm đen chủ yếu phụ thuộc vào sự chuẩn bị có kiểm soát các trục cán công tác trong các giai đoạn cuối cùng của cán là;
b) Khối lượng của lớp mạ được áp dụng;
c) Lớp thiếc được nung chảy hoặc không được nung chảy.
CHÚ THÍCH 2: Thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần thường được cung cấp có gia công hoàn thiện tạo vân mài và một lớp mạ được nung chảy.
Bề mặt của thép tấm mạ thiếc điện phân thường phải được xử lý thụ động hoá và bôi dầu. Thụ động hóa được thực hiện bằng xử lý hóa học hoặc xử lý điện hóa để tạo ra một bề mặt có tính chống oxy hóa tốt hơn và thích ứng tốt hơn với quét sơn và in màu. Nếu không có thỏa thuận nào khác tại thời điểm đặt hàng, phương pháp thụ động hóa thông thường là xử lý catôt trong dung dịch cromat axit hoặc dung dịch muối dicromat kim loại kiềm. Phạm vi điển hình của quá trình thụ động hóa này thường đạt tới 10 mg/m2 cho mỗi mặt.
Trong điều kiện vận chuyển và bảo quản thông thường, thép tấm mạ thiếc điện phân phải thích hợp cho xử lý bề mặt như các nguyên công phủ sơn và in (màu, chữ). Các cuộn và lá thép tấm mạ thiếc được cung cấp có lớp phủ dầu. Dầu phải là loại đã được xác nhận (nghĩa là đã được cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc quốc tế có liên quan xác nhận) là thích hợp cho bao gói thực phẩm. Trừ khi có quy định khác tại thời điểm đặt hàng, loại dầu được sử dụng do nhà sản xuất quyết định.
CHÚ THÍCH 1: Dầu được sử dụng thường là đioctyl sebacate (DOS).
CHÚ THÍCH 2: Để đo lượng crom của màng thụ động hóa thường áp dụng phương pháp diphenylcarbazide hoặc phương pháp trắc phổ huỳnh quang tia X. Khi áp dụng phương pháp tia X, cần phải quan tâm đến ảnh hưởng của crom trong kim loại nền.
7.5.1 Thép cuộn
Nhà sản xuất cần sử dụng các quy trình kiểm tra chất lượng và kiểm tra dây chuyền sản xuất thông thường của mình để bảo đảm rằng thép tấm mạ thiếc được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất các cuộn thép tấm mạ thiếc trên dây chuyền cán thép liên tục không có cơ hội để loại bỏ tất cả các thép tấm mạ thiếc không phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Tại thời điểm cắt thành lá thép, khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng sẽ loại ra các lá thép không phù hợp với tiêu chuẩn.
Số lượng các lá thép phù hợp với tiêu chuẩn này ít nhất phải đạt tới 90% số lá thép của bất cứ một cuộn thép nào.
Không thể kiểm tra các mục a) và b) trong 3.6 bằng các phép thử riêng. Vì vậy các mục này nên được thỏa thuận đặc biệt giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Trong quá trình gia công cuộn thép tấm mạ thiếc, khi khách hàng (hoặc người đại diện của khách hàng) phát hiện ra các khuyết tật lặp lại theo chu kỳ mà theo quan điểm của họ là quá nhiều thì nếu thực tế cho phép họ cần dừng quá trình gia công cuộn thép và thông báo cho nhà sản xuất.
Khách hàng có quyền yêu cầu phải có đủ thiết bị nâng, vận chuyển, thiết bị căn chỉnh và thiết bị cắt đứt cũng như các phương tiện kiểm tra để tách rời ra các lá thép không phù hợp với loại tiêu chuẩn và lấy ra một cách hợp lý, cẩn thận trong quá trình của hoạt động này.
7.5.2 Thép lá
Các lá thép không được chứa bất cứ khuyết tật nào như đã định nghĩa trong 3.6.
Khối lượng danh nghĩa của lớp mạ trên mỗi bề mặt phải được biểu thị bằng gam trên mét vuông. Giá trị nhỏ nhất được quy định trong tiêu chuẩn này phải là 1,0 g/m2 trên mỗi mặt và không quy định giới hạn trên. Các giá trị khối lượng ưu tiên của lớp mạ là 1,0; 1,4; 2,0; 2,8; 4,0; 5,0; 5,6; 8,4 và 11,2 g/m2.
Đối với bất cứ khối lượng lớp mạ nào được sử dụng, khối lượng lớp mạ dùng làm giá trị trung bình của phôi mẫu thử và khối lượng lớp mạ cho phôi mẫu thử riêng biệt không được nhỏ hơn khối lượng nhỏ nhất của lớp mạ được cho trong Bảng 2. Khối lượng lớp mạ dùng làm giá trị trung bình của phôi mẫu thử là giá trị trung bình của ba giá trị đo trên mỗi lá thép được lựa chọn. Khối lượng trên một diện tích đối với thép tấm mạ thiếc đều và không đều được xác định trên các mẫu thử lấy từ các phôi mẫu thử đã lựa chọn phù hợp với Điều 13 và được thử phù hợp với 14.1.
Bảng 2 - Khối lượng nhỏ nhất của lớp mạ thiếc
Phạm vi khối lượng danh nghĩa của lớp mạ, m, trên mỗi bề mặt g/m2 | Khối lượng lớp mạ trung bình tối thiểu của các phôi mẫu thử g/m2 | Khối lượng lớp mạ nhỏ nhất của các phôi mẫu thử riêng biệt g/m2 |
1,0 ≤ m < 2,8 | 0,80 x m | 0,64 x m |
2,8 ≤ m < 5,6 | 0,87 x m | 0,70 x m |
5,6 ≤ m | 0,90 x m | 0,72 x m |
CHÚ THÍCH: Khối lượng nhỏ nhất của lớp mạ dùng làm giá trị trung bình của phôi mẫu thử và khối lượng nhỏ nhất của lớp mạ cho phôi mẫu thử riêng biệt phải được làm tròn tới đơn vị 0,1 g/m2. |
9.1 Quy định chung
Tiêu chuẩn này phân loại thép tấm mạ thiếc thành các loại thép dựa trên các giá trị độ cứng Rockwell HR30Tm hoặc các đặc tính chịu kéo. Khi đặt hàng vật liệu, khách hàng phải chỉ rõ đặc tính kỹ thuật của vật liệu bằng yêu cầu về độ cứng hoặc yêu cầu về đặc tính chịu kéo nhưng không cần đưa ra cả hai yêu cầu này.
Khi đặt hàng vật liệu cho các ứng dụng như các bình chứa được kéo, vuốt, các bình DWI (drawn and wall ironed), các nắp chịu xoắn đứt, cần chỉ ra đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu về đặc tính chịu kéo.
Các cơ tính khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của thép tấm mạ thiếc trong quá trình gia công và sử dụng cuối cùng tiếp sau theo dự định có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thép và phương pháp đúc, ủ và cán là được sử dụng.
Tại thời điểm đặt hàng, phải có thỏa thuận rằng đặc tính của loại thép được kiểm tra bằng thử độ cứng hoặc bằng thử kéo.
9.2 Yêu cầu về độ cứng
Các giá trị độ cứng đối với thép tấm mạ thiếc phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng A.1 và Bảng A.2 khi được thử như đã nêu trong 14.2.
9.3 Yêu cầu về đặc tính chịu kéo
Giới hạn chảy quy ước Rp0,2 đối với thép tấm mạ thiếc phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng B.1 khi được thử như đã nêu trong 14.3.
Đối với kiểm tra định kỳ, có thể xác định giới hạn chảy quy ước khi sử dụng phép thử hồi phục đàn hồi như đã nêu trong Phụ lục D. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự tranh chấp phải áp dụng phương pháp đã nêu trong 14.3.
10 Dung sai kích thước và hình dạng
Các dung sai kích thước (chiều dày, chiều rộng và chiều dài) và hình dạng (độ cong vênh của mép, độ không vuông góc và độ phẳng) được quy định trong 10.2 đến 10.7 cùng với các phương pháp đo thích hợp.
10.2 Chiều dày và độ dát mỏng tại mép
10.2.1 Chiều dày
Chiều dày danh nghĩa phải là bội số của 0,005 mm. Có thể quy định chiều dày danh nghĩa khác với bội số của 0,005 mm theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. Có thể quy định chiều dày ở ngoài phạm vi chiều dày danh nghĩa theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Chiều dày danh nghĩa của thép tấm mạ thiếc không được sai lệch so với chiều dày danh nghĩa được đặt hàng lớn hơn tại bất cứ điểm nào trừ phạm vi 10 mm tính từ mép được xén.
Chiều dày phải được đo bằng panme, có độ chính xác 0,001 mm.
Panme nên có viên bi tại đầu mút đo và đe đo các bề mặt cong.
10.2.2 Độ dát mỏng tại mép
Đối với thép lá và thép cuộn, chiều dày được đo ở khoảng cách 10 mm tính từ mép được xén trên máy cán không được sai lệch so với chiều dày thực tế ở trung tâm của thép lá và thép cuộn vượt quá - 6%.
Chiều rộng của thép tấm mạ thiếc phải được đo theo phương vuông góc với phương cán tới giá trị gần nhất 0,5 mm.
Đối với các sân phẩm của tiêu chuẩn này được cung cấp có xén mép, chiều rộng đo được không được sai lệch so với chiều rộng được đặt hàng lớn hơn .
10.4.1 Chiều dài cuộn thép
Độ chênh lệch giữa chiều dài thực tế và chiều dài do nhà sản xuất công bố được đo trên bất cứ một cuộn thép nào không được vượt quá ± 3 %, trừ khi có thỏa thuận khác.
10.4.2 Chiều dài lá thép
Chiều dài của lá thép phải được đo tới giá trị gần nhất 0,5 mm. Chiều dài đo được không được sai lệch so với chiều dài được đặt hàng vượt quá.
Độ cong vênh của mép là sai lệch lớn nhất (trong mặt phẳng lá thép) của một mép (cạnh) tính từ một đường thẳng tạo thành dây cung của đường cong cong vênh tới đỉnh của đường cong này (xem Hình 1 và 2).
Độ cong vênh của mép E được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài dây cung và được tính toán theo công thức (1).
Trong đó:
D Là sai lệch tính từ một đường thẳng, tính bằng milimét;
L Là chiều dài của dây cung, tính bằng milimét.
Đối với các cuộn thép, độ cong vênh của mép được đo trên một khoảng cách (chiều dài dây cung) 1000 mm không được vượt quá 0,1% (nghĩa là 1 mm).
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
W Chiều rộng
D Sai lệch tính từ một đường thẳng.
Hình 1 - Độ cong vênh của mép cuộn thép
Đối với các lá thép, độ cong vênh của mép được đo trên một chiều dài dây cung không được vượt quá 0,1%
CHÚ DẪN:
D Sai lệch tính từ một đường thẳng.
L Chiều dài dây cung.
W Chiều rộng.
Hình 2 - Độ cong vênh của mép lá thép
10.6 Độ không vuông góc của lá thép
Độ không vuông góc là sai lệch của một mép (cạnh) tính từ một đường thẳng được vẽ vuông góc với mép (cạnh) kia của lá thép, tiếp xúc tại một mép và kéo dài tới mép đối diện (xem Hình 3).
Độ không vuông góc 0s được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm và được tính toán theo công thức (2):
Trong đó:
A Là sai lệch.
B Là chiều dài hoặc chiều rộng của lá thép được đo vuông góc với một mép (cạnh).
Đối với mỗi lá thép trong phôi mẫu thử, độ không vuông góc không được vượt quá 0,20%.
CHÚ DẪN:
A Sai lệch.
B Chiều dài hoặc chiều rộng của lá thép được đo vuông góc với một mép (cạnh).
Hình 3 - Độ không vuông góc của lá thép
10.7.1 Độ sóng tại mép
Chiều cao của độ sóng tại mép, hew, tại bất cứ điểm nào cũng không được vượt quá 2,5 mm khi được thử như đã nêu trong 14.4.2. Phải có không quá sáu độ sóng lớn hơn 1,5 mm trên tấm cắt có chiều dài 1 m đối với cuộn thép hoặc trên một chiều dài có tỷ lệ đối với lá thép.
10.7.2 Độ cong mép theo chiều dọc và chiều ngang
Độ cong mép có thể ở mặt lồi hoặc mặt lõm cao nhất ở trên kiện hàng. Theo quy ước thông thường độ cong mép lồi cao nhất được biểu thị bằng một giá trị dương (+) và độ cong mép lõm được biểu thị bằng một giá trị âm (-).
Các giá trị riêng biệt của độ cong mép theo chiều dọc và chiều ngang ở trạng thái đã được nắn bằng phẳng không được vượt quá 30 mm khi được kiểm như đã nêu trong 14.4.3. Khi cả hai độ cong mép lồi và độ cong mép lõm xuất hiện trong cùng một cuộn thép thì tổng của các giá trị lớn nhất của mỗi độ cong mép, khi bỏ qua dấu (±) không được vượt quá 30 mm. Trong trường hợp lá thép từ cuộn thép không được nắn bằng phẳng trước khi cắt đứt thì yêu cầu về độ cong mép có thể được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
10.7.3 Độ cong vênh ở vùng giữa
Phải xác định độ cong vênh ở vùng giữa bằng phương pháp trực tiếp như đã nêu trong 14.4.4.1 hoặc phương pháp gián tiếp như đã nêu trong 14.4.4.2. Việc lựa chọn phương pháp do nhà sản xuất quyết định. Trong trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp, chiều cao của độ cong vênh ở vùng giữa hcf không được vượt quá 5 mm khi được kiểm tra như đã nêu trong 14.4.4.1. Trong trường hợp sử dụng phương pháp gián tiếp, chiều cao của độ cong vênh ở vùng giữa hif không được vượt quá 9 mm như đã nêu trong 14.4.4.2.
CHÚ THlCH: Độ cong vênh ở vùng giữa không nhìn thấy rõ ở một cuộn thép nhưng độ cong vênh này sẽ lộ rõ ra bên ngoài trong quá trình in hoặc xẻ dọc.
11 Mối nối trong một cuộn thép
11.1 Quy định chung
Nhà sản xuất phải bảo đảm tính liên tục của các cuộn thép trong phạm vi các giới hạn của các chiều dài (đoạn) đã được đặt hàng, nếu cần thiết, bằng cách hàn các mối hàn điện sau khi cán nguội. Các yêu cầu về số lượng, vị trí và các kích thước của các mối nối cho phép trong phạm vi một cuộn thép được cho trong 11.2 đến 11.4.
11.2 Số lượng mối nối
Số lượng mối nối trong một cuộn thép không được vượt quá 3 mối nối trong chiều dài 10 000 m.
11.3 Vị trí của mối nối
Vị trí của mỗi mối nối trong một cuộn thép phải được chỉ ra rõ ràng.
Vị trí của mỗi mối nối có thể được chỉ ra, ví dụ như bằng cách gắn vào một mảnh vật liệu không cứng và các lỗ đục. Tuy nhiên, có thể sử dụng các phương pháp khác theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất tại thời điểm đặt hàng.
11.4 Kích thước của mối nối
11.4.1 Chiều dày
Chiều dày tổng của bất cứ mối nối nào cũng không được vượt quá ba lần chiều dày danh nghĩa của vật liệu tạo thành mối nối.
11.4.2 Đoạn nối chồng
Ở bất cứ mối nối chồng nào, chiều dài tổng của đoạn nối chồng không được vượt quá 10 mm. Đoạn nối chồng tự do không được vượt quá 5 mm (Hình 4).
CHÚ DẪN:
a Chiều dài tổng của đoạn nối chồng.
b Đoạn nối chồng tự do.
c Phương cán.
Hình 4 - Đoạn nối chồng của mối nối
12 Đánh dấu thép tấm cán nguội mạ thiếc hai mặt không đều
12.1 Quy định chung
Để phân biệt giữa thép tấm mạ thiếc hai mặt không đều và thép tấm mạ thiếc hai mặt đều nhau, trừ khi có quy định khác. Phải đánh dấu thép tấm mạ thiếc hai mặt không đều chỉ trên một bề mặt. Bề mặt được đánh dấu phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Nếu không chỉ ra sự lựa chọn bề mặt đánh dấu tại thời điểm đặt hàng thì việc đánh dấu phải phù hợp với 12.2.
12.2 Đánh dấu trên bề mặt có lớp mạ dày
Nếu không có quy định khác, phải đánh dấu trên bề mặt có lớp mạ dày bằng các đoạn đường thẳng mờ liên tục song song với nhau có chiều rộng tới 1 mm và có khoảng giãn cách 75 mm. Theo thỏa thuận có thể áp dụng các đoạn đường thẳng song song khác nhau như đã chỉ ra trong E.1.
E.1 giới thiệu nội dung chi tiết của một hệ thống đánh dấu khác chỉ sử dụng cho một sự kết hợp của các lớp mạ nhất định.
12.3 Đánh dấu trên bề mặt có lớp mạ mỏng
Nếu không có quy định khác, phải đánh dấu trên bề mặt có lớp mạ mỏng bằng các đoạn đường thẳng mờ, gián đoạn, xen kẽ, song song với nhau và có khoảng giãn cách 75 mm. Theo thỏa thuận, có thể áp dụng hệ thống đánh dấu bằng:
a) Các sơ đồ lưới hình học được chỉ ra trong E.2 hoặc,
b) Chỉ một đường trên một mép (cạnh) của cuộn thép.
E.2 giới thiệu các ví dụ về sơ đồ lưới hình học.
12.4 Ký hiệu đánh dấu
Phải ký hiệu "D" hoặc "S" trước trị số khối lượng của lớp mạ để chỉ báo bề mặt được đánh dấu. Ký hiệu "S" dành cho chỉ một đường tại một mép (cạnh) của cuộn thép trên bề mặt có lớp mạ mỏng [xem 12.3 b)] và ký hiệu "D" dùng cho tất cả các cách đánh dấu.
Các ví dụ sau chỉ ra cách chỉ thị mặt được đánh dấu và vị trí đánh dấu khi đặt hàng.
- D2,8/5,6: được đánh dấu trên mặt có lớp mạ 2,8. Các dấu hiệu được đặt ở phần trên của các lá thép hoặc ở bên ngoài của cuộn thép.
- D5,6/2,8: được đánh dấu trên mặt có lớp mạ 5,6. Các dấu hiệu được đặt ở phần trên của các lá thép hoặc ở bên ngoài của cuộn thép.
- 2,8/D5,6: được đánh dấu trên mặt có lớp mạ 5,6. Các dấu hiệu được đặt ở phần dưới (đáy) của các lá thép hoặc ở bên trong cuộn thép.
- 5,6/D2,8: được đánh dấu trên mặt có lớp mạ 2,8. Các dấu hiệu được đặt ở phần dưới (đáy) của các lá thép hoặc ở bên trong cuộn thép.
- S2,8/5,6: chỉ một đường tại một mép của cuộn thép được đánh dấu trên mặt có lớp mạ 2,8. Các dấu hiệu được đặt ở phần trên của các lá thép hoặc ở bên ngoài của cuộn thép.
- 5,6/S2,8: chỉ một đường tại một mép của cuộn thép được đánh dấu trên mặt có lớp mạ 2,8. Các dấu hiệu được đặt ở phần dưới (đáy) của các lá thép hoặc ở bên trong cuộn thép.
Để chứng nhận chất lượng của sản phẩm, nhà sản xuất phải lấy mẫu theo Hình 5 và thực hiện kiểm tra. Phải lấy một lá thép dùng làm phôi mẫu thử (mẫu) cho mỗi 30 tấn thép hoặc nhỏ hơn và phần còn lại của số lượng thép này có cùng một đặc tính, nghĩa là có cùng một loại thép, các kích thước và khối lượng lớp mạ.
14.1.1 Mẫu thử
Từ mỗi lá thép được lựa chọn phù hợp với Điều 13, phải lấy và chuẩn bị một cách cẩn thận ba mẫu thử. Các mẫu thử này phải được lựa chọn ở các vị trí mép - điểm giữa - mép (các vị trí X trên Hình 5) dọc theo đường vuông góc với phương cán. Phải bảo đảm rằng các mẫu thử cách các mép (cạnh) của lá thép một khoảng tối thiểu là 25 mm. Mẫu thử phải có dạng hình đĩa hoặc hình vuông có diện tích xấp xỉ 2500 mm2. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng phương pháp huỳnh quang tia X, diện tích bề mặt bức xạ phải là 314 mm2 hoặc lớn hơn.
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
X | Các mẫu thử dùng cho thử khối lượng lớp mạ. |
Y | Các mẫu thử dùng cho thử độ cứng. |
Z | Các mẫu thử dùng cho thử kéo. |
a | Phương cán. |
Hình 5 - Vị trí của các mẫu thử
14.1.2 Phương pháp xác định
Khối lượng lớp mạ thiếc phải được biểu thị bằng số gam thiếc trên mét vuông tới giá trị gần nhất 0,1 g/m2.
Đối với mục đích kiểm tra chất lượng theo thường lệ có thể xác định các khối lượng lớp mạ bằng bất cứ phương pháp và dụng cụ phân tích nào đã được xác nhận và chấp nhận được. Trong trường hợp có sự tranh chấp, phương pháp nêu ra trong Phụ lục F phải là phương pháp trọng tài.
Dù xác định khối lượng lớp mạ trên các mẫu thử riêng biệt hoặc các mẫu thử có lô, khối lượng lớp mạ của một lô phải là giá trị trung bình của tất cả các kết quả.
14.2.1 Mẫu thử
Phải thực hiện các phép thử độ cứng trước khi phủ sơn hoặc in (màu, chữ).
Từ mỗi lá thép trong các lá thép dùng làm phôi mẫu thử thu được phù hợp với Điều 13, lấy ra hai mẫu thử từ các vị trí được đánh dấu Y trên Hình 5. Trước khi thực hiện các phép thử độ cứng phù hợp với 14.2.2, hóa già nhân tạo các mẫu thử ở nhiệt độ 200 °C trong 20 min mà không lấy đi lớp mạ thiếc. Có thể không cần phải hóa già nhân tạo đối với các vật liệu không hóa già.
Khi cần thiết, bề mặt của các mẫu thử phải được gia công hoàn thiện bằng giấy nhám mịn.
14.2.2 Phương pháp thử
Xác định độ cứng Rockwell HR30Tm theo vết ấn lõm khi thử bằng
a) Phương pháp trực tiếp phù hợp với TCVN 257-1 (ISO 6508-1), hoặc
b) Phương pháp gián tiếp, xác định độ cứng HR15Tm trên các thép lá tương đối mỏng (ví dụ 0,22 mm và mỏng hơn) phù hợp với TCVN 257-1 (ISO 6508-1) và sau đó chuyển đổi các giá trị HR15Tm thành các giá trị HR30Tm khi sử dụng Phụ lục G.
Theo thỏa thuận, độ cứng có thể được xác định bằng HR30Tm hoặc HR15Tm đối với chiều dày phôi mẫu thử ở giữa 0,20 mm và 0,22 mm.
Thực hiện ba lần đo độ cứng trên mỗi một trong các mẫu thử được lấy phù hợp với 14.2.1. Tính toán độ cứng đại diện cho lô sản phẩm là giá trị trung bình cộng của tất cả các giá trị đo độ cứng trên tất cả các lá thép dùng làm phôi mẫu thử được lấy từ lô.
Để đo độ cứng theo vết ấn lõm, sử dụng máy thử độ cứng bề mặt Rockwell với các thang đo 30Tm hoặc 15Tm được quy định trong TCVN 257-1 (ISO 6508-1) có một đầu đo gắn bi thép tôi cứng, nếu thích hợp.
Tránh thử gần các mép (cạnh) của các mẫu thử vì có thể có hiệu ứng công xôn.
14.3.1 Mẫu thử
Đối với mỗi lá thép được lựa chọn phù hợp với Điều 13, cắt hai mẫu thử hình chữ nhật có phương cán song song với chiều dài của mẫu thử, tại vị trí được đánh dấu Z trên Hình 5. Phải bảo đảm rằng các mẫu thử ở mép lá thép cách các mép (cạnh) của lá thép một khoảng tối thiểu là 25 mm. Trước khi tiến hành phép thử kéo được nêu trong 14.3.2, hóa già nhân tạo các mẫu thử ở 200°C trong khoảng thời gian 20 min mà không lấy đi lớp mạ. Có thể không cần hóa già nhân tạo đối với các vật liệu không hóa già.
14.3.2 Phương pháp thử
Xác định giới hạn chảy quy ước 0,2 % như đã nêu trong TCVN 197-1 (ISO 6892-1) khi sử dụng các điều kiện quy định trong TCVN 197-1 (ISO 6892-1) Phụ lục B cho các sản phẩm mỏng. Thực hiện một thử nghiệm trên mỗi một trong các mẫu thử được lựa chọn phù hợp với 14.3.1, nghĩa là hai thử nghiệm cho mỗi lá thép được lựa chọn.
Tính toán giới hạn chảy đại diện cho lô sản phẩm là giá trị trung bình cộng của tất cả các kết quả trên tất cả các lá thép dùng làm phôi mẫu thử được lấy từ lô sản phẩm.
14.4.1 Quy định chung
Phương pháp đo độ phẳng do nhà sản xuất quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp có tranh chấp, phương pháp sau được áp dụng như một phương pháp trọng tài.
14.4.2 Độ sóng tại mép (cạnh)
Phải đặt mỗi phôi mẫu thử trên một bề mặt nằm ngang bằng phẳng rộng hơn bản thân phôi mẫu thử. Chiều cao của độ sóng tại mép hew phải được xác định là đường kính của bộ căn lá lắp vừa khít vào bên dưới sóng tại mép của phôi mẫu thử.
Các chiều cao của độ sóng tại mép, hew, phải được xác định khi sử dụng các bộ căn lá có các đường kính tiêu chuẩn với gia số 0,25 mm (Hình 6).
CHÚ DẪN:
hew Độ sóng tại mép.
a Phương cán.
Hình 6 - Độ sóng tại mép
14.4.3 Độ cong mép theo chiều dọc hoặc chiều ngang
Giá trị lớn nhất của độ cong mép theo chiều dọc hoặc chiều ngang phải được xác định bằng cách treo phôi mẫu thử từ một cạnh nằm ngang áp vào một bề mặt thẳng đứng cứng vững. Lưu ý rằng có thể cho bề mặt trên hoặc bề mặt dưới của phôi mẫu thử áp vào bề mặt thẳng đứng sao cho độ cong làm cho mép (cạnh) bên dưới của phôi mẫu thử tách ra xa khỏi bề mặt thẳng đứng này. Khi lựa chọn phôi mẫu thử cần phải xác định mặt ngoài và mặt trong của cuộn thép.
Phôi mẫu thử phải được đỡ thăng bằng dọc theo phần trên đỉnh tới độ sâu không vượt quá 25 mm tính từ mép. Khoảng cách tách ra xa khỏi bề mặt thẳng đứng lớn nhất của mép (cạnh) đáy (giá trị a trên Hình 7) được đo bằng thước tỷ lệ bằng thép tới giá trị gần nhất 1 mm và ghi lại với các dấu cộng hoặc trừ thích hợp để chỉ ra độ cong lồi hoặc lõm.
CHÚ DẪN:
a Khoảng cách lớn nhất giữa mép đáy và phương thẳng đứng.
Hình 7 - Độ cong mép theo chiều dọc hoặc chiều ngang
14.4.4 Độ cong vênh ở vùng giữa
14.4.4.1 Phương pháp trực tiếp
Đặt lá thép mẫu trên một bề mặt nằm ngang và bằng phẳng có kích thước lớn hơn phôi mẫu thử. Phải đặt một thanh thẳng, dẹt và cứng vững, được đỡ bởi hai khối cứng vững có cùng một chiều cao thích hợp trên phôi mẫu thử và gần như ngay trên sóng có độ cong vênh ở vùng giữa của phôi mẫu thử và song song với phương cán (xem Hình 9). Đo hai khoảng cách của các điểm trên đỉnh và dưới đáy của sóng tính từ mép dưới của thanh. Chiều cao của độ cong vênh ở vùng giữa (giá trị hcf trên Hình 8) phải được xác định là độ chênh lệch giữa hai giá trị này (các giá trị h1 và h2 trên Hình 9).
CHÚ DẪN:
hcf Độ cong vênh ở vùng giữa.
a Phương cán.
Hình 8 - Định nghĩa của độ cong vênh ở vùng giữa
CHÚ DẪN:
a Phương cán.
Hình 9 - Phương pháp đo độ cong vênh ở vùng giữa (phương pháp trực tiếp)
14.4.4.2 Phương pháp gián tiếp
Đặt lá thép mẫu trên một bề mặt nằm ngang và bằng phẳng có kích thước lớn hơn phôi mẫu thử. Phải đặt một tấm phẳng và cứng vững trên vùng giữa của phôi mẫu thử.
Di chuyển tấm phẳng này xung quanh bề mặt của vùng giữa phôi mẫu thử tới khi có thể xác định được một vị trí đạt được độ nâng cao nhất của mép. Sau đó cho tác dụng một áp lực lên tấm để làm phẳng phôi mẫu thử ở vùng giữa và nâng các mép tới chiều cao lớn nhất. Trong quá trình thử, tấm không được phủ chờm lên các mép được đo.
Xác định độ nâng của mép bằng một bộ căn lá đường kính 9 mm và sản phẩm được xem là không đạt được đặc tính kỹ thuật yêu cầu khi bộ căn lá lắp vào được bên dưới mép của phôi mẫu thử tại điểm có độ nâng lớn nhất (giá trị hif trên Hình 10).
CHÚ DẪN:
hif Độ nâng lớn nhất của mép.
Hình 10 - Phương pháp đo độ cong vênh ở vùng giữa (phương pháp gián tiếp)
Nếu bất cứ các kết quả nào thu được không thỏa mãn các yêu cầu về khối lượng và cơ tính, nhà sản xuất có thể hủy bỏ toàn bộ thử nghiệm hoặc tiến hành thử lại. Trong trường hợp thử lại, phải lặp lại các phép đo các đặc tính riêng biệt này hai lần trên các phôi mẫu thử mới, trên mỗi trường hợp khi sử dụng phương pháp lấy mẫu quy định trong Điều 13. Nếu các kết quả của cả hai phép thử lặp lại đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra thì lô sản phẩm đã xuất trình được xem là phù hợp với tiêu chuẩn này, nhưng nếu các kết quả của một trong hai phép thử lại không đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra thì lô sản phẩm đã xuất trình phải được xem là không phù hợp với tiêu chuẩn này.
Thép tấm mạ thiếc tuân theo tiêu chuẩn này phải được đặt hàng và cung cấp với một trong các tài liệu kiểm tra quy định trong TCVN 11236 (ISO 10474). Loại tài liệu phải được thỏa thuận tại thời điểm đặt hàng. Trừ khi có quy định khác, loại tài liệu phải do nhà sản xuất quyết định.
17.1 Thép cuộn
Trừ khi có yêu cầu khác tại thời điểm đặt hàng, các cuộn thép phải được vận chuyển với các lõi cuộn thép ở vị trí thẳng đứng (có thể có sự lựa chọn khác là lõi cuộn thép ở vị trí nằm ngang). Đường kính trong của các cuộn thép phải là mm hoặc mm hoặc mm.
Băng (dải) thép tấm mạ thiếc thường được cung cấp theo các lô sản phẩm dạng các cuộn có các đường kính ngoài tối thiểu phải là 1200 mm, nhưng một số lượng hạn chế các cuộn có các đường kính ngoài nhỏ hơn có thể được bao gồm trong lô.
Nhà sản xuất phải công bố chiều cuộn (quấn) trong các cuộn thép để bảo đảm cho bề mặt thép tấm mạ thiếc được giữ đúng vị trí trong suốt quá trình chế tạo. Các cuộn thép được cung cấp với các lõi ở vị trí thẳng đứng (phương pháp cung cấp thông thường), khách hàng phải quy định chiều cuộn yêu cầu (xem Hình 11).
|
|
a) Ngược chiều kim đồng hồ | b) Theo chiều kim đồng hồ |
Hình 11 - Chiều cuộn (quấn) của cuộn thép
17.2 Thép lá
Các lá thép phải được cung cấp ở dạng kiện hàng trong đó số lượng các lá thép là các bội số của 100.
Chiều của các đường dẫn trượt cho giá đỡ dạng sàn phải không thay đổi trong phạm vi một lô hàng.
Các lá thép được bao gói theo thường lệ trên một giá đỡ dạng sàn tạo thành một kiện hàng có khối lượng xấp xỉ giữa 1000 kg và 2000 kg. Một số lượng hạn chế các kiện hàng có khối lượng nhỏ hơn 1000 kg có thể được bao gồm trong một lô hàng.
Nếu khách hàng có bất cứ sự ưu tiên nào về chiều của các đường dẫn trượt của giá đỡ dạng sàn thì yêu cầu của khách hàng nên được thỏa thuận với nhà sản xuất và được trình bày trong đơn đặt hàng. Nếu khách hàng không chỉ ra mong muốn của mình, chiều của đường dẫn trượt cho giá đỡ dạng sàn do nhà sản xuất quyết định.
17.3 Ghi nhãn
Các sản phẩm phải được ghi nhãn với nội dung sau:
a) Nhãn hiệu thương mại hoặc biểu tượng của nhà sản xuất;
b) Loại thép;
c) Các kích thước;
d) Số nhận biết có liên quan đến một chứng chỉ kiểm tra thích hợp.
Yêu cầu về độ cứng của thép tấm mạ thiếc
A.1 Yêu cầu về độ cứng của thép lá mạ thiếc cán nguội một lần
Các giá trị độ cứng của thép tấm mạ thiếc cán nguội một lần phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng A.1 khi được thử như đã nêu trong 14.2.
Bảng A.1 - Các giá trị độ cứng (HR30Tm) của thép tấm mạ thiếc cán nguội một lần
Loại thép | Độ cứng HR30Tm Chiều dày, t mm | |||
Ký hiệu | Ký hiệu khác | t ≤ 0,21 | 0,21 < t ≤ 0,28 | 0,28 < t |
T49 | T-1 | 50 ± 4 | 49 ± 4 | 48 ± 4 |
T53 | T-2 | 54 ± 4 | 53 ± 4 | 52 ± 4 |
T55 | T-2.5 | 56 ± 4 | 55 ± 4 | 54 ± 4 |
T57 | T-3 | 58 ± 4 | 57 ± 4 | 56 ± 4 |
T59 | T-3.5 | 60 ± 4 | 59 ± 4 | 58 + 4 |
T61 | T-4 | 62 ± 4 | 61 ± 4 | 60 ± 4 |
T65 | T-5 | 66 ± 4 | 65 ± 4 | 64 ± 4 |
A.2 Yêu cầu về độ cứng của thép lá mạ thiếc cán nguội hai lần
Các giá trị độ cứng của thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng A.2 khi được thử như đã nêu trong 14.2.
Bảng A.2 - Các giá trị độ cứng (HR30Tm) của thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần
Loại thép | Độ cứng HR30Tm | |
Ký hiệu | Ký hiệu khác | |
T71 | DR-7.5 | 71 ± 4 |
T72 | DR-8 | 72 ± 4 |
T73 | DR-8.5 | 73 ± 4 |
T75 | DR-9 | 75 ± 4 |
T76 | DR-9M | 76 ± 4 |
T79 | DR-10 |
|
Yêu cầu về đặc tính chịu kéo của thép tấm mạ thiếc
Giới hạn chảy quy ước Rp0,2 của thép tấm mạ thiếc phải theo chỉ dẫn cho trong Bảng B.1 khi được thử như đã nêu trong 14.3.
Đối với thử nghiệm theo thường lệ, có thể xác định giới hạn chảy khi sử dụng phép thử hồi phục đàn hồi như đã nêu trong Phụ lục D. Tuy nhiên, trong trường hợp có tranh chấp, phải áp dụng phương pháp quy định trong 14.3.
Bảng B.1 - Đặc tính chịu kéo của thép tấm mạ thiếc
Loại thép | Ủ | Rp0,2 a MPa | Sai lệch b MPa |
TS200 | BA | 200 | ± 50 |
TS230 | BA | 230 | ± 50 |
TS245 | BA | 245 | ± 50 |
TS260 | BA | 260 | ± 50 |
TS275 | BA | 275 | ± 50 |
TS290 | BA | 290 | ± 50 |
TS340 | BA | 340 | ± 50 |
TS480 | BA | 480 | ± 50 |
TS520 | BA | 520 | ± 50 |
TS550 | BA | 550 | ± 50 |
TS580 | BA | 580 | ± 50 |
TS620 | BA | 620 | ± 50 |
TH230 | CA | 230 | ± 50 |
TH245 | CA | 245 | ± 50 |
TH260 | CA | 260 | ± 50 |
TH275 | CA | 275 | ± 50 |
TH300 | CA | 300 | ± 50 |
TH330 | CA | 330 | ± 50 |
TH350 | CA | 350 | ± 50 |
TH385 | CA | 385 | ± 50 |
TH400 | CA | 400 | ± 50 |
TH415 | CA | 415 | ± 50 |
TH435 | CA | 435 | ± 50 |
TH450 | CA | 450 | ± 50 |
TH480 | CA | 480 | ± 50 |
TH520 | CA | 520 | ± 50 |
TH550 | CA | 550 | ± 50 |
TH580 | CA | 580 | ± 50 |
TH620 | CA | 620 | ± 50 |
TH650 | CA | 650 | ± 50 |
CHÚ THÍCH 1: Các loại thép TS480 có thể được cung cấp ở dạng cán nguội một lần hoặc cán nguội hai lần. Các loại thép TS520/TH520, TS550/TH550, TS580/TH580, TS620/TH620 và TH650 thường chỉ được cung cấp ở dạng cán nguội hai lần. Tất cả các loại thép khác được cung cấp ở dạng cán nguội một lần. CHÚ THÍCH 2: Các sai lệch đã chỉ ra căn cứ vào các phép do các phôi mẫu thử riêng biệt. | |||
a ReL hoặc ReH có thể áp dụng được, các thép có giới hạn chảy và độ giãn dài theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. b Trong trường hợp sai lệch vượt ra ngoài phạm vi ± 50 MPa, thép tấm mạ thiếc có thể được cung cấp theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. |
Thành phần hóa học của thép tấm đen được xác định bằng phân tích vật đúc nên nhỏ hơn các giá trị lớn nhất sau (% theo khối lượng): C: 0,13, Si: 0,03, Mn: 0,60, P: 0,020 và S: 0,030.
Sau đây là các ví dụ về các loại thép.
a) Loại thép MR: các nguyên tố còn lại ở mức thấp, có khả năng chịu ăn mòn, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chung.
b) Loại thép L: thép nền, các nguyên tố còn lại ở mức rất thấp có khả năng chịu ăn mòn rất cao, phù hợp với một số loại bình chứa thực phẩm.
c) Loại thép D: thép nền, các nguyên tố còn lại ở mức thấp có khả năng chịu ăn mòn, đòi hỏi phải được vuốt sâu hoặc có các loại tạo hình nặng khác có xu hướng cho phép tăng các đường trượt (Luder).
Việc lựa chọn một phương pháp phân tích vật lý hoặc phân tích hóa học thích hợp dùng cho phân tích do nhà sản xuất quyết định. Trong trường hợp có tranh chấp, phương pháp dùng cho phân tích được sử dụng phải theo thỏa thuận có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế hiện có có liên quan.
CHÚ THÍCH: Danh sách các tiêu chuẩn quốc tế hiện có về phân tích hóa học được cho trong ISO/TR 9769 [2].
Thử hồi phục đàn hồi để xác định theo thường lệ giới hạn chảy cho thép tấm mạ thiếc
D.1 Quy định chung
Phép thử được nêu trong phụ lục này không phải là phương pháp chuẩn. Trong trường hợp có tranh chấp, phải áp dụng phương pháp được nêu trong 14.3 (nghĩa là TCVN 197-1 (ISO 6892-1)).
D.2 Nguyên lý
Phép thử này cung cấp một biện pháp đánh giá đơn giản và nhanh giới hạn chảy của thép tấm mạ thiếc cán nguội hai lần từ phép đo chiều dày và góc hồi phục đàn hồi của một mẫu thử dạng băng (dải) hình chữ nhật sau khi uốn góc 180° xung quanh một trục gá hình trụ tròn và sau đó lại thả ra.
D.3 Mẫu thử
Các mẫu thử được sử dụng tương tự như các mẫu thử kéo được nêu trong 14.3.1.
D.4 Phương pháp thử
Thực hiện một phép thử trên mỗi một trong các mẫu thử thu được phù hợp với 14.3.1 (nghĩa là hai phép thử cho mỗi lá thép được lựa chọn).
Khi tiến hành thử, phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn vận hành được cung cấp cùng với thiết bị thử hồi phục đàn hồi.
Các bước chính trong phép thử như sau:
a) Đo chiều dày của mẫu thử thép tấm mạ thiếc tới giá trị gần nhất 0,001 mm;
b) Lồng mẫu thử vào thiết bị thử và cố định mẫu thử một cách chắc chắn ở vị trí thử bằng cách siết chặt vít kẹp một cách nhẹ nhàng bằng áp lực nhẹ của ngón tay;
c) Uốn cong mẫu thử một góc 180° xung quanh trục gá bằng cách xoay (lắc) nhẹ cần uốn tạo hình;
d) Đưa cần uốn tạo hình về vị trí “bắt đầu” của nó, đọc và ghi lại góc hồi phục đàn hồi bằng cách quan sát trực tiếp trên mẫu thử;
e) Tháo mẫu thử ra khỏi thiết bị thử, sử dụng chiều dày đã ghi lại của mẫu thử và góc hồi phục đàn hồi để xác định giá trị của chỉ số hồi phục đàn hồi thích hợp từ công thức chuyển đổi thích hợp (ví dụ công thức Bower) đã được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
Hiệu chuẩn mỗi thiết bị thử hồi phục đàn hồi mới khi sử dụng phép thử kéo tiêu chuẩn (xem 14.3) hoặc thiết bị thử hồi phục đàn hồi “chuẩn” khác. Ngoài ra, do phát sinh các trục trặc, ví dụ độ mòn quá mức hoặc vô ý sử dụng quá mức đối với thiết bị thử, có thể không dễ bộc lộ ra ngoài, cho nên các số đọc của phép thử hồi phục đàn hồi nên được so sánh thường xuyên với các số đọc từ phép thử kéo tiêu chuẩn hoặc các số đọc của một thiết bị thử "chuẩn". Các kiểm tra chéo trực tiếp này cũng nên được bổ sung thêm bởi quá trình sử dụng thường xuyên các mẫu chuẩn có ứng suất phá hủy (ứng suất chảy) đã biết.
Hệ thống đánh dấu khác cho thép tấm mạ thiếc hai mặt không đều
E.1 Hệ thống đánh dấu khác trên bề mặt có lớp mạ dày
Hệ thống đánh dấu gồm có các đường thẳng song song có chiều rộng tới 1 mm, khoảng cách giữa các đường biểu thị các khối lượng lớp mạ.
Nên sử dụng các khoảng giãn cách sau:
Ký hiệu | Khoảng gián cách giữa các đường |
D5,6/2,8 | 12,5 mm |
D8,4/2,8 | 25 mm |
D8,4/5,6 | 25 mm xen kẽ với 12,5 mm |
D11,2/8,4 | 37,5 mm xen kẽ với 25 mm |
D11,2/2,8 | 37,5 mm |
D11,2/5,6 | 37,5 mm xen kẽ với 12,5 mm |
Hình minh họa của hệ thống đánh dấu được cho trên Hình E.1.
Có thể chỉ sử dụng hệ thống đánh dấu này cho một số phối hợp của các lớp mạ.
Hình E.1 - Hệ thống đánh dấu khác trên bề mặt có lớp mạ dày
E.2 Hệ thống đánh dấu bằng sơ đồ mạng lưới hình học trên bề mặt có lớp mạ mỏng
Có thể áp dụng hệ thống đánh dấu sau trên bề mặt có lớp mạ mỏng theo thỏa thuận (xem Hình E.2).
|
|
a) | b) |
|
|
c) | d) |
| |
e) |
Hình E.2 - Hệ thống đánh dấu bằng sơ đồ mạng lưới hình học trên bề mặt có lớp mạ mỏng
Phương pháp trọng tài để xác định khối lượng của lớp mạ thiếc
Để xác định khối lượng của lớp mạ thiếc, phương pháp trọng tài phải là một trong các phương pháp sau được giới thiệu trong F.2 và F.3. Trong trường hợp có tranh chấp, nên có sự thỏa thuận về phương pháp giữa khách hàng và nhà sản xuất.
F.2.1 Nguyên lý
Các lớp hợp kim thiếc/ sắt được tẩy mạ điện hóa trong axit clohydric ở dòng điện không đổi. Sử dụng định luật Faraday để tính toán khối lượng của thiếc được tẩy đi tính từ thời gian dùng để tẩy mỗi lớp mạ. Phạm vi hiệu lực của phương pháp là từ 0,5 g/m2 đến 50 g/m2 và khả năng tái tạo lại là 0,1 g/m2.
F.2.2 Thuốc thử
Axit clohydric: 5%.
Bổ sung 135 ml axit clohydric có nồng độ (1,18 g/ml) vào 500 ml nước, khuấy đều và tạo ra 1 I.
F.2.3 Thiết bị
F.2.3.1 Buồng nhỏ và các điện cực, bình chứa phôi mẫu thử có kiểu được chỉ ra trên Hình F.1, có diện tích phơi sáng tối thiểu là 1 cm2, một lưới kim loại mỏng bằng platin hoặc catôt mạ platin và một điện cực chuẩn thích hợp (ví dụ, điện cực calomel tiêu chuẩn). Trong khi phương pháp thử giảm một cách chính xác diện tích phơi sáng xuống 1 cm2 thì để kiểm tra có thể chấp nhận diện tích phơi tối thiểu là 2,5 cm2.
F.2.3.2 Nguồn cấp điện, có khả năng cung cấp dòng điện không đổi trong phạm vi từ 3 mA đến 100 mA.
F.2.3.3 Vôn kế, có một thang đo OV đến ± 2 V và có thể lấy một tín hiệu ra từ vôn kế này cho khí cụ ghi y - t; Một đầu nối của vôn kế được nối với phôi mẫu thử còn đầu nối kia được nối với điện cực chuẩn. Có thể sử dụng một bộ ổn áp và hệ thống thu thập dữ liệu tính toán và vẽ biểu đồ để thực hiện các chức năng của cả nguồn cấp điện và vôn kế/khí cụ ghi y - t.
F.2.4 Quy trình
Rửa sạch phôi mẫu thử bằng axeton và để phôi mẫu thử khô trong không khí. Lắp phôi mẫu thử vào bình chứa và bổ sung đủ 5% axit clohydric để bao phủ catôt. Từ diện tích được phơi sáng đã biết của phôi mẫu thử, tính toán dòng điện yêu cầu để duy trì mật độ dòng điện 4 mA/cm2 và chỉnh đặt nguồn cấp điện theo dòng điện này. Bật nguồn cấp điện và quan sát vôn kế và đường cong điện áp/thời gian trên khí cụ ghi y - t. Nên quan sát hai bước nhảy điện áp lớn, bước nhảy thứ nhất chỉ báo sự kết thúc của hòa tan thiếc, và bước nhảy thứ hai chỉ báo sự kết thúc của hòa tan hợp kim.
F.2.5 Hiệu chuẩn hệ thống đo
Lấy ra một dải vật liệu từ khoảng giữa của vật liệu được chế tạo và đảm bảo rằng dải vật liệu được cắt theo phương cán. Cắt ra 36 mẫu liền kề nhau có dạng hình đĩa với diện tích của mỗi mẫu 2500 mm2 từ dải vật liệu, đánh số mỗi mẫu. Đo các mẫu có số chẵn khi sử dụng phương pháp điện hóa dưới đây. Sử dụng các mẫu có số lẻ cho phương pháp chuẩn độ hóa học ướt.
F.2.6 Tính toán
Từ đường cong điện áp/thời gian, xác định t1 và t2, các thời gian của các điểm dốc đứng cao nhất của hai bước nhảy điện áp như trên Hình F.2.
Các thời gian tại đó hai độ nâng dốc đứng của điện áp được xác định số lượng như sau.
Các điểm giới hạn được xác định bằng sự giao nhau của các tiếp tuyến với các điểm giữa của các đường cong leo dốc của điện áp với các đoạn thẳng ngoại suy nằm ngang của đường cong điện áp. Từ các điểm này vẽ các đường vuông góc với trục hoành như đã nêu trên Hình F.2. Tại đường này, đo các thời gian t1 (thiếc tự do) và t2 (thiếc trong hợp kim) tính bằng giây.
Các khối lượng lớp mạ có thiếc tự do và thiếc trong hợp kim được tính toán theo định luật Faraday; khối lượng lớp mạ, mc (g/m2) được cho theo công thức (F.1).
trong đó
ma là khối lượng nguyên tử của thiếc, 118,69 g/mol;
l là mật độ dòng điện tính bằng A/m2 (4 mA/cm2 = 40 A/m2);
t là thời gian t1 hoặc t2, tính bằng giây, được xác định như trên;
n là số lượng các điện tử được bao gồm trong các phản ứng điện hóa;
thiếc tự do
hợp kim
F là hằng số Faraday 9,46846 x 104 C/mol
Các phương trình này được biến đổi như sau:
- thiếc tự do (g/m2) = 0,0246t1
- thiếc trong hợp kim (g/m2) = 0,0164 (t2 - t1)
Khối lượng tổng của lớp mạ là tổng của hai lượng này.
CHÚ DẪN:
1 Tấm đế của buồng nhỏ chứa mẫu. | 6 Khí cụ ghi y - t. |
2 Vòng O. | 7 Catôt. |
3 Tấm kẹp chặt buồng nhỏ chứa mẫu. | 8 Nguồn cấp dòng điện không đổi một chiều. |
4 Mặt bích của buồng nhỏ chứa mẫu. | 9 Mẫu thép tấm mạ thiếc. |
5 Điện cực chuẩn. |
|
Hình F.1 - Thiết bị và sơ đồ mạch để xác định khối lượng lớp mạ thiếc
CHÚ DẪN:
V Điện áp, tính bằng milivôn.
T Thời gian, tính bằng giây.
Hình F.2 - Đường đặc trưng điển hình từ phép đo khối lượng lớp mạ thiếc biểu thị cách xác định điểm giới hạn
F.3.1 Nguyên lý
Lớp mạ thiếc được hòa tan trong axit clohydric và thiếc trong phần phân ước được khử hoàn nguyên tới trạng thái có hóa trị 2 với nhôm kim loại.
Phạm vi hiệu lực của phương pháp là từ 0,5 g/m2 đến 50 g/m2 và khả năng tái tạo lại là ± 0,1 g/m2
F.3.2 Thuốc thử và vật liệu
Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng các thuốc thử thuộc loại phân tích được xác nhận và chỉ sử dụng nước cất.
Chuẩn bị mới và khi cần thiết, lọc toàn bộ dung dịch.
Chuẩn bị các thuốc thử F.3.2.3, F.3.2.4 và F.3.2.5 với nước cất đun sôi mới để bảo đảm rằng các dung dịch không có oxy hòa tan tới mức có thể thực hiện được.
F.3.2.1 Axit clohydric, = 1,16 g/ml được pha loãng 3+1.
Pha loãng 750 ml axit clohydric ( = 1,16 g/ml) với nước để đạt tới 1000 ml.
F.3.2.2 Sắt (III) clorua, 100 g/l dung dịch
Hòa tan 100 g clorua sắt (III) đã hyđrat hóa trong nước chứa 100 ml axit clohydric
( = 1,16 g/ml) và pha loãng với nước để đạt tới 1000 ml.
F.3.2.3 Dung dịch kali iođat tiêu chuẩn, c (1/6 KlO3) = 0,05 mol/l. Chỉ sử dụng với thép tấm mạ thiếc điện phân mạ hai mặt đều nhau.
Hòa tan 1,7835 g kali iođat, trước đây đã được sấy khô tới khối lượng không đổi ở 180 °C và 19 g kali iođua trong nước chứa 0,5g natri hyđroxit và pha loãng với nước để đạt tới 1000 ml.
1 ml của dung dịch này tương đương với 0,002967 g thiếc.
F.3.2.4 Dung dịch kali iođat tiêu chuẩn, c (1/6 KlO3) = 0,025 mol/l. Chỉ sử dụng với thép tấm mạ thiếc điện phân mạ hai mặt không đều nhau.
Hòa tan 0,9018 g kali iođat, trước đây đã được sấy khô tới khối lượng không đổi ở 180 °C và 1 g kali iođua trong nước chứa 0,5g natri hyđroxit và pha loãng với nước để đạt tới 1000 ml.
1 ml của dung dịch này tương đương với 0,001484 g thiếc.
F.3.2.5 Dung dịch tinh bột, chuần bị một thể huyền phù có 1 g tinh bột hòa tan trong 10 ml nước và bổ sung 100 ml nước đun sôi. Đun sôi trong 2 min đến 3 min và để nguội.
F.3.2.6 Dietyl ete, = 0,72 g/ml loại dùng cho kỹ thuật.
F.3.2.7 Dây platin, có chiều dài xấp xỉ 750 mm và đường kính 0,6 mm được tạo hình thành một đường xoắn ốc phẳng có hai vòng với đường kính xấp xỉ 125 mm (xem Hình 4).
F.3.2.8 Lá kim loại nhôm, có độ sạch 99,99 % (phần trăm theo khối lượng), không chứa thiếc, có chiều dày 0,25 mm.
F.3.2.9 Cacbon đioxit, không chứa oxy
F.3.2.10 Sơn xenlulo, sơn thích hợp khô trong không khí
F.3.2.11 Axeton, loại thuốc thử phân tích (AR)
F.3.3 Thiết bị
Một bộ phận thích hợp để thực hiện sự hoàn nguyên thiếc gồm có một bình hình côn cổ rộng 500 ml được đánh dấu ở thể tích 200 ml. Bình được lắp với một nút cao su chứa một ống cong dẫn khí vào, một bộ ngưng tụ nhỏ kiểu Liebig và một ống có vòng bít cao su cho đường vào buret ở giai đoạn chuẩn độ (xem Hình F.3).
CHÚ DẪN:
1 Lối ra của khí. | 6 Dung dịch thử. |
2 Nước đi ra. | 7 Vòng bít cao su và ống cho đường vào buret. |
3 Đường vào của CO2. | 8 Nước đi vào. |
4 Nút cao su. | 9 Bộ ngưng tụ nhỏ kiểu Liebig. |
5 Bình cổ rộng 500 ml. |
|
Hình F.3 - Thiết bị để hoàn nguyên thiếc
F.3.4 Quy trình
F.3.4.1 Thép tấm mạ thiếc điện phân - Mạ hai mặt đều nhau.
F.3.4.1.1 Khối lượng lớp mạ thiếc bằng hoặc lớn hơn 2,5 g/m2.
Tẩy dầu mỡ bằng etê đietyl (F.3.2.6) các mẫu thử (ở dạng đĩa) được lấy từ các lá thép như đã mô tả trong 14.1.1. Đặt đường xoắn ốc bằng dây platin (F3.2.7) ở giữa một đĩa không sâu (xem Hình F.4). Đặt sáu đĩa trong số các đĩa theo một đường tròn trên dây platin và đổ một cách cẩn thận 150 ml axit clohydric (F.3.2.1) vào đĩa.
Ngay khi lớp mạ thiếc được hòa tan hoàn toàn khỏi cả hai mặt, để cho các bề mặt của thép phơi sáng (xem chú thích 1), chuyển axit có định lượng vào một bình đo thể tích 1000 ml có một vạch dấu. Rửa sạch hai lần với 25 ml nước trong khi chuyển các đồ rửa vào bình. Lặp lại toàn bộ quy trình với sáu đĩa còn lại khi phối hợp axit và các đồ rửa trong cùng một bình đo thể tích, và cuối cùng pha loãng tới vạch dấu bằng nước.
Chuyển một phần phân ước 100 ml của dung dịch vào bình côn cổ rộng 500 ml (F.3.3), đổ vào 75 ml axit clohydric (F.3.2.1) và 10 ml dung dịch clorua sắt (III) (F.3.2.2) và pha loãng tới vạch dấu 200 ml bằng nước. Bổ sung thêm 2 g lá kim loại nhôm (F.3.2.8). Lắp nút cao su cùng với một bộ ngưng tụ nhỏ kiểu Liebig, một ống dẫn cacbon đioxit vào và một ống cho đường vào buret có vòng bít cao su (xem Hình F.3). Đấu nối thiết bị với các điểm cung cấp thích hợp và chuyển khí cacbon đioxit đi qua (F3.2.9) trong 5 min để chiếm chỗ không khí trong phạm vi bình chứa. Đốt nóng một cách cẩn thận tới khi làm sôi tinh bột và tránh làm cho hydro tỏa ra mạnh. Tiếp tục đun sôi trong 5 min tới 10 min sau khi hòa tan kim loại nhôm. Làm nguội nhanh tới nhiệt độ thấp hơn 20 °C trong khi duy trì đầy đủ lượng cung cấp cacbon đioxit.
Tháo vòng bít ống đường vào buret, bổ sung thêm 5 ml dung dịch tinh bột (F.3.2.5) và chuẩn độ với dung dịch kali iođat tiêu chuẩn (F.3.2.4) để có màu xanh bền lâu.
CHÚ THÍCH 1: Thời gian yêu cầu để hòa tan hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng lớp mạ. Thời gian này không thể thay đổi trong khoảng dừng 3 min đối với một lớp mạ 2,8/2,8 tới khoảng chừng 10 min đối với một lớp mạ 11,2/11,2.
CHÚ THÍCH 2: Cần chú ý cẩn thận khi bổ sung thêm lá nhôm để tránh có phản ứng dữ dội. Nên cắt lá nhôm thành các phần nhỏ trước khi đưa vào bình.
CHÚ DẪN:
1 Đĩa không sâu.
2 Mẫu thử thép tấm mạ thiếc.
3 Dây platin.
Hình F.4 - Bố trí các mẫu thử để hòa tan thiếc
F.3.4.1.2 Khối lượng lớp mạ nhỏ hơn 2,5 g/m2
Tẩy dầu mỡ bằng dietyl ete (F.3.2.6) các mẫu thử (ở dạng đĩa) được lấy từ các lá thép như đã mô tả trong 14.1.1. Đặt đường xoắn ốc bằng dây platin (F3.2.7) ở giữa một đĩa không sâu (xem Hình F.4). Đặt sáu đĩa trong số các dĩa theo một đường tròn trên dây platin và đổ một cách cẩn thận 150 ml axit clohydric (F.3.2.1) vào đĩa.
Ngay khi lớp mạ thiếc được hòa tan hoàn toàn khỏi cả hai mặt, để cho các bề mặt của thép phơi sáng (xem F3.4.1.1, chú thích 1), chuyển toàn bộ axit vào một bình đo thể tích 1000 ml có một vạch dấu. Rửa sạch hai lần với 25 ml nước trong khi chuyển các đồ rửa vào bình. Lặp lại quy trình này với sáu đĩa còn lại khi đổ axit và đồ rửa vào cùng một bình, và cuối cùng pha loãng bằng nước tới vạch dấu.
Chuyển 200 ml dung dịch vào bình cổ rộng 500 ml (F.3.3), đổ vào 30 ml axit clohyđric (F.3.2.1) và 10 ml dung dịch clorua sắt (III) (F.3.2.2). Tiếp tục với sự hoàn nguyên và chuẩn độ như đã nêu trong F.3.4.1.1, nhưng sử dụng dung dịch kali iođat tiêu chuẩn (F.3.2.4) làm dung dịch chuẩn độ.
F.3.4.2 Thép tấm mạ thiếc điện phân - mạ hai mặt không đều
Tẩy dầu mỡ bằng dietyl ete (F.3.2.6) các mẫu thử (ở dạng đĩa) lấy từ các lá thép như đã mô tả trong 14.1.1 và phủ sơn xenlulô (F.3.2.10) cho các bề mặt có lớp mạ thiếc dày hơn. Để khô trong 15 min, phủ một lớp sơn thứ hai và để khô trong 1 h. Đặt đường xoắn ốc bằng dây platin (F3.2.7) ở giữa một đĩa không sâu (xem Hình F.4). Đặt sáu đĩa trong số các dĩa theo một đường tròn có các mặt không được phù sơn tiếp xúc với dây platin. Đổ một cách cẩn thận 150 ml axit clohydric (F.3.2.1) vào đĩa.
Ngay khi lớp mạ thiếc được hòa tan hoàn toàn khỏi các mặt không được phủ sơn, để cho các bề mặt của thép phơi sáng (F.3.4.1.1 chú thích), chuyển axit có định lượng vào một bình đo thể tích 1000 ml có một vạch dấu. Rửa sạch hai lần bằng 25 ml nước trong khi chuyển các đồ rửa vào bình. Lặp lại toàn bộ quy trình với sáu đĩa còn lại khi phối hợp axit và đồ rửa trong cùng một bình đo thể tích, và cuối cùng pha loãng bằng nước tới vạch dấu. Làm khô các đĩa và giữ chúng cho xác định lớp phủ trên các mặt được phủ sơn.
Chuyển 100 ml phần phân ước của dung dịch vào bình côn cổ rộng 500 ml (F.3.3), và 75 ml axit clohydric (F.3.2.1) và 10 ml dung dịch clorua sắt (III) (F.3.2.2) và pha loãng bằng nước tới vạch dấu. Tiếp tục với sự hoàn nguyên và chuẩn độ như trong F.3.4.1.1 nhưng sử dụng dung dịch kali iođat tiêu chuẩn (F.3.2.4) làm dung dịch chuẩn độ.
Tẩy sơn ra khỏi các mẫu thử đã sử dụng ở trên bằng cách rửa bằng vải sợi bông được ngâm trong axeton (F3.2.1.1). Đặt sáu đĩa trong số các đĩa có bề mặt chưa được tẩy lớp phủ lên trên theo một đường tròn trên dây platin và tiếp tục thử nghiệm như trên.
F.3.5 Biểu thị các kết quả
Tính toán khối lượng trung bình của lớp mạ, m, tính bằng gam trên mét vuông theo công thức F.2.
trong đó
V Là thể tích, tính theo milimet, của dung dịch kali iođat;
c Là nồng độ, tính bằng mol trên lít của dung dịch kali iođat;
A Là tổng diện tích của mẫu thử, tính bằng milimet vuông.
Các giá trị Rockwell HR15Tm và các giá trị HR30Tm tương đương
Bảng G.1 - Các giá trị Rockwell HR15Tm và các giá trị HR30Tm tương đương
Giá trí HR15Tm | Giá trị HR30Tm tương đương | Giá trị HR15Tm | Giá trị HR30Tm tương đương |
93,0 | 82,0 | 83,0 | 62,5 |
92,5 | 81,5 | 82,5 | 61,5 |
92,0 | 80,5 | 82,0 | 60,5 |
91,5 | 79,0 | 81,5 | 59,5 |
91,0 | 78,0 | 81,0 | 58,5 |
90,5 | 77,5 | 80,5 | 57,0 |
90,0 | 76,0 | 80,0 | 56,0 |
89,5 | 75,5 | 79,5 | 55,0 |
89,0 | 74,5 | 79,0 | 54,0 |
88,5 | 74,0 | 78,5 | 53,0 |
88,0 | 73,0 | 78,0 | 51,5 |
87,5 | 72,0 | 77,5 | 51,0 |
87,0 | 71,0 | 77,0 | 49,5 |
86,5 | 70,0 | 76,5 | 49,0 |
86,0 | 69,0 | 76,0 | 47,5 |
85,5 | 68,0 | 75,5 | 47,0 |
85,0 | 67,0 | 75,0 | 45,5 |
84,5 | 66,0 | 74,5 | 44,5 |
84,0 | 65,0 | 74,0 | 43,5 |
83,5 | 63,5 | 73,5 | 42,5 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 8994, Sản phẩm thép cán nguội mạ thiếc - Thép tấm đen.
[2] ISO/TR 9769, Steel and iron - Review of available methods of analysis.
[3] JIS G 3303:2017, Tinplate and blackplate.
1) Có thể áp dụng các chiều rộng cán danh nghĩa 500 mm theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8991:2021 về Sản phẩm thép cán nguội mạ thiếc – Thép tấm mạ thiếc bằng điện phân đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8991:2021 về Sản phẩm thép cán nguội mạ thiếc – Thép tấm mạ thiếc bằng điện phân
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN8991:2021 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2021-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |