THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 37/TTr-BVHTTDL ngày 13 tháng 3 năm 2023,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch
a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích 35,2 ha, gồm:
- Toàn bộ khu vực di tích được xác định trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung cải tạo và mở rộng thị trấn Ba Tri đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt.
- Khu vực nhà ở cũ của gia đình tại trung tâm thị trấn Ba Tri, nơi Nguyễn Đình Chiểu sinh sống, làm thuốc, sáng tác thơ văn, viết sách thuốc và dạy học.
- Các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại huyện Ba Tri, gồm chùa Long Phước, công viên thị trấn Ba Tri, chợ Ba Tri, chùa, nhà thờ Ba Tri, Thánh thất Cao Đài, thất thủ Võ Miếu...; trên tuyến du lịch văn hóa tâm linh.
b) Quy mô và ranh giới lập quy hoạch
Quy mô lập quy hoạch có tổng diện tích khoảng 4,2 ha, bao gồm:
- Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức theo quy hoạch chung cải tạo và mở rộng thị trấn Ba Tri, có ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp đường nội bộ quy hoạch với khu vực công viên cây xanh và một số hộ dân; phía Nam giáp đường Huỳnh Văn Anh dẫn vào trung tâm thị trấn Ba Tri; phía Đông giáp đường nội bộ quy hoạch với khu dân cư mật độ thấp và phía Tây giáp đường Huỳnh Văn Anh (mở rộng).
- Khu vực nhà ở cũ của gia đình Nguyễn Đình Chiểu tại thị trấn Ba Tri, có ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp khu vực dân cư (Khu phố 2) và phía Đông giáp đường Nguyễn Đình Chiểu.
Quy mô, vị trí và ranh giới được thể hiện trong bản đồ Xác định phạm vi quy hoạch thuộc Hồ sơ Nhiệm vụ lập Quy hoạch và được xác định cụ thể tại bước lập quy hoạch.
2. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch
a) Toàn bộ không gian kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật khu vực di tích, bao gồm: khu vực Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu và khu vực mở rộng liền kề di tích; khu vực nhà ở cũ nơi Nguyễn Đình Chiểu dạy học, sáng tác thơ văn, làm thuốc chữa bệnh và sinh sống đến cuối đời.
b) Toàn bộ không gian cảnh quan, môi trường, điều kiện tự nhiên và đô thị khu vực nghiên cứu lập quy hoạch; các yếu tố về môi trường, tình hình sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
c) Đặc trưng văn hóa địa phương: vùng văn hóa, các đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng, những giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng trong khu vực di tích.
d) Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa trong khu vực và vùng phụ cận có mối liên hệ với việc tổ chức lễ hội, các ngày lễ kỷ niệm tại di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.
đ) Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; các đồ án quy hoạch khác, các dự án liên quan đang triển khai hoặc chuẩn bị đầu tư trong khu vực các điểm, sự kiện lịch sử liên quan đến Nguyễn Đình Chiểu.
3. Mục tiêu lập quy hoạch
a) Nhận diện đầy đủ giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý; tạo lập khung pháp lý, chính sách thu hút nguồn lực để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
b) Bảo vệ, gìn giữ lâu dài Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu và các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa - lịch sử, gắn với phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
c) Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu trở thành điểm tham quan về nguồn, địa chỉ văn hóa và du lịch hấp dẫn của quốc gia; khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của khu vực gắn với phát triển du lịch văn hóa bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương; đẩy mạnh quảng bá điểm đến về nguồn gắn với hình tượng “danh nhân, nhà thơ, ông đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu” trong lòng nhân dân Nam Bộ.
d) Hoàn chỉnh ranh giới, phạm vi cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu di tích, khu dân cư lân cận, khu vực bảo vệ môi trường. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn, phát huy giá trị di tích; bảo đảm kết nối hài hòa, đồng bộ với cảnh quan, môi trường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh.
đ) Định hướng kế hoạch, lộ trình và nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu và các khu vực phụ cận phù hợp với quy hoạch được duyệt.
e) Làm căn cứ pháp lý để quản lý và bảo vệ các điểm di tích; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; xây dựng các quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc, cảnh quan di tích và các khu vực liền kề di tích, phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy hoạch khác có liên quan.
4. Nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch
a) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích
- Khảo sát, điều tra, sưu tầm tư liệu về di tích; đánh giá vai trò của di tích trong mối liên hệ vùng.
- Khảo sát, đánh giá tình trạng bảo tồn, tình trạng kỹ thuật của di tích.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn, đầu tư và phát huy giá trị di tích; tác động của các chương trình, quy hoạch, dự án thuộc các lĩnh vực khác có ảnh hưởng tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; sự tham gia của cộng đồng trong công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
b) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát khu vực lập quy hoạch
- Đánh giá, phân tích vai trò, mối liên hệ của di tích với các di tích, công trình văn hóa, địa điểm du lịch khác trong khu vực để phát triển sản phẩm và kết nối các tuyến du lịch về nguồn, du lịch văn hóa.
- Khảo sát, đánh giá hạ tầng kinh tế - xã hội, dân cư và phát triển đô thị, môi trường của khu vực, nhận diện những vấn đề đặt ra giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
- Khảo sát, đánh giá cảnh quan, môi trường, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng địa phương.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, vị trí, ranh giới dự kiến cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện công tác tu bổ, phục hồi di tích và cơ sở hạ tầng khu vực di tích; đánh giá hiện trạng kiến trúc, công trình xây dựng trong khu vực nghiên cứu.
- Rà soát chủ trương, chính sách, các quy hoạch, dự án đang triển khai có tác động đến việc thực hiện quy hoạch di tích; các nội dung kế thừa, điều chỉnh các quy hoạch đã và đang thực hiện trong phạm vi quy hoạch di tích; xác định những vấn đề cần giải quyết, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Xác định những vấn đề cần giải quyết đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, các vấn đề trọng tâm cần ưu tiên.
- Xác định phạm vi cần khảo sát, đo đạc các bản đồ địa hình (tỷ lệ 1:2000 và 1:500 theo yêu cầu lập quy hoạch).
- Xác định các chỉ tiêu thống kê làm cơ sở đánh giá, phân tích, dự báo các chỉ tiêu, định hướng phát triển.
c) Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích: Nhận diện các yếu tố cấu thành di tích; giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị tư liệu - giáo dục, giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái...; đánh giá khả năng khai thác, phát huy giá trị di tích.
d) Xác định quan điểm, mục tiêu của quy hoạch di tích
- Xác định quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phát triển du lịch di sản văn hóa, du lịch về nguồn, gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của quy hoạch.
đ) Xác định các chỉ tiêu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương. Đánh giá phát triển du lịch toàn khu vực, hiệu quả hoạt động du lịch và các hoạt động văn hóa, du lịch về nguồn khác tại di tích; xác định tiềm năng phát triển du lịch của địa phương và của di tích.
e) Đề xuất định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích
- Đề xuất các định hướng quy hoạch di tích dựa trên tư liệu và kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng các điểm di tích, điểm sự kiện lịch sử; đề xuất bổ sung các điểm di tích, sưu tầm bổ sung tư liệu, hiện vật; lập danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ tương ứng từng điểm; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
- Xác định ranh giới các khu vực bảo vệ từng điểm di tích, kiến nghị điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích, khu vực bảo vệ cảnh quan tự nhiên, khu vực quản lý xây dựng (vùng đệm) đối với từng điểm di tích.
- Định hướng phân khu chức năng: khu vực bảo tồn, khu vực vùng đệm cảnh quan (nếu có), khu vực phát triển du lịch, dịch vụ; đề xuất vùng kiểm soát phát triển (độ cao công trình, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu sử dụng...).
- Dự báo tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong khu vực quy hoạch di tích; đánh giá và xác định các nguy cơ thiên tai trên địa bàn, đề xuất các giải pháp quy hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Đề xuất giải pháp phát huy giá trị di tích phù hợp, chú ý tích hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của huyện Ba Tri, của tỉnh Bến Tre và của vùng Nam Bộ (liên tỉnh).
g) Đề xuất định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng công trình mới: Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan; các chỉ tiêu về sử dụng đất, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng; định hướng cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch; định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch địa phương; định hướng xây dựng công trình mới, kiểu dáng, hình thức, vật liệu sử dụng...
h) Đề xuất định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch
- Xác định tiềm năng, thế mạnh của di tích để phát triển du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng.
- Định hướng tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, tuyến du lịch kết nối di tích với các địa điểm du lịch trọng điểm khác của địa phương.
- Định hướng nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến di tích, tạo cơ sở khoa học để bảo tồn, quản lý di tích và phát triển, quảng bá các sản phẩm du lịch bằng các hình thức phù hợp với yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0.
i) Đánh giá tác động môi trường
- Dự báo tác động môi trường, đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong khu vực quy hoạch.
- Đánh giá và xác định các nguy cơ thiên tai trên địa bàn, đề xuất các giải pháp quy hoạch giảm thiểu, không làm tăng nguy cơ thiên tai.
k) Kế hoạch thực hiện quy hoạch di tích
- Thời kỳ và tầm nhìn của quy hoạch: Thời kỳ quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xác định yêu cầu, tiêu chí lựa chọn danh mục các dự án đầu tư. Xác định danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng các nguồn huy động hợp pháp khác bảo đảm phù hợp khả năng cân đối ngân sách địa phương và ngân sách trung ương cho từng giai đoạn.
- Xác định danh mục các nhóm dự án thành phần, phân kỳ đầu tư, thứ tự ưu tiên và nguồn vốn đầu tư phù hợp với từng thời kỳ quy hoạch. Nếu quy hoạch lồng ghép với các đồ án chuyên ngành khác có liên quan, cần cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đảm bảo tính khả thi cho các dự án thành phần, thống nhất về quản lý xây dựng đô thị và nông thôn.
- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch, bao gồm: Giải pháp về quản lý quy hoạch, giải pháp về huy động nguồn lực bảo vệ di tích, giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý, bảo vệ và khai thác di tích...
- Xác định kế hoạch cắm mốc giới, giải phóng mặt bằng và kế hoạch triển khai quy hoạch di tích để sớm đưa công trình vào khai thác phát huy.
5. Hồ sơ sản phẩm quy hoạch và tổ chức thực hiện
a) Hình thức, quy cách thể hiện bản đồ, bản vẽ, thành phần hồ sơ sản phẩm quy hoạch bảo đảm tuân thủ theo quy định tại Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cụ thể:
- Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch; Tờ trình phê duyệt quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
- Hệ thống bản đồ, bản vẽ, bao gồm:
+ Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với các di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, tỷ lệ 1:5000;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt, tỷ lệ 1:2000; khu vực lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1:500;
+ Bản đồ xác định các khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích (nếu có), tỷ lệ 1:2000;
+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng, phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích, tỷ lệ 1:2000;
+ Bản đồ định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới, tỷ lệ 1:2000; khu vực lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1:500;
+ Các bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1:2000; khu vực lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1.500;
+ Bản đồ đánh giá tiềm năng du lịch, bản đồ định hướng các khu, tuyến, điểm du lịch;
+ Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược;
+ Các bản vẽ mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh khu vực trọng tâm, trọng điểm (tỷ lệ thích hợp).
- Bản chụp các văn bản liên quan kèm theo, gồm: Ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng dân cư tại khu vực lập quy hoạch; Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch; tờ trình phê duyệt, dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch và các văn bản khác có liên quan.
- Hồ sơ lưu trữ đồ án quy hoạch theo quy định của pháp luật về lưu trữ (bao gồm định dạng điện tử đối với các thành phần hồ sơ nêu trên).
b) Tổ chức thực hiện:
- Tiến độ: Thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng, kể từ ngày Nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
- Trách nhiệm:
+ Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;
+ Cơ quan chủ trì thẩm định và trình phê duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre;
+ Đơn vị, tổ chức tư vấn: Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 330/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu đang được cập nhật.
Quyết định 330/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 330/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành | 2023-03-31 |
Ngày hiệu lực | 2023-03-31 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |