ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 963/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 24 tháng 3 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 394/QĐ-BNN-QLCL ngày 01/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023; UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
Triển khai đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị số 17- CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; các đề án, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương; các quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030 nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế.
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt trên 98,5%; tỷ lệ tàu cá xếp loại A, B tăng 5% so với năm 2022; tỷ lệ cảng cá xếp loại A, B tăng 33,33% so với năm 2022.
- Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 5% so với năm 2022.
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10%/năm (so với năm 2022).
- Tỷ lệ sản phẩm chế biến làm sẵn, ăn liền tăng 10%/năm (so với năm 2022).
- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP tăng 10%/năm (so với năm 2022).
- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm (so với năm 2022).
- Trên 80% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
1. Tiếp tục rà soát, kiến nghị cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, bền vững.
2. Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, ATTP trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp số 4800/CTPH-UBNDHND-HLHPN ngày 15/12/2021 giữa UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về phối hợp “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
3. Đảm bảo thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP ký cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn và kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định.
4. Chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, ATTP.
5. Chủ động kịp thời xử lý sự cố ATTP, mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước và quốc tế.
6. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cấp tỉnh, cấp huyện về chuyên môn nghiệp vụ.
(Nội dung chi tiết và phân công tại phụ lục kèm theo)
- Kinh phí được bố trí trong dự toán được giao trong năm cho các cơ quan, đơn vị; từ nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới và ngân sách nhà nước cho quản lý, kiểm soát ATTP.
- Kinh phí huy động xã hội hóa.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch; triển khai Chương trình phối hợp số 4800/CTPH-UBND-HND- HLHPN ngày 15/12/2021 giữa UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, 6 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Công Thương
Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn.
3. Sở Y tế
- Phối hợp điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm nông lâm thủy sản gây ngộ độc thực phẩm.
- Chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu, kết nối các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, sản phẩm OCOP với các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học…
4. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán năm 2023 đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến kinh phí bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Tài chính cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời theo dự toán được giao.
5. Công an tỉnh
- Chủ động nắm tình hình, phát hiện hành vi vi phạm về ATTP và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm về ATTP có liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc nông lâm thủy sản.
- Tiếp nhận, điều tra các vụ án, vụ việc; tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tổ chức, cá nhân vi phạm chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP theo quy định của pháp luật và thẩm quyền được phân công. Thông qua công tác đấu tranh, xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khắc phục, xử lý.
6. Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận
Tăng cường dung lượng, thời lượng phát sóng về về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản và sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP. Phối hợp thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng, ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản của tỉnh.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP tại địa phương.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 17/2018/TT- BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 36/2022/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm OCOP; triển khai xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng an toàn, mô hình chuỗi liên kết, mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại địa phương.
- Định kỳ ngày 10 hàng tháng, 6 tháng (trước ngày 10/6), cả năm (trước ngày 10/12) UBND huyện, thị xã, thành phố báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản) kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 963/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh)
TT | Nhiệm vụ | Chủ trì | Phối hợp | Thời hạn hoàn thành |
I | Tiếp tục rà soát, kiến nghị cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, bền vững. | Sở Nông nghiệp và PTNT | - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Các sở, ngành có liên quan | Trong năm |
II | Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và truyền thông quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ |
|
|
|
1 | Truyền thông, quảng bá, biểu dương các cơ sở sản xuất kinh doanh, tôn vinh các sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP, các đơn vị, tổ chức có thành tích tốt trong công tác đảm bảo ATTP; công khai các chuỗi cung ứng nông sản an toàn, chất lượng cao, kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. | - Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận - Sở Nông nghiệp và PTNT - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh | Trong năm | |
2 | Phối hợp triển khai Chương trình phối hợp số:4800/CTPH- UBND-HND-HLHPN ngày 15/12/2021 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh | Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công Thương | - Hội Nông dân tỉnh. - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. - UBND các huyện, thị xã, thành phố | Trong năm |
3 | Phối hợp triển khai Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giao thương giữa tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh thành trong nước giai đoạn 2021 - 2025. | Sở Nông nghiệp và PTNT | - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Sở Công Thương | Trong năm |
4 | Hỗ trợ, xây dựng các sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. | - Sở Nông nghiệp và PTNT - UBND các huyện, thị xã, thành phố | Trong năm | |
5 | Hỗ trợ cơ sở trồng trọt, nuôi thủy sản, cơ sở chăn nuôi chứng nhận VietGAP (tăng 10%/năm so với năm 2022) | Sở Nông nghiệp và PTNT | - Cơ sở cơ sở trồng trọt, nuôi thủy sản, cơ sở chăn nuôi. - UBND các huyện, thị xã, thành phố | Trong năm |
6 | Hỗ trợ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm (so với năm 2022); | Sở Nông nghiệp và PTNT | - Cơ sở nông lâm thủy sản - UBND các huyện, thị xã, thành phố | Trong năm |
III | Đảm bảo thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP, tăng cường vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết và kiểm tra ký cam kết theo quy định |
|
|
|
1 | Triển khai đồng bộ, đầy đủ hoạt động thẩm định, chứng nhận, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP (trong đó tỷ lệ cơ sở xếp loại A, B đạt trên 98,5%; Tỷ lệ tàu cá xếp loại A, B tăng 5% so với năm 2022; Tỷ lệ cảng cá xếp loại A, B tăng 33,33% so với năm 2022) | Sở Nông nghiệp và PTNT | - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Cơ sở nông lâm thủy sản | Trong năm |
2 | Tăng cường vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATT ký cam kết sản xuất kinh doanh an toàn (tăng 5% so với năm 2022); triển khai kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết. | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP | Trong năm |
IV | Chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất phát hiện kịp thời, xử lý nghiệm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, ATTP |
|
|
|
1 | Triển khai các chương trình giám sát, cảnh báo vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản (giảm tỷ lệ mẫu nhiễm 10% so với năm 2022). | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Trong năm |
2 | Tổ chức thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm | Sở Nông nghiệp và PTNT | - Công an tỉnh - UBND các huyện, thị xã, thành phố | Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm |
V | Chủ động kịp thời xử lý sự cố ATTP; mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước và quốc tế. |
|
|
|
1 | Kịp thời xử lý sự cố ATTP nông sản, thủy sản trên địa bàn | - Sở Y tế - Sở Nông nghiệp và PTNT | - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Các cơ sở nông lâm thủy sản | Khi xảy ra sự cố ATTP |
2 | Tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước và quốc tế. | - Sở Công Thương - Sở Nông nghiệp và PTNT | Các cơ sở nông lâm thủy sản | Trong năm |
3 | Tổ chức kết nối, liên kết các sản phẩm tham gia chuỗi với các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm như siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể… | - Sở Y tế - Sở Nông nghiệp và PTNT | Siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể… | Trong năm |
VI | Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp tỉnh, cấp huyện về chuyên môn nghiệp vụ. |
|
|
|
1 | Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn quản lý đảm bảo ATTP cho các cơ sở nông lâm thủy sản địa phương. | Sở Nông nghiệp và PTNT | - Hội Nông dân tỉnh. - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. - Các cơ sở nông lâm thủy sản | Trong năm |
2 | Bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức làm công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP tại địa phương. | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Khi Bộ, Cục chuyên ngành mở lớp |
File gốc của Kế hoạch 963/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023 đang được cập nhật.
Kế hoạch 963/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Số hiệu | 963/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Minh |
Ngày ban hành | 2023-03-24 |
Ngày hiệu lực | 2023-03-24 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |