HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2020/NQ-HĐND | Thái Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2020 |
VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH KHÓA XVI
KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
QUYẾT NGHỊ:
II. CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
a) Chỉ tiêu về kinh tế:
- Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8%; khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 14,4% (Công nghiệp tăng 15,8%; xây dựng tăng 11%); khu vực Dịch vụ tăng 6,5% trở lên so với năm 2020.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động toàn xã hội giảm còn khoảng 29%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 9,5% so với năm 2020.
- Thu ngân sách trên địa bàn 7.909,9 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa (không tính tiền thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) 5.115,9 tỷ đồng.
- Mức giảm tỷ lệ sinh ước đạt 0,1‰; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn dưới 10%; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 40 giường bệnh; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 13,5 bác sĩ; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 87,9%.
- Có thêm 130 trường được đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (lũy kế đến hết năm có 254 trường được đánh giá ngoài và công nhận đạt chuẩn quốc gia).
c) Chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%, tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 8,7%.
Tập trung cao độ thực hiện các giải pháp phòng, chống đại dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế và của tỉnh; khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án để triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; đẩy mạnh thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá phát triển theo Nghị quyết Đại hội đã đề ra; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách trong từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao. Phấn đấu hết năm 2021, toàn tỉnh có 6% trở lên số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Tiếp tục huy động các nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn ngân sách với các nguồn lực khác để duy tu, bảo dưỡng nâng cấp và đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo quy định của Trung ương.
Chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao khả năng phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên kiểm tra đê, kè; phát hiện và xử lý kịp thời các công trình xuống cấp, Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai, bão, lụt xảy ra.
Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng xây dựng, hoàn thành kết cấu hạ tầng của Khu công nghiệp Liên Hà Thái, Khu công nghiệp Hải Long và các khu chức năng trong Khu kinh tế Thái Bình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, mang tính động lực liên vùng, có tác động quan trọng đến sự phát triển của tỉnh, như: Tuyến đường bộ ven biển, đường nối Khu kinh tế Thái Bình với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường từ Thành phố đi Cầu Nghìn, Khu công nghiệp chuyên nông nghiệp Thaco và một số tuyến đường giao thông trọng điểm, tạo động lực thu hút đầu tư vào Khu kinh tế nói riêng và vào tỉnh nói chung.
Đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề án đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 của tỉnh để cơ cấu lại thị trường, xác định các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tích cực thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các địa phương, đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, hoạt động bán hàng đa cấp.
b) Chú trọng phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hoá - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
Tăng cường công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe nhân dân; ngăn chặn, xử lý kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm. Tiếp tục sắp xếp hệ thống y tế tinh gọn, hiệu quả.
Đẩy mạnh phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin và truyền thông, phát thanh, truyền hình. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống, cách mạng. Triển khai xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thái Bình.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá toàn diện cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức của các đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sáp nhập. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử.
Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền và triển khai có hiệu quả việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI Kỳ họp thứ mười một thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2020./.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố;
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
- Báo Thái Bình; Công báo tỉnh; Cổng thông tin điện tử Thái Bình; Trang thông tin điện tử đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình;
- Lưu: VTVP.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Thành
File gốc của Nghị quyết 36/2020/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 do tỉnh Thái Bình ban hành đang được cập nhật.
Nghị quyết 36/2020/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 do tỉnh Thái Bình ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Số hiệu | 36/2020/NQ-HĐND |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Nguyễn Tiến Thành |
Ngày ban hành | 2020-12-09 |
Ngày hiệu lực | 2020-12-20 |
Lĩnh vực | Đầu tư |
Tình trạng | Còn hiệu lực |