ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 21 tháng 02 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THANH TOÁN HỌC PHÍ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP CỦA TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Căn cứ Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 214/TTr-GDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu:
b) Từ tháng 01 năm 2022: Triển khai tại các cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến cấp trung học tại đóng trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, các trường trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại địa bàn thị trấn của các huyện.
2. Đối tượng áp dụng:
- Cha mẹ của trẻ em học mầm non; cha mẹ và học sinh; sinh viên, học viên đang học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập.
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ người đóng học phí trong thanh toán qua ngân hàng.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng thương mại, đơn vị truyền thông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, quảng bá hình thức thanh toán học phí không dùng tiền mặt qua ngân hàng; qua đó, khuyến khích và thúc đẩy người dân tham gia; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng;
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trình độ, kỹ năng tốt để hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán qua ngân hàng. Phân tích, đánh giá rủi ro, những tồn tại, bất cập trong dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo vệ người và tài sản của người dùng;
- Vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tăng cường sử dụng các phương thức thanh toán qua ngân hàng thông qua tài khoản (thực hiện chuyển khoản trực tiếp trên máy ATM, sử dụng thanh toán qua POS, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại khác).
- Tiếp tục phát triển (cả về số lượng, chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, hiệu quả mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM), thiết bị chấp nhận thẻ (POS) trong trường học phù hợp với các giải pháp được lựa chọn; không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của người dân; mở rộng mạng lưới ATM đến các khu vực nông thôn, vùng đồng bằng để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với dịch vụ thẻ ngân hàng.
4. Tổ chức thực hiện
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn triển khai Đề án.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Đề án theo kế hoạch đã xây dựng.
- Thực hiện 6 (sáu) tháng/lần tổng hợp việc thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
b) Sở Tài chính:
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
d) Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận:
đ) Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh:
- Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện Đề án, đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án;
e) Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình, cùng các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh: Đề nghị tăng cường công tác thông tin, truyền thông để mọi người dân hiểu và thực hiện tốt đề án.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, định hướng, quyền lợi và hiệu quả của việc nộp học phí không dùng tiền mặt để cha mẹ học sinh, học sinh, người giám hộ và nhân dân biết để phối hợp thực hiện;
- Mỗi 6 (sáu) tháng/lần báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên và Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án thanh toán học phí không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục công lập của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020-2025 đang được cập nhật.
Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án thanh toán học phí không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục công lập của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Số hiệu | 35/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Văn Bình |
Ngày ban hành | 2020-02-21 |
Ngày hiệu lực | 2020-02-21 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |