ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/KH-UBND | Sơn La, ngày 15 tháng 01 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Thực hiện nghiêm túc Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người thi hành công vụ, các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, làm giảm vi phạm pháp luật;
2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xem xét, đánh giá thực trạng, tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, toàn diện hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Rà soát, theo dõi tình hình áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung;
1.2. Phân công thực hiện
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
- Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ đạo cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chuyên ngành;
- Tổ chức 01 Hội nghị tập huấn chuyên sâu Nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn.
- Sở Tư pháp chủ trì, nghiên cứu, biên soạn tài liệu hoặc thu thập, tổng hợp các tài liệu đã phát hành phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; tuyên truyền phổ biến các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm;
2.3. Thời gian thực hiện: Quý II năm 2020.
3.1. Nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Thành phần Đoàn kiểm tra
b) Nội dung, phương thức, cách thức, đơn vị được kiểm tra
- Đối với các cơ quan, đơn vị; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố không thuộc đối tượng kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, tiến hành tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp.
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại UBND huyện và Đội quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.
d) Phân công thực hiện
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3.2. Nội dung công tác phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Các sở, ban, ngành; cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Phân công thực hiện
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4. Đề xuất, kiến nghị, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn
Tiến hành rà soát, báo cáo cụ thể về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương. Trên cơ sở đó xác định rõ vấn đề nào thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền cấp trên, vấn đề nào thuộc trách nhiệm giải quyết của đơn vị, địa phương; khẩn trương đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ động đưa ra các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật.
Các sở, ban, ngành; các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện rà soát, báo cáo kết quả về Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
5. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
5.3. Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
6.1. Nội dung
- Thời gian hoàn thành:
+ Báo cáo năm: Trước ngày 15/12/2020.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo kết quả chung của tỉnh về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh;
Việc triển khai thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BTP ngày 30/12/2016 của Bộ Tư pháp quy định cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin và khai thác, sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
III. KINH PHÍ
2. Kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính do ngân sách nhà nước đảm bảo.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chủ trì thực hiện Kế hoạch này và hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện;
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các cơ quan, tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình và báo cáo kết quả về Sở Tư pháp. Phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo và chuẩn bị báo cáo theo Kế hoạch của Đoàn Kiểm tra liên ngành;
3. Đối với các cơ quan tổ chức khác liên quan
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục QLXLVPHC&TDTHPL-BTP;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban CĐCCTP Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC, Hằng (40b).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
File gốc của Kế hoạch 12/KH-UBND về thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 12/KH-UBND về thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Số hiệu | 12/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành | 2020-01-15 |
Ngày hiệu lực | 2020-01-15 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng |