\r\n HỘI ĐỒNG NHÂN\r\n DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 114/NQ-HĐND \r\n | \r\n \r\n Điện Biên, ngày\r\n 10 tháng 7 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
\r\nKHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa\r\nphương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp\r\nnhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP\r\nngày 11 tháng 3 năm 2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh\r\nnghiệp nhỏ và vừa;
\r\n\r\nCăn cứ công văn số 4502/BKHĐT-PTDN\r\nngày 01 tháng 7 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc cho ý kiến đối với dự\r\nthảo đề án hỗ trợ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Điện Biên\r\ngiai đoạn 2019-2023;
\r\n\r\nXét tờ trình số 1986/TTr-UBND ngày\r\n04 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Thông qua Đề án Hỗ trợ\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2023; Báo\r\ncáo thẩm tra số 58/BC-KTNS ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân\r\nsách, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại\r\nkỳ họp,
\r\n\r\nQUYẾT NGHỊ:
\r\n\r\nĐiều 1. Thông qua Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\ntrên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2023 (có Đề án chi tiết kèm\r\ntheo).
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Giao\r\nUBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Giao Thường\r\ntrực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng\r\nnhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển\r\nkhai thực hiện Nghị quyết.
\r\n\r\nĐiều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày\r\nHội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
\r\n\r\nNghị quyết này đã được HĐND tỉnh\r\nĐiện Biên khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2019./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
ĐỀ ÁN\r\n
\r\n\r\nHỖ\r\nTRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2019-2023\r\n
\r\n(Kèm theo Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của\r\nHĐND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP\r\nLÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
\r\n\r\n1. Sự cần thiết xây dựng Đề\r\nán
\r\n\r\nTrong những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh\r\nđã nỗ lực chung tay cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường\r\nkinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp,\r\ntạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp phát triển tăng cả về số lượng và\r\nchất lượng, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa.
\r\n\r\nVới quan điểm phát triển, hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ\r\nvà vừa (sau đây gọi tắt là DNNVV) là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt\r\ntrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Điện Biên luôn\r\ntạo môi trường thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi lĩnh vực kinh tế phát triển lành mạnh\r\nvà cạnh tranh bình đẳng; Chú trọng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển\r\nDNNVV, nhất là đào tạo nâng cao năng lực quản lý, cung cấp các thông tin về hội\r\nnhập kinh tế quốc tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền công\r\nnghệ, đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà tỉnh có lợi\r\nthế và các dự án thu hút nhiều lao động để DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh,\r\nthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
\r\n\r\nNgày 12/6/2017, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\nđược Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 chính thức đặt nền\r\nmóng cơ sở pháp lý quan trọng trong việc hình thành các chính sách, cơ chế hỗ\r\ntrợ phát triển DNNVV của Việt Nam.
\r\n\r\nĐể triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ\r\nquy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc ban\r\nhành các cơ chế, chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát\r\ntriển, hỗ trợ DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng\r\ntăng trưởng cao; tăng cường các hoạt động hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ\r\nvà vừa từ phía các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện thắng\r\nlợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện\r\nBiên lần thứ XIII và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 19/10/2017 của Ban Thường vụ\r\nTỉnh ủy Điện Biên về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW,\r\nngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về phát triển kinh tế\r\ntư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng\r\nxã hội chủ nghĩa; Chương trình hành động số 1805/CTr- UBND, ngày 23/6/2016 của\r\nUBND tỉnh Điện Biên thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày\r\n16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Phấn\r\nđấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 1.670 doanh nghiệp; đến năm\r\n2025 có 2.200 doanh nghiệp; đến năm 2030, có gần 3.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt\r\nđộng thì việc xây dựng Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2019-2023\r\nlà thực sự cần thiết.
\r\n\r\n2. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề\r\nán
\r\n\r\n- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 hội nghị lần\r\nthứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân\r\nthành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ\r\nnghĩa.
\r\n\r\n- Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\n- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12\r\ntháng 6 năm 2017;
\r\n\r\n- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của\r\nChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV;
\r\n\r\n- Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 Quy định\r\nchi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
\r\n\r\n- Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/05/2019 của\r\nChính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV;
\r\n\r\n- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa;
\r\n\r\n- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính\r\nphủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
\r\n\r\n- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính\r\nphủ, về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh,\r\nnâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
\r\n\r\n- Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/03/2019 của\r\nBộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp\r\nnhỏ và vừa.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Sơ lược về tình\r\nhình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
\r\n\r\nĐến thời điểm hiện nay, tỉnh Điện Biên\r\ncó 1.268 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 21.393 tỷ đồng; 18.173 hộ kinh doanh\r\nvới tổng vốn đăng ký 2.421 tỷ đồng; 195 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký\r\nhoạt động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều, chủ yếu tập\r\ntrung trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (số doanh nghiệp tập trung ở thành\r\nphố Điện Biên Phủ là 842 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 66,4%; Số doanh nghiệp đăng ký trụ sở tại các huyện, thị xã còn lại trong tỉnh\r\nlà 426 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 33,6%). Số lượng lao động\r\nlàm việc trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018 là 44.000\r\nlao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
\r\n\r\nXếp theo tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\n(quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày\r\n11/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh\r\nnghiệp nhỏ và vừa) thì hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đều\r\nthuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ). Tỉnh Điện Biên hiện có 1.235 doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\n(chiếm 97,32% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh).
\r\n\r\nHầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế\r\nđều có DNNVV tham gia. Tuy nhiên, do đặc thù của tỉnh, nên\r\ncác DNNVV chủ yếu vẫn tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng.\r\nSố doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp và xây dựng\r\nchiếm 44%; Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại chiếm 31,36%; Số\r\ndoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,64%; Số doanh nghiệp hoạt\r\nđộng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2%.
\r\n\r\nPhần lớn các DNNVV trong quá trình hoạt\r\nđộng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động, việc làm,\r\ncác chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thực hiện các quy định về báo\r\ncáo tình hình sử dụng lao động, việc tăng giảm lao động, các chính sách đối với\r\nngười lao động. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra đình công, tranh chấp\r\nlao động. Đa số các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về chế\r\nđộ tiền lương, tiền thưởng.
\r\n\r\nCác DNNVV tỉnh Điện Biên đã cố gắng\r\nphát huy tính năng động trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh doanh đa\r\nngành, đa nghề, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Hoạt động\r\ncủa DNNVV trên địa bàn tỉnh đã góp phần phát triển sức sản xuất, huy động và\r\nphát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng thu ngân sách\r\nnhà nước trên địa bàn và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như:\r\nTạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo; hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.
\r\n\r\nTuy nhiên, trong quá trình hoạt động,\r\ncác DNNVV còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Đa số doanh nghiệp quy mô nhỏ,\r\nnhiều doanh nghiệp yếu về năng lực tài chính, thiếu lao động kỹ thuật và thợ bậc\r\ncao, năng lực quản lý điều hành còn hạn chế dẫn đến sức cạnh tranh yếu, bị động\r\ntrước sự biến động của thị trường; Một số doanh nghiệp khi đăng ký và thực hiện\r\ndự án đầu tư chưa căn cứ vào khả năng huy động tài chính của đơn vị mình dẫn đến\r\nkhông đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án; công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt,\r\nđầu tư dàn trải dẫn đến nhiều dự án chậm hoàn thành hoặc phải ngừng đầu tư gây\r\nlãng phí về tài nguyên và thiệt hại cho doanh nghiệp. Mức độ am hiểu pháp luật\r\nvà quy định của Nhà nước của một số doanh nghiệp còn hạn chế; Một số doanh nghiệp\r\nvi phạm quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.
\r\n\r\n3.2. Về tình hình hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ\r\nvà vừa trên địa bàn tỉnh
\r\n\r\nTỉnh Điện Biên luôn quan tâm, tạo môi trường thuận\r\nlợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển lành mạnh và cạnh tranh\r\nbình đẳng. Chú trọng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, nhất\r\nlà đào tạo nâng cao năng lực quản lý, cung cấp các thông tin về hội nhập kinh tế\r\nquốc tế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đầu tư\r\nvào các lĩnh vực sản xuất, vào những ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế,\r\ncác dự án thu hút nhiều lao động để DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện\r\ncác mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số\r\n1281/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-\r\n2015. Giai đoạn 2016-2019, căn cứ nhu cầu của các DNNVV, tỉnh Điện Biên đã ban\r\nhành Kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho\r\nDNNVV tỉnh Điện Biên theo từng năm, cụ thể:
\r\n\r\n- Văn bản số 1983/UBND-CN ngày 31/7/2013 về Kế hoạch\r\nvà dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm\r\n2014;
\r\n\r\n- Kế hoạch số 3558/KH-UBND ngày 23/9/2014 trợ giúp\r\nđào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV tỉnh Điện Biên năm 2015;
\r\n\r\n- Kế hoạch số 3227/KH-UBND ngày 09/9/2015 Kế hoạch\r\nvà dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV tỉnh Điện\r\nBiên năm 2016;
\r\n\r\n- Văn bản số 2461/UBND-KT ngày 18/8/2016 về dự toán\r\nkinh phí ngân sách và kế hoạch triển khai thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân\r\nlực cho DNNVV năm 2017;
\r\n\r\n- Kế hoạch số 2116/KH-UBND ngày 28/07/2017 Kế hoạch\r\nvà dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV tỉnh Điện\r\nBiên năm 2018;
\r\n\r\n- Văn bản số 2090/UBND - KT, ngày 02/08/2018 V/v\r\nđăng ký nhu cầu trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2019.
\r\n\r\nĐể hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa\r\nbàn tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày\r\n06/02/2013 phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn\r\n2013-2014; Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 24/08/2017 ban hành chương trình phổ\r\nbiến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021.
\r\n\r\nNhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực\r\ncho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã phối hợp\r\nvới Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và kế toán\r\nFAC, Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc thực hiện trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn\r\nnhân lực cho các DNNVV, thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo khởi sự và quản\r\ntrị doanh nghiệp, tài chính, thuế, thanh tra, kiểm tra, quản trị nhân sự,\r\nmaketing... cho gần 800 lượt học viên. Nguồn kinh phí do Hội Kế toán và Kiểm\r\ntoán Việt Nam, Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và kế toán FAC và Trung tâm hỗ trợ\r\nDNNVV phía Bắc chi trả.
\r\n\r\nĐể tạo điều kiện cho các DNNVV được tiếp cận các\r\nnguồn thông tin liên quan, UBND tỉnh và các sở ngành đã kiện toàn, nâng cấp\r\ntrang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin cho các\r\ndoanh nghiệp về các thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu\r\ntư, đăng ký thuế, đất đai, du lịch…, cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế\r\n- xã hội của địa phương, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, về thị trường trong\r\nvà ngoài nước, về các hoạt động thương mại, quảng bá du lịch, dự báo trung và\r\ndài hạn về xu hướng phát triển của các ngành, các sản phẩm ở trong nước và nước\r\nngoài, các chương trình dự án quốc gia, các dự án phát triển khác có nguồn vốn\r\ntừ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời nối với mạng\r\nthông tin quốc gia để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.\r\nTừ tháng 10/2016, UBND tỉnh đã xây dựng Hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh của\r\ndoanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên, đã thành lập và công bố,\r\ncông khai đường dây nóng tại tất cả các sở ngành và Văn phòng UBND tỉnh, UBND\r\ncác huyện thị xã, thành phố; thành lập chuyên mục hỏi, đáp trực tuyến trên Cổng\r\nthông tin điện tử của tỉnh, để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc,\r\nkiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư về những khó khăn, vướng mắc trong quá\r\ntrình sản xuất, kinh doanh.
\r\n\r\nSong song với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành\r\nchính, niêm yết công khai trình tự thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, vay vốn,\r\nthuế, đất đai, du lịch…, thì việc rà soát thủ tục hành chính liên quan đến\r\ndoanh nghiệp, nhà đầu tư cũng được quan tâm, kịp thời đề nghị sửa đổi, gỡ bỏ\r\ncác rào cản.
\r\n\r\nHàng năm tỉnh đã tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại\r\ncác doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Tại buổi gặp mặt, các chia sẻ, ý kiến,\r\nkiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã được lãnh đạo UBND tỉnh và các sở,\r\nngành liên quan giải trình, làm rõ. Vướng mắc chủ yếu về các vấn đề: Chế độ,\r\nchính sách cho người lao động; thu hút, quản lý đầu tư; đền bù, giải phóng mặt\r\nbằng; đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng; tiếp cận nguồn nguyên liệu phục vụ\r\nsản xuất... UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu tình hình\r\nthực tế, cụ thể hóa các quy định cho phù hợp với đặc thù của địa phương, tạo điều\r\nkiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư trên địa bàn. Tỉnh đã ghi nhận những đóng\r\ngóp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội\r\ntỉnh Điện Biên; đồng thời cũng thẳng thắn nhắc nhở một số doanh nghiệp hoạt động\r\nchưa tốt và cũng đề nghị doanh nghiệp cần có sự chia sẻ với khó khăn của địa\r\nphương, chung tay cùng tỉnh giải quyết dần các khó khăn, vướng mắc; nhất là\r\ntrong việc phối hợp với các ngành, tuân thủ các quy định, thủ tục đầu tư; bản\r\nthân các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý, chất\r\nlượng phục vụ.
\r\n\r\nTriển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của\r\nChính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ngày 23/6/2016, Ủy\r\nban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị\r\nquyết số 35/2016/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Chương trình số 1805/CTr-\r\nUBND) với mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ Thủ tướng giao cho UBND tỉnh trong\r\nNghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016.
\r\n\r\nVới quyết tâm xây dựng chính quyền\r\nkiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh\r\ndoanh; tạo thuận lợi, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp,\r\nngày 22/9/2016, UBND tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công\r\nnghiệp Việt Nam thống nhất, ký bản Cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận\r\nlợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020. Ngay sau khi ký\r\nCam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh đã ban hành văn\r\nbản số 3379/UBND-KT ngày 23/10/2016 về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực\r\nhiện các nội dung cam kết của UBND tỉnh Điện Biên với VCCI về tạo môi trường\r\nkinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
\r\n\r\nNghiêm túc triển khai thực hiện Nghị\r\nquyết số 19/NQ-CP năm 2014, Nghị quyết số 19/NQ-CP năm 2015, Nghị quyết số\r\n19/2016/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của\r\nChính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,\r\nnâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về\r\ntiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh\r\ndoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm\r\n2021. Đồng thời, để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp theo đặc điểm\r\ncủa địa phương nhằm từng bước cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao\r\nnăng lực cạnh tranh trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Chương trình,\r\nKế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ. Theo đó, UBND\r\ntỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện\r\nnghiêm túc các nội dung liên quan; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư\r\nkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là nội dung về cải\r\ncách thủ tục hành chính, nâng cao các chỉ số PCI thấp điểm. Ở từng lĩnh vực cụ\r\nthể, Chương trình, Kế hoạch đã phân công các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh phụ\r\ntrách, như về giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp các nhà đầu tư nhằm\r\ntháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình, dự án; chỉ đạo\r\nrà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu\r\ntư phù hợp với quy định hiện hành và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá\r\nnhân thực hiện đầu tư kinh doanh trên địa bàn.
\r\n\r\nTỉnh đã chú trọng thực hiện đồng\r\nbộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu như: Tăng cường\r\ncác hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực,\r\nbảo đảm hiệu quả. Có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán\r\nhàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn;\r\nkhuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước; đẩy\r\nmạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy\r\nnhanh tiến độ triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại.
\r\n\r\nNhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển\r\nthương hiệu, giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về sản xuất kinh doanh gắn liền\r\nvới bảo hộ tài sản trí tuệ. Tỉnh đã triển khai dự án ‘Tuyên truyền, phổ biến kiến\r\nthức về sở hữu trí tuệ’ trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều lượt DNNVV được tư vấn,\r\nhỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghệ. Nhằm bảo vệ quyền và lợi\r\ních hợp pháp cho các doanh nghiệp trồng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thế\r\nmạnh của tỉnh như gạo, cà phê, tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý\r\ncho sản phẩm gạo Điện Biên, triển khai dự án "Xây dựng, quản lý và phát\r\ntriển nhãn hiệu cà phê Mường Ảng". Đã hỗ trợ kinh phí chuyển giao cho\r\ndoanh nghiệp thông qua dự án khoa học công nghệ.
\r\n\r\nNhằm tạo lập môi trường thuận lợi\r\nđể thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng\r\ntăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh\r\nmới. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2407/KH-UBND ngày 15/08/2016 về Hỗ trợ\r\nkhởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
\r\n\r\nTạo điều kiện thuận lợi để các\r\ndoanh nghiệp tiếp cận được các chính sách về thuế mới, kịp thời tháo gỡ khó\r\nkhăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Để hỗ trợ doanh nghiệp\r\ntrong việc kê khai thuế, cơ quan Thuế đã nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng công\r\nnghệ thông tin của ngành Thuế để đáp ứng việc triển khai thực hiện hóa đơn điện\r\ntử cho các doanh nghiệp đăng ký sử dụng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, trên địa\r\nbàn toàn tỉnh có 100% doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet;\r\n100% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong\r\nlĩnh vực thuế, cơ quan thuế đã thực hiện công khai, minh bạch quy trình và toàn\r\nbộ thủ tục hành chính lĩnh vực thuế trên website Cục Thuế và tại trụ sở cơ quan\r\nthuế các cấp, đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra theo quy định và 100%\r\nhồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của\r\npháp luật. Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách miễn giảm\r\nthuế đối với doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài\r\nchính, cơ quan Thuế đã thực hiện tốt việc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp.
\r\n\r\nNhìn chung, việc triển khai các\r\nchính sách hỗ trợ cho các DNNVV đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các chính sách\r\nvà chương trình trợ giúp DNNVV đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Nhận thức\r\nvà sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương đối với công tác trợ giúp\r\nphát triển DNNVV đang dần được nâng lên. Đó là những tín hiệu đáng khích lệ đối\r\nvới cộng đồng DNNVV, giúp họ có thêm niềm tin và sức chiến đấu để vượt qua khó\r\nkhăn và phát triển bền vững.
\r\n\r\n3.3. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện hỗ trợ phát triển DNNVV
\r\n\r\na) Thuận lợi
\r\n\r\n- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà\r\nnước và sự chỉ đạo sát sao, có hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban\r\nnhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan trong quá trình triển khai hỗ trợ\r\nDNNVV.
\r\n\r\n- Các doanh nghiệp hoạt động trên\r\nđịa bàn tỉnh Điện Biên đã cố gắng phát huy tính năng động trong sản xuất kinh\r\ndoanh, hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, phát triển kinh doanh\r\nđa ngành, đa nghề, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần\r\nthực hiện các chính sách xã hội đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa,\r\nvùng đặc biệt khó khăn và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát\r\ntriển kinh tế - xã hội của địa phương.
\r\n\r\n- Hoạt động thu hút đầu tư trên địa\r\nbàn được tăng cường, các tiềm năng sản xuất, kinh doanh tiếp tục được quảng bá,\r\ngiới thiệu và được các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và xúc tiến cơ hội đầu tư;\r\nTỉnh đã chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai\r\ncác dự án đã được cấp phép, từng bước cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao\r\nnăng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
\r\n\r\nb) Khó khăn
\r\n\r\n- Trong bối cảnh Chính phủ thực\r\nhiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn đầu tư, sức mua của thị\r\ntrường sụt giảm; do yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách, số công trình\r\nkhởi công mới trên địa bàn ít, thủ tục đầu tư, giải ngân chặt chẽ, nợ phải trả\r\nlớn, những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tốc độ thành lập phát triển các doanh\r\nnghiệp; ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh\r\ndoanh của các doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Một số chính sách hỗ trợ triển\r\nkhai đến doanh nghiệp hiệu quả còn chưa cao, chưa thật sự đủ mạnh nên chưa tạo\r\nra động lực thúc đẩy cho phát triển doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Phối hợp giữa các cấp, ngành\r\ntrong công tác nắm tình hình, theo dõi, quản lý hoạt động và phối hợp kiểm tra,\r\ngiải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động còn hạn\r\nchế, có yếu tố bất cập.
\r\n\r\n- Một số thủ tục hành chính liên\r\nquan đến đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải\r\nthiện nhiều xong việc tiếp cận đối với doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.
\r\n\r\n- Nhu cầu về đất đai, mặt bằng sản\r\nxuất còn là khó khăn, nhiều doanh nghiệp chưa có đất để xây dựng trụ sở, nhà xưởng;\r\nnhiều doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để phục vụ cho việc kiến thiết xây dựng\r\nvà mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất;\r\nviệc đo đạc lập hồ sơ quy chủ đất thực hiện chậm cũng làm ảnh hưởng đến quá\r\ntrình thực hiện các dự án.
\r\n\r\n- Tình hình ngân sách địa phương\r\nhạn hẹp nên việc sử dụng ngân sách địa phương kết hợp với nguồn lực của doanh\r\nnghiệp để tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá, nâng cao uy tín của doanh\r\nnghiệp và một số mặt hàng hiện đang là thế mạnh của tỉnh Điện Biên như gạo Điện\r\nBiên, chè Shan tuyết Tủa Chùa, cà phê Arabica Mường Ảng; việc chắp mối và giới\r\nthiệu sản phẩm, giúp đỡ các doanh nghiệp địa phương tiếp cận với thị trường\r\ntrong và ngoài nước, định hướng cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường\r\nnước ngoài còn nhiều hạn chế.
\r\n\r\n- Đa số các doanh nghiệp chưa thu\r\nhút được lao động có trình độ, chuyên môn vững vào làm việc tại các doanh nghiệp\r\ndo chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn còn hạn chế.
\r\n\r\n- Việc tiếp cận các nguồn vốn,\r\nvay vốn phát triển sản xuất của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
\r\n\r\n- DNNVV của tỉnh tuy có tăng về số\r\nlượng nhưng tổng số doanh nghiệp hoạt động có doanh thu trên địa bàn còn thấp,\r\ntốc độ phát triển còn chậm, đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.\r\nQuy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn tự đầu tư còn thấp,\r\nkhả năng huy động các nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế, khả năng liên doanh,\r\nliên kết còn thấp; chưa mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu; chưa có định hướng sản\r\nxuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.Các\r\nDNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phụ thuộc vào ngân sách\r\nNhà nước nên chịu chi phối của nhiều cơ chế chính sách.
\r\n\r\n- Các doanh nghiệp phân bố không\r\nđều, tập trung chủ yếu ở thành phố và thị xã, thị trấn. Cơ cấu ngành nghề còn\r\nthiên về đầu tư vào các ngành thương mại dịch vụ, xây dựng mang lại lợi nhuận\r\ncao mà chưa chú trọng đầu tư chiều sâu, đầu tư dài hạn vào lĩnh vực sản xuất,\r\nchế biến nhất là sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp.
\r\n\r\n- Phần lớn DNNVV tỉnh Điện Biên\r\nchưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong\r\nhoạt động sản xuất kinh doanh và do có quy mô nhỏ nên việc đầu tư công nghệ, đổi\r\nmới trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại là rất khó khăn.
\r\n\r\n- Trong quá trình hoạt động, một\r\nsố DNNVV còn vi phạm chính sách, chế độ của nhà nước như về đăng ký doanh nghiệp,\r\nkê khai và nộp thuế, về thực hiện chế độ kế toán thống kê, về thực hiện các chế\r\nđộ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Ý thức của một số doanh nghiệp\r\nchưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng công tác học tập, bồi dưỡng và nâng\r\ncao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng như người lao động trong doanh\r\nnghiệp.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu tổng quát
\r\n\r\n- Triển khai đồng bộ, hiệu quả\r\ncác chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại Nghị quyết 10-NQ/TW, Luật Hỗ trợ\r\nDNNVV, các Nghị định của Chính phủ và văn bản liên quan nhằm đẩy nhanh tốc độ\r\nphát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn tỉnh; tạo môi\r\ntrường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNNVV đóng góp\r\nngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; góp phần nâng cao năng\r\nlực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Điện\r\nBiên.
\r\n\r\n- Tạo môi trường về pháp luật và\r\ncác cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực\r\nkinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực\r\ntrong tỉnh kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.
\r\n\r\n- Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi\r\ncho việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc,\r\nnâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần\r\ntạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát\r\ntriển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát\r\ntriển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng huyện, thị xã, thành phố\r\nthuộc tỉnh, khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn; chú trọng phát triển\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa; ưu tiên phát triển và hỗ trợ\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, người tàn tật làm\r\nchủ doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; chú trọng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi\r\nnghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
\r\n\r\n- Hỗ trợ và thúc đẩy ngày càng\r\nnhiều các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ trên địa bàn tỉnh phát triển thành doanh\r\nnghiệp vừa, doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp lớn, đồng thời thu hút các tập\r\nđoàn kinh tế, tổng công ty thành lập các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại\r\ndiện tại tỉnh.
\r\n\r\n- Hoạt động trợ giúp của Nhà nước\r\nchuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho\r\ncác doanh nghiệp nhỏ và vừa.
\r\n\r\n- Tăng cường nâng cao nhận thức của\r\ncác cấp chính quyền trong tỉnh về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\ntrong phát triển kinh tế - xã hội.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể
\r\n\r\n- Đến hết năm 2020 tỉnh Điện Biên\r\ncó 1.670 doanh nghiệp, trong đó có 1.646 DNNVV; Đến hết năm 2023 tỉnh Điện Biên\r\ncó 2.000 doanh nghiệp, trong đó có 1.900 DNNVV;
\r\n\r\n- Thành lập mới 750 doanh nghiệp,\r\nbình quân mỗi năm có 150 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 700 DNNVV\r\nthành lập mới;
\r\n\r\n- Tổng số vốn đăng ký của các\r\ndoanh nghiệp thành lập mới là 5.625 tỷ đồng, bình quân gần 8 tỷ đồng/ 1 doanh\r\nnghiệp;
\r\n\r\n- Đóng góp ngân sách nhà nước của\r\nDNNVV phấn đấu tăng trưởng bình quân trên 5%/năm;
\r\n\r\n- Tạo thêm khoảng 10.000 chỗ làm\r\nmới từ các DNNVV;
\r\n\r\n- Đến 2020, thu nhập bình quân của\r\nngười lao động trong DNNVV trên địa bàn tỉnh đạt 5 triệu đồng/người/tháng; năm\r\n2023 đạt 5,3 triệu đồng/người/tháng;
\r\n\r\n- Số lượng DNNVV được hưởng lợi từ\r\ncác chính sách, chương trình trợ giúp tài chính của Chính phủ (thông qua Quỹ\r\nphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm,\r\ngiãn thời gian nộp thuế, v.v…): 300 lượt doanh nghiệp;
\r\n\r\n- Số lượng DNNVV được hưởng lợi từ\r\ncác chính sách, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực: 600 lượt người;
\r\n\r\n- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\nchuyển đổi từ hộ kinh doanh: 150 doanh nghiệp;
\r\n\r\n- Số lượng DNNVV được hỗ trợ khởi\r\nnghiệp sáng tạo, hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: 85 lượt\r\ndoanh nghiệp;
\r\n\r\n- Phấn đấu đến năm 2020, 100%\r\nDNNVV tỉnh Điện Biên được tiếp cận dễ dàng, được hỗ trợ thông tin, tư vấn và\r\npháp lý qua Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Công thông\r\ntin Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
\r\n\r\nIII. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM\r\nVI VÀ NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
\r\n\r\n1. Đối tượng thực\r\nhiện đề án
\r\n\r\n- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập\r\nvà hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí\r\nxác định DNNVV theo quy định của pháp luật hiện hành.
\r\n\r\n- Cơ quan, tổ chức và cá nhân\r\nliên quan đến hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n2. Phạm vi hỗ trợ
\r\n\r\nDoanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập\r\nvà hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
\r\n\r\n3. Nguyên tắc hỗ trợ
\r\n\r\n- Hỗ trợ DNNVV có trọng\r\ntâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực của\r\nđịa phương.
\r\n\r\n- Bảo đảm\r\ncông khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức\r\nhỗ trợ và kết quả thực hiện.
\r\n\r\n- DNNVV được nhận hỗ trợ\r\nkhi đã thực hiện đầy đủ theo quy định tại Đề án này và các quy định khác\r\ncủa pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n- Trường\r\nhợp nhiều DNNVV cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo Đề án\r\nnày thì ưu tiên lựa chọn DNNVV do phụ nữ làm chủ,\r\nDNNVV sử dụng nhiều lao động nữ hơn, DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi\r\ngiá trị.
\r\n\r\n- Trường hợp DNNVV đồng thời\r\nđáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ\r\ntheo Đề án này và các quy định\r\nkhác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi\r\nnhất.
\r\n\r\nIV. NỘI DUNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP\r\nNHỎ VÀ VỪA
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Hỗ trợ thủ tục hành chính
\r\n\r\nDNNVV được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục\r\nhành chính tại các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,\r\nthành phố, Trung tâm hành chính công tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công\r\ncác huyện, thị xã, thành phố.
\r\n\r\n1. 2. Hỗ trợ tài chính, tín dụng
\r\n\r\n- Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Điện Biên tiếp\r\ntục chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn thực\r\nhiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp vận vốn tín dụng; Tập trung tín dụng\r\nvào lĩnh vực sản xuất kinh doanh; rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hướng\r\nđơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, đảm bảo an toàn\r\nvốn vay phù hợp với quy định của pơhaps luật; nâng cao năng lực thẩm định để\r\nrút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận\r\nvốn tín dụng.
\r\n\r\n- DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh\r\ndoanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV\r\ntham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến\r\nnông, lâm sản có thế mạnh của tỉnh được cấp bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực\r\nhiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành công trình, bảo lãnh hoạt động đấu thầu tại\r\ncác chi nhánh ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng\r\nphát triển trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n1.3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
\r\n\r\nDNNVV được ưu tiên bố trí quỹ đất để\r\nhình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy\r\nsản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất\r\nkinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n1.4. Hỗ trợ phát triển nguồn\r\nnhân lực
\r\n\r\n1.4.1. Hỗ trợ đào tạo khởi\r\nsự kinh doanh và quản trị kinh doanh.
\r\n\r\n- Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) hỗ trợ\r\ntối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản\r\ntrị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ngân sách tỉnh đối ứng 50% đối với\r\ncác khóa đào tạo do Trung ương tổ chức.
\r\n\r\n- Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc tỉnh\r\nĐiện Biên được miễn học phí tham gia khóa đào tạo.
\r\n\r\n- Người lao động, cán bộ quản lý của\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp tài khoản miễn phí để tham gia học tập tại hệ\r\nthống đào tạo trực tuyến trên nền tảng web hoặc trên thiết bị di động thông\r\nminh
\r\n\r\n1.4.2. Hỗ trợ đào tạo nghề
\r\n\r\nDoanh nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia\r\nkhóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng thì được\r\nmiễn chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người\r\nlao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện\r\nsau:
\r\n\r\na) Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối\r\nthiểu 06 tháng liên tục;
\r\n\r\nb) Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.
\r\n\r\n1.4.3. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp\r\ntại doanh nghiệp nhỏ và vừa
\r\n\r\nDoanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản\r\nxuất, chế biến được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào\r\ntạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/1 khóa đào tạo và\r\nkhông quá 01 lần một năm, khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp phải có tối\r\nthiểu 10 học viên
\r\n\r\n1.5. Hỗ trợ mở rộng thị trường
\r\n\r\n- Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh\r\ndoanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham\r\ngia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau\r\nđây:
\r\n\r\n+ Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng\r\nđất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\n+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp\r\ncó thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp\r\nnhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu\r\nthầu.
\r\n\r\n1.6. Hỗ trợ thông tin cho doanh\r\nnghiệp nhỏ và vừa
\r\n\r\n- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị\r\nxã, thành phố có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan,\r\nđơn vị mình các thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ\r\nDNNVV; thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm,\r\ncông nghệ, ươm tạo doanh nghiệp,... phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa\r\nbàn tỉnh.
\r\n\r\n- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng\r\ncác Sở, ngành liên quan chủ động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai\r\nthác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của\r\nmình, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp\r\nthông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho DNNVV trên địa\r\nbàn tỉnh;
\r\n\r\n- DNNVV được miễn phí truy cập\r\ncác thông tin: Thông tin về kế hoạch, chương\r\ntrình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tin chỉ dẫn kinh\r\ndoanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh\r\nnghiệp; Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của\r\npháp luật trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do\r\nBộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và cổng thông tin điện tử của\r\nUBND tỉnh Điện Biên
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ\r\nkinh doanh
\r\n\r\nNgoài những hỗ trợ chung quy định tại Mục 1 Phần\r\nIV, DNNVV thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh nếu đáp ứng điều kiện\r\nquy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hỗ trợ DNNVV còn được hưởng các hỗ trợ sau:
\r\n\r\n2.1.2 Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ\r\ntục thành lập doanh nghiệp
\r\n\r\nHộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp\r\nđược Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí về trình tự, thủ tục, hồ\r\nsơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; được các sở chuyên ngành tư vấn, hướng dẫn\r\nmiễn phí về trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh\r\nđối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).
\r\n\r\n2.1.2. Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố\r\nthông tin doanh nghiệp
\r\n\r\nDoanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh\r\nđược miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh;\r\nmiễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng\r\nký doanh nghiệp quốc gia. Được ngân sách địa phương hỗ trợ kinh\r\nphí làm 01 con dấu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, mức hỗ trợ tối đa không\r\nquá 650.000 đồng/01 doanh nghiệp; được hỗ trợ đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
\r\n\r\n2.1.3. Hỗ trợ thẩm định,\r\ncấp phép kinh doanh lần đầu
\r\n\r\n- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh\r\ndoanh được miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành\r\nnghề kinh doanh có điều kiện.
\r\n\r\n- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh\r\ndoanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện\r\nmà không thay đổi về quy mô thì cần có đơn gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm\r\nquyền để được cấp lại giấy phép. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có\r\ntrách nhiệm cấp lại giấy phép trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được\r\nđơn.
\r\n\r\n- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ\r\nhộ kinh doanh vẫn sản xuất kinh doanh ngành nghề kinh doanh, có điều kiện mà\r\nthay đổi về quy mô thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tư\r\nvấn, hướng dẫn miễn phí về quy trình, thủ tục việc cấp phép lần đầu.
\r\n\r\n2.1.4. Hỗ trợ lệ phí môn bài
\r\n\r\nDoanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh\r\nđược miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng\r\nnhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
\r\n\r\n2.1.5. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành\r\nchính thuế và chế độ kế toán
\r\n\r\n- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh\r\ndoanh được tư vấn hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế\r\ntoán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh\r\nnghiệp lần đầu.
\r\n\r\n2.2. Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
\r\n\r\n2.2.1. Đối tượng và phương thức\r\nlựa chọn
\r\n\r\na) Đối tượng
\r\n\r\n- Doanh nghiệp có thời\r\ngian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký\r\ndoanh nghiệp lần đầu;
\r\n\r\n- Chưa thực hiện chào bán chứng\r\nkhoán ra công chúng đối với công ty cổ phần;
\r\n\r\nb) Phương thức\r\nlựa chọn: Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số\r\n39/2018/NĐ-CP của Chính phủ
\r\n\r\n2.2.2. Nội dung hỗ trợ
\r\n\r\na) Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác\r\nvà phát triển tài sản trí tuệ
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn\r\nvề thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Mức hỗ trợ tối đa\r\nkhông quá 5 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh\r\nnghiệp.
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn\r\nvề xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ; Mức hỗ\r\ntrợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi\r\ndoanh nghiệp.
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn\r\nvề thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu\r\ndáng công nghiệp, sáng chế; Mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/hợp đồng\r\nvà không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn\r\nvề xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý. Mức hỗ trợ tối\r\nđa không quá 10 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh\r\nnghiệp.
\r\n\r\nb) Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn,\r\nquy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới,\r\nmô hình kinh doanh mới
\r\n\r\n- Được cung cấp thông tin miễn phí về\r\nhệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất,\r\nkinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn\r\nđể doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu\r\nđồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương\r\ntiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn\r\nđo lường; giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với\r\nyêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và\r\nkhông quá 01 lần trên năm;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn\r\nđể doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường; Mức hỗ trợ tối đa không\r\nquá 10 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng\r\nhàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá\r\n10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm.
\r\n\r\nc) Hỗ trợ về ứng dụng quy trình sản xuất,\r\nchuyển giao công nghệ
\r\n\r\nHỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng\r\nquy trình sản xuất tiên tiến, chuyển giao công nghệ cao\r\nnhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi\r\nnăm.
\r\n\r\nd) Hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến\r\nthương mại, thương mại hóa
\r\n\r\n- Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo chuyên sâu về các nội\r\ndung sau: Xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; gọi vốn đầu\r\ntư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá\r\nnhân nghiên cứu khoa học. Chi phí hỗ trợ không quá 20 triệu đồng trên một khóa\r\nđào tạo và không quá 01 khóa đào tạo trên năm;
\r\n\r\n- Miễn phí tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin,\r\ncơ sở dữ liệu về sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội chợ triển\r\nlãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương\r\ntrình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước;
\r\n\r\n- Miễn phí cung cấp thông tin, truyền thông về kết\r\nnối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp\r\nsáng tạo.
\r\n\r\nđ) Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo,\r\nkhu làm việc chung
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại\r\ncác cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/doanh\r\nnghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm\r\nviệc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
\r\n\r\n2.3. Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành,\r\nchuỗi giá trị
\r\n\r\n2.2.1. Đối tượng và phương thức\r\nlựa chọn
\r\n\r\na) Đối tượng
\r\n\r\nDNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị hoạt\r\nđộng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh\r\nĐiện Biên.
\r\n\r\nb) Phương thức\r\nlựa chọn: Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số\r\n39/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
\r\n\r\n2.2.2. Nội dung hỗ trợ
\r\n\r\na) Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo\r\nnâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường\r\nnhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 khóa đào tạo cho một doanh nghiệp và\r\nkhông quá 01 khóa đào tạo trên năm.
\r\n\r\nb) Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thúc đẩy\r\nliên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; Mức hỗ trợ tối\r\nđa không quá 50 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh\r\nnghiệp.
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng\r\ncác dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá\r\ntrị của sản phẩm, hàng hóa; Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu\r\nđồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp.
\r\n\r\nc) Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị\r\ntrường
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển\r\nlãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương\r\ntrình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về nhãn hiệu,\r\ntên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh; Mức hỗ trợ tối\r\nđa không quá 30 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh\r\nnghiệp;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng tìm kiếm thông tin,\r\nquảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành\r\nnhưng không quá 20 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên\r\nnăm.
\r\n\r\nd) Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,\r\nđo lường, chất lượng
\r\n\r\n- Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu\r\nchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh\r\ndoanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp\r\nxây dựng tiêu chuẩn cơ sở; Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu\r\nđồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn xây dựng áp dụng\r\ncác hệ thống quản lý tiên tiến như: HACCP; FSSC 2000; Global GAP;\r\nISO 9001; ISO 14001; ISO 17025; ISO 15189:2007 hoặc áp dụng công cụ nâng cao\r\nnăng xuất như: 5S, Kaizen; Lean, Six Sigma, TPM, KPI, MFCA, BSC;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 30 triệu đồng cho doanh nghiệp\r\nđạt Giải thưởng chất lượng quốc gia/quốc tế và không quá 01 lần trên năm;
\r\n\r\n- Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm\r\n50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm\r\n50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật\r\nđo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên\r\nnăm;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp\r\ntự tổ chức đo lường; Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/hợp\r\nđồng và không quá một hợp đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp.
\r\n\r\nd) Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất\r\nthử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng
\r\n\r\n- Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định,\r\nchứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Mức hỗ trợ tối đa không\r\nquá không quá 60 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm\r\n
\r\n\r\n- Hỗ trợ sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng\r\nhàng hóa của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
\r\n\r\n- Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại\r\nhệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng\r\ntrên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm;
\r\n\r\n- Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện,\r\ntrường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng không\r\nquá 30 triệu đồng trên 01 lần và không quá 01 lần trên năm.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Nhóm giải pháp hỗ trợ\r\nthông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực
\r\n\r\n- Tuyên truyền cho DNNNVV truy cập\r\ntìm hiểu thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,\r\nCổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
\r\n\r\n- Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật,\r\nkhai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp\r\nthông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho DNNVV trên địa\r\nbàn.
\r\n\r\n- Công bố trên trang thông tin điện tử\r\ncủa UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan các thông tin về kế hoạch, chương\r\ntrình, hoạt động hỗ trợ DNNVV; thông tin thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo\r\ndoanh nghiệp, các thông tin khác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Tư vấn miễn phí cho chủ hộ kinh doanh chuyển đổi\r\ntừ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp\r\nsáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
\r\n\r\n- Triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo phát\r\ntriển nguồn nhân lực cho DNNVV bao gồm: các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh,\r\nquản trị doanh nghiệp; đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất,\r\nchế biến; đào tạo cho các DNNVV do nữ làm chủ; đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho\r\ncác hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu hỗ trợ\r\nđào tạo nghề cho lao động trong các DNNVV; đánh giá tác động và hiệu quả của\r\nhoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong các DNNVV. Đề xuất các chương\r\ntrình hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho các hộ kinh\r\ndoanh lớn có khả năng chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Thực hiện hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí hồ\r\nsơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập\r\ndoanh nghiệp theo quy định.
\r\n\r\n- Hướng dẫn các doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm\r\nquyền để tiến hành các thủ tục có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đủ điều\r\nkiện hoạt động, giấy phép hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
\r\n\r\n- Các Sở, ngành, đơn vị cấp các giấy phép kinh\r\ndoanh ngành nghề có điều kiện theo thẩm quyền, có trách nhiệm bố trí bộ phận tư\r\nvấn, hướng dẫn miễn phí các thủ tục hồ sơ liên quan đến cấp giấy phép hoạt động\r\nkinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thực hiện miễn phí thẩm định\r\nvà lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu theo quy định.
\r\n\r\n3. Nhóm hỗ trợ doanh nghiệp\r\nnhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
\r\n\r\n- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 2407/KH-UBND ngày 15/08/2016 về Hỗ trợ khởi nghiệp đổi\r\nmới sáng tạo tỉnh Điện Biên đến năm 2020. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ\r\ncác DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh, khi đáp ứng đủ các điều kiện\r\ntheo quy định pháp luật.
\r\n\r\n- Tuyên truyền, hướng dẫn\r\nDNNVV khởi nghiệp sáng tạo được hưởng các hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Kết\r\nnối, kêu gọi, khuyến khích các quỹ đầu tư, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu\r\ntư cho khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.
\r\n\r\n- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy\r\nchuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô\r\nhình kinh doanh mới:
\r\n\r\n4. Nhóm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ\r\nvà vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
\r\n\r\n- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ công\r\nnghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường cho doanh nghiệp.
\r\n\r\n- Nghiên cứu xây dựng, thành lập chuỗi phân phối sản\r\nphẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, người tiêu dùng...theo hình thức đối tác\r\ncông tư theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại\r\nnhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của các DNNVV trên địa bàn tới\r\ncác thị trường, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; Triển khai thực hiện các\r\nchương trình hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, trao đổi hàng\r\nhóa sản phẩm giữa các doanh nghiệp trên địa bàn, trong nước và quốc tế.
\r\n\r\n- Hướng dẫn DNNVV trên địa bàn tỉnh tham gia cụm\r\nliên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm sản để\r\nđược hưởng các hỗ trợ trong hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết\r\nngành, chuỗi giá trị; tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm\r\nthúc đẩy phát triển thị trường, nâng
\r\n\r\nVI. NGUỒN KINH\r\nPHÍ, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
\r\n\r\n1. Khái toán kinh phí
\r\n\r\nTổng kinh phí dự kiến để thực hiện hỗ trợ\r\ndoanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2019-2023 là: 23.742.500.000 đồng, trong đó:
\r\n\r\n+ Ngân sách Trung ương: 8.414.000.000\r\nđồng
\r\n\r\n+ Ngân sách địa phương: 7.006.500.000\r\nđồng
\r\n\r\n+ Nguồn tài chính hợp pháp từ các tổ\r\nchức, cá nhân, các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài: 8.322.000.000 đồng
\r\n\r\n(Chi\r\ntiết có phụ lục 1 kèm theo)
\r\n\r\n2. Nguồn kinh phí thực hiện
\r\n\r\n- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:
\r\n\r\n+ Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị\r\nkinh doanh: Ngân sách Trung ương kết hợp với Ngân sách địa phương chi cho phát\r\ntriển nguồn nhân lực
\r\n\r\n+ Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo trực tiếp tại DNNVV:\r\nNgân sách của Trung ương và Ngân sách địa phương chi cho phát triển nguồn nhân\r\nlực (thuộc lĩnh vực dạy nghề).
\r\n\r\n- Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo: Ngân sách địa\r\nphương kết hợp với ngân sách Trung ương chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ,\r\nhỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo hàng năm và nguồn tài chính hợp pháp\r\ntừ các tổ chức, cá nhân, các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài.
\r\n\r\n- Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm\r\nliên kết ngành, chuỗi giá trị: Ngân sách địa phương kết hợp với ngân sách Trung\r\nương chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, xúc tiến thương mại và nguồn tài chính hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước\r\nngoài.
\r\n\r\nCăn cứ các nội dung hỗ trợ DNNVV\r\ntrong Đề án, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng,\r\nnhiệm vụ được giao về hỗ trợ DNNVV xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực\r\nhiện hàng năm trình UBND tỉnh và tổ chức thực hiện hỗ trợ từ nguồn kinh phí được\r\nphê duyệt.
\r\n\r\n3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Giao Sở Kế hoạch\r\nvà Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ\r\nchức thực hiện Đề án này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp\r\nbáo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện.
\r\n\r\n2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở\r\nKế hoạch và Đầu tư căn cứ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, khả năng cân đối của\r\nngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác tham mưu cho Ủy ban\r\nnhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề\r\nán.
\r\n\r\n3. Giao Cục Thuế tỉnh tỉnh là\r\ncơ quan đầu mối thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế\r\nvà chế độ kế toán cho DNNVV.
\r\n\r\n4. Giao Sở Khoa học và Công nghệ\r\nphối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành\r\nphố đẩy mạnh việc hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;\r\ncông bố danh mục các văn bản hướng dẫn về nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp\r\nnhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao\r\ncông nghệ, xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối\r\nvới doanh nghiệp nhỏ và vừa.
\r\n\r\nChủ động nghiên cứu và\r\ntham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp thành lập ít\r\nnhất một trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp hoặc khu làm việc chung để hỗ trợ khởi\r\nnghiệp, khởi nghiệp sáng tạo trong giai đoạn 2019 - 2023. Trước mắt, hình thành\r\nTrại thực nghiệm khoa học công nghệ thuộc sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở đầu\r\ntư vật chất, không gian, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị và\r\nkhai thác những máy móc công nghệ phục vụ sản xuất thí nghiệm, làm sản phẩm mẫu,\r\nhoàn thiện công nghệ, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường cho ươm tạo\r\ncông nghệ, sản phẩm công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp khởi\r\nnghiệp đổi mới sáng tạo.
\r\n\r\nHỗ trợ tư vấn các doanh nghiệp xây dựng\r\náp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như: HACCP; FSSC\r\n2000; Global GAP; ISO 9001; ISO 14001; ISO 17025; ISO 15189:2007 hoặc áp dụng\r\ncông cụ nâng cao năng xuất như: 5S, Kaizen; Lean, Six Sigma, TPM, KPI, MFCA,\r\nBSC.
\r\n\r\n5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức lựa chọn,\r\ntrình UBND tỉnh triển khai thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ\r\nvà vừa tham gia ít nhất một cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành,\r\nsản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương trong giai\r\nđoạn 2019 - 2023.
\r\n\r\n6. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường\r\ncăn cứ điều kiện quỹ đất thực tế của tỉnh, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành\r\nliên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội\r\nđồng nhân dân tỉnh quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển các cụm\r\ncông nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản tập trung cho doanh nghiệp\r\nnhỏ và vừa.
\r\n\r\n7. Giao Sở Tư pháp tiếp tục\r\nphối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố,\r\ncác hội/hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả\r\nQuyết định số 741/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành\r\nChương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh\r\nĐiện Biên. Đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp\r\nnhỏ và vừa.
\r\n\r\n8. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các\r\nBan, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức đại diện\r\ncho doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng Kế hoạch của\r\nngành, đơn vị mình nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện có hiệu quả các giải\r\npháp đã đề ra trong Đề án, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình, đầu mối thực\r\nhiện và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện các\r\nnhiệm vụ được giao.
\r\n\r\n9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Điện\r\nBiên, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nhân Cựu chiến binh tích cực triển khai\r\ntuyên truyền Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi\r\nhành đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân trên\r\nđịa bàn; phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền tỉnh với cộng đồng doanh\r\nnghiệp nhỏ và vừa; chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh để triển\r\nkhai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
\r\n\r\n10. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa\r\ncung cấp thông tin, hồ sơ đầy đủ, kịp thời chính xác theo quy định, chịu trách\r\nnhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp. Sử dụng các nguồn lực hỗ trợ một\r\ncách phù hợp, hiệu quả. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong\r\nquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
\r\n\r\nVIII. CƠ CHẾ GIÁM\r\nSÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO
\r\n\r\n1. Các đơn vị đầu mối thực hiện được\r\ngiao trong Đề án gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông\r\nnghiệp và Phát triển nông thôn, Cục thuế tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm triển\r\nkhai các nội dung sau:
\r\n\r\n- Chủ trì xây dựng quy trình triển\r\nkhai các nhiệm vụ được giao trong Đề án bao gồm: trình tự, thủ tục\r\nđể DNNVV nộp hồ sơ tham gia, quy trình lựa chọn, quy trình công bố các nội dung\r\nDNNVV được nhận hỗ trợ, trình tự thủ tục nhận hỗ trợ, cơ chế điều phối các bên\r\nliên quan trong thực hiện nội dung hỗ trợ do đơn vị chủ trì… theo đúng quy định\r\nvà hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt làm\r\ncơ sở triển khai thực hiện.
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức\r\nthực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền.
\r\n\r\n- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực\r\nhiện kế hoạch, nhiệm vụ hỗ trợ; tổng hợp, báo cáo, giám sát và đánh giá việc thực\r\nhiện các nội dung hỗ trợ thuộc lĩnh vực quản lý.
\r\n\r\n2. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15\r\ntháng 7 của năm) và hằng năm (trước ngày 31 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo)\r\nhoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương. Giám đốc các Sở; Thủ trưởng\r\ncác Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị,\r\nthành phố, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về\r\ntình hình, kết quả thực hiện Đề án này đồng gửi Sở Kế hoạch\r\nvà Đầu tư để tổng hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
KINH PHÍ THỰC HIỆN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
\r\n(Ban hành kèm theo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh\r\nĐiện Biên giai đoạn 2019-2023)
\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Nội dung hoạt động \r\n | \r\n \r\n Năm 2019 \r\n | \r\n \r\n Năm 2020 \r\n | \r\n \r\n Năm 2021 \r\n | \r\n \r\n Năm 2022 \r\n | \r\n \r\n Năm 2023 \r\n | \r\n \r\n Cộng 5 năm \r\n | \r\n \r\n Nguồn kinh phí\r\n | \r\n ||
\r\n NSTW \r\n | \r\n \r\n NSĐP \r\n | \r\n \r\n Khác \r\n | \r\n ||||||||
\r\n I \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực \r\n | \r\n |||||||||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị\r\n kinh doanh \r\n | \r\n \r\n 412 \r\n | \r\n \r\n 412 \r\n | \r\n \r\n 438 \r\n | \r\n \r\n 438 \r\n | \r\n \r\n 438 \r\n | \r\n \r\n 2.138 \r\n | \r\n \r\n 1.069 \r\n | \r\n \r\n 1.069 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ đào tạo nghề \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 3.000 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và\r\n vừa \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 4.000 \r\n | \r\n \r\n 1.750 \r\n | \r\n \r\n 750 \r\n | \r\n \r\n 1.500 \r\n | \r\n
\r\n II \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ\r\n kinh doanh \r\n | \r\n |||||||||
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục\r\n thành lập doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin\r\n doanh nghiệp \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ con dấu đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển\r\n đổi từ hộ kinh doanh \r\n | \r\n \r\n 19,5 \r\n | \r\n \r\n 19,5 \r\n | \r\n \r\n 19,5 \r\n | \r\n \r\n 19,5 \r\n | \r\n \r\n 19,5 \r\n | \r\n \r\n 97,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 97,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ lệ phí môn bài, tư vấn, hướng dẫn thủ tục\r\n hành chính thuế và chế độ kế toán \r\n | \r\n \r\n 367 \r\n | \r\n \r\n 457,5 \r\n | \r\n \r\n 547,50 \r\n | \r\n \r\n 637,5 \r\n | \r\n \r\n 547,5 \r\n | \r\n \r\n 2.557 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1.170 \r\n | \r\n \r\n 1.387 \r\n | \r\n
\r\n III \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi\r\n mới sáng tạo \r\n | \r\n |||||||||
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và\r\n phát triển tài sản trí tuệ \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 2.200 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 1.100 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy\r\n chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô\r\n hình kinh doanh mới \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 1.800 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ về ứng dụng quy trình sản xuất, chuyển\r\n giao công nghệ \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n
\r\n IV \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm\r\n liên kết ngành, chuỗi giá trị \r\n | \r\n |||||||||
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng\r\n cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 900 \r\n | \r\n \r\n 225 \r\n | \r\n \r\n 225 \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh, phát triển\r\n thương hiệu, mở rộng thị trường, tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo\r\n lường, chất lượng \r\n | \r\n \r\n 1.148 \r\n | \r\n \r\n 1.148 \r\n | \r\n \r\n 1.148 \r\n | \r\n \r\n 1.148 \r\n | \r\n \r\n 1.148 \r\n | \r\n \r\n 5.740 \r\n | \r\n \r\n 2.970 \r\n | \r\n \r\n 1.485 \r\n | \r\n \r\n 1.285 \r\n | \r\n
\r\n Tổng cộng kinh\r\n phí \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 23.742,5 \r\n | \r\n \r\n 8.414 \r\n | \r\n \r\n 7.006,5 \r\n | \r\n \r\n 8.322 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
File gốc của Nghị quyết 114/NQ-HĐND năm 2019 về thông qua Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2023 đang được cập nhật.
Nghị quyết 114/NQ-HĐND năm 2019 về thông qua Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2023
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Số hiệu | 114/NQ-HĐND |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Lò Văn Muôn |
Ngày ban hành | 2019-07-10 |
Ngày hiệu lực | 2019-07-10 |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |