ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 167/KH-UBND | Hưng Yên, ngày 14 tháng 10 năm 2022 |
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án "Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030"
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nội dung Đề án "Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030" theo Quyết định số 1384/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh Hưng Yên;
- Đẩy mạnh các hoạt động chứng nhận cho một số cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đạt các tiêu chuẩn: HACCP, ISO, GMP, hữu cơ, GlobalGAP, VietGAP;
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn, kết nối các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản; tạo mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh; hình thành thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo chất lượng, ATTP sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tích cực triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn nhất là chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung từ nay đến năm 2030;
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động triển khai Kế hoạch này theo chức năng nhiệm vụ được giao;
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát hậu kiểm chất lượng các chỉ tiêu về ATTP vi phạm năm sau giảm so với năm trước và tiếp tục kiểm soát tốt trong các năm tiếp theo.
- 100% tổ chức, hộ các thể thuộc diện phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc kí cam kết tuân thủ quy định về ATTP.
- Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ.
II. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Kế hoạch dự kiến thực hiện đến năm 2030
- 100% cán bộ, công chức tham mưu về lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP của tỉnh, huyện, xã được đào tạo tập huấn các quy định về sản phẩm, ATTP;
- 100% hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề, trang trại, gia trại, các chủ thể OCOP.... được tập huấn quy định về ATTP;
- 100% các sản phẩm đặc sản chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm sản xuất theo chuỗi của các HTX, tổ hợp tác, trang trại, làng nghề, sản phẩm cấp mã xuất khẩu, sản phẩm tại các đơn vị chuyên kinh doanh... được lấy mẫu sản phẩm đánh giá chất lượng, tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, ATTP;
- Đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm cho 08-10 đơn vị (từ 01-02 đơn vị/năm);
- Phấn đấu hàng năm tăng 10% diện tích, cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP theo hướng hữu cơ, HACCP, ISO, GMP, (hoặc tương đương).
2.1. Tiếp tục vận hành, nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, cơ sở dữ liệu sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thống kê về tình hình cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp thông tin, báo cáo về hệ thống cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Tiếp tục cập nhật thông tin, duy trì cơ sở dữ liệu, cơ sở sản xuất thực phẩm trên hệ thống truy xuất sản phẩm nông lâm thủy sản hy.check.net.vn.
2.2. Truyền thông, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn lực quản lý, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
- Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, công chức của tỉnh, huyện/thị xã/thành phố, cấp xã về các nghiệp vụ (thẩm định, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính,....) trong quản lý nhà nước về ATTP.
- Đào tạo, hướng dẫn cho hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, làng nghề, các chủ thể OCOP.... các quy định về ATTP sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng ATTP.
- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, ATTP tiên tiến; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định tiêu thụ trong nước, các thị trường xuất khẩu.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông của trung ương, địa phương xây dựng các tin bài tuyên truyền và quảng bá các mô hình, điển hình tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có chất lượng, an toàn. Đồng thời thông tin đơn vị không đảm bảo ATTP nhằm răn đe, cảnh báo, cảnh cáo cơ sở vi phạm.
2.3. Xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn được đánh giá chứng nhận; xúc tiến thương mại nông sản, xây dựng thương hiệu sản phẩm
- Xây dựng, phát triển một số chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản an toàn đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GlobGAP, các cơ sở đạt ISO, HACCP, GMP, SSOP.
- Tư vấn hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, tự công bố chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thiết bị kiểm soát vùng nuôi trồng/sơ chế/chế biến sản phẩm, đa dạng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản cho sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh.
- Tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, giao thương sản phẩm; xây dựng các thương hiệu sản phẩm bao bì nhãn nhận diện sản phẩm; truyền thông quảng bá sản phẩm.
2.4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản
- Triển khai Chương trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP, theo hướng hữu cơ, hữu cơ; Chương trình thực hành vệ sinh tốt, xác định điểm tới hạn gây mất an toàn thực phẩm GMP, ISO, SSOP, HACCP, (hoặc tương đương).
- Hoạt động nâng cao năng lực đánh giá, hậu kiểm, giám sát chất lượng đối với các sản phẩm đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm của các chuỗi hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, làng nghề, sản phẩm cấp mã xuất khẩu, sản phẩm tại các đơn vị chuyên kinh doanh tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo ATTP nông lâm thủy sản, cập nhật cơ sở dữ liệu trên hệ thống truy xuất nguồn gốc hy.check.net.vn của tỉnh.
3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
3.1. Tổng hợp, thống kê thực trạng sản xuất, chế biến kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với các địa phương, cơ quan chuyên môn, đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản cập nhật thông tin, duy trì cơ sở dữ liệu về sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên hệ thống truy xuất sản phẩm nông lâm thủy sản hy.check.net.vn.
3.2. Đào tạo, tập huấn, truyền thông về an toàn thực phẩm
- Tổ chức tập huấn theo nhóm đối tượng theo phân công, phân cấp về ATTP được quy định tại Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 22/8/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phối hợp với các Viện, trường Đại học, các cơ quan chuyên ngành đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ sau thu hoạch; phối hợp với các tổ chức chứng nhận được chỉ định triển khai tập huấn phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm nhóm sản phẩm lưu thông trong nước và thị trường xuất khẩu.
- Phối hợp với cơ quan truyền thông của tỉnh, các mô hình xây dựng các tin bài, các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo ATTP.
3.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất ban đầu, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các trường Đại học, các tổ chức tiếp nhận, ứng dụng các quy trình công nghệ trong sơ chế, bảo quản, chế biến nhằm đa dạng sản phẩm nông lâm thủy sản có chất lượng, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm nông lâm thủy sản hỗ trợ sản xuất; chuyển giao công nghệ, sơ chế, chế biến tạo ra sản phẩm mới nhằm đa dạng sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Phối hợp cùng với đơn vị sản xuất đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sử dụng trong sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh đáp ứng điều kiện trang thiết bị sản xuất ra sản phẩm an toàn đạt hiệu quả.
3.4. Quản lý chất lượng, đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản
- Phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện tư vấn xây dựng các chương trình quản lý chất lượng, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GloblaGAP; GMP, ISO, SSOP, HACCP (hoặc tương đương); công bố chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng.
- Xác định các chỉ tiêu về ATTP theo nhóm ngành hàng, mùa vụ, sản phẩm lưu thông, sản phẩm đặc sản ... hậu kiểm, giám sát chất lượng mẫu phẩm; đánh giá điều kiện, nguy cơ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về ATTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực thi công vụ.
- Công khai kết quả, cơ sở không thực hiện cam kết sản xuất an toàn, thông tin kịp thời, đầy đủ; truy xuất, xử lý sự cố mất ATTP.
- Tham mưu chấm điểm, đánh giá và tuyên dương các địa phương làm tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và ATTP theo Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3.5. Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản nông lâm thủy sản
- Tiếp tục triển khai chương trình phối hợp đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản kết nối, giao thương giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Hưng Yên và các tỉnh thành khác.
- Phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức các hội nghị giới thiệu sản phẩm; tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối sản xuất - tiêu thụ - quảng bá nông sản thực phẩm an toàn do các Bộ, ngành, địa phương tổ chức.
- Hỗ trợ, hướng dẫn người dân, đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tổ chức truyền thông quảng bá, kết nối và xúc tiến thương mại sản phẩm trong nước và ngoài nước.
3.6. Cơ chế chính sách và nguồn ngân sách
3.6.1. Cơ chế của Trung ương
- Căn cứ các Nghị định của Chính Phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ; số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2019 về Khuyến nông;
- Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 01/QĐ-TTg ngày 01/01/2018 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; số 417/QĐ-TTg ngày 22/03/2021 về phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030; số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 về phê duyệt đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030; số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 về phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 và các văn bản liên quan khác.
- Căn cứ các Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16/01/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 18/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn; số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 ban hành quy định thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 về sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); số 245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16/01/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các quyết định, thông tư khác có liên quan đến sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: Số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;...vv và các văn bản hiện hành khác.
3.6.2. Cơ chế của tỉnh
- Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 về Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06/10/2016 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; số 319/NQ-HĐND ngày 13/10/2020 về việc hỗ trợ một số nội dung sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và các văn bản liên quan khác.
- Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân dân tỉnh: Số 25/2015/QĐ-UBND, ngày 24/12/2015 về ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hưng Yên; số 1188/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; số 2631/QĐ-UBND ngày 12/11/2020 về việc tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025; số 2917/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về việc phê duyệt Đề án “Duy trì và phát triển Hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025” và các đề án, chương trình khác.
3.6.3. Nguồn vốn
a) Ngân sách tỉnh
- Từ các nguồn vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tại Quyết định: Số 2631/QĐ-UBND ngày 12/11/2020 về việc tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025; số 2917/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về việc phê duyệt Đề án “Duy trì và phát triển Hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025”.
- Nguồn ngân sách thường xuyên hàng năm để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về quản lý chất lượng ATTP của ngành nông nghiệp đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch này.
b) Ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác
- Từ nguồn ngân sách thường xuyên hàng năm cấp huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện quản lý theo phân công, phân cấp đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Nguồn vốn đầu tư công, vốn góp của doanh nghiệp, nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong sản xuất, kinh doanh để ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo tập huấn, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
- Chỉ đạo giao Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản là đơn vị tham mưu triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này.
- Kiểm tra, đánh giá, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch này; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kinh phí theo quy định.
4. Sở Y tế, Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện công tác ATTP trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP theo lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nội dung của Kế hoạch này.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản của địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này tại địa phương.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, khu sơ chế và kho bảo quản nông sản trên địa bàn gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý theo quy định.
- Vận động, hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nông nghiệp, góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo chất lượng ATTP phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Tăng cường xây dựng, phát triển các vùng, mô hình sản xuất thực phẩm an toàn gắn với các địa phương, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các địa phương, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) tổng hợp, báo cáo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 167/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 167/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Số hiệu | 167/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Hùng Nam |
Ngày ban hành | 2022-10-14 |
Ngày hiệu lực | 2022-10-14 |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng |