HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1976 |
VỀ TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC, PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ CẢI TIẾN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Xây dựng là một ngành sản xuất công nghiệp lớn, tổng hợp nhiều mặt và có liên quan đến nhiều ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quốc phòng.
Xây dựng có kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ và đặc điểm riêng, phần lớn không giống các ngành sản xuất khác.
Từ năm 1955 đến nay, mặc dù hai lần đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ác liệt đối với miền Bắc, ngành xây dựng đã từ chỗ hầu như chưa có gì,dần dần lớn lên, góp phần tạo ra một số cơ sở vật chất và kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế quốc dân; vừa phục vụ chiến tranh, vừa duy trì kinh tế và đời sống; đồng thời đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công nhân xây dựng của Nhà nước từ mấy nghìn người lên đến gần 40 vạn ngưới (1975), đã được trang bị thêm máy móc và công cụ xây dựng.
Hiện nay, toàn bộ công tác xây dựng của ta đang ở trình độ thấp, mâu thuẫn với yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Lực lượng của ngành xây dựng còn quá yếu về mọi mặt, chưa bảo đảm xây dựng cơ bản vươn lên với tốc độ nhanh, xây dựng khối lượng lớn, kỹ thuật ngày càng cao trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 và những năm sau.
Tình hình nói trên đòi hỏi Hội đồng Chính phủ và các cấp chính quyền phải tăng cường chỉ đạo tốt công tác xây dựng. Muốn đưa ngành xây dựng tiến lên quy mô lớn, nhịp độ nhanh, kỹ thuật ngày càng hiện đại, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng của xã hội ngày càng tăng nhanh, cần phải giải quyết có hệ thống một loạt vấn đề mấu chốt về chính sách (chính sách xây dựng, chính sách vật liệu xây dựng…), về tăng cường lực lượng trong xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật trong xây dựng, tăng cường tổ chức quản lý xây dựng về quy hoạch, về kế hoạch và những khâu quan trọng trong xây dựng cơ bản (nhất là khâu chuẩn bị đầu tư và thực hiện nghiệm chỉnh các thủ tục ban đầu về xây dựng cơ bản..).
Lần này, Hội đồng Chính phủ giải quyết một số bước vấn đề tăng cường tổ chức, phân công quản lý và cải tiến quản lý xây dựng, nhằm đạt mấy yêu cầu:
1. Thực hiện một cách đúng đắn định mức việc tích tụ, chuyên môn hóa, hợp tác xã và liên hiệp trong xây dựng, trước nhất là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ trong xây dựng. Tạo điều kiện đưa ngành xây dựng tiến lên quy mô lớn, thực hiện công nghiệp hóa xây dựng, đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật, áp dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật xây dựng, nhằm đẩy mạnh tốc độ thi công, nâng cao chất lượng công trình, sớm đưa công trường và sản xuất, sử dụng; hạ giá thành xây dựng.
Tăng cường lực lượng xây dựng ngày càng lớn mạnh, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng ngày càng lớn, bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước hàng năm và kế hoạch dài hạn.
2. Cải tiến quản lý xây dựng để sử dụng đến mức cao nhất khả năng tiềm tàng hiện có về xây dựng, đẩy mạnh xây dựng được nhanh, nhiều, tốt, rẻ; thực hiện tốt phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, hạch toán kinh tế, khắc phục tình trạng hành chính, cung cấp, thực hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãnh phí trong xây dựng.
3. Tăng cường quản lý Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách luật pháp của Nhà nước trong xây dựng.
Trong khoảng 2-3 năm (1976, 1977, 1978), cần phải chỉ đạo thực hiện tết mấy vấn đề chính sau đây:
1. Tách tổ chức quản lý xây dựng khối tổ chức quản lý sản xuất, lưu thông, phân phối (chung cả nước và trong mỗi Bộ, Tổng cục chỉ đạo sản xuất, lưu thông, phân phối, đồng thời có làm xây dựng); phải theo chế độ giao thầu, nhận thầu xây dựng, chuyên môn tổ chức xây dựng (đối với các công trình công nghiệp, giao thông, đường dây điện, thủy lợi, nhà ở, công trình công cộng ở đô thị, v.v…) và những khâu công tác quan trọng, kỹ thuật cao, của xây dựng cơ bản.
2. Rất coi trọng việc tăng cường tổ chức quản lý xây dựng ở địa phương (tỉnh, huyện, xã, thành phố, thị xã); chú ý tăng cường tổ chức xây dựng ở khu vực (công ty, xí nghiệp, đội xây dựng…), hạn chế giữ ở mức hợp lý việc điều động lực lượng xây dựng đi lưu động; phát huy cao độ tiềm lực xây dựng sẵn có, tận dụng khả năng to lớn trong khu vực.
Chú ý tổ chức quản lý tập trung, thống nhất lực lượng thi công cơ giới có kỹ thuật cao; quản lý khâu làm đất chung cho các ngành ở từng vùng xây dựng; quản lý tập trung việc xây dựng kết cấu hạ tầng của các khu vực công nghiệp, khu kinh tế mới đã được quy hoạch và có kế hoạch xây dựng.
3. Thống nhất tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, cung ứng vật liệu xây dựng vào một đầu mối trong ngành xây dựng.
4. Tăng cướng tổ chức quản lý thống nhất vật tư kỹ thuật, công cụ, thiết bị xây dựng, phục vụ tốt nhất, nhanh nhất việc công xưởng hóa, cơ giới hóa xây dựng.
5. Tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước về xây dựng. Bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước đối với công tác xây dựng về các mặt quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm, v.v… trong thiết kế, thi công xây lắp, sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, quản lý công cụ và thiết bị xây dựng, quản lý tổ chức cán bộ, công nhân xây dựng, v.v…., thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước về xây dựng.
6. Tăng cường tổ chức chuẩn bị đầu tư để bảo đảm hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư.
I. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG.
Bộ Xây dựng là cơ quan của Hội đồng Chính phủ thống nhất quản lý toàn ngành xây dựng theo đúng các nghị định của Hội đồng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và điều lệ tổ chức của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng cung cấp cần chú ý làm tốt chức năng Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước trước đây và tập trung vào xây dựng những công trình công nghiệp, dân dụng và sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng. Ngành xây dựng được Nhà nước đầu tư để xây dựng trước những công trình kết cấu hạ tầng ở từng khu vực có yêu cầu xây dựng, như: san lấp mặt bằng, công trình kỹ thuật đô thị khác, v.v…, sau đó phân bố chi phí xây dựng này, theo một cách tính toán hợp lý, cho mỗi mét vuông xây dựng của các ngành ở khu vực đó.
Hiện nay có 17 Bộ và Tổng cục có lực lượng thi công công trình công nghiệp và dân dụng với sản lượng xây lắp chiếm hơn 14% khối lượng xây lắp chung của năm 1975. Các Bộ và Tổng cục nói trên có thể tiếp tục tham gia xây dựng một số công trình công nghiệp và dân dụng cỡ nhỏ và vừa của Bộ, Tổng cục (như xây dựng nhà ở, trụ sở, trường đào tạo công nhân, kho tàng, mở rộng sản xuất, công trình dưới hạn ngạch…) theo nguyên tắc: căn cứ vào kế hoạch Nhà nước, các Bộ và Tổng cục nói trên làm kế hoạch thi công xây lắp với Bộ Xây dựng. và chịu sự quản lý thống nhất theo ngành về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ xây dựng của Bộ Xây dựng.
1. Xây dựng công nghiệp.
- Bộ Xây dựng phụ tráchc xây dựng các công trình công nghiệp: nhiệt điện, thủy điện vừa và lớn, cơ khí, luyện kim, dầu khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực và thực phẩm…
- Bộ Điện và than thống nhất quản lý Nhà nước về xây dựng các đương dây điện, trạm biến thế điện, kể cả điện cao thế và hạ thế, về các mặt tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật, kinh tế. Bộ Điện và thanh trực tiếp xây dựng các đường điện cao thế và trạm biến thế. Các ngành và các địa phương xây dựng đường dây diện hạ thế. Để đẩy mạnh xây dựng đường dây điện hạ thế và trạm biến thế của các địa phương và của các ngành trung ương ở trong lãnh thổ, các tỉnh có yêu cầu gửi về xây dựng điện được lập xí nghiệp hoặc công ty chuyên xây dựng đường xây dựng đường dây điện, trạm biến thế.
Bộ điện và than tự xây dựng mỏ than, một số công trình ở sân công nghiệp gắn liền với mỏ hầm lò, và xây dựng đường giao thông vận tải chuyên trong hầm mỏ (Bộ Giao thông vận tải và Bộ Điện và than ban việc phân công cụ thể)
Bộ Điện và than thống nhất quản lý kinh doanh thiết bị, phụ kiện cho cả nước.
Bộ Cơ khí và kluện kim xây dựng chuyên dùng các mỏ quặng; sửa chữa lớn các công trình sản xuất luyện kim và cơ khí. Việc xây dựng mới các công trình cơ khí, luyện lim lâu dài giao cho ngành chuyên xây dựng công nghiệp. Hiện nay Bộ Cơ khí và luyện kim có lực lượng xây dựng tự xây dựng một phần, còn giao thầu xây dựng cho ngành xây dựng công nghiệp.
- Tổng cục Hóa chất xây dựng chuyên dùng các mỏ quặng của ngành hóa chất; sửa chữa lớn các công trình hóa chất, tham gia xây dựng một số công trình hóa chất (nhỏ hoặc vủa)
2. Xây dựng nông nghiệp, thủy lới, lâm nghiệp
- Bộ Thủy lợi xây dựng và quản lý đê điều, công trình thủy lợi, công trình thủy điện nhỏ kết hợp với thủy lợi. Đối với công trình thủy điện vùa và lớn. Bộ Điện và than phụ trách thiết kế phần nhà máy phát điện, quản lý thiết bị điện, vận hành nhà máy điện của thủy điện các loại. Bộ Thủy lợi thiết kế đập, nhân thi công công trình thủy điện nhỏ và cừa cỡ 50.000 kW trở xuống. Việc xây dựng loại thủy điện lớn hơn sẽ do Chính phủ quyết định cụ thể đối với từng công trình. Bộ Thủy lợi cần tiến lên làm chức năng quản lý và kinh doanh toàn diện việc cung ứng nước cho kinh tế, cho đời sống của nhân dân; xây dựng công trình giải quyết nước cho nông nghiệp đến khoảnh ruộng; cho công nghiệp và đời sống nhân dân đô thị đến đài cao cung ứng nước.
Bộ Lâm nghiệp xây dựng chuyên dùng các công trình thuộc các lâm trường, khu kinh tế lâm nghiệp, các kho bãi gỗ, các cơ sở chế biến lâm sản, ngâm tẩm và sấy gỗ quy mô nhỏ, đường lâm nghiệp (đường lâm nghiệp được sử dụng cho dân sinh, kinh tế, quốc phòng thì Bộ Giao thông vận tải làm).
- Bộ Hải sản tổ chức thiết kế, làm chức năng bên chủ quản (bên A) các công trình chuyên dùng của ngành, tổ chức và quản lý mạng lưới các loại công trình của ngành.
3. Xây dựng giao thông, bưu điện, truyền thanh.
- Bộ Giao thông vận tải xây dựng chuyên dùng cảng biển, cảng sông, cầu đường sắt, đường bộ, làm chức năng quản lý Nhà nước ngành xây dựng giao thông đối với các ngành khác và các địa phương. Vộc xây dựng sân bay dân dụng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm.
- Tổng cục bưu điện xây dựng chuyên dùng các công trình thông tin, quản lý thống nhất việc xây dựng các công trình thông tin, truyền tin, thông tấn xã, phát thanh, truyền hình. Trên cơ sở quy hoạch đã được Hội đồng Chính phủ duyệt, Tổng cục Bưu điện tổng hợp cân đối dự án kế hoạch xây dựng và trang bị kỹ thuật mạng lưới các cơ sở thông tin liên lạc trong cả nước theo sự phân công của Hội đồng Chính phủ (nghị định của Hội đồng Chính phủ sô 68-CP ngày 8-4-1975)
- Tổng cục thông tin quản lý thống nhất về việc quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế xây dựng các mạng lưới truyền thanh ở nông thôn, đô thị, trong các công trường, xí nghiệp, khu nhà ở, v.v… và tham gio với Tổng cục Bưu điện nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở kỹ thuật thông tin, liên lạc, phát thanh, truyền thanh, truyền hình trong cả nước.
Ngành xây dựng ở địa phương cùng ngành thông tin giúp nhân dân và các xí nghiệp, công trường, cơ quan trong việc xây dựng hệ thống truyền thanh.
4. Xây dựng các công trình về lưu thông phân phối.
Bộ Vật tư xây dựng chuyên dùng các kho xăng dầu, các đường ống dẫn dầu. Với xây dựng các kho tàng, cửa hàng của các Bộ Nội thương, Ngoại thuơng, Lương thực và thực phẩm, Giao thông vận tải. Vật tư chủ yếu là giao thầu cho ngành xây dựng. Các Bộ nói trên sử dụng lực lượng hiện có của Bộ để tự xây dựng một phần kho tàng, cửa hàng theo nguyện tắc: căn cứ vào kế hoạch Nhà nước, bàn thống nhất với Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhà nước tỉnh hoặc thành phố. Bộ Xây dựng làm nhiệm vụ quản lý thống nhất về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ xây dựng.
5. Quy hoạch xây dựng đô thị, nônng thôn và xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị và các công trình khác không có tính chất sản xuất.
Bộ Xây dựng thống nhât quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn và xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị và các công trình khác không có tinh chất sản xuất. Các địa phương vươn lên đảm nhiệm làm chủ đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị và các công trình khác không có tính chất sản xuất. Bộ Xây dựng đảm nhiệm xây dựng các công trình lớn, kỹ thuật phức tạp, mà địa phương chưa làm được.
6. Các ngành khác ở trung ương không có chức năng làm kinh tế chính không có lực lượng xây dựng, thì giao thầu toàn bộ khối lượng xây dựng cho các tổ chức chuyên làm xây dựng. Nhưng mỗi ngành phải kiện toàn tổ chức làm chức năng chủ quản đầu tư (cơ quan giao thầu). Các Bộ được phân công làm xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức xây dựng nhận thầu cho các ngành nói trên. Riêng Bộ Đại học và trung học chuyên ngjhệp được thành lập tổ chức chuyên nghiệp quản lý việc phát động lực lượng thầy giào và hoc trò tham gia xây dựng, trước hết là tham gia với các tổ chức chuyên làm xây dựng để xây dựng trường học, nhà ở, phòng thí nghiệm, v.v…
Các ngành trung ương, các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và một số cơ quan, trường học lớn có lực lượng sửa chữa các công trình của mình, hoặc tự làm một số công trình lặt vặt không nơi nào nhận thầu.
Bộ Văn hóa có nhiệm vụ thống nhất quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế về xây dựng mạng lưới công trình văn hóa công cộng từ trung ương đến địa phương, tham gia xây dựng quy hoach, đề án thiêt kế về kiến trúc đô thị, nông thôn để góp sức vào sự tiến bộ về thẩm mỹ và nghệ thuật kiến trúc; sửa chữa các công trình văn hóa do trung ương quản lý, tu bổ các di tích lịch sử (kể cả phần lắp đặt thiết bị chuyên dùng).
7. Tổ chức xây dựng trong mỗi Bộ, Tổng cục
Thực hiện việc quản lý xây dựng ra khỏi quản lý sản xuất, mỗi bộ, Tổng cục được phân công làm xây dựng nói trên phải mau chóng kiện toàn tổ chức xây dựng; tránh tình trạng phân tán và có nhiệi đầu mối xây dựng trong ngành, tăng nhanh hiệu lực thực hịện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước về xây dựng; bảo đảm Bộ, Tổng cục làm tốt chứa năng quản lý Nhà nước về xây dựng chuyên ngành.
Mỗi Bộ, Tổng cục có quản lý xây dựng cần khẩn trương nghiên cứu kế hoạch, củng cố tổ chức quản lý công tác xây dựng của Bộ, Tổng cục trình Thường vụ Hội đồng Chính phủ , trong đó phải chú ý quy định rõ tổ chức của mấy mặt công tác xây dựng:
a) Tính toán đầu tư, chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản (vụ kế hoạch hoặc vụ, cục nào được Bộ, Tổng cục phân công).
b) Nghiên cứu kinh tế kỹ thuật xây dựng (các viện hoặc phòng khảo sát, thiết kế, nghiên cứu khoa học xây dựng, công cụ xây dựng….).
c) Quản lý kinh doanh xây dựng (các công ty xây lắp, cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng, quản lý thiết bị, công cụ xây dựng, vận chuyển phục vụ xây dựng…).
d) Tổ chức làm chúc năng giúp Bộ, Tổng cục chỉ đạo thống nhất công tác xây dựng một các toàn diện.
Thường vụ Hội đồng Chính phủ sẽ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và nguyên tắc làm việc của các tổ chức chuuyên làm xây dựng ở các Bộ, Tổng cục, nhất là ở các Bộ làm khối lượng xây dựng lớn như: Giao thông vận tải, Thủy lợi, Điện và than, Cơ khí và luyện kim, v.v…
8. Hội đồng Chính phủ sẽ có quyết định riêng về việc phân công lực lượng vũ trang làm công tác xây dựng.
II. TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG.
Chinh quyền có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý xây dựng như đã được vạch rõ trong nghị định số 24-CP ngày 2-2-1976 1. Chính quyền cấp tỉnh, thành phố phải khẩn trương phát triển và cung cấp khuyến khích xây dựng lớn mạnh toàn diện để bảo đảm nhiệm vụ xây dựng nói trên.
Mỗi tỉnh, thành phố cần hình thành các tổ chức xây dựng chuyên ngành và phân công như sau:
Sở hoặc ty xây dựng (xây dựng các công trình kiến trúc nông nghiệp, công trình công nghiệp dân dụng, lưu thông, phân phối…); Sở hoặc ty giao thông, lưu thông xây dựng giao thông, Sở hoặc ty thủy lợi sản xuất thủy lợi. Một số địa phương có yêu cầu về xây dựng và trạm biến thế thì lập xí nghiệp xây dựng đường dây và trạm biến thế để xây dựng đường dây cao thế và trạm biến thế 10kW, 6kW ở địa phương; xây dựng đường dây và trạm biến thế hạ thế; kéo dây mắc điện trong nhà và sửa chữa điện; Bộ Điện và than quản lý thống nhất thiết kế, ban hành, quy trình, quy phạm, cung ứng vật tư, thiết bị điện, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ. Các tỉnh có lâm trường, có mỏ khoáng sản do địa phương quản lý có thể tổ chức lực lượng chuyên ngành để xây dựng các công trình đó. Mỗi tỉnh, thành phố nghiên cứu tổ chức các công ty, xí nghiệp xây dựng tổng hợp hoặc chuyên môn hóa (như công ty chuyên xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị, v.v…), chung toàn tỉnh hoặc từng vùng trong địa phương. Đồng thời chính quyền tỉnh, thành phố cần chú ý tổ chức và tăng cường các cơ quan quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ xây dựng của địa phương Bộ xây dựng và Ban tổ chức của Chính phủ cùng các ngành và các địa phương có liên quan bàn đề án cụ thể về tổ chức xây dựng ở địa phương và điều hòa cán bộ xây dựng giữa trung ương và địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh, thành phố hoàn chỉnh các tổ chức xây dựng ở địa phương.
Các công trình giao cho địa phương xây dựng thuộc phạm vi và cân đối của kế hoạch Nhà nước, thì đều phải ghi vào kế hoạch Nhà nước, được cân đối điều kiện thực hiện. Các lực lượng xây dựng của địa phương phải chịu sự lãnh đạo chung toàn ngành của Bộ hoặc Tổng cục về các mặt nghiệp vụ, kỹ thuật…, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về mội mặt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Chính quyền tỉnh, thành phố chủ động làm quy hoạch kế hoạch xây dựng của địa phương, bao gồm khu vực Nhà nước, khu vực tập thể, khu vực nhân dân; góp ý kiến vào kế hoạch xây dựng của các ngành trung ương xây dựng trong địa phương; chỉ đạo Ty, Sở xây dựng quản lý tốt tổ chức xây dựng trực thuộc tỉnh, quản lý và giao kế hoạch thi công cho các xí nghiệp xây dựng ở huyện: thông qua cơ quan quản lý xây dựng ở cấp huyện mà quản lý các đội xây dựng ở hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã xây dựng, các tổ chức nhận thầu xây dựng của tư nhân. Ty, Sở thủy lợi thông qua cơ quan thủy lợi ở cấp huyện mà quản lý và chỉ đạo các đội thủy lợi ở hợp tác xã nông nghiệp, chỉ đạo lực lượng nhân dân làm thủy lợi. Ty, Sở xây dựng quản lý và chỉ đạo đội xây dựng huyện, xã, hợp tác xã về các mặt nghiệp vụ, kỹ thuật xây dựng.
2. Chính quyền cấp huyện trở thành cấp quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh…, phải tổ chức để làm tròn chức năng quản lý xây dựng trong địa phương.
Cấp này ngày càng quan trọng vì có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng công trình kiến trúc nông nghiệp, dân dụng trong huyện; chỉ đạo công tác xây dựng ở nông thôn, xã, thị trấn, huyện lỵ; xây dựng và quản lý sản xuất vật liệu xây dựng, lao động, lương thực, thực phẩm, vận chuyển phục vụ xây dựng, bảo vệ trị an ở nơi xây dựng…, chỉ đạo các tổ chức xây dựng trực thuộc huyện, nhận thầu xây dựng một số công việc của tỉnh hoặc trung ương ở trong huyện; quản lý Nhà nước về xây dựng trong lãnh thổ huyện (quản lý thực hiện theo quy hoạch), điều hòa, phối hợp các đơn vị xây dựng trong huyện.
Chính quyền tỉnh, thành phố căn cứ vào yêu cầu xây dựng ở từng huyện, khả năng cụ thể và đặc điểm xây dựng ở một mỗi huyện, mà quy định thành phòng xây dựng hoặc tổ cán bộ quản lý xây dựng ở cấp huyện. Cần tăng cường cán bộ đại học, trung học và cán bộ có kinh nghiệm về xây dựng cho huyện. Những huyện có nhu cầu và có điều kiện thực hiện, được lập những xí nghiệp, những đội xây dựng chuyên xây dựng theo nhiệm vụ nói trên của huyện, sẵn sàng chịu sự điều động của tỉnh và trung ương đi làm xây dựng ở nơi cần thiết khác, hoặc bổ sung lao động xây dựng cho tỉnh và trung ương,
3. Chính quyền các thị xã (tỉnh lỵ), khu phố của các thành phố trực thuộc trung ương tổ chức và tăng cường phòng xây dựng làm nhu cầu giúp đỡ chính quyền địa phương quản lý xây dựng thị xã, khu phố. Phòng xây dựng cần tập trung vào viêc quản lý sửa chữa nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, công trình kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất một số vật liệu xây dựng (nhưng không trực tiếp kinh doanh); chỉ đạo một số hợp tác xã chuyên xây dựng và tổ chức; chỉ đạo một số đội sửa chữa, đội xây dựng nhận thầu xây dựng một số công trình loại nhỏ (do chính quyền tỉnh, thành phố giao); quản lý thực hiện luật lệ xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch.
4. Chính quyền cấp xã có nhiệm vụ quản lý xây dựng (như quy hoạch xây dựng xã, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, chế độ, thể lệ xây dựng, sử dụng tiết kiệm đất xây dựng, v.v…) trong xã; chỉ đạo xây dựng nhà ở, công trình dân dụng (trường học, trạm xá, hội trường, nhà giữ trẻ,…) quản lý sản xuất vật liệu xây dựng ở xã; quản lý thợ xây dựng (thợ nề, thợ mộc…) trong xã; cung ứng vật liệu xây dựng, lao động xây dựng; động viên lực lượng của xã tham gia xây dựng các công trình của cấp trên (huyện, tỉnh, trung ương) ở trong xã hoặc ở nơi lân cận.
Mỗi xã phân công một phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách công tác xây dựng, chú trọng chỉ đạo việclập quy hoạch xã (thủy lợi. giao thông, xây dựng trường học, bệnh xá, trụ sở…).
Hợp tác xã nông nghiệp lập đội xây dựng để xây dựng cơ sở vật chất cho hợp tác xã, cho xã, xây dựng nhà ở cho xã viên; khi cần thì tham gia xây dựng với huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Xây dựng cùng với Bộ Nông nghiệp hướng dẫn về chính sách, chế độ đối với xã viên vào đội xây dựng.
5. Quan hệ giữa chính quyền địa phương và các ngành trung ương trong công tác xây dựng.
- Chính quyền địa phương làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước (đã được luật pháp quy định) trong việc làm quy hoạch xây dựng, giám định xây dựng, kiểm tra thực hiện chính sách, chế độ xây dựng… ở địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tham gia xây dựng công trình của trung ương ở địa phương về nhiều mặt, như tham gia ý kiến với các Bộ có liên quan và với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xác định địa điểm xây dựng trong lãnh thổ địa phương cho các cơ sở kinh tế trực thuộc trung ương; làm thủ tục cấp đất cho xây dựng theo kế hoạch Nhà nước và hợp đồng kinh tế, cung ứng vật liệu xây dựng tại chỗ cung cứng lao động, lương thực, thực phẩm; vận chuyển phục vụ xây dựng; xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị; quản lý về hành chính, bảo vệ trị an; động viên quần chúng địa phương tham gia xây dựng; được Chính phủ ủy quyềnn làm một số việc về điều hòa phân phối các lực lượng xây dựng (của trung ương và của địa phương) trong địa phương.
- Các nganh trung ương có công trình xây dựng ở địa phương phải tôn trong nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, phục tùng các quyết định mà chính quyền địa phương ban hành theo thẩm quyền của địa phương. Các ngành trung ương phải tích cực giúp địa phương phát triển công tác xây dựng và kinh tế chung trong địa phương, như giúp địa phương đào tạo cán bộ công nhân; giúp làm quy hoạch; giúp về khoa học kỹ thuật xây dựng, sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; giúp cơ quan xây dựng của địa phương và kinh tế địa phương ở gần nơi xây dựng công trình trung ương mau chóng phát triển để phục vụ tốt kinh tế trung ương tại chỗ (vùng sản xuất rau, đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt, thả cá; phát triển công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp, phát triển chế biến nông sản, lâm sản, làm thủy lợi, v.v…).
6. Trong từng vùng lãnh thổ vẫn có nhiều tổ chức xây dựng của trung ương và của địa phương. Cần thực hiện kế hoạch hóa xây dựng trong vùng lãnh tổ và có tổ chức quản lý điều hòa, phân phối, sử dụng tốt lực lượng xây dưng trong vùng lãnh thổ theo tinh thần các nghị định số 172-CP ngày 1-11-1973 và 24-CP ngày 2-2-1976, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy định về việc làm tốt kế hoạch xây dựng theo vùng lãnh thổ. Các Bộ trưởng, Tổng cục thông báo kế hoạch xây dựng tại địa phương cho chính quyền tỉnh, thành phố biết để phối hợp. Bộ Xây dựng phối hợp với một số ngành có liên quan nghiên cứu để tổ chức cơ quan cung ứng vật tư, vật liệu, thiết bị xây dựng tại khu vực.
Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định cụ thể giao Chủ tịch tỉnh, thành phố ở trung tâm mỗi vùng lãnh thổ tạm thời được ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ, trong một phạm vi sẽ được định rõ, về kiểm tra, đôn đốc, điều hòa, phối hợp, giải quyết các mắc mứu giữa các đơn vị xây dưng, các đơn vị chủ quản công trình, các đơn vị cung ứng vật tư, tiền vốn, vận chuyển… để đẩy mạnh thực hiện tốt kế hoạch xây dựng vùng lãnh thổ. Việc gì vượt quá phạm vi Chủ tịch tỉnh, thành phố được ủy quyền, thì báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Tổng cục trưởng có liên quan giải quyết.
Bộ Xây dựng quản lý tống nhất sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng cho ngành xây dựng; quản lý thống nhất tài nguyên vật liệu xây dựng chung cho cả nước; lập quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng (cả trung ương, địa phương, quốc doanh, hợp tác xã); cùng Ủy ban Kế hoạch Nhà nước làm kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất, phân phối, sử dụng vật liệu xây dựng. Về kinh doanh vật liệu xây dựng, Chính phủ giao từng mặt hàng cho từng Bộ theo chức năng của mỗi Bộ (gỗ do Bộ Lâm nghiệp; thép do Bộ Cơ khí và luyện kim; sơn do Tổng cục Hóa chất; xi măng, gạch, ngói, đá vôi, cát, sỏi, sành, sứ xây dựng, đồ điện, nước, tiểu ngũ kim cho xây dựng v.v… địa phương Bộ Xây dựng kinh doanh). Các ngành có thể tham goa sản xuất vật liệu xây dựng bằng cách tận dụng phế liệu, phế phẩm của ngành, làm gạch, ngói, đá, cát, sỏi (với xí nghiệp loại vừa và nhỏ), ở những nơi mà ngành xây dựng chưa đáp ứng đựơc nhu cầu, nhưng phải có sự quản lý thống nhất của Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng sắp xếp hợp lý tổ chức của Bộ và lập trong Bộ một Tổng cục quản lý thống nhất sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng. Về việc phân công kinh doanh vật tư kỹ thuật xây dựng cho ngành xây dựng, Bộ Xây dựng và Bộ Vật tư thỏa thuận thống nhất ý kiến, trình Hội đồng Chính phủ quyết định.
Bộ Xây dựng cần xúc tiến việc nghiên cứu và sớm trình Hội đồng Chính phủ quyết định các chính sách sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng trong nước, nghiên cứu đề nghị ban hành pháp lệnh bảo vệ tài nguyên vật liệu xây dựng, chính sách sử dụng hợp lý các loại tài nguyên vào sản xuất các loại vật liệu xây dựng; nghiêm cấm tùy tiện đánh thuế và thu lệ phí trái với luật lệ của Nhà nước; nghiên cứu chính sách sản xuất và bán vật liệu xây dựng cho nhân dân, cho nhu cầu của khu vực tập thể chính sách khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng để xuất khẩu; chính sách giá thu mua, cung ứng, bán lẻ vật liệu xây dựng mức dự trữ vật liệu xây dựng hợp lý ở xí nghiệp xây lắp, công ty ,khu vực xây dựng tập trung, v.v…
Việc sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng phải chuyển mạnh sang quản lý theo khu vực, để hạn chế vận chuyển loanh quanh. Chấn chỉnh và tăng cường tổ chức cung ứng vật liệu, bảo đảm cho tổ chức xây lắp dành được thời giờ vào công tác xây lắp. Nghiên cứu để thống nhất quản lý cung ứng vật liệu xây dựng bao ngành xây dựng, giảm dần các tổ chức cung ứng trung gian.Bộ Xây dựng bàn kỹ với ngành có liên quan và trình lên Hội đồng Chính phủ quyết định.
Bộ xây dựng cùng các ngành có liên quan nghiên cứu tổ chức quản lý thống nhất các loại thiết bị, công cụ dùng trong xây dựng: máy và công cụ điều tra, khảo sát, thiết kế thi công, thí nghiệm, kiểm nghiệm hoàn thiện xây dựng, máy tính, máy thông tin trong xây dựng, v.v…. Phải quản lý quy hoạch, kế hoạch, thiết kế mẫu công cụ và thiết bị xây dựng theo tiến bộ kỹ thuật mới; quản lý các định mức sử dụng, bảo quản, sửa chữa; theo dõi việc sản xuất trong nước; nhập khẩu và cung ứng công cụ, thiết bị xây dựng cho ngành xây dựng; tính toán kế hoạch đào tạo công nhân sử dụng thiết bị xây dựng; làm báo cáo thường kỳ lên Chính phủ.
IV. TĂNG CƯỜNG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC LÀM CÔNG TÁC THIẾT KẾ
Các công ty, xí nghiệp xây lắp của các Bộ và địa phương phải được sắp xếp lại theo yêu cầu khách quan về tích tụ, chuyên môn hóa, hợp tác và liên hiệp trong xây dựng, thực hiện đúng nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Các công ty và xí nghiệp xây lắp; phải được bố trí theo khu vực lãnh thổ là chính, có phân công hợp lý giữa các Bộ với nhau và với chính quyền địa phương, nhằm chấm dứt tình trạng quá phân tán, chồng chéo, trùng lắp, lãng phí hiện nay.
Cần chuẩn bị tốt các tiền đề và điều kiện đề thành lập các xí nghiệp liên hiệp xây dựng có quy mộ tương đối lớn có cơ cấu sản xuất đồng bộ, có công nghệ hoàn chỉnh và hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế. Bộ Xây dựng dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt 5 động của xí nghiệp liên hiệp xây dựng, xác định rõ nhu cầu, quyền hạn, trách nhiệm của xí nghiệp trên các mặt sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức của xí nghiệp, trình Thường vụ Hội đồng Chính phủ thông qua và làm thí điểm trước khi ban hành chình thức.
Bộ Xây dựng nắm lại toàn bộ tổ chức thiết kế kiến trúc công nghiệp và dân dụng, xây dựng đề án tổ chức lại lực lượng thiết kế xây dựng công nghiệp và dân dụng đề đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng lớn. Trước mắt, Bộ Xây dựng hướng dẫn các cơ quan làm thiết kế kiến trúc công nghiệp và dân dụng thuộc các Bộ và địa phương lập các thiết kế định hình, trình cấp có thẩm quyền ban hành để áp dụnm nhằm bảo đảm xây dựng đúng chính sách, tôn trọng các định mức xây dựng, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và tăng nhanh khối lượng thiết kế theo nhu cầu xây dựng.
V. TĂNG CƯỜNG MỘT SỐ TỔ CHỨC KHÁC TRONG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XẤY DỰNG.
1. Kiện toàn tổ chức chuẩn bị đầu tư kế hoạch hóa xây dựng có tầm quan trọng trong quyết định đối với việc nâng cao chất lượng kế hoạch xây dựng và tạo điều kiện thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước về xây dựng.
Việc chuẩn bị đầu tư phải được ghi thành chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước, phải xác định chính thức chủ đầu tư, xác định các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, phương pháp chuẩn bị đễ các ngành, địa phương có liên quan phát biểu ý kiến. Phải có tổ chức chuyên làm chuẩn bị đầu tư ở Bộ, Tổng cục và ở các địa phương. Phải chú ý tăng cương cán bộ và thiết bị cho việc chưẩn bọ đầu tư; có tổ chức là giám định đầu tư. Việc xét duyệt đầu tư phải theo nguyên tắc lãnh đạo hai chiệu giữa ngành quản lý dọc và địa phương.
Từ năm 1977, công trình nào chưa làm xong việc chuẩn bị đầu tư thì chưa ghi kế hoạch Nhà nước, hoặc chỉ ghi là công trình dự bị. Trường hợp cá biệt vừa đựơc ghi kế hoạch hoạch Nhà nước, vừa chuẩn bị đầu tư, thì phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trình Thường vị Hội đồng Chính phủ xét và ban hành những quy định đối với công tác chuẩn bị đầu tư và kế hoạch hóa xây dựng.
Trong năm 1976, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, các ngành và các tỉnh, thành phố phải chú ý chấn chỉnh tổ chức làm kế hoạch xây dựng, bảo đảm kế hoạch xây dựng năm 1977 có tiến bộ rõ rệt về các mặt cân đối, kế hoạch giao thầu, nhận thầu xây dựng. Phải làm kế hoạch xây dựng ở từng vùng lãnh thổ, làm kế hoạch giao thầu, nhận thầu xây dựng hàng năm theo mùa khô, gần giống như kế hoạch sản xuất nông nghiệp phải theo thời vụ.
2. Tăng cường cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng và chuyên môn hóa cán bộ làm công tác xây dựng.
Các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải quan tâm kiện toàn tổ chức quản lý xây dựng.
Các Phó thủ tướng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thứ trưởng, Tổng cục phó phụ trách xây dựng vá các cán bộ chủ chốt của các Tổng cục, cục, vụ, viện, các tổng công ty, công ty, xí nghiệp làm xây dựng cần được chuyên trách, không thay đổu luôn, và phải là đồng chí có năng lực, sức khỏe.
Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đại toàn diện công tác xây dựng ở các ngành trung ương và ở các địa phương, cần kiện toàn, chủ yếu về chất lượng, bộ phận Văn phòng Phủ thủ tướng chuyên trách về xây dựng. Mỗi phần việc phải có một cán bộ hoặc một nhóm cán bộ có khả năng quán triệt đường lối của Đảng, có kỹ thuật, nghiệp vụ, có khả năng theo dõi thẩm tra công việc của các ngành, các cấp, có trình độ chuẩn bị vế các chính sách, chế độ trược khi hội đồng chính phủ thảo luận và thông qua.
3. Vệc tuyển dụng, đào tạo công nhân, cán bộ xây dựng pahủ đi trứơc một bứơc. Phải phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân lành nghề xây dựng. Phát triển nhanh đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật xây dựng; tổ chức thông tin nhanh những tiến bộ kỹ thuật xây dựng trên thế giới, kiện toàn đúng mức các viện nghiên cứu khoa hoc kỹ thuật và kinh tế xây dựng. Điều hòa cán bộ, công nhân xây dựng giữa các ngành trung ương và địa phương theo hướng tăng cường cho địa phương, cho đơn vị xây dựng cơ sở, khuyến khích cán bộ xây dựng xuống sát cơ sở, làm việc tại cơ sở. Bộ Xây dựng cùng các ngành có liên quan nghiên cứu, trình Hội đồng Chính phủ bàn và giải quyết vấn đề đời sống của những người làm công tác xây dựng.
Tăng cường tổ chức, phân công quản lý xây dựng là một vấn đề rấr lớn, rất quan trọng và rất phức tạp, cần được nghiên cứu và giải quyết một cách thống nhất và chu đáo. Bộ xây dựng có trách nhiệm cùng các Bộ, các ngành có làm xây dựng và các địa phương nghiên cứu và tổ chức tốt việc thực hiện nghị quyết này thường kỳ báo cáo kết quả lên Hội đồng Chính phủ. Những vấn đề chính sách. Chế độ mới cần kịp thời báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ giải quyết.
| Nguyễn Duy Trinh (Đã ký) |
File gốc của Nghị quyết số 136-CP về tăng cường tổ chức, phân công quản lý và cải tiến quản lý xây dựng do Hội Đồng Chính Phủ ban hành đang được cập nhật.
Nghị quyết số 136-CP về tăng cường tổ chức, phân công quản lý và cải tiến quản lý xây dựng do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Số hiệu | 136-CP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Nguyễn Duy Trinh |
Ngày ban hành | 1976-08-05 |
Ngày hiệu lực | 1976-08-20 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Đã hủy |