CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/NQ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
CHÍNH PHỦ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
QUYẾT NGHỊ:
1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch
b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Mục tiêu, Quan điểm và nguyên tắc lập quy hoạch
- Là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; là cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm.
- Xây dựng không gian phát triển quốc gia trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phát triển các ngành, các vùng.
- Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch.
- Quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính định hướng cao, xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường mang tính chiến lược trên lãnh thổ quốc gia, có tầm quan trọng cấp quốc gia và có tính liên vùng.
- Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
3. Phương pháp tiếp cận và yêu cầu đối với phương pháp lập quy hoạch
- Lập quy hoạch tổng thể quốc gia dựa trên phương pháp tiếp cận tổng thể, có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành nhằm bảo đảm tính liên ngành, liên lãnh thổ để đạt được mục tiêu phát triển hài hòa, hiệu quả và bền vững.
b) Phương pháp tiếp cận lập quy hoạch
- Tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế để xác định mục tiêu, định hướng phát triển.
- Tiếp cận liên ngành, liên vùng.
- Tiếp cận theo nguyên tắc thị trường.
c) Yêu cầu đối với phương pháp lập quy hoạch
- Các phương pháp, công cụ cần cung cấp những căn cứ, luận chứng khoa học cho việc đánh giá thực trạng, đối sánh với quốc tế, dự báo bối cảnh, xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.
- Phương pháp lập quy hoạch phải phù hợp với thực tế của Việt Nam, tôn trọng và bảo đảm tính thị trường của các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Các phương pháp lập quy hoạch cần bảo đảm tính logic, chặt chẽ và thống nhất.
- Các phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch bao gồm:
+ Phương pháp dự báo, xây dựng phương án phát triển;
+ Phương pháp sơ đồ, bản đồ, sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS);
+ Phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo;
4. Nội dung chính của quy hoạch
Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, bao gồm:
b) Dự báo xu thế phát triển và xây dựng kịch bản phát triển: Các phân tích, đánh giá phải bảo đảm xác định được các xu thế có ảnh hưởng hay tác động trực tiếp, gián tiếp đến định hướng và không gian phát triển của quốc gia.
- Quan điểm về phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
- Xây dựng mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về phát triển quốc gia.
đ) Định hướng phát triển không gian biển.
g) Định hướng khai thác và sử dụng vùng trời.
i) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.
l) Định hướng phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia.
n) Định hướng bảo vệ môi trường.
p) Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện.
5. Hợp phần quy hoạch: Xây dựng 42 hợp phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia (theo Phụ lục đính kèm).
khoản 1 Điều 17 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
a) Thành phần hồ sơ quy hoạch
+ Dự thảo văn bản trình thẩm định quy hoạch;
+ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thông qua quy hoạch;
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp kèm theo danh mục bản đồ khổ A3;
+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch;
- Sản phẩm báo cáo hợp phần quy hoạch:
+ Báo cáo tóm tắt hợp phần quy hoạch;
+ Báo cáo thẩm định hợp phần quy hoạch.
+ Sản phẩm bản đồ: Bao gồm 13 bản đồ theo quy định tại Mục I, Phụ lục I Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
+ Tỷ lệ bản đồ thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
+ Đối với bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch của các hợp phần quy hoạch phải đảm bảo theo yêu cầu và mục đích của các nội dung được xác định tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia.
- Số lượng hồ sơ: Đáp ứng yêu cầu về số lượng trình Hội đồng quy hoạch quốc gia, trình Hội đồng thẩm định, trình Chính phủ và trình Quốc hội.
8. Chi phí lập quy hoạch: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Nghị quyết này, Hội đồng quy hoạch quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.
a) Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương việc lựa chọn đơn vị tư vấn chính lập Quy hoạch tổng thể quốc gia theo phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
c) Xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm đề xuất đơn vị tư vấn chuyên ngành phối hợp với đơn vị tư vấn chính lập Quy hoạch tổng thể quốc gia để triển khai lập các hợp phần quy hoạch; tổ chức thẩm định nội dung các hợp phần theo quy định của pháp luật về quy hoạch, gửi nội dung các hợp phần đã được thẩm định về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tích hợp vào Quy hoạch tổng thể quốc gia.
2. Hội đồng quy hoạch quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, CN (2).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
HỢP PHẦN QUY HOẠCH TÍCH HỢP VÀO QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Tên hợp phần | Cơ quan tổ chức lập hợp phần | ||||||
1 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư | |||||||
2 |
| |||||||
3 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường | |||||||
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
Bộ Giao thông vận tải |
12 |
13 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | ||||||
14 |
15 |
Bộ Thông tin và Truyền thông | ||||||
16 |
17 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | ||||||
18 |
19 |
Bộ Công Thương | ||||||
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |||
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
Bộ Khoa học và Công nghệ | |||
30 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo | |||||||
31 |
32 |
Bộ Y tế | ||||||
33 |
Bộ Xây dựng | |||||||
34 |
35 |
Bộ Tài chính | ||||||
36 |
Bộ Công an | |||||||
37 |
38 |
Bộ Quốc phòng | ||||||
39 |
40 |
Bộ Ngoại giao | ||||||
41 |
Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải | |||||||
42 |
Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo |
File gốc của Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 143/NQ-CP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2020-10-04 |
Ngày hiệu lực | 2020-10-04 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |