QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
\r\n\r\n\r\n\r\nTỔ CHỨC THI CÔNG
\r\nOrganization of construction activities
NHÓM\r\nH
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Quy phạm này được áp dụng\r\nkhi tổ chức thi công xây lắp các công trình xây dựng
\r\n\r\ncơ bản thuộc các\r\nngành kinh tế quốc dân. Công tác tổ chức thi công xây lắp bao gồm:\r\nchuẩn bị xây lắp, tổ chức cung ứng vật tư - kỹ thuật và vận tải cơ giới hoá xây
\r\n\r\nlắp, tổ chức lao động, lập kế\r\nhoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp.
\r\n\r\n1.2. Công tác thi công xây lắp\r\nphải tổ chức tập trung dứt điểm và tạo mọi điều kiện đưa nhanh toàn bộ công\r\ntrình (hoặc một bộ phận, hạng mục công trình) vào sử dụng, sớm đạt công\r\nsuất thiết kế.
\r\n\r\n1.3. Mọi công tác thi công xây\r\nlắp, bao gồm cả những công tác xây lắp đặc biệt và công tác hiệu chỉnh, thử\r\nnghiệm máy móc thiết bị, phải tiến hành theo đúng các quy trình, quy phạm, tiêu\r\nchuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng và các chế độ, điều lệ hiện hành có\r\nliên quan của Nhà nước.
\r\n\r\nPhải đặc biệt chú ý tới những\r\nbiện pháp bảo hộ lao động, phòng chống cháy, chống nổ và bảo vệ môi trường.
\r\n\r\n1.4. Khi xây dựng công trình,\r\nphải làm theo đúng bản vẽ thi công. Bản vẽ đưa ra thi công phải được Ban quản\r\nlý công trình xác nhận bằng con dấu trên bản vẽ.
\r\n\r\n- Những thay đổi thiết kế trong\r\nquá trình thi công phải được thỏa thuận của cơ quan giao thầu, cơ quan thiết kế\r\nvà phải theo đúng những quy định của Điều lệ về việc lập, thẩm tra, xét duyệt\r\nthiết kế và dự toán các công trình xây dựng.
\r\n\r\n1.5. Công tác thi công xây lắp\r\ncần phải làm liên tục quanh năm. Đối với từng loại công việc, cần tính toán bố\r\ntrí thi công trong thời gian thuận lợi nhất tuỳ theo điều kiện thiên nhiên và\r\nkhí hậu của vùng lãnh thổ có công trình xây dựng.
\r\n\r\n1.6. Khi lập kết hoạch xây lắp,\r\nphải tính toán để bố trí công việc đủ và ổn định cho các đơn vị xây lắp trong\r\ntừng giai đoạn thi công. Đồng thời, phải bố trí thi công cho\r\nđồng bộ để bàn giao công trình một cách hoàn chỉnh và sớm đưa vào sử dụng.
\r\n\r\n1.7. Đối với những công trình\r\nxây dựng theo phương pháp lắp ghép, nên giao cho các tổ chức chuyên môn hoá.\r\nCác tổ chức này cần phải đảm nhận khâu sản xuất và cung ứng các sản phẩm của\r\nmình cho công trường xây dựng và tiến tới tự lắp đặt cấu kiện và chi tiết đã\r\nsản xuất vào công trình.
\r\n\r\n1.8. Đối với vữa bê tông, vữa\r\nxây, nhũ tương và các loại vữa khác, nên tổ chức sản xuất tập trung trong các\r\ntrạm máy chuyên dùng cố định hoặc các trạm máy di động.
\r\n\r\n1.9. Khi xây \r\ndựng công trình, phải tạo mọi điều kiện \r\nđể lắp ráp kết cấu theo phương pháp tổ hợp\r\nkhối lớn phù hợp với dây chuyền công nghệ xây lắp. Cần tổ chức những bãi lắp\r\nráp để hợp khối trước khi đưa kết cấu và thiết bị ra chính thức lắp ráp vào\r\ncông trình.
\r\n\r\n1.10. Tải trọng tác dụng lên kết\r\ncấu công trình (tải trọng phát sinh trong quá trình thi công xây lắp) phải phù\r\nhợp với quy định trong bản vẽ thi công hoặc trong thiết kế tổ chức thi công và\r\nphải dự kiến những biện pháp phòng ngừa khả năng hư hỏng kết cấu.
\r\n\r\n1.11. Trong công \r\ntác tổ chức và điều khiển thi công \r\nxây lắp, đối với những công trình trọng\r\nđiểm và những công trình sắp bàn giao đưa vào sản xuất hoặc sử dụng, cần tập\r\ntrung lực lượng vật tư - kỹ thuật và lao động đẩy mạnh tiến độ thi công, phải\r\nkết hợp thi công xen kẽ tối đa giữa xây dựng với lắp ráp và những công tác xây\r\nlắp đặc biệt khác. Cần tổ chức làm nhiều ca kịp ở những bộ phận công trình mà\r\ntiến độ thực hiện có ảnh hưởng quyết định đến thời gian đưa công trình vào\r\nnghiệm thu, bàn giao và sử dụng.
\r\n\r\n1.12. Tất cả những công trình\r\nxây dựng trước khi khởi công xây lắp đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng công\r\ntrình và thiết kế thi công các công tác xây lắp (gọi tắt là thiết kế tổ chức\r\nxây dựng và thiết kế thi công) được duyệt.
\r\n\r\nNội dung, trình tự lập và xét\r\nduyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công được quy định trong tiêu\r\nchuẩn "Quy trình thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công"
\r\n\r\n1.13. Những giải pháp đề ra\r\ntrong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải hợp lý. Tiêu chuẩn để\r\nđánh giá giải pháp hợp lý là bảo đảm thời gian xây dựng công trình\r\nvà đạt được những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác trong xây dựng.
\r\n\r\n1.14. Việc xây lắp công trình\r\nphải thực hiện theo phương thức giao, nhận thầu. Chế độ giao thầu và nhận thầu\r\nxây lắp được quy định trong "Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản", trong\r\nquy chế giao, nhận thầu xây lắp ban hành kem theo điều lệ quản lý xây dựng cơ\r\nbản và trong các văn bản về cải tiến quản lý xây dựng của Nhà nước.
\r\n\r\n1.15. Việc hợp tác trong thi\r\ncông xây lắp phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng trực tiếp giữa tổ chức\r\nnhận thầu chính với những tổ chức nhận thầu phụ, cũng như giữa tổ chức này với\r\ncác xí nghiệp sản xuất và vận chuyển kế cấu xây dựng, vật liệu, thiết bị để thi\r\ncông công trình.
\r\n\r\n1.16. Trong quá trình thi công\r\nxây lắp, các đơn vị xây dựng không được thải bừa bãi nước thải bẩn và các phế\r\nliệu khác làm hỏng đất nông nghiệp, các loại đất canh tác khác và các công\r\ntrình lân cận.
\r\n\r\nPhải dùng mọi biện pháp để hạn\r\nchế tiếng ồn, rung động, bụi và những chất khí độc hại thải vào không khí. Phải\r\ncó biện pháp bảo vệ cây xanh. Chỉ được chặt cây phát bụi trên mặt bằng xây dựng\r\ncông trình trong phạm vi giới hạn quy định của thiết kế. Trong quá trình thi\r\ncông, tại những khu đất mượn để thi công, lớp đất mầu trồng trọt cần được giữ\r\nlại để sau này sử dụng phục hồi lại đất.
\r\n\r\n1.17. Khi thi công trong khu vực\r\nthành phố, phải thoả thuận với các cơ quan quản lý giao thông về vấn đề đi lại\r\ncủa các phương tiện vận tải và đảm bảo an toàn cho các đường ra, vào của các\r\nnhà ở và của các xí nghiệp đang hoạt động.
\r\n\r\n1.18. Khi thi \r\ncong trong khu vực có những hệ \r\nthống kỹ thuật ngầm đang hoạt động (đường\r\ncáp điện, đường cáp thông tin liên lạc, đường ống dẫn nước...), đơn vị xây dựng\r\nchỉ được phép đào lên trong trường hợp có giấy phép của những cơ quan quản lý\r\nnhững hệ thống kỹ thuật đó. Ranh giới và trục tim của hệ thống kỹ thuật bị đào\r\nlên phải được đánh dấu thật rõ trên thực địa.
\r\n\r\n1.19. Khi thi \r\ncông trong khu vực xí nghiệp đang hoạt \r\nđộng, phải chú ý tới những điều kiện đặc\r\nbiệt về vận chuyển kết cấu và vật liệu xây dựng và kế hợp sử dụng những thiết\r\nbị trục chuyển đang hoạt động của xí nghiệp.
\r\n\r\n1.20. Mỗi công trình đang xây\r\ndựng phải có nhật ký thi công chung cho công trình (phụ lục 1) và những nhật ký\r\ncông tác xây lắp đặc biệt để ghi chép, theo dõi quá trình thi công.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Trước khi bắt đầu thi công\r\nnhững công tác xây lắp chính, phải hoàn thành tốt công tác chuẩn \r\nbị, bao gồm những biện pháp chuẩn \r\nbị về tổ chức, phối hợp thi công,\r\nnhững công tác chuẩn bị bên trong và bên ngoài mặt bằng công trường.
\r\n\r\n2.2. Những biện pháp chuẩn bị về\r\ntổ chức, phối hợp thi công gồm có:
\r\n\r\na) Thoả thuận thống nhất\r\nvới các cơ quan có liên quan về việc kết hợp sử dụng năng lực thiết \r\nbị thi công, năng lực lao động của \r\nđịa phương và những công trình, những hệ thống kỹ\r\nthuật hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như những\r\nhệ thống kỹ thuật hạ tầng (hệ thống đường giao thông, mạng lưới \r\ncung cấp điện, mạng lưới cung cấp \r\nnước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc\r\nv.v...), những xí nghiệp công nghiệp xây dựng và những công trình cung cấp năng\r\nlượng ở địa phương v.v...);
\r\n\r\nb) Giải quyết vấn đề sử\r\ndụng tối đa những vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương;
\r\n\r\nc) Xác định những tổ\r\nchức tham gia xây lắp;
\r\n\r\nd) Ký hợp đồng kinh tế\r\ngiao, nhận thầu xây lắp theo quy định của các văn bản Nhà nước về giao nhận\r\nthầu xây lắp.
\r\n\r\n2.3. Trước khi quyết định những\r\nbiện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công và các công tác chuẩn bị khác,\r\nphải nghiên cứu kĩ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình đã được phê chuẩn và\r\nnhững điều kiện xây dựng cụ thể tại địa phương. Đồng thời, phải lập thiết kế tổ\r\nchức xây dựng và thiết kế thi công các công tác xây lắp như quy định trong điều\r\n1.12 của quy phạm này.
\r\n\r\n2.4. Tuỳ theo quy mô công trình,\r\nmức độ cần phải chuẩn bị và những điều kiện xây dựng cụ thể, những công tác\r\nchuẩn bị bên ngoài mặt bằng công trường bao gồm toàn bộ hoặc một phần những\r\ncông việc sau đây: xây dựng nhánh đường sắt đến địa điểm xây dựng; xây dựng\r\nnhánh đương ôtô, bến cảng, kho bãi để trung chuyển ngoài hiện trường, đường dây\r\nthông tin liên lạc, đường dây tải điện và các trạm biến thế, đường ống cấp nước\r\nvà công trình lấy nước, tuyến thoát nước và công trình xử lý nước thải v.v...
\r\n\r\n2.5. Tuỳ theo quy mô công trình,\r\nmức độ cần phải chuẩn bị và những điều kiện xây dựng cụ thể, những công tác\r\nchuẩn bị bên trong mặt bằng công trường, bao gồm toàn bộ hoặc một phần những\r\ncông việc sau đây:
\r\n\r\n- Xác lập hệ thống mốc định vị\r\ncơ bản phục vụ thi công;
\r\n\r\n- Giải phóng mặt bằng: Chặt cây,\r\nphát bụi trong phạm vi thiết kế quy định, phá dỡ những công trình nằm trong mặt\r\nbằng không kết hợp sử dụng được trong quá trình thi công xây lắp;
\r\n\r\n- Chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng:\r\nsan đắp mặt bằng, bảo đảm thoát nước bể mặt xây dựng những \r\ntuyến đường tạm và đường cố định \r\nbên trong mặt bằng công trường, lắp \r\nđặt mạng lưới cấp điện và cấp \r\nnước phục vụ thi công, mạng lưới thông tin\r\nliên lạc điện thoại và vô tuyến v.v...;
\r\n\r\n- Xây dựng những công xưởng và\r\ncông trình phục vụ như: hệ thống kho tàng, bãi lắp ráp, tổ hợp cấu kiện và\r\nthiết bị, trạm trộn bê tông, sân gia công cốt thép, bãi đúc cấu kiện bê tông\r\ncốt thép, xưởng mọc và gia công ván khuôn, trạm máy thi công, xưởng cơ khí sửa\r\nchữa, ga - ra - ô - tô, trạm cấp phát xăng dầu v.v...;
\r\n\r\n- Xây lắp các nhà tạm phục vụ\r\nthi công: trong trường hợp cho phép kết hợp sử dụng những nhà và công trình có\r\ntrong thiết kế thì phải xây dựng trước những công trình này để kết hợp sử dụng\r\ntrong quá trình thi công.
\r\n\r\n- Đảm bảo hệ thống cấp nước\r\nphòng cháy và trang bị chữa cháy, những phương tiện liên lạc và còi hiệu chữa\r\ncháy.
\r\n\r\n2.6. Các công tác chuẩn bị phải\r\ncăn cứ vào tính chất dây chuyền công nghệ thi công toàn bộ công trình và công\r\nnghệ thi công những công tác xây lắp chính nhằm bố trí thi công xen kẽ và bảo đảm\r\nmặt bằng thi công cần thiết cho các đơn vị tham gia xây lắp công trình. Thời\r\ngian kết thúc công tác chuẩn bị phải được ghi vào nhật ký thi công chung của\r\ncông trình.
\r\n\r\n2.7. Vị trí công trình tạm không\r\nđược nằm trên vị trí công trình chính, không được gây trở ngại cho việc xây\r\ndựng công trình chính và phải tính toán hiệu quả kinh tế. Công trình tạm phải\r\nbảo đảm phục vụ trong tất cả các giai đoạn thi công xây lắp. Trong mọi trường\r\nhợp, phải nghiên cứu sử dụng triệt để các hạng mục công\r\ntrình chính phục vụ cho thi công để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng công trình\r\ntạm và rút ngắn thời gian thi công công trình chính.
\r\n\r\n2.8. Việc xây dựng nhà ở cho\r\ncông nhân viên công trường, nhà công cộng, nhà văn hóa sinh hoạt, nhà kho, nhà\r\nsản xuất và nhà phụ trợ thi công cần phải áp dụng những kiểu nhà tạm, dễ tháo\r\nlắp, cơ động và kết hợp sử dụng tối đa những công trình sẵn có ở địa phương.
\r\n\r\n2.9. Về hệ thống đường thi công,\r\ntrước hết phải sử dụng mạng lưới đường sá hiện có bên trong và bên ngoài công\r\ntrường. Trong trường hợp sử dụng đường cố định không có lợi hoặc cấp đường\r\nkhông bảo đảm cho các loại xe máy thi công đi lại thì mới được làm đường tạm\r\nthi công. Đối với những tuyến đường và kết cấu hạ tầng có trong thiết kế,\r\nnên cho phép kết hợp sử dụng được để phục vụ thi công thì phải đưa toàn bộ\r\nnhững khối lượng đó vào giai đoạn chuẩn bị và triển khai thi công trước. Đơn vị\r\nxây lắp phải bảo dưỡng đường sá, bảo đảm đường sử dụng được bình thường trong\r\nsuốt quá trình thi công.
\r\n\r\n2.10. Nguồn điện thi công phải\r\nđược lấy từ những hệ thống điện hiện có hoặc kết hợp sử dụng những công trình\r\ncấp điện cố định có trong thiết kế. Những nguồn điện tạm thời (trạm phát điện\r\ndi động, trạm máy phát đi-ê-den ...). Chỉ được sử dụng trong thời gian bắt đầu\r\ntriển khai xây lắp, trước khi đưa những hạng mục công trình cấp điện chính thức\r\nvào vận hành.
\r\n\r\nMạng lưới cấp \r\nđiện tạm thời cao thế và hạ thế \r\ncần phải kéo dây trên không. Chỉ được đặt\r\nđường cáp ngầm trong trường hợp kéo dây điện trên không không bảo đảm kỹ \r\nthuật an toàn hoặc gây phức tạp \r\ncho công tác thi công xây lắp. \r\nCần sử dụng những trạm biến thế di động, những trạm biến thế đặt\r\ntrên cột, những trạm biến thế kiểu cột di động...
\r\n\r\n2.11. Về cấp nước thi công,\r\ntrước hết phải tận dụng những hệ thống cung cấp nước đang hoạt động gần công\r\ntrường.
\r\n\r\nKhi xây dựng mạng lưới cấp nước\r\ntạm thời, trước tiên cần phải xây dựng mạng lưới đường ống dẫn nước cố định\r\ntheo thiết kế công trình nhằm kết hợp sử dụng phục vụ thi công.
\r\n\r\n2.12. Tuỳ theo khối lượng và\r\ntính chất công tác xây lắp, việc cung cấp khi nén cho công
\r\n\r\ntrường có thể bằng máy nén khí\r\ndi đọng hoặc xây dựng trạm nén khí cố định.
\r\n\r\n2.13. Khi lập sơ đồ hệ thống cấp\r\nđiện, nước và hệ thống thông tin liên lạc phải dự tính phục vụ cho tất cả các\r\ngiai đoạn thi công xây lắp và kết hợp với sự phát triển xây dựng sau này của\r\nkhu vực.
\r\n\r\n2.14. Chỉ được phép khởi công\r\nxây lắp những khối lượng công tác chính của công trình sau khi đã làm xong\r\nnhững công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho thi công những công\r\ntác xây lắp chính và bảo đảm đầy đủ các thủ tục theo quy định của các văn bản\r\nNhà nước về quản lý thống nhất ngành xây dựng.
\r\n\r\n3. Công tác\r\ncung ứng vật tư - kỹ thuật
\r\n\r\n3.1. Căn cứ vào quy trình công\r\nnghệ và tiến độ thi công xây lắp, công tác cung ứng vật tư
\r\n\r\n- kĩ thuật phải đảm bảo\r\ncung cấp đầy đủ và đồng bộ cấu kiện, kết cấu, vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ\r\nthuật... bảo đảm phục vụ thi công liên tục, không bị gián đoạn, tập trung dứt\r\nđiểm nhằm đưa nhanh công trình hoặc từng phần công trình vào sản xuất và sử\r\ndụng.
\r\n\r\n3.2. Những tổ chức cung ứng vật\r\ntư kỹ thuật cần phải:
\r\n\r\n- Cung cấp đủ và đồng bộ những\r\nvật tư - kỹ thuật cần thiết theo kế hoạch - tiến độ thi công, không phụ thuộc\r\nvà nguồn cung cấp;
\r\n\r\n- Nâng cao mức độ chế tạo sẵn\r\ncấu kiện, chi tiết bằng cách tăng cường tổ chức sản xuất tại \r\ncác xí nghiệp chuyên môn hoá hoặc mua \r\nsản phẩm của các xí nghiệp này;
\r\n\r\n- Cung cấp đồng bộ kết cấu, cấu\r\nkiện, vật liệu xây dựng, thiết kế kỹ thuật... tới mặt bằng thi công theo đúng\r\ntiến độ.
\r\n\r\n3.3. Để đảm bảo cung ứng đồng\r\nbộ, nâng cao mức độ chế tạo sẵn sản phẩm và chuẩn bị sẵn sàng vật liệu xây\r\ndựng, nên tổ chức những cơ sở sản xuất - cung ứng đồng bộ bao gồm các công\r\nxưởng, kho tàng, bãi, các phương tiện bốc dỡ, vận chuyển.
\r\n\r\n3.4. Cơ sở để kế hoạch hoá và tổ\r\nchức cung ứng đồng bộ là những tài liệu về nhu cầu vật tư - kĩ thuật được nêu\r\ntrong thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi\r\ncông các công tác xây lắp.
\r\n\r\n3.5. Trong công tác cung ứng,\r\nkhi có điều kiện, nên sử dụng loại thùng chứa công cụ vạn năng hoặc thùng chứa\r\nchuyên dùng (công - te - nơ) và các loại phương tiện bao bì khác cho phép sử\r\ndụng không những trong vận chuyển, mà còn sử dụng như những kho chứa tạm thời,\r\nnhất là đỗi với những loại hàng nhỏ.
\r\n\r\nCác tổ chức xây lắp phải hoàn\r\ntrả lại những thùng chứa và những phương tiện bao bì thuộc tài sản của tổ chức\r\ncung ứng vật tư - kỹ thuật.
\r\n\r\n3.6. Nhà kho chứa các loại vật\r\ntư - kỹ thuật phục vụ thi công xây lắp phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn\r\nhiện hành về diện tích kho tàng và định mức dự trữ sản xuất.
\r\n\r\n3.7. Việc bảo quản kết cấu xây\r\ndựng, cấu kiện, vật liệu và thiết bị v.v... phải tiến hành theo đúng các tiêu\r\nchuẩn, quy phạm Nhà nước và các điều kiện kỹ thuật hiện hành về công tác bảo\r\nquản vật tư - kỹ thuật.
\r\n\r\n3.8. Khi giao nhận kết cấu xây\r\ndựng, cấu kiện, vật liệu, thiết bị v.v... phải xem xét cả về số lượng, chất\r\nlượng và tính đồng bộ. Khi cân, đong, đo, đếm, phải đối chiếu với những khoản\r\nghi trong hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng và căn cứ vào những\r\ntiêu chuẩn quy phạm Nhà nước hiện hành có liên quan. Vật tư, bán thành phẩm\r\ncung cấp cho thi công phải có chứng chỉ về quy cách phẩm chất. Cơ sở sản\r\nxuất hoặc đơn vị bán hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng\r\nvật tư, bán thành phẩm cung cấp cho công trường. \r\nKhi phát hiện thấy vật tư không \r\nđảm bảo chất lượng, công trường có \r\nquyền từ chối không nhận vật tư \r\nđó. Không được phép sử dụng vật liệu không đủ tiêu\r\nchuẩn chất lượng vào công trình.
\r\n\r\n3.9. Nhu cầu cung ưng vật tư -\r\nkỹ thuật phải gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn hoàn thành từng\r\ncông việc và được xác định trên cơ sở khối lượng công tác bằng hiện vật (căn cứ\r\nvào thiết kế - dự toán của công trình), những định mức sử dụng, tiêu hao và dự\r\ntrữ sản xuất.
\r\n\r\nNgoài ra, phải tính dự trù vật\r\ntư vào những công việc thực hiện bằng nguồn vốn kiến thiết cơ bản khác của công\r\ntrình và dùng cho công tác thi công trong mùa mưa bão. Phải chú ý tới hao hụt\r\ntrong vận chuyển, bốc dỡ, cất giữ bảo quản và thi công theo đúng những định mức\r\nhiện hành và có những biện pháp giảm bớt chi phí hao hụt ấy.
\r\n\r\nCác tổ chức xây lắp phải thường\r\nxuyên kiểm tra tồn kho vật tư và giữ mức dự trữ vật tư phù hợp với các định mức\r\nhiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Khi xây lắp, nên sử dụng phương\r\npháp và phương tiện cơ giới có hiệu quả nhất, bảo đảm có năng suất lao động\r\nvao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đồng thời giảm nhẹ được các công việc\r\nnặng nhọc.
\r\n\r\nKhi thực hiện cơ giới hoá các\r\ncông việc xây lắp, phải chú trọng tới tính chất đồng bộ và sự cân đối về năng\r\nsuất giữa máy chủ đạo và các máy phối thuộc.
\r\n\r\n4.2. Việc xác định cụ thể điều\r\nkiện và tính năng của máy chủ đạo và những máy phối thuộc phải căn cứ vào đặc\r\nđiểm của công trình, công nghệ xây dựng, tiến độ, khối lượng và điều kiện thi\r\ncông công trình.
\r\n\r\nViệc đề ra biện pháp sử dụng và\r\nchế độ làm việc của máy phải căn cứ vào yêu cầu của công nghệ thi công cơ giới,\r\nvà phải tính toán tận dụng các đặc tính kỹ thuật của máy, có tính đến khả năng\r\nvận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ tốt nhất có thể đạt được trên máy. Những thiết bị\r\nphụ, công cụ gá lắp được sử dụng trong công việc cơ giới hoá phải phù hợp với\r\nyêu cầu của công nghệ xây dựng, công xuất và những tính năng kỹ thuật khác của\r\ncác máy được sử dụng.
\r\n\r\n4.3. Việc lựa chọn những phương\r\ntiện cơ giới hoá phải tiến hành trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh\r\ntế của các phương án cơ giới hoá. Các phương án cần phải hợp lí về \r\ncông nghệ và bảo đảm hoàn thành đúng \r\nthời gian, khối lượng và công việc được\r\ngiao. Mặt khác, phải tính những chỉ tiêu hao phí lao động khi sử dụng cơ giới\r\nvà so sánh với các phương án sử dụng lao động thủ công.
\r\n\r\n4.4. Cơ cấu và số lượng máy cần\r\nthiết để thi công một công việc nhất định cần xác định trên cơ sở khối lượng\r\ncông việc, phương pháp cơ giới hoá đã được chọn và khả năng tận dụng năng suất\r\nmáy, đồng thời có tính đến trình độ tổ chức thi công, tổ chức sữa chữa máy của\r\nđơn vị.
\r\n\r\nSố lượng bình quân một loại máy\r\ncần thiết có trong danh sách (tính bằng chiếc, hoặc theo đơn vị công suất -\r\ndung tích gầu, theo trọng tải v.v...) để thực hiện khối lượng công việc được\r\ngiao trong kỳ kế hoạch (kí hiệu là M), được tính theo công thức:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nQm - Khối lượng toàn bộ\r\ncác loại công việc (m3.T, v.v...);
\r\n\r\nM - Tỉ trọng công việc được thực\r\nhiện bằng máy trong toàn bộ khối lượng công việc
\r\n\r\nđó (%);
\r\n\r\nNc - Năng suất ca máy dự\r\ntính phải khai thác;
\r\n\r\nTc - Số ca làm việc của\r\nmột máy trong toàn bộ thời gian thi công đã định. Khi xác định năng suất ca máy\r\nvà số ca làm việc của 10 máy, phải tính đến trình độ tổ chức công tác của đơn\r\nvị thi công và tình trạng kỹ thuật xe máy nhưng không được thấp hơn \r\ncác định mức năng suất ca và \r\nđịnh mức khai thác ca máy cùng \r\nthời gian đã được Nhà nước ban hành.
\r\n\r\nNhu cầu toàn bộ về máy xây dựng\r\nlà tổng số nhu cầu từng loại máy để thực hiện từng loại việc trong kế hoạch thi\r\ncông.
\r\n\r\n4.5. Nhu cầu về phương tiện cơ\r\ngiới, cầm tay được xác định riêng, theo kế hoạch xây lắp hàng năm \r\ncủa đơn vị thi công và theo chủ \r\ntrương phát triển cơ giới hoá nhỏ của\r\nngành chủ quản.
\r\n\r\n4.6. Mức độ cơ giới hoá các công\r\ntác xây lắp được đánh giá bằng các chỉ tiêu cơ giới hoá theo khối lượng công\r\nviệc và theo lượng lao động thực hiện bằng máy như sau:
\r\n\r\n- Mức độ cơ giới hoá từng công\r\nviệc xây lắp được xác định bằng tỉ trọng khối lượng công việc làm bằng máy so\r\nvới tổng khối lượng của công việc xây lắp đó (tính theo %);
\r\n\r\n- Mức độ cơ giới hoá đồng bộ của\r\ncông việc xây lắp được xác định bằng tỉ trọng khối lượng công việc xây\r\nlắp thực hiện bằng phương thức cơ giới hoá đồng bộ so với từng khối lượng của\r\ncông việc xây lắp đó (tính theo %);
\r\n\r\n- Mức độ lao động cơ giới hoá\r\nđược xác định bằng số lượng công nhân trực tiếp làm việc bằng máy so với tổng\r\nsố công nhân trực tiếp làm việc băng máy so với tổng số công nhân trực tiếp làm\r\ncác công việc bằng thủ công và bằng máy (tính theo %).
\r\n\r\n4.7. Mức độ trang bị cơ giới của\r\ncác đơn vị xây lắp được đánh giá bằng các chỉ tiêu trang
\r\n\r\nbị cơ khí và động lực sau:
\r\n\r\n- Mức độ trang bị cơ khí của đơn\r\nvị xây lắp được xác định bằng giá trị của máy xây dựng được trang bị so với\r\ntổng giá trị xây lắp do bản thân đơn vị thực hiện;
\r\n\r\n- Mức độ trang bị cơ khí của một\r\ncông nhân xây lắp được xác định bằng giá trị của máy được trang bị tính cho một\r\ncông nhân xây lắp trong đơn vị;
\r\n\r\n- Mức độ trang bị cơ khí còn\r\nđược tính theo các thông số cơ bản của máy công tác (m3, tấn, mã lực) ứng với 1\r\ntriệu đồng xây lắp hoặc cho 1 công nhân xây lắp;
\r\n\r\n- Mức độ trang bị động lực cho\r\nmột đơn vị xây lắp được xác định bằng tổng công suất các động cơ của những máy\r\nđược trang bị (quy về KW) tính trên một triệu đồng giá trị xây lắp do bản thân\r\nđơn vị thực hiện;
\r\n\r\n- Mức độ trang bị động lực cho\r\nmột công nhân xây lắp được xác định bằng tổng công suất các động cơ của những\r\nmáy được trang bị (quy về KW) cho một công nhân xây lắp.
\r\n\r\nKhi tính các chỉ tiêu mức độ\r\ntrang bị cơ khí và động lực, các số liệu về giá cả thiết
\r\n\r\nbị, công suất máy, số lượng công\r\nnhân được lấy theo số trung bình của cả thời kì theo số liệu kế hoạch hoặc số\r\nliệu đã tổng kết.
\r\n\r\n4.8. Để đánh giá hiệu quả sử\r\ndụng máy, phải áp dụng những chỉ tiêu chuyên sau đây:
\r\n\r\na) Chỉ tiêu sử dụng\r\nsố lượng máy: là tỉ số giữa số lượng máy bình quân làm việc
\r\n\r\nthực tế với số lượng máy bình\r\nquân hiện có.
\r\n\r\nb) Chỉ tiêu sử dụng máy\r\ntheo thời gian, được xác định bằng các hệ số sau đây:
\r\n\r\n- Hệ số sử dụng thời gian theo\r\ndương lịch: là tỉ số giữa thời gian làm việc thực thể của máy với tổng số thời\r\ngian theo dương lịch trong cùng thời gian làm việc của máy (tính theo %).;
\r\n\r\n- Hệ số sử dụng thời gian trong\r\nca: là tỉ số giữa số giờ làm việc hữu ích với số giờ
\r\n\r\nđịnh mức làm việc thực thể của\r\nmáy trong ca (tính theo %).
\r\n\r\nNgoài ra, chỉ tiêu sử dụng máy\r\ntheo thời gian có thể xác định bằng tỉ số giữa thời gian làm việc thực thể của\r\nmáy có bình quân trong danh sách với thời gian làm việc được quy định trong\r\nđịnh mức (tính theo %).
\r\n\r\nc) Chỉ tiêu hiệu suất sử\r\ndụng máy: là tỉ số giữa sản lượng thực thể máy làm được với sản lượng định mức\r\ncủa máy trong thời gian tương ứng (tính theo %).
\r\n\r\n4.9. Để nâng cao hiệu quả cơ\r\ngiới hóa trong xây lắp, cần phải:
\r\n\r\na) Trong những điều\r\nkiện cụ thể, phải dùng những máy có hiệu quả nhất khi khả năng cho phép.
\r\n\r\nb) Kết hợp tốt giữa máy có\r\ncông suất lớn với các phương tiện cơ giới nhỏ, các công cụ cải tiến và các\r\nphương tiện phụ trợ thích hợp khác.
\r\n\r\nc) Thường xuyên và\r\nkịp thời hoàn chỉnh cơ cấu lực lượng máy nhằm đảm bảo sự đồng bộ, cân đối và\r\ntạo điều kiện áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến.
\r\n\r\nd) Thường xuyên nâng cao\r\ntrình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và sửa chữa máy như quy định trong tiêu\r\nchuẩn: "Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung".
\r\n\r\ne) Trang bị các cơ sở vật\r\nchất - kỹ thuật thích đáng cho việc bảo dưỡng kỹ thuật và sữa chữa máy tương\r\nứng với lực lượng máy được trang bị.
\r\n\r\n4.10. Máy dùng cho thi công xây\r\nlắp phải được tổ chức quản lý, sử dụng tập trung và ổn định trong các đơn vị\r\nthi công chuyên môn hoá. Các phương tiện cơ giới cầm tay cũng cần tập trung\r\nquản lý, sử dụng trong các đơn vị chuyên môn hoá. Các đơn vị này phải được\r\ntrang bị các phương tiện cần thiết để làm công tác bảo dưỡng kỹ thuật công cụ\r\ncơ giới.
\r\n\r\n4.11. Khi quản \r\nlý, sử dụng máy (bao gồm sử \r\ndụng, bảo dưỡng kỹ thuật, bảo quản, \r\ndo chuyển) phải tuân theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của nhà máy chế toạ và\r\ncủa các cơ quan quản lý kỹ thuật máy các cấp.
\r\n\r\n4.12. Công nhân vận hành máy\r\nphải được giao trách nhiệm rõ ràng về quản lý, sử dụng máy cùng với nhiệm vụ\r\nsản xuất. Phải bố trí công nhân vận hành máy phù hợp với chuyên môn được đào\r\ntạo và bậc thợ quy định đối với từng máy cụ thể.
\r\n\r\n4.13. Những máy được đưa vào\r\nhoạt động phải đảm bảo độ tin cậy về kỹ thuật và về an toàn lao động. Đối với\r\nnhững xe máy được quy định phải đăng ký về an toàn, trước khi đưa vào sử dụng,\r\nphải thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định của cơ quan\r\ncó thẩm quyền của Nhà nước.
\r\n\r\n4.14. Để bảo đảm máy xây dựng và\r\nphương tiện cơ giới hoá nhỏ thường xuyên trong tình trạng tốt, phải thực hiện\r\nmột cách cố hệ thống việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy theo kế hoạch, bao\r\ngồm: bảo dưỡng kỹ thuật ca, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, sửa chữa thường xuyên\r\nvà sửa chữa lớn.
\r\n\r\nThực hiện công tác bảo dưỡng kỹ\r\nthuật nhằm giữ gìn máy móc trong tình trạng sẵn sàng làm việc, giảm bới cường\r\nđộ mài mòn chi tiết, phát hiện và ngăn ngừa trước những sai lệch và hư hỏng,\r\ncòn sửa chữa nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của máy. Chu \r\nkỳ các cấp bảo dưỡng kỹ thuật và sữa \r\nchữa phải xác định theo tài liệu hướng dẫn\r\ncủa nhà máy chế tạo, có tình tới tình trạng thực tế của máy.
\r\n\r\n4.15. Việc bảo dưỡng kỹ thuật\r\nphải do bộ phận chuyên trách thực hiện. Trong đó, nên tổ chức các đội chuyên\r\nmôn bảo dưỡng kỹ thuật cho từng loại máy.
\r\n\r\n4.16. Khi bảo dưỡng kỹ thuật\r\nhoặc sửa chữa, phải kiểm tra sơ bộ tình trạng kỹ thuật của máy bằng phương pháp\r\ncơ bản là chuẩn đoán kỹ thuật. Trong quá trình chuẩn đoán kỹ thuật, phải xác\r\nđịnh được tính chất hư hỏng và dự đoán được năng lực còn lại của máy.
\r\n\r\n4.17. Khi sửa chữa thường xuyên,\r\nphải thay thế và phục hồi một số bộ phận máy và hiểu chỉnh máy. Kết quả sửa\r\nchữa thường xuyên phải bảo đảm khả năng làm việc chắc chắn của máy cho tới kế\r\nhoạch tiếp theo của một cấp sữa chữa. Công tác sữa chữa thường \r\nxuyên được thực hiện trong các xưởng của \r\nđơn vị sử dụng máy bằng lực lượng \r\nchuyên trách. Trong trường hợp cần thiết, \r\ncó thể bố trí công nhân sử dụng máy tham gia sửa\r\nchữa. Việc sửa chữa thường xuyên tại chỗ làm việc của máy chỉ được tiến hành\r\nbằng phương pháp thay thể cụm.
\r\n\r\n4.18. Khi sửa chữa lớn,\r\nphải đảm bảo khôi phục lại tình trạng làm việc tốt của máy và phục hồi\r\ntoàn bộ hoặc gần như toàn bộ năng lực thiết kế của máy, bằng cách thay thế hoặc\r\nphục hồi các bộ phận của máy kể cả các bộ phận cơ bản, điều chỉnh toàn bộ và\r\nchạy thử. Công tác sửa chữa lớn được thực hiện ở những trung tâm mà tổ chức và\r\ncông nghệ phải đảm bảo phục hồi tình trạng kỹ thuật gần như máy mới. Trường hợp\r\nsửa chữa máy với số lượng ít, có thể tiến hành ở những xưởng của đơn vị sử dụng\r\nmáy và phải có sự hợp tác với các trung tâm sửa chữa trong việc tổ chức sửa\r\nchữa từng cụm máy.
\r\n\r\n4.19. Những xí nghiệp có\r\nmáy xây dựng được ghi trong bảng tổng kết tài sản cố định, phải lập kế\r\nhoạch bảo dưỡng kỹ thuật và sữa chữa phòng ngừa.
\r\n\r\nPhải căn cứ vào tài liệu hướng\r\ndẫn của nhà máy chế tạo, đồng thời phải căn cứ vào tình trạng kỹ thuật thực tế\r\ncủa nhà máy và kế hoạch thi công để lập kế hoạch năm và kế hoạch tháng về bảo\r\ndưỡng kỹ thuật và sữa chữa máy xây dựng.
\r\n\r\nChú thích: Những chỉ tiêu\r\nđịnh mức phí tổn bình quân về lao động, định mức thời gian bảo dưỡng kỹ thuật\r\nvà sữa chữa máy do các có quan quản lý biên soạn và thường xuyên được chỉnh lý\r\ncho phù hợp với sự hoàn thiện kết cấu cũng như công nghệ sử dụng và sửa chữa\r\nmáy xây dựng.
\r\n\r\n4.20. Để thực hiện công tác bảo\r\ndưỡng kỹ thuật và sửa chữa các phương tiện cơ giới hoá và tự động hóa khác,\r\nnhững đơn vị sử dụng máy phải có các sơ sở phục vụ - bao gồm: các xưởng sửa\r\nchữa, các trạm bảo dưỡng kỹ thuật máy, các công trình xa để sửa\r\nchữa thường xuyên và bảo dưỡng kỹ thuật tại nơi máy làm việc, các trạm nhiên\r\nliệu dầu mỡ, nơi đổ máy, kho vật tư và phụ tùng thay thế, những phương tiện\r\nchuyên dùng để vận chuyển máy, nhiên liệu và dầu mỡ.
\r\n\r\n4.21. Trong quá trình sử dụng\r\nmáy từ lúc bắt đầu đến lúc thanh lí, đơn vị sử dụng máy xây dựng phải bảo đảm\r\nghi chép:
\r\n\r\n- Khối lượng công tác thực hiện\r\nvà thời gian máy làm việc; số lần bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa, số công và số\r\ntiền chi phí của mỗi lần.
\r\n\r\n- Những sai lệch và hư hỏng\r\ntrong vận hành máy; Việc thay thế các chi tiết máy và những thay đổi kết cấu\r\nmáy trong thời gian sử dụng và sửa chữa; Tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ, vật liệu\r\nvà phụ tùng thay thế.
\r\n\r\nNhững số liệu trên đây phải được\r\nghi chép đầy đủ vào lí lịch của từng máy và bảo quản cẩn thận.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1. Việc tổ chức công tác vận\r\ntải phải bảo đảm phục vụ thi công theo đúng kế hoạch,
\r\n\r\nđúng tiến độ xây lắp và tiến độ\r\ncung cấp vật tư - kỹ thuật và phải đảm bảo phẩm chất hàng \r\nhoá, không để bị hao hụt quá \r\nquy định. Việc lựa chọn chủng loại và\r\nphương tiện vận tải phải căn cứ vào cự ly vận chuyển, tình hình mạng lưới đường\r\nsá hiện có, khả năng cung cấp các loại phương tiện, tính chất hàng vận chuyển,\r\nnhững yêu cầu bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển, phương pháp bốc dỡ,\r\nthời hạn yêu cầu và giá thành vận chuyển.
\r\n\r\n5.2. Việc chọn phương pháp vận\r\nchuyển có hiệu quả phải trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của\r\nnhững phương án khác nhau. Khi chọn phương án vận chuyển cần chú ý tận dụng\r\ntrong tải của xe, tổ chức vận chuyển tập trung, chọn hành trình ngắn nhất sau\r\nkhi xem xét điều kiện đường sá, kết hợp vận chuyển hàng hai chiều.
\r\n\r\n5.3. Cần phải tính toán để chọn\r\nhành trình vận chuyển tối ưu và ghép bộ hàng hoá tối ưu để vận chuyển được khối\r\nlượng lớn. Khi có đủ điều kiện, nên sử dụng máy tính điện tử.
\r\n\r\n5.4. Khi xác định hành trình vận\r\nchuyển, phải căn cứ vào vị trí giao hàng và nhận hàng,
\r\n\r\ncự li và khối lượng vận tải,\r\nloại phương tiện vận tải. Cần phải áp dụng hành trình vận chuyển hai chiều,\r\nchiều đi và chiều về để chở hàng phục vụ xây dựng, hoặc là sử dụng một phần\r\nchiều về để kết hợp chở những hàng hoá khác trên đường về. Có thể tổ chức hành\r\ntrình vận chuyển theo vòng kín, phương tiện vận tải đi theo một chiều, qua một\r\nsố trạm giao hàng và nhận hàng.
\r\n\r\n5.5. Việc tổ chức công tác vận\r\ntải đường sắt phục vụ xây dựng phải gắn liền với hoạt
\r\n\r\nđộng của đoạn đường sắt địa\r\nphương, bảo đảm vận chuyển và kịp thời hàng phục vụ xây dựng tận dụng khả năng\r\nlưu thông của tuyến đường và sử dụng hợp lý các đầu máy, toa xe.
\r\n\r\n5.6. Phải căn cứ vào khối lượng\r\nhàng hoá chu chuyển và năng suất của các phương tiện
\r\n\r\nđể xác định số lượng và chủng\r\nloại ô tô vận tải. Khi xác định thành phần của đoàn xe, phải căn cứ vào khối\r\nlượng và danh mục hàng hoá vận chuyển. Quy cách và sức chứa của phương tiện vận\r\ntải phải phù hợp về kích thước và trọng tải của hàng. Phải sử dụng tối đa trọng\r\ntải của phương tiện và bảo đảm an toàn hàng hoá trong khi vận chuyển.
\r\n\r\n5.7. Khi xác định nhu cầu phương\r\ntiện vận tải, phải chú ý tới nhu cầu vận chuyển công nhân tới nơi làm việc.
\r\n\r\n5.8. Phải tập trung những phương\r\ntiện vận tải và bốc dỡ cơ giới hoá phục vụ vận chuyển hàng xây dựng và trong\r\nnhững xí nghiệp lớn hạch toán kinh tế.
\r\n\r\nĐể công tác vận tải phục vụ kịp\r\nthời cho xây dựng, cần có sự quan hệ chặt chẽ giữa người giao hàng và người\r\nnhận hàng. Hai bên cần thoả thuận với nhau về tiến độ bốc dỡ vận chuyển và xuất\r\nxe.
\r\n\r\n5.9. Những chỉ tiêu cơ bản đánh\r\ngiá hoạt động vận tải là: Thực hiện đúng tiến độ vận chuyển quy định, số lượng\r\nhàng vận chuyển (tấn), khối lượng công tác vận chuyển (Tấn kilômét),năng suất\r\ncủa phương tiện tính theo số lượng hàng vận chuyển và khối
\r\n\r\nlượng công tác vận chuyển trên\r\nmột đơn vị trọng tải, giá thành vận chuyển.
\r\n\r\nNgoài ra, cần xem xét một số chỉ\r\ntiêu khác như: cự li vận chuyển bình quân, cự li xe chạy bình quân trong ngày,\r\ntốc độ kỹ thuật, hệ số sử dụng trọng tải và hệ số sử dụng đoàn xe.
\r\n\r\n5.10. Khi vận chuyển những kết\r\ncấu lắp ghép, phải có những giá đỡ, giằng néo chắc chắn để chống \r\nlật, chống xê dịch hoặc va đập vào \r\nnhau và vào thành xe. Khi xếp dỡ\r\nnhững kết cấu lắp ghép, phải tuân theo đúng chỉ dẫn của thiết kế về sơ đồ vị\r\ntrí móc cáp và cách bố trí sắp đặt trên phương tiện vận chuyển.
\r\n\r\nNhững bộ phận kết cấu có bề mặt\r\nđã được gia công trước như quét sơn, gắn vật trang trí, có lớp cách nhiệt,\r\nchống ẩm, chống ăn mòn phủ ngoài, phải được bảo vệ chu đáo trong quá trình vận\r\nchuyển, chống va đập, làm ẩm ướt, nung nóng hoặc dây bẩn.
\r\n\r\nNhững loại vật tư nhỏ, vật liệu\r\ndạng cuộn, dạng tấm cần đóng gói theo kiện hoặc trong thùng \r\nchứa vạn năng và thùng chứa chuyên dùng \r\nđể có thể giao thẳng từ phương tiện vận chuyển trực\r\ntiếp tới nơi làm việc. Xi măng và những chất kết dính khác nếu không đựng trong\r\nbao bì, phải vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng. Cấm không được vận chuyển\r\nxi măng theo cách đổ đống. Đối với vôi cục, xi măng và các \r\nchất kết dính khác, khi vận chuyển \r\nphải có biện pháp che mưa, bảo đảm\r\nkhông để vật tư bị ướt át, hư hỏng.
\r\n\r\n5.11. Để công tác vận tải hoạt\r\nđộng được thống nhất, các tổ chức quản lý xe máy phải tổ chức công tác bảo\r\ndưỡng kỹ thuật và sữa chữa các phương tiện vận tải như quy định trong chương 5\r\ncủa tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1. Công tác tổ chức lao động\r\ntrong thi công xây lắp bao gồm những biện pháp sử dụng hợp lí lao động, bố trí\r\nhợp lí công nhân trong dây chuyền sản xuất, phân công và hợp tác lao động, định\r\nmức và kích thích lao động, tổ chức nơi làm việc, công tác phục vụ, tạo mọi\r\nđiều kiện dể lao động được an toàn. Tổ chức lao động phải bảo đảm nâng cao năng\r\nsuất lao động, nâng cao chất lượng công tác và tiết kiệm vật tư trên cơ sở nâng\r\ncao tay nghề công nhân, sử dụng có hiệu quả thời gian lao động, các phương tiện\r\ncơ giới hoá và các nguồn vật tư kỹ thuật.
\r\n\r\n6.2. Những biện pháp tổ chức lao\r\nđộng khoa học phải hướng vào:
\r\n\r\n- Hoàn thiện những hình thức tổ\r\nchức lao động (phân công và hợp tác lao động, chuyên môn hoá lao động, lựa chọn\r\ncơ cấu thành phần hợp lý nhất và chuyên môn hoá các tổ và đội sản xuất);
\r\n\r\n- Nghiên cứu, phổ biến những\r\nbiện pháp lao động tiên tiến;
\r\n\r\n- Cải tiến công tác tổ chức và\r\nphục vụ nơi làm việc, bảo đảm những điều kiện lao động thuận lợi nhất;
\r\n\r\n- Hoàn thiện công tác định mức\r\nlao động;
\r\n\r\n- áp dụng những hình thức\r\nvà hệ thống tiến bộ về trả lương và kích thích tinh thần lao động;
\r\n\r\n- Đào tạo, nâng cao trình độ\r\nnghề nghiệp của công nhân;
\r\n\r\n- Củng cố kỷ luật lao động;
\r\n\r\n- Động viên thi đua lao động xã\r\nhội chủ nghĩa và giáo dục người lao động làm việc theo tinh thần xã hội chủ\r\nnghĩa.
\r\n\r\n6.3. Việc phân công và hợp tác\r\nlao động phải tuỳ theo tính chất ngành nghề và trình độ chuyên môn của công\r\nnhân. Tuỳ theo tính chất của quá trình sản xuất mà bố trí hợp lí công nhân làm\r\nviệc theo đội, theo tổ hay theo từng người riêng biệt.
\r\n\r\n6.4. Đội sản xuất là hình thức\r\ncơ bản của việc hợp tác lao động trong xây dựng. Khi thi công những công việc\r\nthuần nhất, phải tổ chức những đội sản xuất chuyên môn hoá. Khi thực hiện một\r\nsố loại công tác có liên quan với nhau để làm ra sản phẩm cuối cùng, \r\nphải tổ chức những đội sản xuất tổng \r\nhợp gồm những công nhân có ngành nghề khác\r\nnhau. Trong đội sản xuất tổng hợp, có thể chia ra thành những tổ sản xuất\r\nchuyên môn làm từng loại công việc và để thi công theo ca kíp. Trong đội sản\r\nxuất chuyên môn hóa, cũng chia thành nhiều tổ sản xuất.
\r\n\r\nCông nhân vận hành máy xây dựng\r\nphục vụ đội sản xuất nào thì gắn liền quyền lợi và chịu sự quản lý của đội sản\r\nxuất ấy.
\r\n\r\n6.5. Việc xác định số lượng công\r\nnhân, cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề nghiệp của công nhân trong đội sản\r\nxuất và tổ chức sản xuất phải căn cứ vào khối lượng công tác và thời gian hoàn\r\nthành công việc theo kế hoạch được giao, có tính đến những điều kiện cụ thể về:\r\ncông nghệ thi công, trình độ thực hiện định mức sản lượng và nhiệm vụ kế hoạch;\r\ntăng năng suất lao động.
\r\n\r\n6.6. Đội sản\r\n xuất phải có đội trưởng được chỉ \r\nđịnh trong số cán bộ kỹ thuật \r\nthi công hoặc công nhân kỹ thuật có trình độ nghề nghiệp cao và có năng\r\nlực tổ chức thực hiện. Khi thi công theo hai hoặc ba ca, phải chỉ định đội phó\r\ntheo ca. Điều khiển tổ sản xuất là tổ trưởng sản xuất.
\r\n\r\n6.7. Phải giao sớm kế hoạch cho\r\nđội sản xuất trước khi bắt đầu thi công, trong đó ghi rõ khối lưọng công tác\r\ncần phải làm, thời gian hoàn thành và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan. Đội\r\nsản xuất, tổ sản xuất và từng người công nhân phải được nhận mặt bằng thi công\r\ntrước khi bắt đầu làm việc.
\r\n\r\nKích thước mặt bằng thi công\r\nphải đủ để xếp vật liệu, thiết bị, dụng cụ, đồ gá lắp cần thiết và có đủ chỗ để\r\ncông nhân đi lại, vận hành máy móc và những phương tiện cơ giới khác. Vật liệu,\r\nthiết bị, dụng cụ phải được sắp xếp thứ tự theo yêu cầu của công nghệ, tránh\r\ngây ra những động tác thừa làm cho người công nhân chóng mệt mỏi. Vật liệu đưa\r\ntới nơi làm việc phải bảo đảm chất lượng, được phận loại và tuyển chọn trước.
\r\n\r\n6.8. Khi tổ chức sắp xếp mặt\r\nbằng thi công, phải đặc biệt chú ý bảo đảm an toàn cho công nhân. Phải che\r\nchắn, chiếu sáng, có những dụng cụ, trang bị thiết bị phòng hộ lao động theo\r\nđúng những quy định của kỹ thuật an toàn.
\r\n\r\n6.9. Công tác phục vụ nơi làm\r\nviệc phải được tổ chức khoa học, chu đáo, đảm bảo cho công nhân có điều kiện\r\ntập trung vào làm những công việc xây lắp chính, không bị mất thời gian để làm\r\nnhững công việc phụ không đúng ngành nghề và trình độ tay nghề.
\r\n\r\n6.10. Khi lập kế hoạch cho đội\r\nsản xuất, phải tính toán bố trí công việc đủ làm ổn định trong một \r\nthời gian dài (không dưới 1 năm). \r\nCần tránh gây những tình trạng đột xuất,\r\nđiều động linh tinh, không ổn định và tránh xé lẻ đội sản xuất. Phải dự kiến kế\r\nhoạch chuyển tiếp công việc của đội sản xuất từ hạng mục công trình này sang\r\nhạng mục công trình khác căn cứ vào kế hoạch nhận thầu của tổ chức xây lắp.
\r\n\r\n6.11. Dụng cụ, thiết bị và trang\r\nbị lắp ráp phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phải chắc chắn, thuận tiện,có\r\nnăng suất cao, bảo đảm an toàn cho người sử dụng và phải được giữ gìn cẩn thận,\r\ntránh mất mát hư hỏng. Cần phải sử dụng những bộ dụng cụ thi
\r\n\r\ncông và cơ giới hoá nhỏ, những\r\ncông cụ thiết bị, dụng cụ gá lắp đã được tuyển chọn hợp lý và được ghép bộ phù\r\nhợp với ngành nghề chuyên môn và công nghệ thi công từng loại công tác xây lắp.\r\nCông tác cung cấp dụng cụ thủ công và cơ giới hoá nhỏ dụng cụ gá lắp và việc\r\nsửa chữa các loại đó phải được tổ chức tập trung trong các trạm cấp phát dụng\r\ncụ của công trường.
\r\n\r\n6.12. Những phương pháp và biện\r\npháp lao động được lựa chọn để áp dụng phải có năng suất cao, tiết kiệm vật\r\nliệu xây dựng, bảo đảm chất lượng và an toàn lao động.
\r\n\r\n6.13. Điều kiện và môi trường\r\nlao động phải bảo đảm cho công nhân làm việc có năng suất cao, đồng thời giữ\r\ngìn được sức khoẻ bằng cách áp dụng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, có\r\nbiện pháp giảm bớt những yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể người lao động (tiếng\r\nồn, rung động, bụi, ô nhiễm khí độc v.v...). Phải cung cấp đủ quần áo, giầy, mũ\r\nbảo hộ lao động và các phương tiện phòng hộ cá nhân và phục vụ vệ sinh - sinh\r\nhoạt theo yêu cầu của từng nghề.
\r\n\r\n6.14. Công tác định mức lao động\r\nphải được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu áp dụng những định mức có căn cứ\r\nkhoa học- kỹ thuật, phù hợp với trình độ kỹ thuật và công nghệ đạt được trong\r\nxây lắp và phản ánh được những kinh nghiệm thi công tiên tiến.
\r\n\r\n6.15. Cần phải áp dụng hệ thống\r\ntrả lương theo sản phẩm, có thưởng kích thích người lao động để nâng cao năng\r\nsuất lao động, nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thi công xây lắp, mức\r\nthưởng được phân loại tuỳ theo sự đánh giá chất lượng công việc hoàn thành.
\r\n\r\n6.16. Các tổ chức xây lắp phải\r\nnghiên cứu áp dụng hình thức khoán cho đội sản xuất trên
\r\n\r\ncơ sở hạch toán kinh tế nhằm\r\nkhuyến khích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm\r\nvật tư kỹ thuật và rút ngắn thời gian xây dựng.
\r\n\r\n6.17. Trước khi chuyển đội sản\r\nxuất sang hạch toán kinh tế, phải chuẩn bị chu đáo, phải vạch tiến độ thi công\r\nchi tiết từng khối lượng công việc, tiến độ cung cấp tới mặt bằng thi công\r\nnhững vật tư kỹ thuật chủ yếu, những kết cấu, cấu kiện và vật liệu xây dựng.\r\nPhải lập bảng tính chi phí lao động và tiền lương, xác định giá trị công việc\r\ngiao cho đội. Đồng thời, phải thống kê theo dõi thường xuyên theo từng công\r\ntrình hoặc theo giai đoạn thi công những chi phí lao động, vật tư kỹ thuật và\r\nnhững chi phí khác của từng đội sản xuất đã đưa vào hạch toán kinh tế.
\r\n\r\n6.18. Các tổ \r\nchức xây lắp phải chăm lo nâng \r\ncao trình độ nghề nghiệp cho công \r\nnhân bằng hệ thống những trường dạy nghề, những lớp bổ túc nâng cao tay nghề,\r\nnhững trường vừa học vừa làm, những lớp phổ biến phương pháp lao động tiên\r\ntiến, những lớp đào tạo theo mục tiêu và những trường quản lý kinh tế.
\r\n\r\nPhương pháp đào tạo có hiệu quả\r\nnhất là kết hợp dạy lý thuyết với minh hoạ thực hành, do giáo viên thực hành\r\nhoặc những công nhân có kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nắm\r\nđược những phương pháp lao động tiên tiến hướng dẫn trực tiếp tại nơi sản xuất.
\r\n\r\n6.19. Những tài liệu cơ bản về\r\ntổ chức, lao động khoa học như phiếu công nghệ, phiếu quá trình lao động phải\r\nđược đưa vào nội dung thiết kế thi công công trình. Trong các phiếu \r\nnày, phải xác định thành phần hợp \r\nlí của các tổ, đội sản xuất, tổ \r\nchức quy trình thi công và mặt bằng sản xuất, phương pháp lao động, trình\r\ntự công nghệ và độ dài thời gian thực hiện của từng công đoạn xây lắp.
\r\n\r\n7. Lập kế\r\nhoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất
\r\n\r\n7.1. Công tác lập kế hoạch tác\r\nnghiệp và điều độ sản xuất phải bảo đảm điều hoà sản xuất và thi công, thường\r\nxuyên nắm tình hình, kiểm tra phối hợp hoạt động của các đơn vị sản xuất và cơ\r\nsở phục vụ, nhằm hoàn thành đúng thời hạn các khối lượng xây lắp và đưa nhanh\r\ncông trình vào sử dụng.
\r\n\r\n7.2. Khi lập kế hoạch tác\r\nnghiệp, cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau đây:
\r\n\r\n- Đẩy mạnh tốc \r\nđộ thi công, áp dụng rộng rãi những \r\nphương pháp tổ chức thi công và công nghệ thi công tiên\r\ntiến, sử dụng tới mức cao nhất công suất các máy móc, thiết bị;
\r\n\r\n- Sử dụng tối đa năng lực của\r\nnhững tổ chức và đơn vị tham gia thi công;
\r\n\r\n- Phát hiện những nguồn dự trữ\r\nsản xuất;
\r\n\r\n- Cung ứng kịp thời và đồng bộ\r\ncho thi công, lực lượng lao động, máy móc thiết bị và vật tư kỹ thuật.
\r\n\r\n7.3. Để công tác kế hoạch hoá\r\nđược chính xác và để đảm bảo công tác thi công được nhịp \r\nnhàng, phối hợp chính xác giữa những \r\nđơn vị xây lắp với các xí \r\nnghiệp sản xuất công trình và cho từng đơn vị tham gia thi công. Tiến độ\r\nthi công cần phải lập chi tiết hàng tuần, hàng ngày, có khi hàng giờ nếu xét\r\nthấy cần thiết, và phải kèm theo tiến độ cung ứng vật tư - kỹ thuật, kết cấu,\r\ncấu kiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tới chân công trình.
\r\n\r\nTuỳ theo điều kiện và tình hình\r\ncụ thể của công trường có thể áp dụng cách lập kế hoạch và điều khiển thi công\r\ntheo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp sơ đồ mạng lưới.
\r\n\r\n7.4. Kế hoạch tác nghiệp của đơn\r\nvị xây lắp phải được lập trên cơ sở phối hợp kế hoạch của những \r\nbộ phận sản xuất chính và phụ trợ \r\ncủa đơn vị. Khi lập kế hoạch tác\r\nnghiệp của tổ chức nhận thầu chính, phải chú ý xem xét kế hoạch của các đơn vị\r\ntrực thuộc và kế hoạch của các tổ chức nhận thầu phụ.
\r\n\r\n7.5. Những tài liệu cơ sở dùng\r\nđể lập kế hoạch tác nghiệp là:
\r\n\r\n- Kế hoạch sản xuất (tính theo\r\nkhối lượng và cơ cấu công việc);
\r\n\r\n- Các bản thiết kế thi công và\r\ntiến độ thực hiện công tác xây lắp;
\r\n\r\n- Tình hình công việc của từng\r\nhạng mục công trình trước thời kì kế hoạch;
\r\n\r\n- Các mục tiêu phải đạt được\r\ntrong kì thực hiện kế hoạch tác nghiệp;
\r\n\r\n- Những tài liệu về khả năng\r\ncung cấp lượng lao động và vật tư kỹ thuật trong thời kì kế hoạch;
\r\n\r\n- Các loại định mức sử dụng lao\r\nđộng và tiền lương, sử dụng vật liệu xây dựng, năng suất của các máy xây dựng\r\nvà thiết bị.
\r\n\r\n7.6. Kế hoạch tác nghiệp phải\r\nđược giao trước một số ngày cho các bộ phận thực hiện để các bộ phận này đủ\r\nthời gian nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thi công.
\r\n\r\n7.7. Kế hoạch tác nghiệp là cơ\r\nsở để tổ chức hạch toán kinh tế. Các số liệu thực hiện kế hoạch tác nghiệp phải\r\nđưa kịp thời vào báo cáo thống kê thường kỳ và là căn cứ để đánh giá hoạt động\r\ncủa những tổ chức và đơn vị xây lắp.
\r\n\r\n7.8. Việc thực hiện kế hoạch tác\r\nnghiệp phải được kiểm tra theo dõi có hệ thống và tổng kết, rút kinh nghiệm kịp\r\nthời. Phải xác định được năng suất lao động, mức tiết kiệm (lãng phí) vật liệu,\r\nhiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị và đánh giá chất lượng công tác thực hiện\r\n(sản phẩm, bán thành phẩm hoặc từng phần việc xây lắp).
\r\n\r\n7.9. Mức độ trang bị các phương\r\ntiện kỹ thuật, quy mô và thành phần của bộ phận điều độ sản xuất ở công ty,\r\ncông trường xây lắp, trong các xí nghiệp sản xuất và các tổ chức tương đương\r\nđược xác định theo quy mô của tổ chức, số ca làm việc và sự phân công bổ của\r\ncác công trình trên địa bàn hoạt động của đơn vị.
\r\n\r\n7.10. Chức năng chủ \r\nyếu của bộ phận điều độ sản xuất \r\nlà: kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tác\r\nnghiệp và điều hoà các công việc thi công xây lắp, tổ chức phối hợp hoạt động\r\ncủa các đơn vị sản xuất và các đơn vị cung ứng vật tư - kỹ thuật.
\r\n\r\n7.11. Những mệnh lệnh tác nghiệp\r\ncủa thủ trưởng tổ chức xây dựng có thể do bộ phận điều độ sản xuất truyền đạt\r\nhoặc do thủ trưởng trực tiếp chỉ thị cho đơn vị thực hiện rồi báo cho bộ phận\r\nđiều độ biết.
\r\n\r\nNhững ý kiến điều độ của điều độ\r\nviên là bắt buộc đối với tất cả công nhân viên của các đơn vị đang hoạt động\r\ntrong khu vực mà điều độ viên phụ trách và các đơn vị nhận thầu phụ tham gia\r\nthi công.
\r\n\r\nBộ phận điều độ có trách nhiệm\r\nsử dụng kịp thời những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những vi phạm chế độ\r\nthi công bình thường và giải quyết nhanh chóng những hậu quả xảy ra.
\r\n\r\n7.12. Để truyền đạt những mệnh\r\nlệnh tác nghiệp và thông báo tin tức, tuỳ theo điều kiện và tình hình cụ thể có\r\nthể sử dụng điện thoại, loa truyền thanh, điện tín, thông tin vô tuyến v.v...
\r\n\r\nDanh mục và \r\nsố lượng các phương tiện kỹ thuật phục \r\nvụ điều độ sản xuất trong những công trình đặc\r\nbiệt phức tạp, được xác định trong thiết kế tổ chức xây dựng.
\r\n\r\n7.13. Để nắm tình hình kịp thời\r\nvà kiểm tra tiến độ xây dựng công trình, tình hình thực hiện những \r\ngiai đoạn thi công xây lắp chính, cần phải áp\r\ndụng hệ thống báo cáo nhanh đối với tất cả những tổ chức và\r\nđơn vị tham gia thi công xây lắp.
\r\n\r\n8. Tổ chức\r\nkiểm tra chất lượng
\r\n\r\n8.1. Việc đánh giá chất lượng\r\ncông trình đã xây dựng xong do Hội đồng nghiệm thu cơ sở hoặc \r\nHội đồng nghiệm thu Nhà nước (đối với \r\nnhững công trình đặc biệt quan trọng) thực hiện\r\ntrong khi nghiệm thu công trình đưa vào các mặt thiết kế, vật liệu xây dựng,\r\nkết cấu, trang thiết bị kỹ thuật và công tác thi công xây lắp.
\r\n\r\n8.2. Chất lượng thiết kế được\r\nđánh giá tuỳ theo hiệu quả của nó đã được thể hiện trên thực tế công trình về\r\nnhững giải pháp kỹ thuật, kinh tế, công nghệ, quy hoạch không gian, kết cấu và\r\nkiến trúc.
\r\n\r\n8.3. Chất lượng vật liệu xây\r\ndựng, cấu kiện, thiết bị kỹ thuật được đánh giá tại những xí nghiệp \r\nchế tạo ra những sản phẩm đó. Khi \r\nđánh giá, cần căn cứ vào những tiêu\r\nchuẩn và quy phạm về từng lĩnh \r\nvực và các tài liệu chứng nhận \r\nsản phẩm xuất xưởng, đồng thời phải xem xét hiệu quả thực tế của nó\r\nđã được thể hiện trên công trình.
\r\n\r\n8.4. Chất lượng công tác thi\r\ncông xây lắp được đánh giá theo những kết quả kiểm tra thi công và theo tiêu\r\nchuẩn, quy phạm Nhà nước hiện hành.
\r\n\r\n8.5. Trong phạm vi tổ chức xây\r\nlắp, công tác kiểm tra chất lượng thi công xây lắp bao gồm: kiểm tra chất lượng\r\nvật liệu, cấu kiện đưa vào công trình và chất lượng công tác xây lắp, kiểm tra\r\nnghiệm thu hoàn thành công trình.
\r\n\r\nNhững tài liệu về kết quả các\r\nloại kiểm tra nói trên đều phải ghi vào nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm\r\ntra theo quy định.
\r\n\r\n8.6. Cấu kiện, vật liệu xây\r\ndựng, thiết bị kỹ thuật đưa về công trường đều phải qua kiểm tra. Khi kiểm tra,\r\nphải soát xét đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật, bản thuyết minh và những tài\r\nliệu kỹ thuật khác. Hàng hoá đưa về phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu kỹ\r\nthuật, yêu cầu của thiết kế và những yêu cầu về bốc dỡ và bảo quản.
\r\n\r\nCông tác kiểm tra hàng về do bộ\r\nphận cung ứng vật tư kỹ thuật phụ trách và thực hiện ở kho vật tư hoặc trực\r\ntiếp tại cơ sở sản xuất. Trong trường hợp cần thiết, các vật liệu xây dựng, cấu\r\nkiện phải được thử nghiệm lại ở phòng thí nghiệm.
\r\n\r\nNgoài ra, người chỉ huy thi công\r\nphải kiểm tra, quan sát, đối chiếu chất lượng cấu kiện và vật liệu xây dựng\r\nđược đưa tới công trường với những yêu cầu cơ bản của bản vẽ thi công, các điều\r\nkiện kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với mỗi sản phẩm.
\r\n\r\n8.7. Công tác kiểm tra chất\r\nlượng phải được tiến hành tại chỗ, sau khi hoàn thành một công việc sản xuất,\r\nmột phần việc xây lắp hay một công đoạn của quá trình xây lắp. Phải phát hiện\r\nkịp thời những hư hỏng, sai lệch, xác định nguyên nhân, đồng thời phải kịp thời\r\náp dụng những biện pháp ngăn ngừa và sửa chữa những hư hỏng đó.
\r\n\r\nKhi kiểm tra chất lượng, cần\r\nphải kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình công nghệ đã ghi trong thiết kế thi\r\ncông và đối chiếu kết quả những công việc đã thực hiện so với yêu cầu của bản\r\nvẽ thi công và các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước hiện hành.
\r\n\r\n8.8. Tất cả các tổ chức nhận\r\nthầu xây lắp đều phải có bộ phận kiểm tra chất lượng các sản phẩm do công tác\r\nxây lắp làm ra. Người chỉ huy thi công có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản\r\nphẩm xây lắp. Người công nhân trực tiếp sản xuất phải tự kiểm tra kết quả công\r\nviệc của mình.
\r\n\r\nTham gia vào công tác kiểm tra\r\nchất lượng còn có bộ phận thí nghiệm công trường và bộ phận trắc đạc công trình.
\r\n\r\nNhững công việc xây lắp quan\r\ntrọng phải được kiểm tra chất lượng. Tổ chức nhận thầu và Ban quản lí công\r\ntrình phải xác nhận bằng biên bản (phụ lục 2).
\r\n\r\n8.9. Khi kiểm tra chất lượng,\r\nphải căn cứ vào những tài liệu hướng dẫn ghi trong thiết kế
\r\n\r\nthi công. Những tài liệu đó bao\r\ngồm:
\r\n\r\n- Bản vẽ kết cấu, kèm theo kích\r\nthước sai lệch cho phép và yêu cầu mức độ chính xác đo đạc, yêu cầu chất lượng\r\nvật liệu;
\r\n\r\n- Những tài liệu ghi rõ nội\r\ndung, thời gian và phương pháp kiểm tra;
\r\n\r\n- Bản liệt kê những công việc\r\nđòi hỏi phải có sự tham gia kiểm gia của bộ phận thí nghiệm công trường và bộ\r\nphận trắc đạc công trình;
\r\n\r\n- Bản liệt kê những bộ phận công\r\ntrình khuất, đòi hỏi phải nghiệm thu và lập biên bản trước khi lấp kín.
\r\n\r\n8.10. Công tác kiểm tra nghiệm\r\nthu được tiến hành để kiểm tra và đánh giá chất lượng toàn bộ hoặc bộ phận công\r\ntrình đã xây dựng xong, và cả những bộ phận công trình khuất, những kết cấu đặc\r\nbiệt quan trọng của công trình.
\r\n\r\n8.11. Tất cả những bộ phận của\r\ncông trình khuất đều phải được nghiệm thu và lập biên bản xác nhận trước khi\r\nlấp kín hoặc thi công những phần việc tiếp theo. Riêng bản nghiệm thu những bộ\r\nphận công trình khuất được lập ngay sau khi hoàn thành công việc và có xác nhận\r\ntại chỗ của bộ phận kiểm tra chất lượng của tổ chức nhận thầu và bộ phận giám\r\nsát kỹ thuật của cơ quan giao thầu.
\r\n\r\nNếu những công tác làm tiếp theo\r\nsau một thời gian gián đoạn dài thì việc tổ chức nghiệm thu và lập biên bản\r\nnhững bộ phận công trình khuất chỉ được tiến hành trước khi bắt đầu thi công\r\nlại.
\r\n\r\n8.12. Đối với những kết cấu đặc\r\nbiệt quan trọng, cần phải tổ chức nghiệm thu trung gian
\r\n\r\nvà lập biên bản theo mức độ hoàn\r\nthành từng phần trong quá trình thi công (phụ lục3).
\r\n\r\nTrong thiết kế phải ghi rõ những\r\ncông việc đặc biệt quan trọng cần phải nghiệm thu trung gian.
\r\n\r\n8.13. Ngoài việc kiểm tra chất\r\nlượng trong nội bộ tổ chức xây lắp, công tác kiểm tra chất lượng xây dựng còn\r\ndo các cơ quan giám định chất lượng Nhà nước và các cơ quan quản lý Bộ, ngành\r\nthực hiện.
\r\n\r\n8.14. Các tổ chức xây lắp phải\r\nnghiên cứu đề ra những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật và kinh tế để thực hiện\r\ntốt công tác kiểm tra chất lượng xây lắp. Trong những biện pháp ấy, phải đặc\r\nbiệt chú ý việc thành lập bộ phận thí nghiệm công trường, bộ phận trắc đạt công\r\ntrình và công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn\r\ncủa cán bộ và công nhân xây dựng.
\r\n\r\n8.15. Ngoài những quy định chủ\r\nyếu trong quy phạm này, công tác kiểm tra chất lượng công trình phải theo đúng\r\nquy phạm nghiệm thu công trình và các quy định về kiểm tra chất lượng thi công\r\nxây lắp của Nhà nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHỤ LỤC 1
\r\n(Bắt buộc áp dụng)
NHẬT KÝ CHUNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n Tên:…..................... \r\n | \r\n \r\n Tổ\r\n chức xây dựng:........................... \r\n\r\n | \r\n
(Bộ)
\r\n\r\n(Liên\r\nhiệp, công ty)
\r\n\r\n(Công\r\ntrình, xí nghiệp xây lắp)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Nhật ký chung
\r\n\r\nSố:..............
\r\n\r\n- Thi công công trình (hạng mục\r\ncông trình):... tên gọi....................................
\r\n\r\n- Địa chỉ công\r\ntrình................................
\r\n\r\n- Cơ quan giao\r\nthầu...........................
\r\n\r\n- Cơ quan lập thiết dự\r\ntoán....................... Bắt đầu thi công (ngày, tháng, năm).......... Kết\r\nthúc thi công.............
\r\n\r\nTheo kế hoạch (hợp\r\nđồng).............. Theo thực tế.......................................
\r\n\r\nTrong nhật ký này\r\ncó...........trang, đánh số từ 1 đến.......và có đóng dấu giáp lai
\r\n\r\nNgười lãnh đạo tổ chức xây dựng
\r\n\r\nKý tên và đóng dấu
\r\n\r\n\r\n\r\n
NHỮNG\r\nTƯ LIỆU TỔNG HỢP
\r\n\r\n- Giá thành dự toán công trình\r\n(hạng mục công trình)...đồng... Trong đó:
\r\n\r\n- Xây lắp\r\n:............... đồng
\r\n\r\n- Thiết bị\r\n:.................. đồng
\r\n\r\n- Kiến thiết cơ bản\r\nkhác... đồng
\r\n\r\n- Tên cơ quan duyệt và ngày\r\nduyệt thiết kế kỹ thuật..........
\r\n\r\n- Tên cơ quan lập thiết kế thi\r\ncông công trình...
\r\n\r\n- Tên những tổ \r\nchức nhận thầu phụ và những công việc \r\ndo những tổ chức này thực hiện...
\r\n\r\n- Họ tên, chữ ký người phụ trách\r\nthi công công trình (hạng mục công trình) và
\r\n\r\nquản lý quyển nhật ký...
\r\n\r\n- Họ tên, chữ ký người đại diện\r\ncơ quan giao thầu...
\r\n\r\n- Cơ quan thiết kế thực hiện\r\ngiám sát tác giả...
\r\n\r\n- Ghi chép những thay đổi ở tờ\r\nđầu trang (trang 1 và trang 2)...
\r\n\r\nBảng\r\n1 - Danh sách cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng công trình
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Số \r\nTT \r\n | \r\n \r\n Họ\r\n và tên \r\n | \r\n \r\n Ngành\r\n nghề và trình độ đào tạo \r\n | \r\n \r\n Chức\r\n vụ cán bộ phụ trách \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian bắtđầu tham gia xây dựng công trình \r\n | \r\n \r\n Thời\r\n gian kết thúc tham gia xây dựng công trình \r\n | \r\n \r\n Ghi\r\n chú \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\n2 - Bản kê biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất và biên bản\r\nnghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt quan trọng
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tên\r\n biên bản \r\n | \r\n \r\n Ngày,\r\n tháng ký biên bản \r\n | \r\n \r\n Nhận\r\n xét chất lượng công việc thực hiện thực hiện \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\n3 - Bảng kê những nhật ký công tác đặc biệt
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Tên\r\n nhật ký công tác đặc biệt \r\n | \r\n \r\n Đơn\r\n vị phụ trách ghi chép nhật ký \r\n\r\n | \r\n \r\n Ngày\r\n nhận nhật ký ở tổ chức thầu phụ và chữ ký \r\n\r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\n4 - Tình hình thi công hàng ngày
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Ngày,\r\n tháng, ca \r\n | \r\n \r\n Mô\r\n tả vắn tắt công việc và biện pháp thi công, thống kê công việc do tổ chức\r\n thầu phụ thực hiện \r\n | \r\n \r\n Điều\r\n kiện thi công \r\n | \r\n \r\n Đội\r\n trưởng (ghi rõ tên và ngành nghề) \r\n | \r\n \r\n Khối\r\n lượng công việc đã thực hiện được nghiệm thu của đội hoặc tổ sản xuất \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\n5 - Những nhận xét của cán bộ kiểm tra chất lượng
\r\n\r\n\r\n Những\r\n nhận xét của cán bộ kiểm tra chất lượng về tình hình và chất lượng công tác \r\n | \r\n \r\n Ghi\r\n chép tiếp thu nhận xét \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n Tên, họ, chức vụ và chữ\r\n ký Ngày \r\n tháng năm \r\n\r\n | \r\n \r\n Chữ ký của cán bộ phụ trách\r\n thi công côngtrình \r\nNgày \r\n tháng năm \r\n\r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Hướng dẫn ghi chép nhật ký chung\r\nthi công công trình
\r\n\r\n1. Nhật ký chung là tài liệu gốc\r\nvề thi công công trình (hay hạng mục công trình) phản
\r\n\r\nánh trình tự, thời gian thực\r\nhiện, điều kiện thi công và chất lượng công tác xây lắp.
\r\n\r\n2. Nhật ký chung ghi chép tình\r\nhình thi công từng công trình và hạng mục công trình riêng biệt. Trong trường\r\nhợp một nhóm công trình (nhóm nhỏ) cùng kiểu loại, được xây dựng đồng thời trên\r\ncùng một mặt bằng thi công thì có thể sử dụng một nhật ký chung cho cả nhóm.
\r\n\r\n3. Nhật ký chung do người phụ\r\ntrách thi công công trình hoặc hạng mục công trình ghi chép từng ca, kể từ ngày\r\nđầu tiên xây dựng công trình.
\r\n\r\n4. Các tổ chức xây lắp chuyên\r\nmôn hoá ghi chép những nhật ký công tác đặc biệt (do người phụ trách thi công\r\nghi chép). Sau khi hoàn thành công việc, những nhật ký này 0phải được chuyển\r\ngiao cho tổ chức nhận thầu chính.
\r\n\r\n5. Tờ đầu (trang đầu và trang\r\nthứ hai) của nhật ký chung do phòng quản lý thi công của tổ chức nhận thầu\r\nchính ghi chép.
\r\n\r\n6. Danh sách cán bộ kỹ thuật\r\ntham gia xây dựng công trình do người phụ trách thi công công trình (hạng mục\r\ncông trình) ghi chép (bảng 1).
\r\n\r\n7. Trong bảng 2, phải liệt kê\r\nnhững biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất và những biên bản\r\nnghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt quan trọng.
\r\n\r\n8. Bảng 3 do người phụ trách\r\nnhật ký chung ghi chép sau khi nhận nhật ký thi công công tác đặc biệt của\r\nnhững đơn vị thi công chuyên môn hoá giao lại.
\r\n\r\n9. Bảng 4 ghi chép diễn biến,\r\ntình hình thi công hàng ngày, đây là phần cơ bản của nhật ký chung. Trong phần\r\nnày, phải ghi rõ tình hình thi công từng loại công việc, thời gian bắt đầu và\r\nphản ánh chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện. Việc ghi chép tình hình thi công\r\nphải làm đối với tất cả các bộ phận kết cấu công trình, phải ghi rõ tim trục,\r\ncao độ và vị trí đang tiến hành thi công (trên cơ sở đối chiếu với bản vẽ thi\r\ncông). Phải mô tả vắn tắt phương pháp thi công, tình trạng thực tế của vật\r\nliệu, cấu kiện, kết cấu đem sử dụng, tình hình ngừng việc của máy thi công đối\r\nvới những công việc không cho phép thi công gián đoạn, những sai lệch so với\r\nbản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa.
\r\n\r\n10. Trong bảng 5, ghi những nhận\r\nxét của cán bộ kiểm tra chất lượng thi công và ghi rõ sự chấp hành thực hiện\r\nnhững nhận xét ấy.
\r\n\r\n11. Sổ nhật ký chung phải được\r\nđánh số trang, đóng dấu giáp lai, có đóng dấu của tổ chức xây dựng và chữ ký\r\ncủa người lãnh đạo tổ chức ấy.
\r\n\r\n12. Khi bàn giao công trình đã\r\nxây dựng xong để đưa vào sử dụng phải xuất trình nhật ký thi công công trình\r\ncho Hội đồng nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu bàn giao công trình, sổ nhật ký thi\r\ncông phải chuyển giao cho cơ quan quản lý công trình lưu trữ.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHỤ LỤC 2
\r\n(Bắt buộc áp dụng)
\r\n\r\n
MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC ĐÃ HOÀN THÀNH
\r\n\r\nCỘNG\r\nHOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
\r\nĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Công ty:\r\n............................ Công trình: ....................... Hạng mục:\r\n........................ Biên bản số: .......................
\r\n\r\nNghiệm thu công việc đã hoàn\r\nthành
\r\n\r\nNgày\r\n..........tháng.........năm.............
\r\n\r\nCông\r\nviệc..................................(tên công việc hoặc bộ phận công trình\r\nkhuất) Thuộc công trình (hạng mục công trình).............................................
\r\n\r\nXây dựng tại:.......................................................................................
\r\n\r\nDo Ban nghiệm thu cơ sở gồm các\r\nthành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:
\r\n\r\n- Trưởng\r\nban:................................đại diện cho chủ đầu tư
\r\n\r\n- Các thành\r\nviên:...........................đại diện cho tổ chức nhận thầu
\r\n\r\n...........................đại\r\ndiện cho tổ chức thi công
\r\n\r\n...........................đại\r\ndiện cho chuyên gia (nếu có)
\r\n\r\n- Đại diện cơ quan được mời
\r\n\r\n...........................
\r\n\r\n...........................
\r\n\r\n...........................
\r\n\r\nBan nghiệm thu đã nhận được các\r\ntài liệu và các bản vẽ về thi công công việc nói trên như sau:
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\nSau khi xem xét các tài liệu,\r\nbản vẽ, hồ sơ kể trên và sau khi kiểm tra xác định tại hiện trường. Ban nghiệm\r\nthu có những nhận xét sau:
\r\n\r\n1. Nhận xét về kỹ thuật:.....................................................
\r\n\r\n2. Về khối lượng đã hoàn thành:........................................\r\nKết luận:
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\ný kiến đặc biệt của các thành\r\nviên Ban nghiệm thu:
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................\r\nKết luận:
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n............................................................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
Chữ\r\nký và chức vụ của:
\r\nTrưởng Ban nghiệm thu cơ sở
\r\n\r\n
Các phụ lục kèm theo:
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n................................................
\r\n\r\nCác\r\nthành viên:
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\nPHỤ LỤC 3
\r\n(Bắt buộc áp dụng)
\r\n\r\n
MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU TRUNG GIAN NHỮNG KẾT CẤU\r\nĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG
\r\n\r\n\r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Công\r\nty:....................................
\r\n\r\nCông\r\ntrình:................................ Hạng mục:................................\r\nBiên bản số:................................
\r\n\r\nNghiệm thu trung gian những kết\r\ncấu đặc biệt quan trọng
\r\n\r\nNgày ...... tháng ......\r\nnăm.......
\r\n\r\nKết cấu:\r\n.......................................(tên kết cấu đưa ra nghiệm thu)
\r\n\r\n.......................................\r\n(thuộc công trình, hạng mục công trình):
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................\r\nXây dựng tại:\r\n.................................................................................
\r\n\r\ndo Ban nghiệm thu cơ sở gồm các\r\nthành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:
\r\n\r\n- Trưởng ban:\r\n...................................đại diện cho chủ đầu tư
\r\n\r\n- Các thành viên:\r\n..............................đại diện cho tổ chức nhận thầu
\r\n\r\n..........................................................đại\r\ndiện cho tổ chức thi công
\r\n\r\n..........................................................đại\r\ndiện cho chuyên gia (nếu có).
\r\n\r\n- Đại diện của các cơ quan được\r\nmời:
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\nBan nghiệm thu đã nhận được các\r\ntài liệu và các bản vẽ về thi công, kết cấu nói trên như sau:
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\nSau khi xem xét các tài liệu,\r\nbản vẽ, hồ sơ kể trên và sau khi kiểm tra xác minh tại hiện trường những kết\r\ncấu đưa ra nghiệm thu, Ban nghiệm thu có những nhận xét sau:
\r\n\r\n1. Nhận xét về kỹ thuật:
\r\n\r\n2. Về khối lượng đã hoàn thành:\r\nKết luận:
\r\n\r\nCác kết cấu \r\nđã được thi công theo đúng thiết \r\nkế đúng quy phạm xây dựng và tiêu
\r\n\r\nchuẩn kĩ thuật. Những kết cấu\r\ntrình Ban nghiệm thu cơ sở đã ghi trong biên bản này được Ban nghiệm thu cơ sở\r\nnhất trí nghiệm thu và cho phép đưa ra sử dụng hoặc thi công tiếp những công\r\nviệc tiếp theo.
\r\n\r\ný kiến đặc biệt của các thành\r\nviên Ban nghiệm thu cơ sở.
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\n........................................................................................................
\r\n\r\nChữ\r\nký và chức vụ của:
\r\n Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở
\r\n\r\n
................................................\r\nCác phụ lục kèm theo:
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\nCác\r\nthành viên:
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n..................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4055:1985, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN4055:1985, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4055:1985 của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN4055:1985 của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4055:1985 của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước, TCVN4055:1985
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4055:1985 về tổ chức thi công do Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4055:1985 về tổ chức thi công do Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước |
Số hiệu | TCVN4055:1985 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1985-08-22 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Hết hiệu lực |