THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 358/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;
Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đường sắt;
QUYẾT ĐỊNH:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang an toàn giao thông đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Nâng cao an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt nói riêng và trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung.
- Xác định rõ phạm vi đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ ranh giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt;
Điều 16 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ;
2. Về công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn giao thông đường sắt: Tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho người dân, trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; hành khách đi tàu... bằng hình thức trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn quốc như phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo giấy, pano, tờ rơi...; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục.
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Khẩn trương kiện toàn hồ sơ pháp lý về đất đai dành cho đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi được giao quản lý khai thác, sử dụng;
- Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân trực thuộc khi không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm được giao trong việc bảo vệ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
- Rà soát, đánh giá những tồn tại, bất cập trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm hành chính;
- Chú trọng hình thức thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, chất lượng sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý lối đi tự mở, thực hiện các biện pháp bảo đảm tăng cường an toàn giao thông đường sắt; giảm, xóa bỏ lối đi tự mở thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt mà pháp luật đã quy định;
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tại các thành phố, thị xã, thị trấn... gần đường sắt mà phải bố trí đất để xây dựng các công trình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, phối hợp tổ chức cưỡng chế các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông, đặc biệt là các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông đối với các đoạn đường bộ chạy gần đường sắt, lối đi tự mở nối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đi qua
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã phối hợp với cơ quan quản lý phụ trách tuyến đường để tổ chức rà soát, thống kê và phân loại các đường sắt công trình vi phạm và các công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt;
- Có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt;
4. Về quản lý chặt chẽ đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường sắt
- Tổ chức xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa để bàn giao địa phương quản lý được thực hiện phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên mà pháp luật về đường sắt đã quy định;
- Chính quyền địa phương có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm đất dành cho đường sắt;
5. Về tổ chức, quản lý chặt chẽ kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở; thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt
- Hoàn thiện công tác rà soát, cập nhập, phân loại, lập hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt quốc gia đang khai thác;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp kiềm chế, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở.
- Vận động các đoàn thể chính trị tại địa phương tham gia cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông;
- Cắm biển hạn chế phương tiện giao thông đường bộ tại các lối đi tự mở. Xây dựng gờ, gồ giảm tốc để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở;
- Làm êm thuận lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;
- Bố trí lực lượng thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở;
a) Giải pháp trước mắt
- Thực hiện ngay việc rào các lối đi tự mở mà không phải xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom...); đồng thời, bố trí để người và phương tiện giao thông đi theo các lối đi khác;
b) Giải pháp lâu dài: Xây dựng hàng rào, đường gom và các công trình phụ trợ như đường ngang, cầu vượt, hầm chui qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở qua đường sắt theo lộ trình; cụ thể như sau:
- Đến hết năm 2025: Xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt, hoàn thành việc xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia.
1. Giai đoạn đến hết năm 2020
- Xây dựng mới đường ngang: 08 đường;
- Xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách: 645,93km.
- Xây dựng mới hầm chui: 149 hầm.
- Xây dựng cầu đường sắt vượt đường sắt: 01 cầu.
1. Khái toán kinh phí
- Xử lý lối đi tự mở là 6.669,65 tỷ đồng (trong đó giai đoạn từ nay đến hết năm 2020 là 364,20 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 là 6.304,45 tỷ đồng);
- Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt và cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trong khu vực đô thị là 33,50 tỷ đồng;
- Xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt là 464,50 tỷ đồng.
2. Nguồn kinh phí
- Kinh phí lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt và cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trong khu vực đô thị; kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; kinh phí xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt, được bố trí từ ngân sách nhà nước;
- Kinh phí xây dựng đường ngang, hầm chui, được bố trí từ ngân sách nhà nước;
Chi tiết lộ trình và nguồn vốn bố trí xử lý các vị trí lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt quốc gia tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
1. Bộ Giao thông vận tải
b) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lập lại trật tự hành lang toàn giao thông đường bộ, đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 (hoàn thành cải tạo, nâng cấp 452 đường ngang biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang có người gác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ văn bản 1024/VPCP-CN ngày 27 tháng 01 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ);
d) Chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam:
- Phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam rà soát, hoàn thiện các quy trình quản lý an toàn giao thông đường sắt, quy trình tác nghiệp của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua, Thanh tra giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện các giải pháp của Đề án;
- Quản lý chặt chẽ đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt;
Thưc hiện giảm, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở, xây dựng đường gom, hàng rào theo lộ trình của Đề án;
- Thực hiện các nội dung khác thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân địa phương nơi có đường sắt đi qua trong việc xây dựng gờ, gồ giảm tốc, sơn kẻ đường, biển báo phía đường bộ thuộc phạm vi quản lý của địa phương tại các đường ngang mà đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt quốc gia;
e) Chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì, rà soát, tăng cường năng lực cho các cơ sở, trung tâm đăng kiểm để nâng cao chất lượng đăng kiểm trên toàn quốc.
- Chủ động chủ trì, rà soát, hoàn thiện các quy trình quản lý an toàn giao thông đường sắt, quy trình tác nghiệp của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc giới đất dành cho đường sắt; bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ 06 tháng báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam tình hình và kết quả thực hiện Đề án theo nhiệm vụ phân công.
a) Rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân và có biện pháp thu hồi diện tích đất đã cấp.
c) Phê duyệt phương án cắm mốc, công bố công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt đã được phê duyệt.
đ) Có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Hoàn thiện công tác rà soát, cập nhật, phân loại, lập hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở trên tuyến đường sắt quốc gia đang khai thác;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở;
- Rà soát, kiểm tra các lối đi tự mở vào 01 hộ dân để quản lý, có cam kết của chủ hộ với Ủy ban nhân dân cấp xã về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;
- Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở nhằm giảm thiểu các phương tiện qua lại đường sắt;
- Chủ trì, tăng cường giải tỏa tầm nhìn hai phía cho đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở;
g) Thực hiện giảm, xóa bỏ lối đi tự mở:
- Kiểm tra, rà soát các lối đi tự mở vào một số hộ dân để tổ chức phân luồng giao thông, hoặc bố trí tái định cư để di dời các hộ dân này kết hợp xóa lối đi tự mở;
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các đường ngang, cầu vượt, hầm chui qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở;
- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng đất trái phép dành cho đường sắt;
h) Tiếp tục vận động các đoàn thể chính trị tại địa phương tham gia cảnh giới tại các vị trí đường ngang đường sắt không bảo đảm an toàn giao thông; đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội tham gia xóa bỏ lối đi tự mở, đường ngang đường sắt theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài chính
b) Bố trí vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm cho lĩnh vực đường sắt theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7706/VPCP-CN ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí thực hiện Đề án.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt.
a) Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí lực lượng tham gia tổ công tác liên ngành tại địa phương đôn đốc việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý tai nạn và điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, nhất là an toàn tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
7. Bộ Xây dựng
b) Tăng cường kiểm soát việc kết nối hạ tầng của các dự án đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối ngoại vi bị giao cắt với hành lang an toàn đường sắt trong quá trình thẩm định dự án và các bước thẩm định thiết kế.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, ngành, địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua tuyên truyền các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, PL, NN, NC, KGVX;
- Lưu: VT, CN (3) pvc
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Hòa Bình
KINH PHÍ THỰC HIỆN XÓA BỎ CÁC VỊ TRÍ LỐI ĐI TỰ MỞ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA THEO ĐỊA BÀN CÁC TỈNH VÀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số: 358/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên tỉnh | Tăng cường an toàn giao thông đường sắt đến hết năm 2020 (tỷ đồng) | Giai đoạn 2021-2025 | Tổng kinh phí (tỷ đồng) | ||
Khối lượng (km) | Kinh phí (tỷ đồng) | |||||
I | Khối lượng, kinh phí tăng cường an toàn giao thông đường sắt và xây dựng hàng rào, đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở do địa phương thực hiện | |||||
1 | Hà Nội | 22,65 | 11,433 | 197,61 | 220,26 | |
2 | Hưng Yên | 2,95 | 10,040 | 64,66 | 67,61 | |
3 | Hải Dương | 14,60 | 22,148 | 145,81 | 160,41 | |
4 | Hải Phòng | 3,19 | 4,911 | 37,62 | 40,81 | |
5 | Bắc Ninh | 0,82 | 3,151 | 23,06 | 23,88 | |
6 | Bắc Giang | 6,33 | 28,217 | 180,74 | 187,07 | |
7 | Lạng Sơn | 4,20 | 35,647 | 223,77 | 227,97 | |
8 | Quảng Ninh | 11,29 | 38,231 | 266,37 | 277,66 | |
9 | Thái Nguyên | 3,19 | 9,339 | 63,57 | 66,76 | |
10 | Vĩnh Phúc | 1,41 | 0,550 | 4,29 | 5,70 | |
11 | Phú Thọ | 4,19 | 31,343 | 211,21 | 215,40 | |
12 | Yên Bái | 6,17 | 39,030 | 256,10 | 262,27 | |
13 | Lào Cai | 3,81 | 21,529 | 136,52 | 140,33 | |
14 | Hà Nam | 5,64 | 7,853 | 53,46 | 59,10 | |
15 | Nam Định | 4,09 | 15,700 | 111,71 | 115,80 | |
16 | Ninh Bình | 0,58 | 6,939 | 48,35 | 48,93 | |
17 | Thanh Hóa | 2,92 | 35,901 | 243,85 | 246,77 | |
18 | Nghệ An | 3,66 | 25,158 | 282,94 | 286,60 | |
19 | Hà Tĩnh | 2,65 | 27,754 | 174,22 | 176,87 | |
20 | Quảng Bình | 4,26 | 20,151 | 131,74 | 136,00 | |
21 | Quảng Trị | 0,87 | 16,780 | 112,00 | 112,87 | |
22 | Thừa Thiên Huế | 1,45 | 25,210 | 166,20 | 167,65 | |
23 | Đà Nẵng | 0,63 | 7,673 | 54,88 | 55,51 | |
24 | Quảng Nam | 1,94 | 20,564 | 140,47 | 142,41 | |
25 | Quảng Ngãi | 1,86 | 33,594 | 210,88 | 212,74 | |
26 | Bình Định | 4,22 | 41,962 | 283,76 | 287,98 | |
27 | Phú Yên | 1,44 | 19,430 | 126,10 | 127,54 | |
28 | Khánh Hòa | 3,00 | 34,050 | 217,64 | 220,64 | |
29 | Ninh Thuận | 1,00 | 16,846 | 101,79 | 102,79 | |
30 | Bình Thuận | 2,50 | 30,248 | 200,81 | 203,31 | |
31 | Đồng Nai | 1,20 | 2,963 | 21,67 | 22,87 | |
32 | Bình Dương | 0,31 | 0,480 | 3,68 | 3,99 | |
33 | Lâm Đồng | 0,14 | 1,053 | 7,59 | 7,73 | |
34 | Thành phố Hồ Chí Minh | 0,00 | 0,000 | 0,00 | 0,00 | |
| Cộng | 129,16 | 645,93 | 4.505,07 | 4.634,23 | |
II | Khối lượng, kinh phí xây dựng đường ngang, hầm chui để xóa bỏ lối đi tự mở giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Giao thông vận tải thực hiện | |||||
1 | Xây dựng 297 đường ngang | 1.114,28 | ||||
2 | Xây dựng 149 hầm chui | 685,10 | ||||
| Cộng | 1.799,38 | ||||
III | Phần xây dựng cầu vượt đường sắt do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện | |||||
| Xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia tại Km76+970 thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân thuộc trách nhiệm của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam | 198,00 | ||||
LỘ TRÌNH VÀ NGUỒN VỐN XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ LỐI ĐI TỰ MỞ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA
(Kèm theo Quyết định số: 358/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Hạng mục công việc | Kinh phí (tỷ đồng) | Nguồn vốn |
I | Giai đoạn đến hết năm 2020 | 368,20 |
|
1 | Xây dựng hàng rào, đường gom, đường ngang để xóa bỏ các lối đi tự mở là điểm đến, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông có bề rộng >3,0m thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh | 236,04 | Dự phòng ngân sách trung ương (2016-2020) bố trí cho các công trình đường sắt thiết yếu |
2 | Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt | 3,00 | Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động kinh tế đường sắt hàng năm |
3 | Tăng cường hỗ trợ cảnh báo bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, thu hẹp, rào chắn(*) lối đi tự mở | 129,16 | Ngân sách địa phương |
II | Giai đoạn 2021 - 2025 | 7.015,45 |
|
1 | Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt và cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trong khu vực đô thị | 33,50 | Tăng cường bố trí thêm nguồn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động kinh tế đường sắt hàng năm |
2 | Xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt | 464,50 | Tăng cường bố trí thêm nguồn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động kinh tế đường sắt hàng năm |
3 | Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt | 15,00 | Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động kinh tế đường sắt hàng năm |
4 | Xây dựng đường ngang, hầm chui để xóa bỏ các lối đi tự mở còn lại | 1.799,38 | Ngân sách trung ương bố trí cho kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 |
5 | Xây dựng hàng rào, đường gom, cầu vượt để xóa bỏ các lối đi tự mở còn lại | 4.505,07 | Ngân sách địa phương hoặc từ ngân sách trung ương phân bổ cho địa phương |
6 | Xây dựng cầu vượt để xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia tại Km76+970 thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân | 198,00 | Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
| Tổng cộng | 7.383,65 |
|
File gốc của Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 358/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trương Hòa Bình |
Ngày ban hành | 2020-03-10 |
Ngày hiệu lực | 2020-03-10 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |