\r\n THỦ\r\n TƯỚNG CHÍNH PHỦ | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 1090/QĐ-TTg \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày\r\n19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính\r\nphủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg\r\nngày 01 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển\r\nthủy sản Việt Nam đến\r\nnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông\r\nnghiệp và Phát triển nông thôn.
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai\r\nthác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (sau\r\nđây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản\r\ntrên cơ sở hình thành chuỗi giá trị khai thác thủy sản; thu hút đầu tư phát triển\r\nkhai thác thủy sản; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình\r\nthức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng\r\ndụng khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để cơ giới hóa, hiện đại hóa hoạt động\r\nkhai thác, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu\r\nquả khai thác. Tăng cường xúc tiến hợp tác khai thác viễn dương và tổ chức đưa\r\nngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước.
\r\n\r\n2. Phát triển khai thác thủy sản bền\r\nvững trên cơ sở giảm dần về cường lực và tổng sản lượng khai thác phù hợp với tổng\r\nsản lượng cho phép khai thác tối đa và cường lực khai thác bền vững; cơ cấu lại\r\nđội tàu theo nghề khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi\r\nthủy sản theo từng ngư trường; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số\r\ntrong công tác quản lý hoạt động của tàu cá trên biển; đảm bảo an toàn cao nhất\r\nvà giảm thiểu thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; duy\r\ntrì sự hiện diện thường xuyên của tàu cá và ngư dân trên các ngư trường khai\r\nthác, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các các\r\nvùng biển, đảo của Tổ quốc.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhát triển bền vững ngành khai thác\r\nthủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn\r\nlợi thủy sản; sản xuất an toàn, hiệu quả kinh tế cao, nâng\r\ncao đời sống ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập,\r\nchủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Đến năm 2025
\r\n\r\n- Cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép\r\nkhai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; xác định sản lượng cho phép khai\r\nthác theo loài đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương.
\r\n\r\n- 100% các tỉnh, thành phố ven biển\r\nxác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi\r\nquản lý.
\r\n\r\n- 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp\r\nđặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và được cung cấp bản tin dự báo\r\nngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.
\r\n\r\n- Các địa phương xây dựng được ít nhất\r\n03 mô hình, dự án thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: (i) Chợ đầu\r\nmối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng,\r\nkhu vực; (ii) Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ\r\nhải sản; (iii) Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du\r\nlịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống\r\nven biển.
\r\n\r\n- Thực hiện giám sát 100% sản lượng\r\nthủy sản khai thác và nguyên liệu hải sản nhập khẩu.
\r\n\r\n- 100% tàu cá được kiểm tra cấp Giấy\r\nchứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
\r\n\r\n- Hoàn thiện và cập nhật, khai thác\r\nvà quản lý hiệu quả Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) trên toàn quốc;\r\nxây dựng và triển khai mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.
\r\n\r\nb) Đến năm 2030
\r\n\r\n- Có cơ cấu đội tàu, nghề khai thác\r\nvà tổng sản lượng thủy sản khai thác phát triển phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ và\r\nKhai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn\r\nđến năm 2050.
\r\n\r\n- Có tàu cá đi\r\nkhai thác viễn dương và khai thác hợp pháp tại vùng biển của các quốc gia, vùng\r\nlãnh thổ theo thỏa thuận hợp tác nghề cá.
\r\n\r\n- Tàu cá sử dụng công nghệ, kỹ thuật\r\ntiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đạt 50%; tổn thất sau thu hoạch\r\ntrung bình giảm xuống dưới 10%.
\r\n\r\n- Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có ít\r\nnhất 01 chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề\r\ncá của vùng, khu vực hoặc mô hình liên kết chuỗi khai thác\r\n- thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản/mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá\r\nvới du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng\r\nchài, làng nghề truyền thống ven biển.
\r\n\r\n- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm, thu nhập trung\r\nbình của lao động khai thác thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020.
\r\n\r\n- Chấm dứt nghề khai thác hủy diệt\r\nnguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển.
\r\n\r\n- 100% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi\r\nđược tập huấn định kỳ các quy định trong nước và quốc tế về khai thác thủy sản;\r\n60% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật\r\nkhai thác, đảm bảo an toàn trên biển.
\r\n\r\n- Tai nạn tàu cá giảm xuống dưới 01 vụ/1.000\r\ntàu/năm.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức lại\r\nkhai thác thủy sản theo hướng phát triển bền vững
\r\n\r\n- Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy\r\nsản phù hợp với nguồn lợi thủy sản, sản lượng cho phép khai thác trên từng ngư\r\ntrường; xác định nghề khai thác cần cắt giảm, lộ trình cắt giảm và chỉ tiêu cắt\r\ngiảm cho từng địa phương thực hiện.
\r\n\r\n- Tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền\r\nkhai thác thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch của ngành và của\r\ntừng địa phương.
\r\n\r\n- Chuyển đổi các nghề khai thác hải sản\r\nxâm hại, ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, sử dụng nhiều nhiên\r\nliệu sang các các nghề ít xâm hại nguồn lợi và môi trường sinh thái, sử dụng ít\r\nnhiên liệu, ít nguồn lực hơn, hoặc chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để\r\ntừng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo\r\ncủa nguồn lợi thủy sản.
\r\n\r\n- Thúc đẩy đàm phán hợp tác khai thác\r\nthủy sản giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, đồng\r\nthời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để tổ chức đưa tàu cá và\r\nngư dân đi khai thác thủy sản viễn dương và vùng đặc quyền\r\nkinh tế của các nước theo thỏa thuận hợp tác nghề cá.
\r\n\r\n2. Phát triển hợp\r\ntác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm
\r\n\r\n- Tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp,\r\ncơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò,\r\nnâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân trong chuỗi giá\r\ntrị sản xuất khai thác thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai\r\nthác. Khuyến khích, vận động thành lập Hội, Hiệp hội thương lái, nậu vựa tại địa\r\nphương.
\r\n\r\n- Xây dựng, phát triển các mô hình\r\nliên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác,\r\nbảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương.
\r\n\r\n- Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng\r\ncao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất\r\nkhẩu.
\r\n\r\n- Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề,\r\nphát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng nghề cá ven biển phù hợp với đặc\r\nthù của địa phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven\r\nbiển, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn\r\nlợi và môi trường từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống của cộng đồng\r\nngư dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển gắn với xây dựng\r\nnông thôn mới.
\r\n\r\n3. Tăng cường quản\r\nlý hoạt động khai thác thủy sản
\r\n\r\n- Tăng cường kiểm tra, giám sát quản\r\nlý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thủy\r\nsản 2017.
\r\n\r\n- Tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm\r\nđối với các tàu cá “3 không”: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không\r\nđăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo\r\ncáo, không theo quy định (IUU); đánh bắt sai vùng, sai tuyến.
\r\n\r\n- Tăng cường hơn nữa công tác giám\r\nsát, quản lý đối với hoạt động sửa chữa, đóng mới, cải hoán tàu cá, nhất là các\r\ndoanh nghiệp sửa chữa, đóng mới cải hoán tàu cá liên vùng.
\r\n\r\n- Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định\r\nvề cấm khai thác, tạm ngừng khai thác có thời hạn, vùng cấm khai thác, cấm theo\r\nnghề tại một số vùng biển, khu vực tập trung sinh sản, khu\r\nvực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
\r\n\r\n- Hoàn thiện, củng cố nâng cao năng lực\r\nthực thi pháp luật thủy sản. Tiếp tục nghiên cứu, thành lập lực lượng Kiểm ngư\r\nphù hợp với tình hình của mỗi địa phương.
\r\n\r\n- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu\r\nkhai thác thủy sản trước khi đi biển, hoạt động trên ngư trường, về cảng lên cá\r\nvà tiêu thụ. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác từ nhật ký\r\nkhai thác thủy sản điện tử, hệ thống quản lý tổng hợp cảng cá, hệ thống theo\r\ndõi tàu cá ra vào cảng.
\r\n\r\n- Thúc đẩy mạnh mẽ việc cải cách, đổi\r\nmới toàn diện công tác quản lý cảng cá đảm bảo nâng cao năng lực dịch vụ sản xuất,\r\nquản lý nghề cá tại cảng cá, giám sát tàu cá và sản lượng khai thác bốc dỡ tại\r\ncảng, góp phần chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo\r\nvà không theo quy định; hình thành đầu mối giao thương sản\r\nphẩm thủy sản khai thác trong nước và quốc tế.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm\r\ntra, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển và thông qua Hệ thống giám sát tàu\r\ncá (VMS).
\r\n\r\n4. Đẩy mạnh ứng dụng\r\nkhoa học công nghệ
\r\n\r\n- Tiếp tục triển khai điều tra đánh\r\ngiá nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển để cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở\r\nkhoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững, ứng dụng\r\ncông nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản biển\r\nViệt Nam phục vụ quản lý.
\r\n\r\n- Tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu\r\nquả các bản tin dự báo ngư trường cung cấp cho ngư dân khai thác trên biển phục\r\nvụ khai thác hải sản hiệu quả
\r\n\r\n- Đẩy mạnh, đổi mới công tác khuyến ngư theo hướng xã hội hóa, tăng cường sự tham gia của các tổ chức,\r\ndoanh nghiệp khoa học công nghệ để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa\r\nhọc, công nghệ mới đối với ngư cụ, kỹ thuật khai thác, hầm bảo quản, trang thiết\r\nbị bảo quản sản phẩm trên tàu cá.
\r\n\r\n5. Nâng cao hiệu quả\r\ncủa các cơ sở hậu cần nghề cá
\r\n\r\n- Xây dựng các trung tâm nghề cá lớn,\r\ntích hợp đa giá trị, tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đáp ứng nhu cầu\r\ndịch vụ hậu cần, neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; đảm bảo vệ sinh an toàn thực\r\nphẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch.
\r\n\r\n- Thúc đẩy tổ chức mô hình chợ đầu mối\r\nthủy sản, chợ bán đấu giá sản phẩm hải sản để nâng cao giá trị.
\r\n\r\n6. Tăng cường công tác đảm bảo an\r\ntoàn cho người và tàu cá
\r\n\r\n- Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng\r\nphó và xử lý tình huống tai nạn, sự cố tàu cá. Định kỳ tổ chức diễn tập các\r\nphương án ứng phó sự cố tàu cá trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão\r\ncho tàu cá và phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tàu cá trên biển, tạo điều kiện,\r\nmôi trường thuận lợi, an toàn giúp ngư dân an tâm sản xuất khai thác thủy sản.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác phòng ngừa rủi\r\nro và ứng phó khẩn cấp tai nạn tàu cá; thực hiện nghiêm túc công tác thống kê,\r\nbáo cáo tình hình tai nạn tàu cá; tham gia điều tra, xác minh các nguyên nhân đối\r\nvới các vụ việc có tính chất nghiêm trọng.
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch để đào tạo, tập\r\nhuấn nâng cao kỹ năng, trình độ cho thuyền trưởng, thuyền viên, máy trưởng, thợ\r\nmáy. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân về chuyển giao khoa học, kỹ thuật,\r\ncông nghệ mới, hiện đại trong khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản; vận hành,\r\nsử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu cá.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tăng cường lãnh\r\nđạo, chỉ đạo, điều hành
\r\n\r\na) Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa\r\ncác chủ trương Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về\r\n"Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm\r\nnhìn đến năm 2045" đã đề ra.
\r\n\r\nb) Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, các\r\nbộ, ngành, địa phương ven biển trong tăng cường công tác lãnh đạo, quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật,\r\ncác quy định mới của Luật Thủy sản 2017; Quy hoạch/Chiến lược phát triển ngành\r\nvà các nhiệm vụ giải pháp của Chương trình này đảm bảo sự phát triển bền vững của\r\nngành thủy sản.
\r\n\r\nc) Chỉ đạo các lực lượng Quân đội\r\ntham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an\r\nninh một cách hiệu quả, trong đó chú trọng khâu xây dựng, tổ chức lực lượng, nắm\r\ntình hình, tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên\r\nbiển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển; bảo đảm an\r\nninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển được phân công, giúp ngư\r\ndân an tâm bám biển, nhất là những vùng biển xa, vùng giáp ranh, vùng ngư trường\r\ntrọng điểm.
\r\n\r\nd) Kiên quyết xử lý các trường hợp tàu\r\ncá nước ngoài đánh bắt trái phép hải sản trên vùng biển của ta và ngư dân ta\r\nkhai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài. Xử lý nghiêm các vi phạm\r\nkhác trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
\r\n\r\n2. Giải pháp về\r\nchính sách, cơ chế thực hiện
\r\n\r\na) Về chính sách
\r\n\r\n- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất cấp có\r\nthẩm quyền ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp đồng thời với\r\ncơ chế thông thoáng, công khai, minh bạch để đảm bảo cá nhân, tổ chức tiếp cận\r\nnhanh hơn với các chính sách. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống\r\npháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
\r\n\r\n- Khuyến khích phát triển và xã hội\r\nhóa các dịch vụ tư vấn, đăng kiểm, đào tạo nghề cho lao động\r\nkhai thác thủy sản.
\r\n\r\nb) Về cơ chế thực\r\nhiện
\r\n\r\n- Cơ chế huy động nguồn lực
\r\n\r\nKhuyến khích, tạo điều kiện để các\r\ndoanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia hỗ\r\ntrợ nguồn lực cho Chương trình. Nội dung hoạt động trong Chương trình sẽ được\r\ntriển khai lồng ghép với các hoạt động của các Chương trình/Đề án khác khi có\r\ncùng tính chất và cùng đối tượng tác động, hoặc cùng một cơ quan triển khai.
\r\n\r\n- Cơ chế phối hợp
\r\n\r\n+ Tăng cường sự tham gia của ngư dân\r\nvà các tổ chức đoàn thể có liên quan vào một số hoạt động của Chương trình;\r\ntăng cường phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và\r\ncác doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n+ Tăng cường hiệp đồng, phối hợp của\r\ncác lực lượng thực thi pháp luật trên biển đồng thời tham gia tìm kiếm cứu nạn,\r\ncứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải.
\r\n\r\n+ Tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế\r\ncủa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển với các nước trong khu vực, đặc\r\nbiệt những quốc gia có biển liền kề, nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả những\r\nvi phạm pháp luật của ngư dân, tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển của quốc gia khác hoặc tàu cá, ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển\r\nViệt Nam, đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình trên biển, mối quan hệ hợp tác\r\ngiữa các quốc gia và bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân.
\r\n\r\n3. Giải pháp về\r\nkhoa học - công nghệ và khuyến ngư
\r\n\r\n- Rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban\r\nhành các bộ TCVN, QCVN về ngư cụ, tàu cá, về điều kiện, môi trường làm việc nghỉ\r\nngơi của người lao động.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ,\r\nphương pháp tiên tiến để điều tra nguồn lợi và dự báo ngư\r\ntrường.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao về\r\nthiết kế, sản xuất ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến, thân thiện với môi\r\ntrường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; khuyến khích phát\r\ntriển công nghiệp phụ trợ chế tạo dây, lưới, sợi, phao, chì... từng bước thay\r\nthế hàng ngoại nhập.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên\r\ntiến trong bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, ứng dụng các mẫu tàu mới\r\nphù hợp với khai thác hải sản khơi, tiến tới thay thế tàu vỏ gỗ bằng vật liệu\r\nphù hợp và các trang thiết bị thông tin hàng hải, khai thác để từng bước cơ giới\r\nhóa, hiện đại hóa các khâu trong quá trình khai thác hải sản.
\r\n\r\n- Tổ chức đẩy mạnh công tác khuyến\r\nngư trong khai thác hải sản; các đơn vị, địa phương chủ động đặt hàng khuyến\r\nngư; đẩy mạnh xây dựng các mô hình thí điểm để phổ biến, nhân rộng các mô hình\r\nphù hợp, hiệu quả cao.
\r\n\r\n4. Giải pháp về\r\nhuy động vốn, kinh phí
\r\n\r\nKinh phí thực hiện Chương trình được\r\nbố trí từ các nguồn vốn:
\r\n\r\n- Ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát\r\ntriển, vốn sự nghiệp) bố trí trong dự toán ngân sách hàng\r\nnăm của các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương; kinh phí lồng ghép\r\ntriển khai từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn\r\n2021 - 2025, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn\r\nmới giai đoạn 2021 - 2025, Giáo dục nghề nghiệp, Việc làm và An toàn lao động\r\ngiai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
\r\n\r\n- Kinh phí của các doanh nghiệp, tổ\r\nchức và cá nhân tham gia Chương trình; tài trợ của các tổ chức trong và ngoài\r\nnước.
\r\n\r\n- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
\r\n\r\n5. Giải pháp về hợp\r\ntác và hội nhập quốc tế
\r\n\r\n- Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu\r\nquả Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai\r\nthác hải sản ở vùng biển một số nước. Tăng cường đàm phán hợp tác khai thác hải\r\nsản với các nước để đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải\r\nsản hợp pháp, phát triển nghề khai thác viễn dương. Nghiên cứu tổ chức đưa\r\ndoanh nghiệp và ngư dân đi hợp tác khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản\r\nphẩm, nuôi trồng thủy sản với một số nước; phát triển nghề\r\nkhai thác viễn dương ở các vùng biển\r\nquốc tế nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, giảm thiểu, chấm dứt\r\ntình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, thúc\r\nđẩy hội nhập và phát triển hợp tác quốc tế.
\r\n\r\n- Tích cực tham gia trở thành thành\r\nviên chính thức hoặc có hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trong và ngoài\r\nkhu vực để thực hiện cam kết của Việt Nam với các tổ chức này trong việc tuân\r\nthủ các quy định quản lý nhằm mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.
\r\n\r\n- Chủ động thúc đẩy hợp tác với các\r\nnước trong khu vực và các đối tác nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sớm tháo gỡ\r\n“thẻ vàng”của EC liên quan đến IUU; tích cực\r\nhợp tác trao đổi thông tin với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về các nỗ lực\r\ncủa ta trong chống khai thác IUU cũng như xem xét, đánh\r\ngiá tương đương các quy định có liên quan của Hoa Kỳ và Việt Nam từ đó giảm thiểu\r\nnguy cơ bị các đối tác tiến hành điều tra, áp thuế.
\r\n\r\n- Tổ chức xúc tiến thương mại, xúc tiến\r\nđầu tư, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khai thác\r\nthủy sản.
\r\n\r\n- Tăng cường hợp tác nghề cá đa phương,\r\ntích cực tham gia các cuộc đàm phán trợ cấp nghề cá của WTO và phấn đấu có các\r\nchính sách phát triển nghề cá công bằng và hợp lý đối với nghề cá quy mô nhỏ của\r\nViệt Nam.
\r\n\r\n- Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các\r\nChính phủ, các tổ chức, cơ quan phát triển quốc tế để hỗ trợ vốn, kỹ thuật nhằm\r\nthực hiện được mục tiêu về quản lý và phát triển bền vững khai thác thủy sản.
\r\n\r\n- Tăng cường trao đổi đoàn công tác liên\r\nngành tìm hiểu, học tập kinh nghiệm các nước và các quy định, hướng\r\ndẫn của quốc tế có liên quan.
\r\n\r\n6. Giải pháp tuyên\r\ntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức
\r\n\r\n- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho\r\ncác cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở, các tổ chức chính trị\r\n- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, ngư dân thấy được tầm quan trọng và trách\r\nnhiệm của họ trong việc tham gia thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n- Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt\r\nđộng truyền thông, huấn luyện nghiệp vụ về nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất\r\ntrong khai thác thủy sản gắn với đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động\r\nthủy sản nhằm tác động từ thay đổi nhận thức đến ý thức và hành vi nhằm góp phần\r\nduy trì bền vững các kết quả của Chương trình.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền\r\nchính sách pháp luật có liên quan cho thuyền trưởng, chủ tàu của các đội tàu cá khai thác xa bờ nhằm\r\nnâng cao năng lực xử lý, khả năng vận dụng pháp luật khi có tranh chấp xảy ra\r\ntrên biển
\r\n\r\n- Tổng kết, tuyên truyền các mô hình\r\nthí điểm tốt để nhân rộng ra toàn quốc.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Dự án dự báo ngư trường phục vụ\r\nkhai thác hải sản hiệu quả.
\r\n\r\n2. Dự án thí điểm gắn khai thác, dịch\r\nvụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài,\r\nlàng nghề truyền thống ven biển tại các tỉnh như Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh\r\nHóa, Quảng Ngãi, Kiên Giang.
\r\n\r\n3. Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối\r\nthủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của\r\nvùng, khu vực.
\r\n\r\n4. Dự án nâng cao thương hiệu, giá trị\r\ncủa hải sản Việt Nam.
\r\n\r\n5. Dự án nghiên cứu, chuyển giao công\r\nnghệ nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản sản phẩm.
\r\n\r\n6. Dự án xây dựng mô hình quản trị số\r\nhoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.
\r\n\r\n(Các Dự án ưu tiên thực hiện Chương\r\ntrình tại Phụ lục kèm theo)
\r\n\r\n\r\n\r\nThực hiện đa dạng nguồn vốn huy động\r\nvà sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện\r\nChương trình.
\r\n\r\n1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng\r\nnăm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp\r\nngân sách nhà nước hiện hành.
\r\n\r\n2. Kinh phí lồng ghép trong các\r\nchương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030.
\r\n\r\n3. Kinh phí vận động, huy động từ các\r\nnhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân\r\ntrong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác.
\r\n\r\n4. Nguồn tài chính khác theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn
\r\n\r\na) Là cơ quan chủ trì Chương trình có\r\ntrách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình và định kỳ tổ chức\r\nsơ kết, tổng kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Chương trình.
\r\n\r\nb) Nghiên cứu, rà soát và cập nhật những\r\nnội dung phù hợp từ các quy định liên quan của các nước để đáp ứng các yêu cầu\r\ncủa thị trường nhập khẩu; nghiêm túc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế\r\nmà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật\r\nBiển năm 1982, Hiệp định các biện pháp quốc gia có cảng, Hiệp định thực thi các\r\nquy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về Bảo\r\ntồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa.
\r\n\r\nc) Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển\r\nkhai các nhiệm vụ của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp\r\nkinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm\r\nquyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
\r\n\r\nd) Chủ trì, phối hợp với các bộ,\r\nngành định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình\r\ncủa các địa phương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện\r\nChương trình định kỳ từng giai đoạn, tổng kết Chương trình sau khi kết thúc.
\r\n\r\n2. Bộ Quốc phòng
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo, quần đảo; chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật trên biển\r\nphối hợp, hiệp đồng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá\r\ntrên biên theo Kế hoạch.
\r\n\r\nb) Chỉ đạo các lực lượng thực thi\r\npháp luật trên biển như Hải quân, Cảnh sát Biển, Biên phòng tăng cường tuần\r\ntra, kiểm tra, giám sát theo chuyên đề hoạt động nghề cá trên biển, kịp thời\r\ntham gia hỗ trợ, bảo vệ an ninh, an toàn cho ngư dân trong quá trình hoạt động\r\nnghề cá trên biển; tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ cho các hoạt động\r\nthủy sản trên các vùng biển và hải đảo.
\r\n\r\n3. Bộ Công an
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ về chống khai\r\nthác IUU thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Chỉ đạo lực lượng công an tại các địa\r\nphương đẩy mạnh phong trào toàn dân tố giác tội phạm trong\r\nđó có tội phạm tổ chức đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.
\r\n\r\nb) Phối hợp nắm tình hình, biện pháp\r\nchống khai thác IUU của các quốc gia, vùng lãnh thổ để kịp\r\nthời tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành liên\r\nquan và địa phương nghiên cứu, vận dụng triển khai thực hiện; chia sẻ cơ sở dữ\r\nliệu dân cư phục vụ quản lý lao động trên tàu cá.
\r\n\r\n4. Bộ Ngoại giao
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các bộ,\r\nngành và địa phương liên quan tiến hành các biện pháp bảo hộ quyền và lợi ích hợp\r\npháp của ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam.
\r\n\r\nb) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và\r\nPhát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương trong việc nghiên cứu, đề xuất\r\ntriển khai công tác ký kết, gia nhập và thực hiện các thỏa thuận/điều ước quốc\r\ntế về hợp tác nghề cá, cung cấp thông tin liên quan đến việc ban hành các công\r\nước, hiệp ước quốc tế về quản lý nghề cá trong khu vực và\r\ntrên thế giới.
\r\n\r\n5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
\r\n\r\na) Phối hợp các địa phương và Bộ Nông\r\nnghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Dự án thí điểm thiết lập một số điểm\r\ndu lịch cộng đồng nghề cá ven biển tại các tỉnh.
\r\n\r\nb) Nghiên cứu quy hoạch hoặc đưa du lịch\r\ncộng đồng nghề cá tại các tỉnh, thành phố ven biển vào quy hoạch phát triển hệ\r\nthống du lịch quốc gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n6. Bộ Khoa học và Công nghệ
\r\n\r\na) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và\r\nPhát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực khai thác thủy sản, ưu tiên hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; thẩm định quy\r\nchuẩn kỹ thuật quốc gia.
\r\n\r\nb) Tăng cường định hướng đầu tư\r\nnghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực khai thác thủy sản\r\ntheo quan điểm, mục tiêu của Chương trình.
\r\n\r\n7. Bộ Thông tin và Truyền thông
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp các địa phương\r\nvà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động truyền thông\r\nvề chống khai thác IUU.
\r\n\r\nb) Chỉ đạo định kỳ quảng bá, giới thiệu\r\nvề ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong\r\nkhai thác hải sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản; tăng cường thông tin\r\ntrên hệ thống các đài truyền thanh cơ sở; xây dựng các chuyên đề, chuyên mục\r\ntrên hệ thống báo in, báo điện tử và trên các diễn đàn mạng xã hội có uy tín.
\r\n\r\n8. Bộ Tài nguyên và Môi trường
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp triển khai Chương\r\ntrình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển và hải đảo được\r\nphê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2020 đảm bảo thống\r\nnhất đồng bộ, hiệu quả với Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi\r\nthủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ\r\n5 năm đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4\r\nnăm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\n9. Bộ Tài chính
\r\n\r\nCăn cứ vào khả năng cân đối của ngân\r\nsách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\r\nvà các bộ, ngành và địa phương có liên quan, ưu tiên tổng hợp bố trí trong dự\r\ntoán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền\r\nxem xét, quyết định cân đối, bố trí kinh phí theo quy định\r\ncủa Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Chương trình theo quy định\r\ncủa Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan đề xuất giải pháp và huy\r\nđộng các nguồn lực đầu tư để triển khai Chương trình.
\r\n\r\n11. Các bộ, ngành liên quan
\r\n\r\nCác bộ, ngành liên quan theo chức\r\nnăng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình.
\r\n\r\n12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành\r\nphố trực thuộc trung ương
\r\n\r\na) Tổ chức thực hiện Chương trình\r\nthông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản\r\ntrên địa bàn lãnh thổ và vùng biển thuộc địa phương quản lý và phù hợp với nội\r\ndung nhiệm vụ của các chương trình, điều kiện thực tế của địa phương.
\r\n\r\nb) Các tỉnh, thành phố chủ trì, phối\r\nhợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, phê duyệt và triển khai Dự án ưu tiên\r\nthuộc Chương trình và các mô hình thí điểm phù hợp với tình hình và điều kiện của\r\nđịa phương.
\r\n\r\nc) Chủ động, ưu tiên bố trí kinh phí từ\r\nngân sách địa phương đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc\r\nChương trình và có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với\r\ntình hình của địa phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư\r\nxây dựng, phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.
\r\n\r\nd) Phân công, phân cấp trách nhiệm của\r\ncác cấp và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo\r\nnguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.
\r\n\r\nđ) Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn\r\ntheo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
\r\n\r\ne) Tổ chức giám sát, đánh giá và báo\r\ncáo thực hiện Chương trình trên địa bàn định kỳ, đột xuất theo quy định.
\r\n\r\n13. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp
\r\n\r\na) Hội Nghề cá Việt Nam nghiên cứu, đề\r\nxuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân\r\nthành viên Hội đầu tư phát triển khai thác thủy sản gắn với bảo đảm sản xuất có\r\nhiệu quả và bảo vệ môi trường; đồng thời chủ động vận động, giáo dục các thành\r\nviên trong việc tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, bảo đảm\r\nan toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, giữ vững uy tín và\r\nthương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam.
\r\n\r\nb) Hội Chữ thập\r\nđỏ Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động cơ bản về phòng ngừa và ứng\r\nphó thảm họa, khắc phục thiên tai bão lũ khu vực ven biển, vận động các tổ chức,\r\ncá nhân tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.
\r\n\r\nc) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy\r\nsản Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\r\nvà các địa phương trong việc xây chuỗi liên kết trong khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
\r\n\r\n14. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc\r\nViệt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội\r\ntrong quá trình tổ chức triển khai Chương trình.
\r\n\r\nĐiều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày\r\nký ban hành.
\r\n\r\nĐiều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ\r\ntrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc\r\ntrung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi\r\nhành Quyết định này.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. THỦ TƯỚNG | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
\r\n(Kèm theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg\r\nngày 19 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n Dự án \r\n | \r\n \r\n Mục\r\n tiêu \r\n | \r\n \r\n Nội\r\n dung \r\n | \r\n \r\n Đơn\r\n vị chủ trì \r\n | \r\n \r\n Đơn\r\n vị phối hợp \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Dự án dự báo ngư trường phục vụ\r\n khai thác thủy sản hiệu quả. \r\n | \r\n \r\n Kịp thời hỗ trợ cho các tàu khai\r\n thác vùng khơi trong việc xác định ngư trường khai thác; giảm thiểu chi phí\r\n trong quá trình chạy tàu tìm đàn cá; tăng năng suất đánh bắt của các tàu và\r\n hiệu quả kinh tế trong khai thác \r\n | \r\n \r\n - Thu thập, cập nhật số liệu về các\r\n trường khí tượng - hải dương; nguồn lợi và nghề cá, sinh học, sinh thái nguồn\r\n lợi hải sản từ khảo sát, giám sát, nhật ký khai thác và viễn thám biển làm cơ\r\n sở xây dựng dự báo ngư trường khai thác. \r\n- Triển khai xây dựng dự báo ngư\r\n trường khai thác thủy sản hạn năm, hạn tháng, hạn 07 - 10 ngày, hạn 01-03\r\n ngày, dự báo tức thời cho đội tàu khai thác xa bờ (theo nghề và đối tượng). \r\n- Nâng cấp hình thức phát báo thông\r\n tin, điều tra đánh giá hiệu quả bản tin dự báo ngư trường khai thác hải sản. \r\n- Đầu tư, nâng cấp thiết bị phục vụ\r\n dự báo ngư trường khai thác thủy sản. \r\n | \r\n \r\n Bộ\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n - Bộ\r\n Tài nguyên và Môi trường \r\n- Ủy\r\n ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển \r\n | \r\n \r\n 2022\r\n - 2030 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Dự án thí điểm thiết lập một số điểm\r\n du lịch cộng đồng nghề cá ven biển tại các tỉnh như Quảng Ninh, Thanh Hóa,\r\n Nghệ An, Quảng Ngãi, Kiên Giang. \r\n | \r\n \r\n Thí điểm phát triển du lịch cộng đồng\r\n nghề cá ven biển góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản\r\n sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, góp phần nâng\r\n cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân đồng thời\r\n thay đổi nhận thức về sinh kế để giảm nghèo bền vững \r\n | \r\n \r\n - Xây dựng mô hình ít nhất 01 mô\r\n hình thí điểm du lịch cộng đồng tại các làng (xã) ven biển tại mỗi địa phương\r\n trong giai đoạn 2021 - 2025 và nhân rộng ra các tỉnh, thành phố ven biển có\r\n điều kiện phù hợp. \r\n- Chuyển đổi một số tàu cá khai\r\n thác sang phục vụ phát triển du lịch. \r\n- Hỗ trợ quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại\r\n các điểm phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm\r\n du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ\r\n đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá du lịch cộng đồng. \r\n | \r\n \r\n Ủy\r\n ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Kiên Giang \r\n | \r\n \r\n - Bộ\r\n Văn hóa, Thể thao và Du lịch. \r\n- Bộ\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. \r\n | \r\n \r\n 2022\r\n - 2030 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối\r\n thủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của\r\n vùng, khu vực. \r\n | \r\n \r\n Thí điểm xây dựng chợ đầu mối thủy\r\n sản, chợ đấu giá thủy sản tại một số địa phương nhằm góp phần nâng cao giá trị\r\n của sản phẩm thủy sản khai thác \r\n | \r\n \r\n - Nghiên cứu, tham qua học tập mô\r\n hình tổ chức hoạt động Chợ đầu mối thủy sản tập trung, Chợ bán đấu giá sản phẩm\r\n hải sản khai thác tại một số nước. \r\n- Xây dựng Đề án thí điểm tổ chức\r\n chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản tại một số cảng cá, trung tâm nghề cá của\r\n vùng, khu vực. \r\n- Tổng kết, đánh giá nhân rộng mô\r\n hình thí điểm. \r\n | \r\n \r\n Ủy\r\n ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển \r\n | \r\n \r\n Bộ\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương \r\n | \r\n \r\n 2022\r\n - 2030 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Dự án nâng cao thương hiệu, giá trị\r\n của hải sản Việt Nam \r\n | \r\n \r\n Xây dựng thương hiệu, giá trị của hải\r\n sản Việt Nam thông qua triển khai một số các hoạt động như: (i) Triển khai dự\r\n án cải thiện nghề khai thác (FIP) đối với một số sản phẩm để tiến tới được chứng\r\n nhận dán nhãn MSC đối với các sản phẩm đơn lẻ; (ii) Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn\r\n cung cấp có trách nhiệm toàn cầu (IFFO RS) đối với sản phẩm thứ cấp như dầu\r\n cá, bột cá \r\n | \r\n \r\n - Địa phương chọn sản phẩm đặc thù,\r\n phổ biến và có nhiều doanh nghiệp đang chế biến, xuất khẩu để xây dựng các dự\r\n án FIP. \r\n- Đăng ký dán nhãn MSC đối với sản\r\n phẩm \r\n- Thuê chuyên gia tư vấn đánh giá. \r\n | \r\n \r\n Ủy\r\n ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển \r\n | \r\n \r\n Bộ\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n 2022\r\n - 2030 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Dự án nghiên cứu, chuyển giao công\r\n nghệ nâng cao hiệu quả khai thác, chất lượng bảo quản sản phẩm. \r\n | \r\n \r\n Cải tiến ngư cụ, tăng tỷ lệ cơ giới\r\n hóa, tự động hóa đối với các nghề khai thác ... nhằm giảm số lượng lao động\r\n trên tàu cá \r\nCải tiến hầm bảo quản để nâng cao\r\n chất lượng sản phẩm \r\n | \r\n \r\n Đặt hàng đơn vị nghiên cứu, sản xuất\r\n theo Chương trình khoa học công nghệ thủy sản \r\n | \r\n \r\n Bộ\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n Bộ\r\n Khoa học và Công nghệ, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất \r\n | \r\n \r\n 2022\r\n - 2030 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Dự án xây dựng mô hình quản trị số\r\n hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam. \r\n | \r\n \r\n Xây dựng được mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam đồng bộ, tương\r\n thích với nền tảng công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\r\n và của các bộ, ngành, địa phương có liên quan nhằm quản lý hoạt động khai\r\n thác thủy sản Việt Nam đồng bộ, khách quan, minh bạch, kịp thời phục vụ phát\r\n triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, truy xuất được và góp phần tháo gỡ cảnh\r\n báo “Thẻ vàng” của Châu Âu, thực hiện lộ trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp. \r\n | \r\n \r\n - Khảo sát, đánh giá hiện trạng\r\n năng lực công nghệ thông tin ngành thủy sản tại 28 tỉnh, thành phố ven biển \r\n- Xây dựng các chuẩn thông tin phục\r\n vụ quản lý \r\n- Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu\r\n và phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý hoạt động khai thác thủy sản \r\n- Nâng cấp, điều chỉnh phần mềm và\r\n cơ sở dữ liệu hiện có \r\n- Phát triển cơ sở dữ liệu và phần\r\n mềm ứng dụng mới \r\n- Đầu tư hạ tầng thiết bị công nghệ\r\n thông tin \r\n- Chuẩn hóa, số hóa và nhập dữ liệu\r\n và cơ sở dữ liệu \r\n- Đào tạo, tập huấn \r\n | \r\n \r\n Bộ\r\n Nông nghiệp và Phát triển nông thôn \r\n | \r\n \r\n Ủy\r\n ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển \r\n | \r\n \r\n 2022\r\n - 2025 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 1090/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 đang được cập nhật.
Quyết định 1090/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1090/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành | 2022-09-19 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-19 |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |