ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1566/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 08 tháng 5 năm 2023 |
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh
1.1. Dịch COVID-19:
Tính đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh ghi nhận 28.009 ca mắc COVID-19, cụ thể như sau: Tanh Linh (7.313 ca), Hàm Thuận Nam (4.493 ca), Hàm Thuận Bắc (4.026 ca), Hàm Tân (3.373 ca), Phú Quý (2.301 ca), La Gi (1.636 ca), Đức Linh (1.586 ca), Phan Thiết (1.246 ca), Tuy Phong (1.178 ca), Bắc Bình (857 ca). Có 27.826 ca bệnh đã được điều trị khỏi và xuất viện; 183 trường hợp tử vong.
Trong năm 2022, dịch COVID-19 tiếp tục được khống chế, kiểm soát có hiệu quả, từ cuối tháng 4/2022 ca mắc và ca tử vong do COVID-19 có xu hướng giảm.
1.2. Dịch bệnh MERS- CoV: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.3. Dịch bệnh do vi rút Zika: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.4. Bệnh cúm gia cầm: Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A (H5N1, H7N9, H5N6…) trên người.
1.5. Bệnh tả: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.6. Bệnh Sởi - Rubella: Năm 2022 ghi nhận 07 ca sốt phát ban nghi Sởi/Rubella, giảm 77,4% so với cùng kỳ năm 2021 (31 ca).
1.7. Bệnh Ho gà: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.8. Bệnh Sốt xuất huyết:
Trong năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 11.952 ca mắc Sốt xuất huyết, 06 ca tử vong, 364 ca nặng (11.952/6/364), tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (2.166/1/75); số ca mắc Sốt xuất huyết tập trung cao tại 3 huyện: Tánh Linh (2.716), Hàm Thuận Nam (1.856), Bắc Bình (1.621), chiếm 51,8% tổng số ca mắc toàn tỉnh. Số ca mắc các huyện còn lại: Đức Linh (1.340), Hàm Thuận Bắc (1.045), Phan Thiết (1.010), La Gi (748), Tuy Phong (768), Phú Quý (498), Hàm Tân (350).
Ca Sốt xuất huyết nặng (364 ca) chiếm 3% so với tổng số ca mắc Sốt xuất huyết (11.951 ca) trên địa bàn tỉnh; tăng 4,9 lần so với cùng kì năm 2021 (75 ca). Đã ghi nhận 06 ca tử vong tại huyện Hàm Tân (2 ca), Đức Linh (2 ca), Hàm Thuận Bắc (1 ca), La Gi (1 ca); tăng 5 ca tử vong so với cùng kì năm 2021.
Trong năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 575 ổ dịch Sốt xuất huyết được xử lí hóa chất tại 10 huyện/thị xã/thành phố. Số ổ dịch tăng 3,1 lần so với cùng kì năm 2021 (575/186).
1.9. Bệnh Viêm não vi rút, Viêm não Nhật Bản B
- Viêm não vi rút: Năm 2022, toàn tỉnh không ghi nhận ca bệnh (giảm 3 ca so với năm 2021).
- Viêm não Nhật Bản B: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.10. Bệnh Tay - Chân - Miệng: Năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận có 838 trường hợp mắc, số mắc tăng 2,3 lần so với năm 2021 (359 ca). Ghi nhận 01 trường hợp tử vong tại thành phố Phan Thiết.
1.11. Bệnh Liên cầu lợn ở người: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.12. Bệnh Sốt rét: Số bệnh nhân Sốt rét ghi nhận trong năm 2022 là 02 ca, không có ca Sốt rét ác tính, không có ca tử vong. Số mắc Sốt rét giảm 81,82% so với cùng kỳ năm 2021.
1.13. Bệnh Dại: Năm 2022, số trường hợp mắc và tử vong là 03 ca, tăng 01 ca so với năm 2021.
1.14. Bệnh Thủy đậu: Năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 56 trường hợp mắc, giảm 80,35% so với năm 2021 (285 ca).
1.15. Bệnh Quai bị: Toàn tỉnh ghi nhận 18 trường hợp mắc, giảm 45,45% so năm 2021 (33 ca).
1.16. Bệnh Than: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.17. Bệnh Bạch hầu: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.18. Bệnh Bại liệt: Không ghi nhận trường hợp mắc.
1.19. Bệnh Ebola: Không ghi nhận trường hợp mắc.
2. Đánh giá chung về tình hình dịch bệnh
Năm 2022, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và sự quyết tâm, nỗ lực của hệ thống chính trị nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát và khống chế. Giai đoạn từ tháng 01/2022 đến tháng 3/2022, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao, nhưng từ tháng 4 đến cuối năm 2022 số ca mắc và số ca tử vong do COVID-19 giảm mạnh, dịch COVID-19 cơ bản khống chế và kiểm soát được; năm 2022 là năm chu kì của dịch Sốt xuất huyết, số ca mắc tăng trên toàn quốc, tỉnh đã triển khai nhiều hình thức xử lí dịch, đến hết năm 2022 ca mắc đã giảm nhưng vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ; các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác (bệnh Sốt rét, bệnh Tay - Chân - Miệng và bệnh Sởi…) xuất hiện rải rác, không có ổ dịch tập trung.
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, ý thức phòng bệnh chưa cao trong một bộ phận người dân, các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục lưu hành và đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI
1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản (Phụ lục 1) chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó đối với dịch COVID-19: Thực hiện tôt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt dịch bệnh; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp; thực hiện rà soát các đối tượng trong độ tuổi và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đồng bộ, nhanh chóng, đúng kế hoạch và đảm bảo an toàn…
Đồng thời chỉ đạo ngành Y tế và các ngành liên quan tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phòng chống dịch và các bệnh hay gặp trong mùa lễ hội, xuân hè, thu đông (bệnh Cúm, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa...), tăng cường phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, bệnh Sốt rét, bệnh Sởi…; rà soát đánh giá, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh để kịp thời khống chế không để dịch bệnh lan rộng.
2. Công tác kiểm tra, giám sát, thông tin, báo cáo
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra các tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Sốt xuất huyết, Sốt rét, Tay - Chân - Miệng, công tác tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt chú trọng đến công tác nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tham gia và chỉ đạo ngành Y tế cùng giao ban hàng tuần với Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, các Viện đầu ngành của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch, công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm các tuyến trên địa bàn tỉnh hoạt động đảm bảo thông tin kịp thời và báo cáo theo đúng quy định.
3. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
Ngành Y tế thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác; cấp phát băng rôn, tờ rơi,… cho tuyến dưới nhằm triển khai thực hiện các đợt truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân, đặc biệt là dịch COVID-19.
4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu (Phụ lục 2).
- Công tác phòng, chống dịch COVID-19: Dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh tuy đã được khống chế, kiểm soát. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện, miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch bệnh khó dự báo. Công tác chỉ đạo đôi khi không theo kịp diễn biến của bệnh, kinh phí phòng chống dịch còn hạn chế, vật tư, trang thiết bị còn thiếu, cơ sở điều trị có thời điểm quá tải, nhân lực ngành Y tế còn mỏng, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của tỉnh.
- Công tác phòng, chống dịch Sốt xuất huyết: Hóa chất, vật tư y tế có lúc chưa đáp ứng kịp thời; khó khăn trong mua sắm, đấu thầu, phương tiện không đầy đủ... Nhận thức của một bộ phận người dân còn chưa cao, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Việc khống chế sự gia tăng số mắc Sốt xuất huyết gặp nhiều khó khăn do thói quen trữ nước sinh hoạt của người dân, quá trình đô thị hóa mạnh tại các địa phương không theo quy hoạch, các dòng chảy bị nghẽn, lấp hình thành rất nhiều ổ nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh Sốt xuất huyết.
- Công tác phòng chống Sốt rét: Triển khai chiến dịch phun và tẩm mùng bằng hóa chất diệt muỗi ở những vùng Sốt rét lưu hành nặng và vừa chưa kịp thời, nguồn kinh phí hạn chế... Đời sống người dân ở những xã miền núi, xã đồng bào dân tộc ít người còn khó khăn, người dân đi làm rẫy, khai thác lâm sản, các công trình thủy lợi, thủy điện, đường cao tốc... một bộ phận dân cư di biến động khó kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc bệnh Sốt rét.
- Bệnh Tay - Chân - Miệng: Rất dễ lây lan trong cộng đồng và nguy cơ dịch rất cao nhưng việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn vì không có biện pháp dự phòng đặc hiệu, các thói quen hành vi không hợp vệ sinh và ý thức về phòng chống bệnh của một bộ phận người dân chưa cao.
- Do tác động biến đổi khí hậu và sự khác biệt về vùng, miền, thời tiết và chu kỳ phát triển của dịch bệnh là những yếu tố thuận lợi cho muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết và Sốt rét phát triển nên dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
- Bệnh cúm gia cầm lây sang người như Cúm A (H5N1, H7N9…): Luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó với tập quán chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, không tiêm chủng phòng bệnh cho gia cầm, vệ sinh thấp kém ở một số bộ phận dân cư, cùng với việc hạn chế về quản lý mua bán, giết mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết....
- Bệnh Dại: Việc khống chế bệnh Dại còn gặp nhiều khó khăn vì bệnh Dại trên đàn chó chưa được kiểm soát tốt ở các vùng nông thôn do chó không được tiêm phòng dại, hoặc được tiêm phòng dại nhưng tỷ lệ không cao; số lượng chó nuôi trong dân không kiểm soát được, đa số chó thả rong không được rọ mõm. Mặc khác nhận thức của người dân về nguy cơ của bệnh Dại còn hạn chế, còn ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì bệnh Dại do người dân không chủ động, tự giác đi tiêm phòng vắc xin, một số trường hợp không có đủ kinh phí tiêm phòng hoặc sử dụng thuốc nam để điều trị khi bị chó, mèo nghi dại cắn.
- Bệnh Liên cầu lợn: Vẫn xảy ra rải rác do người dân còn có thói quen sử dụng sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín, chế biến không hợp vệ sinh và dễ lây nhiễm như tiết canh, nem ..., ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao, việc chế tài trong vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa nghiêm, việc chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh chuồng trại, cung cấp và bán sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh khó kiểm soát.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, giao lưu đi lại của người dân ngày càng gia tăng, đặc biệt hậu quả của thiên tai, lụt bão có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.
- Một số địa phương các cấp chính quyền chưa thật sự chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh; việc phối hợp giữa ngành Y tế và các ban ngành đoàn thể của địa phương thiếu chặt chẽ; kinh phí cho công tác phòng chống dịch chưa được đầu tư đúng mức.
I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia. Cùng với đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng vi rút cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.
Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Qua 3 năm dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vắc xin tiêm chủng mở rộng chưa đạt như mong muốn; số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vắc xin có nguy cơ gia tăng. Sốt xuất huyết cũng có khả năng với dự báo mùa mưa đến sớm, lượng mưa tăng cao và nguy cơ xâm nhập của tuýp vi rút; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như bệnh Đậu mùa khỉ, bệnh Marburg tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, lây lan trong nước.
1. Mục tiêu chung
Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào địa phương.
- Tiếp tục duy trì hoạt động phong chống dịch COVID-19, chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp mắc bệnh để cách ly, điều trị, xử lý ổ dịch kịp thời, hạn chế lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt chú trọng đến các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.
- Bảo đảm công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong. Đối với công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, thực hiện phân tầng (theo 3 tầng) điều trị tại chỗ, chỉ chuyển viện khi bệnh nhân trở nặng, quá khả năng chuyên môn, quá trình chuyển phải thực hiện nghiêm theo quy định không để lây lan ra cộng đồng.
- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phong chống dịch bệnh.
- Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phong chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.
- Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến.
- Tăng cường năng lực, đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế và vật tư y tế cho hệ thống y tế dự phòng các cấp theo tiêu chuẩn để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của hệ thống.
1. 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời. Đặc biệt đối với dịch bệnh mới nổi.
2. 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo các bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng Internet.
3. Giảm 5% số mắc do các bệnh truyền nhiễm phổ biến so với năm 2022.
4. Khống chế trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm phổ biến.
5. Chỉ tiêu cụ thể: (Phụ lục 3).
1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo
- Chỉ đạo tổ chức triển khai chủ động, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là đối với dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi (Đậu mùa khỉ, bệnh Marburg...) với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức”, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch số 1519/KH-UBND ngày 20/5/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Sốt xuất huyết, dịch Cúm A (H5N1), Cúm A (H7N9), đội phòng chống dịch các tuyến và các phòng xét nghiệm, nâng cao năng lực chẩn đoán, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội và người dân nhằm phát huy hiệu quả phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc vận động Nhân dân, tổ chức thực hiện các hoạt động của cộng đồng, chủ động phòng chống dịch bệnh như: Thực hiện tốt thông điệp “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” của Bộ Y tế, tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, diệt ổ lăng quăng, thu gom dụng cụ phế thải, đăng ký tiêm ngừa cho đàn gia cầm phòng chống dịch cúm, ăn uống hợp vệ sinh...
2. Công tác chuyên môn kỹ thuật
2.1. Công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm:
- Tăng cường công tác giám sát bệnh chủ động tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời truy vết, xét nghiệm, cách ly, thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, xử lý ổ dịch triệt để hạn chế lây lan và khống để dịch bệnh lan rộng, bùng phát. Chú trọng vào nhóm các dịch bệnh nguy hiểm (COVID-19, Ebola, Mers-coV, Cúm A (H5N1), Cúm A (H7N9)...).
- Nâng cao chất lượng của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến; thực hiện giám sát một số bệnh truyền nhiễm như: COVID-19, Cúm, Sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản B... nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về dịch tễ học và các yếu tố liên quan làm cơ sở lập kế hoạch dự phòng và khống chế dịch bệnh chủ động.
- Tăng cường và mở rộng triển khai giám sát dựa vào sự kiện (EBS) lồng ghép với hệ thống giám sát thường xuyên (giám sát dựa vào chỉ số).
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát bệnh truyền nhiễm, thực hiện báo cáo theo phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến huyện. Phối hợp với hệ thống điều trị thực hiện giám sát, báo cáo từng trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y trong việc chủ động giám sát, chia sẻ thông tin và tổ chức các hoạt động phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
- Thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh tại các tuyến có đủ năng lực và trang thiết bị để sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch, hỗ trợ tuyến khi có dịch bệnh xảy ra.
- Tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch (cán bộ giám sát, xét nghiệm, cấp cứu điều trị bệnh nhân, xử lý dịch, truyền thông).
- Chủ động dự báo các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra tại địa phương; sẵn sàng phương án, kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch để có biện pháp phòng chống dịch kịp thời. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch. Khi có dịch xảy ra: Xử lý theo hướng dẫn thường quy từng bệnh.
- Đẩy mạnh công tác chủ động đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; thực hiện công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/10/2015 của Bộ Y tế.
2.2. Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học:
- Tiếp tục tập huấn, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về đảm bảo an toàn tiêm chủng, tiếp tục quan tâm đến việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng; tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu vực miền núi, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống; đảm bảo tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô xã/phường/thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo đúng quy định của hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA).
- Triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế trong năm 2023 theo Quyết định số 129/QĐ-BYT ngày 18/01/2023 của Bộ Y tế về việc “phê duyệt Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế tại 30 tỉnh thành phố năm 2023”.
- Triển khai các hoạt động về an toàn sinh học và xét nghiệm theo Kế hoạch Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc Y tế dự phòng năm 2023. Đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
2.3. Công tác khám, chữa bệnh:
- Triển khai hiệu quả tiêu chí bệnh viện an toàn trong phong, chống dịch COVID-19, thực hiện phân tầng điều trị thích hợp, đảm bảo đủ thuốc điều trị COVID-19, thực hiện cách ly điều trị ca mắc COVID-19 phù hợp với tình hình thực tế, tiến hành chuyển tầng khi có các triệu chứng, dấu hiệu trở nặng và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh an toàn; cập nhật thường xuyên việc thực hiện bệnh viện an toàn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tăng cường năng lực cho cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến; thực hiện hiệu quả việc sàng lọc, phân loại, phân luồng trong công tác khám chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phong, chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh; chú trọng đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.
- Tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng khu vực cách ly; củng cố các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới; tổ chức đào tạo, tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm soc bệnh nhân, phong chống lây nhiễm.
- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân. Lập đường dây nong hỗ trợ tuyến dưới. Xây dựng quy trình hội chẩn tuyến trên. Đảm bảo an toàn chuyển viện.
3. Công tác truyền thông, giáo dục, sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi các nhân có lợi cho sức khỏe; tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” của Bộ Y tế.
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về tiêm chủng mở rộng và lợi ích của tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong; khuyến khích, vận động người dân chủ động tham gia tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
- Xây dựng mô hình truyền thông số trong chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin về dịch bệnh và hoạt động giám sát đáp ứng giữa các tuyến.
- Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông xử lý các tình huống thông tin y tế bất cập không chính xác. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm bảo vệ, chăm soc, nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đến các nhóm đối tượng nguy cơ (trường học, khu công nghiệp, nhà trọ...).
- Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông đặc thù với từng dịch bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo mùa, các kỳ lễ hội, các sự kiện lớn của tỉnh (đặc biệt là các sự kiện trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”); các chiến dịch truyền thông tuyên truyền phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân và các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch bệnh như Ngày thế giới phòng, chống Sốt rét (25/4), Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết (15/6), Ngày thế giới phòng, chống Viêm gan (28/7), Ngày thế giới phòng, chống Dại (28/9), Ngày thế giới phòng, chống dịch (27/12)…
4. Công tác phối hợp liên ngành
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế với các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; thực hiện đồng bộ các giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 và Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục triển khai hiệu quả kế hoạch tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh và công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; giữa ngành Y tế với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, địa phương tăng cường rà soát, cập nhật dữ liệu tiêm chủng COVID-19 lên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; giữa ngành Y tế với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, bệnh lây truyền từ động vật sang người theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”, phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên,... phối hợp cùng ngành Y tế tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.
V. NỘI DUNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỂM (Phụ lục 4).
Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí phục vụ công tác điều hành phát sinh trong năm 2023 của ngành Y tế; từ nguồn lồng ghép trong kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, chính sách của ngành; từ nguồn huy động tài trợ và từ nguồn UBND tỉnh cấp bổ sung.
1. Sở Y tế
- Chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tham mưu UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế hệ dự phòng trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp phòng chống lây lan, giảm đến mức thấp nhất trong cơ sở điều trị và thực hiện chế độ thông tin dịch bệnh theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đoàn thể xã hội kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, tiếp tục chú trọng dịch COVID-19.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh của các đơn vị; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh khi có tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
- Có trách nhiệm tập hợp, rà soát các đề xuất bổ sung kinh phí phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị y tế trên tinh thần lồng ghép hiệu quả, gửi Sở Tài chính để trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung kinh phí cho các đơn vị thực hiện.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế, dự toán ngân sách của ngành Y tế đã được UBND tỉnh giao năm 2023 và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị và thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch COVID-19, lợi ích và hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch; phối hợp triển khai Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, rà soát dữ liệu tiêm chủng; kịp thời chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm để mọi người dân hiểu và thực hiện; kịp thời đưa các thông tin khuyến cáo của Bộ Y tế, của địa phương trong thời gian xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm chuyển tải thông tin đến người dân về tăng cường trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của người dân đối với cộng đồng.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chỉ đạo Ban quản lý các khu du lịch, Resort, khách sạn hướng dẫn chủ Resort, khách sạn, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, chú ý những khách du lịch đến từ vùng có dịch như: COVID-19, Cúm A (H5N1, H7N9,...), Ebola, Mers-coV, dịch bệnh do vi rút Zika, ... và thông báo cho khách du lịch về các trường hợp sốt, ho không rõ nguyên nhân nên đến cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân.
- Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế, các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong điều kiện bình thường mới tại các khu du lịch, Resort, khách sạn; đảm bảo an toàn cho khách tham quan, du lịch khi tham dự các hoạt động, sự kiện trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”.
- Hướng dẫn tổ chức các lễ hội an toàn, lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, sẵn sàng phương án phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp cùng ngành Y tế trong việc triển khai hiệu quả kế hoạch tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh và kế hoạch tiêm chủng mở rộng; kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện của các cơ sở giáo dục về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường có tổ chức ăn bán trú, nội trú cho học sinh.
- Tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh xâm nhập trong các trường học, đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong các trường học. Chỉ đạo đưa nội dung giáo dục sức khỏe và kiến thức phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, Dại, Sởi, Tay - Chân - Miệng, bệnh Cúm..., vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lông ghép trong các bài học có nội dung phù hợp. Triển khai các hoạt động tìm hiểu kiến thức về một số bệnh thông thường theo mùa và cách phòng tránh trong trường học.
- Tuyên truyền, khuyến khích học sinh và cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng, tiêm vắc xin phòng bệnh. Phát động tất cả các trường học thực hiện các chiến dịch như: Vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, loại bỏ loăng quăng/bọ gậy....
- Chỉ đạo các trường học phối hợp với y tế địa phương tổ chức tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống tại trường học. Lựa chọn thời điểm tuyên truyền về các bệnh truyền nhiễm tại địa phương, đặc biệt lưu ý các bệnh theo mùa, theo tuổi, bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như: COVID-19, Sởi, Cúm...
- Phối hợp với cơ sở y tế, cung cấp kịp thời thông tin về dịch bệnh trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý; chấp hành nghiêm các quy định chuyên môn theo hướng dẫn về phòng, chống dịch của ngành Y tế đối với các dịch bệnh xảy ra trong các trường học.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp cùng ngành Y tế; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như: Bệnh Cúm gia cầm, bệnh Dại ở động vật,…, chỉ đạo các đơn vị thú y phối hợp với ngành Y tế thông báo 2 chiều về tình hình dịch bệnh ở người và động vật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan đến buôn bán động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Tổ chức truyền thông cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh Dại tới sức khỏe và tính mạng của người dân, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc nuôi và quản lý đàn vật nuôi; triển khai tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo.
7. Công an tỉnh
- Phối hợp với ngành Y tế triển khai Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, rà soát dữ liệu tiêm chủng; đảm bảo an ninh, trật tự trong các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ truy vết các trường hợp tiếp xúc gần các trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với ngành Y tế thực hiện việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại các Cảng biển; chia sẻ các thông tin về hành trình nhập cảnh của tàu thuyền với ngành Y tế (qua bộ phận Kiểm dịch Y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), nhất là thông tin hành khách, thuyền viên nhập cảnh từ nước ngoài vào tỉnh Bình Thuận.
9. Đề nghị các sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất một số hoạt động để kịp thời đáp ứng với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị ngành dọc phối hợp cùng ngành Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; đảm bảo kinh phí cho phòng chống dịch bệnh thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông các biện pháp phòng chống dịch bệnh, xử lý nguồn bệnh tại cộng đồng.
- Chỉ đạo, huy động các ban, ngành, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn phối hợp cùng cơ quan y tế triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, dịch bệnh truyền nhiễm, cũng như triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tiêm chủng thường xuyên.
- Chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành Y tế triển khai kế hoạch có hiệu quả.
- Chỉ đạo tuyên truyền để Nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, trong đó có các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Giao Sở Y tế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC VĂN BẢN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 1566/KH-UBND ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh)
- Kế hoạch 915/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND tỉnh về Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2022.
- Kế hoạch số 999/KH-UBND ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh về Triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Kế hoạch số 1519/KH-UBND ngày 20/5/2022 của UBND tỉnh về Thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Kế hoạch số 1831/KH-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh về Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 12 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Kế hoạch số 2022/KH-UBND ngày 28/6/2022 của UBND tỉnh về Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Công văn số 141/UBND-KGVXNV ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trước biến thể mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2.
- Công văn số 463/UBND-KGVXNV ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định số 218/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
- Công văn số 587/UBND-KT ngày 02/3/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh động vật, dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người.
- Công văn số 605/UBND-KGVXNV ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh về việc khẩn trương tiêm vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 714/UBND-KGVXNV ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
- Công văn số 1595/UBND-KGVXNV ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022.
- Công văn số 2294/UBND-KGVXNV ngày 19/7/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.
- Công văn số 2497/UBND-KGVXNV ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 2647/UBND-KGVXNV ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Công văn số 2945/UBND-KGVXNV ngày 07/9/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Thường trực Tỉnh ủy.
- Công văn số 3962/UBND-KGVXNV ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh về việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.
- Công văn số 4316/UBND-KGVXNV ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 18/11/2022 của liên Bộ: Y tế - Giáo dục và Đào tạo.
- Công văn số 1944/VP-KGVXNV ngày 06/5/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết.
- Công văn số 2121/VP-KGVXNV ngày 16/5/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc dịch bệnh viêm gan cấp ở trẻ em.
- Công văn số 2319/VP-KGVXNV ngày 26/5/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.
- Công văn số 2401/VP-KGVXNV ngày 01/6/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
- Công văn số 2885/VP-KGVXNV ngày 29/6/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Công điện số 815/CĐ-BYT ngày 21/6/2022 của Bộ Y tế.
- Công văn số 3293/VP-KGVXNV ngày 26/7/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo số 941/TB-BYT ngày 18/7/2022 của Bộ Y tế.
- Công văn số 3306/VP-KGVXNV ngày 27/7/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Công văn số 3349/VP-KGVXNV ngày 29/7/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Công điện số 665/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 3567/VP-KGVXNV ngày 10/8/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo số 1002/TB-BYT ngày 02/8/2022 của Bộ Y tế.
- Công văn số 4939/VP-KGVXNV ngày 03/11/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.
- Công văn số 4941/VP-KGVXNV ngày 03/11/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ.
- Công văn số 5565/VP-KGVXNV ngày 08/12/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
- Hướng dẫn số 194/HD-BCĐ ngày 19/01/2022 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh về hướng dẫn tạm thời việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.
- Phương án số 600/PA-BCĐ ngày 03/3/2022 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh về triển khai quản lý người mắc COVID-19 tại nhà./.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 1566/KH-UBND ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh)
STT | Năm 2022 | So năm 2021 | Đánh giá | |
| Chỉ tiêu | Thực hiện năm 2022 | ||
1 | Bệnh Tay-Chân-Miệng: - Tỷ lệ mắc: < 101,2/100.000 dân - Tỷ lệ chết/mắc: 0,02% | Bệnh Tay-Chân-Miệng: - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 62,7 - Tỷ lệ chết/mắc: 0,1% | - Tỷ lệ mắc/dân tăng - Tỷ lệ chết/mắc tăng | - Đạt - Không đạt |
2 | Bệnh Sốt xuất huyết: - Khống chế tỷ lệ mắc: ≤ 129/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,09% | Bệnh Sốt xuất huyết: - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 893,9 - Tỷ lệ chết/mắc: 0,05% | - Tỷ lệ mắc/dân tăng - Tỷ lệ chết/mắc tăng | - Không Đạt - Đạt |
% số bệnh nhân nghi Sốt xuất huyết được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh ≥ 7% | 0,02% (2/11.952) |
| Không đạt | |
% số bệnh nhân nghi Sốt xuất huyết được phân lập vi rút ≥ 3% | 4% (479/11.952) |
| Đạt | |
3 | Bệnh Sởi: Không để dịch bệnh lớn xảy ra - Khống chế < 2/100.000 dân | Không có dịch xảy ra - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 0 | Giảm | Đạt |
4 | Cúm A (H5N1): - Khống chế ≤ 0,002/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,001/100.000 dân | Cúm A (H5N1): Không ghi nhận trường hợp mắc | Không ghi nhận trường hợp mắc | Đạt |
5 | Cúm A (H7N9) Khống chế không để dịch xảy ra | Cúm A (H7N9) Không ghi nhận trường hợp mắc | Không ghi nhận trường hợp mắc | Đạt |
6 | Ebola: Khống chế không để dịch xảy ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. | Ebola: Không ghi nhận trường hợp mắc | Không ghi nhận trường hợp mắc | Đạt |
7 | Bệnh Dại: Khống chế không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh dại | Bệnh Dại: Ghi nhận 03 trường hợp tử vong do bệnh dại | Tăng 1 ca | Không đạt |
8 | Bệnh Tả: Khống chế không để dịch xảy ra. | Bệnh Tả: Không ghi nhận trường hợp mắc | Không ghi nhận trường hợp mắc | Đạt |
9 | Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: - Tỷ lệ tiêm vắc xin trong chương trình TCMR đạt ≥ 95% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 80% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Không có dịch bệnh lớn xảy ra. - Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. | Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: - Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong chương trình TCMR đạt 97,06% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ 81,73% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Không có dịch bệnh xảy ra. - Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. | - Tăng - Tăng: 8,59% | Đạt |
10 | Bệnh Sốt rét. - Tỷ lệ mắc/1.000 dân: 0,3 - Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,08%000 - Số lượt người điều trị sốt rét: 5.000 - Lam máu:70.000 - Số lượt người bảo vệ bằng hóa chất: 60.000 - Tử vong: 01 | Bệnh Sốt rét - Tỷ lệ mắc/1.000 dân: 0,0015 | Giảm | Đạt Đạt |
- Tỷ lệ chết/100.000 dân: 00 | Không đạt | |||
- Số lược người điều trị sốt rét: 655 | Giảm | Không đạt | ||
- Lam máu: 67.061 | Tăng 5,22% | Đạt | ||
- Số lượt người bảo vệ bằng hóa chất: 106.719 | Tăng 14,88% |
| ||
Tử vong: 0 |
| Đạt | ||
11 | Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh. | Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh. | Không xảy ra dịch | Đạt |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022 VÀ CHỈ TIÊU NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 1566/KH-UBND ngày 08 /5/2023 của UBND tỉnh)
Kết quả năm 2022 | Chỉ tiêu năm 2023 | |
Chỉ tiêu | Thực hiện | |
1. Bệnh COVID-19 - Không có chỉ tiêu | 1. Bệnh COVID-19 - Số ca mắc: 28.009 ca - Số ca chết:183 - Tỷ lệ chết/mắc: 0,65% | 1. Bệnh COVID-19 - 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bùng phát trong cộng đồng. |
2. Bệnh Sốt xuất huyết: - Khống chế tỷ lệ mắc: ≤ 129/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,09% | 2. Bệnh Sốt xuất huyết: - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 893,9 - Tỷ lệ chết/mắc:0,05% | 2. Bệnh Sốt xuất huyết: - Khống chế tỷ lệ mắc: 129/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,09% |
3. Bệnh Tay-Chân-Miệng: - Tỷ lệ mắc: < 101,2/100.000 dân - Tỷ lệ chết/mắc: 0,02% | 3. Bệnh Tay-Chân-Miệng: - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 62,7 - Tỷ lệ chết/mắc: 0,1% | 3. Bệnh Tay-Chân-Miệng: - Tỷ lệ mắc: < 101,2/100.000 dân - Tỷ lệ chết/mắc: 0,02% |
4. Bệnh Sởi: Không để dịch bệnh lớn xảy ra - Khống chế < 2/100.000 dân | 4. Bệnh Sởi: Không có dịch xảy ra - Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 00 | 4. Bệnh Sởi: Không để dịch bệnh lớn xảy ra - Khống chế < 5/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc |
5. Cúm A (H5N1): - Khống chế ≤ 0,002/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,001/100.000 dân | 5. Cúm A (H5N1): Không ghi nhận trường hợp mắc | 5. Cúm A (H5N1): - Khống chế ≤ 0,002/100.000 dân - Khống chế tỷ lệ chết/mắc: 0,001/100.000 dân |
6. Cúm A (H7N9): Khống chế không để dịch xảy ra | 6. Cúm A (H7N9): Không ghi nhận trường hợp mắc | 6. Cúm A (H7N9): Khống chế không để dịch xảy ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. |
7. Ebola: Khống chế không để dịch xảy ra | 7. Ebola: Không ghi nhận trường hợp mắc | 7. Ebola: Khống chế không để dịch xảy ra. Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. |
8. Bệnh Dại: Khống chế không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh Dại | 8. Bệnh Dại: Ghi nhận 03 trường hợp tử vong do bệnh Dại | 8. Bệnh Dại: Khống chế không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh Dại |
9. Bệnh Tả: - Khống chế không để dịch xảy ra | 9. Bệnh Tả: Không ghi nhận trường hợp mắc | 9. Bệnh Tả: Khống chế không để dịch xảy ra. |
10. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: - Tỷ lệ tiêm vắc xin trong chương trình TCMR đạt ≥ 95% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 80% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Không có dịch bệnh lớn xảy ra. - Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. | 10. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: - Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong chương trình TCMR đạt 97,06% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ 81,73% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Không có dịch bệnh xảy ra. - Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. | 10. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: - Tỷ lệ tiêm vắc xin trong chương trình TCMR đạt ≥ 95% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 80% ở quy mô xã/phường/thị trấn. - Không có dịch bệnh lớn xảy ra. - Duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. |
11. Bệnh Sốt rét. - Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,3 - Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,08%000 - Số lượt người điều trị sốt rét: 5000 - Lam máu: 70.000 - Số lượt người bảo vệ bằng hóa chất: 60.000 - Tử vong: 01 | 11. Bệnh Sốt rét - Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,0015 - Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0 - Số lượt người điều trị sốt rét: 655 - Lam máu: 67.061 - Số lượt người bảo vệ bằng hóa chất: 106.719 - Tử vong: 0 | 11. Bệnh Sốt rét - Tỷ lệ mắc/1000 dân: 0,25 - Tỷ lệ chết/100.000 dân: 0,08%000 - Số lượt người điều trị sốt rét: 3.000 - Lam máu: 50.000 - Số lượt người bảo vệ bằng hóa chất: 60.000 - Tử vong: 01 |
12. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh. | 12. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh. | 12. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh. |
CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 1566/KH-UBND ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh)
Stt | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng dự kiến | Ghi chú |
Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm |
|
|
| |
1 | Áp phích | Tờ | 3.000 | |
2 | Tờ bướm | Tờ | 40.000 | |
3 | Băng rôn | Cái | 410 | |
4 | Pa nô | Cái | 4 | |
5 | Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn (tuyến xã):124 xã x 40 lần/xã | Lần | 4.960 | |
6 | Thông điệp phát thanh (viết kịch bản và ghi âm ) | Thông điệp | 10 | |
7 | Tuyên truyền lưu động | Đợt | 40 | |
8 | Truyền thông trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh |
|
| |
- | Xây dựng Chuyên mục phát thanh | Chuyên mục | 5 | |
- | Phát sóng phát thanh | Lần | 20 | |
- | Xây dựng Chuyên mục truyền hình | Chuyên mục | 5 | |
- | Phát sóng truyền hình | Lần | 20 | |
- | Phát sóng thông điệp truyền hình (do Bộ Y tế cấp File hình) | Lần | 50 | |
9 | Trên Báo Bình Thuận | Bài | 30 | |
|
|
| ||
I | Phòng, chống dịch COVID-19 |
|
|
|
1 | Chế độ phụ cấp chống dịch |
|
|
|
- | Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tích mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm vi rút SASR-CoV-2; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc COVID-19 | Lượt | 1.500 |
|
- | Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm vi rút SASR-CoV-2 | Lượt | 1.200 |
|
- | Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở cách ly y tế tập trung, khu dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền. | Lượt | 1.200 |
|
- | Thường trực phòng, chống dịch COVID-19: |
|
|
|
Người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ | Lượt | 2.700 |
| |
Phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch. | Lượt | 600 |
| |
2 | Hóa chất, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch |
|
|
|
- | Chloramine B | Kg | 2.000 |
|
- | Găng tay y tế | Đôi | 15.000 |
|
- | Khẩu trang N95 | Cái | 15.000 |
|
- | Ủng cao su | Đôi | 50 |
|
- | Trang phục chống dịch | Bộ | 15.000 |
|
- | Găng tay cao su | Đôi | 100 |
|
- | Tấm chắn | Cái | 15.000 |
|
- | Mặt nạ 3M | Cái | 100 |
|
- | Cồn 70o | Lít | 5.000 |
|
- | Bộ Test nhanh | Bộ | 20.000 |
|
- | Nước súc miệng | Chai | 1.000 |
|
3 | Tập huấn (tỉnh, huyện, xã) | Lớp | 24 |
|
4 | Các hoạt động khác |
|
|
|
- | Hoạt động kiểm tra, giám sát | Ngày | 120 |
|
- | Xăng xe công tác | Lít | 3.500 |
|
- | Xăng vận hành máy phun hóa chất | Lít | 8.000 |
|
II | Phòng chống Sốt xuất huyết |
|
|
|
1 | Hoạt động xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết | Ổ dịch | 500 |
|
- | Công phun hóa chất xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết | Công | 4.000 |
|
- | Giám sát dịch tễ, hỗ trợ kỹ thuật | Ngày | 8.000 |
|
- | Dẫn đường phun hóa chất xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết | Công | 2.000 |
|
2 | Hoạt động xử lý dịch Sốt xuất huyết diện rộng | Xã | 30 |
|
- | Công phun hóa chất xử lý dịch Sốt xuất huyết diện rộng | Công | 1.500 |
|
- | Giám sát dịch tễ | Ngày | 1.230 |
|
- | Dẫn đường phun hóa chất xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết | Công | 750 |
|
3 | Hoạt động diệt lăng quăng phòng chống dịch Sốt xuất huyết | Công | 3.000 |
|
4 | Hoạt động phòng chống dịch Sốt xuất huyết thường quy |
|
|
|
- | Giám sát véc tơ truyền bệnh Sốt xuất huyết định kỳ | Công | 1.344 |
|
- | Giám sát dịch tễ chủ động phòng chống dịch Sốt xuất huyết tuyến tỉnh | Công | 480 |
|
- | Dẫn đường điều tra, giám sát | Công | 90 |
|
- | Xét nghiệm định loại véc tơ | Mẫu | 2.000 |
|
- | Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Sốt xuất huyết | Mẫu | 700 |
|
- | Xét nghiệm xác định độ nhạy cảm của hóa chất với muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết | Mẫu | 10 |
|
- | Đào tạo, tập huấn | Lớp | 01 |
|
5 | Các Hoạt động khác |
|
|
|
- | Sửa chữa, bảo trì máy phun | Máy | 12 |
|
- | Mua bình ắc quy | Cái | 02 |
|
- | Mua hóa chất | Lít | 800 |
|
- | Xăng xe công tác | Lít | 3.200 |
|
- | Xăng vận hành máy phun hóa chất | Lít | 6.240 |
|
III | Phòng chống Sốt rét |
|
|
|
1 | Giám sát các hoạt động phòng, chống Sốt rét tuyến tỉnh |
|
|
|
- | Hoạt động giám sát, điều tra ca bệnh, ổ bệnh, các điểm nóng Sốt rét tại huyện trọng điểm | Ngày | 160 |
|
- | Hoạt động giám sát, điều tra ca bệnh, ổ bệnh đột xuất tại các xã có ghi nhận ca bệnh Sốt rét (10 ổ bệnh) | Ngày | 200 |
|
- | Hoạt động giám sát nâng cao năng lực điểm kính hiển vi tuyến tỉnh | Ngày | 648 |
|
- | Hoạt động điều tra côn trùng, xét nghiệm để định loại véc tơ, thử nhạy cảm với hóa chất diệt muỗi đối với muỗi Sốt rét | Điểm | 5 |
|
- | Hoạt động điều tra côn trùng | Ngày | 125 |
|
- | Xét nghiệm xác định độ nhạy cảm với hóa chất và hiệu lực diệt muỗi của từng loại hóa chất | Mẫu | 5 |
|
- | Xét nghiệm để định loại véc tơ truyền bệnh Sốt rét | Mẫu | 2.000 |
|
- | Công dẫn đường điều tra, giám sát | Công | 10 |
|
- | Công làm mồi và bắt muỗi Sốt rét ban đêm | Công | 140 |
|
2 | Hoạt động giám sát, điều tra ca bệnh, ổ bệnh, các điểm nóng tại huyện trọng điểm (tuyến huyện) | Lượt | 224 |
|
3 | Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến huyện, xã | Lớp | 2 |
|
4 | Tham gia hội thảo, tập huấn do tuyến trên tổ chức | Lớp | 3 |
|
5 | Hoạt động phun, tẩm màn bằng hóa chất phòng chống Sốt rét tại các huyện trọng điểm | Dân số | 60.000 |
|
- | Công hóa chất phòng chống Sốt rét tại các huyện trọng điểm | Công | 200 |
|
- | Công tẩm màn bằng hóa chất phòng chống Sốt rét tại các huyện trọng điểm | Công | 833 |
|
- | Giám sát chiến dịch phun, tẩm màn bằng hóa chất phòng, chống Sốt rét tại huyện trọng điểm | Ngày | 52 |
|
6 | Xăng xe công tác | Lít | 2.500 |
|
7 | Thuốc, vật tư, hóa chất |
|
|
|
- | Thuốc Artesunat 60 mg | Lọ | 50 |
|
- | Thuốc Primaquin 13,2 mg | Viên | 1.500 |
|
- | Thuốc Chloquin 250 mg | Viên | 1.000 |
|
- | Thuốc Pyramax | Viên | 500 |
|
- | Hóa chất phun và tẩm mùng phòng chống sốt rét (Alpha-cypermethrin 10SC) | Lít | 150 |
|
- | Hóa chất Giêm sa | Chai | 20 |
|
- | Dầu soi bạch hương | Chai | 10 |
|
IV | Phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác: Cúm A/H5N1, H7N9, Tay chân miệng, Sởi-Rubella, Bạch hầu, Dại… |
|
|
|
1 | Chế độ phụ cấp chống dịch |
|
|
|
- | Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch, Người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tích mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm, người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, người làm nhiệm vụ phun khử trùng diệt khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở cách ly y tế tập trung, khu dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền. | Lượt | 1.200 |
|
2 | Thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch |
|
|
|
- | Chloramine B | Kg | 500 |
|
- | Găng tay y tế | Đôi | 1.000 |
|
- | Khẩu trang N95 | Cái | 1.000 |
|
- | Ủng cao su | Đôi | 30 |
|
- | Trang phục chống dịch | Bộ | 1.000 |
|
- | Găng tay cao su | Đôi | 100 |
|
- | Tấm chắn | Cái | 300 |
|
- | Mặt nạ 3M | Cái | 100 |
|
- | Cồn 70o | Lít | 500 |
|
- | Xà phòng | Cục | 1000 |
|
- | Nước súc miệng | Chai | 1000 |
|
- | Thuốc Tamiflu 7,5mg | Viên | 3.000 |
|
3 | Tập huấn (tỉnh, huyện, xã) | Lớp | 6 |
|
4 | Các hoạt động khác |
|
|
|
- | Hoạt động giám sát | Ngày | 50 |
|
- | Xăng xe công tác | Lít | 500 |
|
- | Xăng vận hành máy phun hóa chất | Lít | 800 |
|
File gốc của Kế hoạch 1566/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2023 đang được cập nhật.
Kế hoạch 1566/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Bình Thuận năm 2023
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Số hiệu | 1566/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Minh |
Ngày ban hành | 2023-05-08 |
Ngày hiệu lực | 2023-05-08 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |