HẠT GIỐNG LÚA NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP THỬ
\r\nRice seed – Test methods
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN\r\n1700-75 qui định phương pháp lấy mẫu và các phương pháp xác định các chỉ tiêu\r\nchất lượng của hạt giống lúa nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1 Các thuật ngữ dùng trong tiêu\r\nchuẩn này phải hiểu thống nhất theo TCVN 1699-86 và các quy định sau đây:
\r\n\r\n1.1.1. Lô thóc giống đồng nhất là\r\nlượng thóc giống được sản xuất chế biến và bảo quản cùng một quy trình công nghệ,\r\ncó cùng mức chất lượng và không vượt quá 30 tấn.
\r\n\r\n1.1.2. Mẫu.
\r\n\r\na) Mẫu ban đầu là lượng hạt giống lấy\r\nở một vị trí của một đơn vị bao gói hoặc của lô thóc giống đổ rời.
\r\n\r\nb) Mẫu riêng là lượng hạt giống bao\r\ngồm tất cả các mẫu ban đầu của một đơn vị bao gói hoặc của các mẫu ban đầu của\r\nmột vị trí lấy mẫu của lô thóc giống đổ rời.
\r\n\r\nc) Mẫu chung là lượng hạt giống được\r\ngộp từ tất cả các mẫu riêng của lô hạt giống.
\r\n\r\nd) Mẫu trung bình là mẫu được lấy\r\nra từ mẫu chung để tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng.
\r\n\r\ne) Mẫu phân tích là một sản phẩm được\r\nlấy ra từ mẫu trung bình để phân tích từng chỉ tiêu chất lượng.
\r\n\r\nf) Mẫu lưu là một phần sản phẩm lấy\r\nra từ mẫu trung bình để làm trọng tài khi có tranh chấp hoặc cần phân tích lại\r\ncác chỉ tiêu cần thiết.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Lấy mẫu ban đầu
\r\n\r\n2.1.1. Đối với lô thóc giống đóng\r\nbao
\r\n\r\na) Lấy ngẫu nhiên ở các bao theo\r\nquy định ở bảng 1.
\r\n\r\nBảng 1
\r\n\r\n\r\n Số\r\n bao của lô kiểm nghiệm \r\n | \r\n \r\n Số\r\n bao cần lấy mẫu \r\n | \r\n
\r\n Từ\r\n 1 đến 5 bao \r\nTừ\r\n 6 đến 30 bao \r\nTrên\r\n 30 bao \r\n | \r\n \r\n Lấy mẫu ở tất cả các bao \r\nCứ 3 bao lấy mẫu 1 bao, nhưng\r\n không ít hơn 5 bao \r\nCứ 5 bao lấy 1 bao, nhưng không\r\n ít hơn 10 bao \r\n | \r\n
b) Thủ tục lấy mẫu:
\r\n\r\nDùng xiên lấy mẫu từng bao, mỗi bao\r\nlấy 3 mẫu ban đầu, đối chiếu tính đồng nhất của các mẫu ban đầu trước khi lập mẫu\r\nriêng đối với từng đơn vị bao gói.
\r\n\r\n2.1.2. Đối với lô thóc giống đổ rời:
\r\n\r\na) Lấy mẫu ngẫu nhiên theo quy định\r\nsau:
\r\n\r\n+ Lô từ 5000kg trở xuống lấy 10 mẫu\r\nban đầu
\r\n\r\n+ Lô trên 5000kg lấy 15 mẫu ban đầu.
\r\n\r\nb) Thủ tục lấy mẫu
\r\n\r\n- Dùng xiên xi lanh để lấy mẫu ban\r\nđầu
\r\n\r\n+ Nếu chiều cao đổ hạt từ 1,5m trở\r\nxuống mỗi chỗ chọc xiên lấy 2 mẫu ban đầu, mẫu ban đầu tầng trên cách mặt\r\n20-30cm, mẫu ban đầu tầng dưới lấy cách đáy 10 cm trở lên.
\r\n\r\n+ Nếu chiều cao đổ hạt trên 1,5m trở\r\nxuống mỗi chỗ chọc xiên lấy 3 mẫu ban đầu, mẫu tầng giữa được lấy ở khoảng giữa\r\nđống hạt, còn 2 mẫu còn lại lấy như phần trên.
\r\n\r\n- Đối chiếu tính đồng nhất của các\r\nmẫu ban đầu trước khi lập mẫu riêng của lô thóc giống.
\r\n\r\n2.1.3. Đối với lô thóc giống đang\r\nchảy đều trên băng chuyền hoặc máng:
\r\n\r\n- Dựa vào tốc độ chảy của luồng hạt\r\nđể quy định thời điểm lấy mẫu ban đầu, điều lưu ý là phải lấy mẫu qua toàn bộ mặt\r\ncắt ngang của luồng hạt.
\r\n\r\n2.2. Lập mẫu chung:
\r\n\r\n- Đối chiếu tính đồng nhất của các\r\nmẫu ban đầu của lô hạt để lập mẫu riêng.
\r\n\r\n- Tất cả các mẫu riêng được so sánh\r\ntính đồng nhất trước khi lập mẫu chung.
\r\n\r\n- Đổ toàn bộ các mẫu riêng đồng nhất\r\ntrộn thật đều thành mẫu chung.
\r\n\r\n2.3. Lập mẫu trung bình:
\r\n\r\n2.3.1. Tùy theo yêu cầu kiểm nghiệm\r\nmà mẫu chung được chia thành một hoặc nhiều mẫu trung bình bằng các phương pháp\r\nchia mẫu thích hợp, đảm bảo mẫu trung bình đại diện cho mẫu chung cũng như lô\r\nthóc giống.
\r\n\r\n2.3.2. Nếu mẫu chung có tạp chất to\r\nkhó phân đều, phải bỏ tạp chất ấy ra khỏi mẫu và xác định khối lượng tạp chất\r\nmà mỗi mẫu trung bình phải gánh chịu theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nti: Khối lượng tạp chất\r\nlớn mỗi mẫu trung bình phải gánh chịu, tính bằng gam cân chính xác 0,01g.
\r\n\r\ntg: Khối lượng tạp chất\r\nlớn được tách ra từ mẫu chung, cân chính xác đến 0,1g.
\r\n\r\nmg: Khối lượng thực tế của\r\nmẫu chung, tính bằng g.
\r\n\r\nmi: Khối lượng thực tế của\r\nmẫu trung bình, tính bằng g.
\r\n\r\n2.4. Số lượng mẫu trung bình:
\r\n\r\n2.4.1. Trong điều kiện bình thường\r\ncần lấy 2 mẫu trung bình, một mẫu để xác định hàm lượng nước và sâu mọt, một mẫu\r\nkhác để xác định tỷ lệ hạt đúng giống, tỷ lệ tạp chất, khối lượng 1000 hạt, sức\r\nnẩy mầm và khả năng nẩy mầm của lô thóc giống.
\r\n\r\n2.4.2. Nếu lô thóc giống dùng để xuất\r\nnhập khẩu hoặc nghi vấn có sâu mọt, cỏ dại đối tượng thì lấy thêm một mẫu trung\r\nbình nữa và gửi mẫu trung bình này cho cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền tiến\r\nhành kiểm dịch đối tượng cỏ dại và sâu bệnh của nước CHXHCN Việt Nam.
\r\n\r\n2.4.3. Khối lượng mẫu trung bình\r\nkhông được ít hơn 500g, trong trường hợp cần xác định độ thuần giống bằng cách\r\ngieo trồng mẫu trung bình không ít hơn 2000g.
\r\n\r\n- Nếu mẫu chung có khối lượng nhỏ\r\nhơn hoặc bằng 500g thì được coi đó là mẫu trung bình.
\r\n\r\n2.4.4. Mẫu trung bình phải được bảo\r\nquản chu đáo để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính chất ban đầu của mẫu.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Tiếp nhận mẫu trung bình:
\r\n\r\nCơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền\r\nchỉ tiếp nhận các mẫu trung bình có đủ các yêu cầu sau đây để xác định các chỉ\r\ntiêu chất lượng hạt giống:
\r\n\r\na) Niêm phong của mẫu còn nguyên vẹn.
\r\n\r\nb) Bao bì đựng mẫu còn nguyên lành,\r\nsạch sẽ.
\r\n\r\nc) Ngày lấy mẫu và ngày nhận mẫu\r\ncách nhau không quá 10 ngày.
\r\n\r\nd) Có biên bản lấy mẫu kèm theo.
\r\n\r\n3.2. Sơ đồ trình tự kiểm nghiệm\r\nmẫu trung bình:
\r\n\r\n3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ\r\ntạp chất:
\r\n\r\n3.3.1. Nguyên tắc:
\r\n\r\nDùng những phương tiện và dụng cụ cần\r\nthiết (3.3.2) để tách tạp chất ra khỏi mẫu trung bình và dùng phương pháp cân\r\nkhối lượng để tính tỷ lệ tạp chất chứa trong mẫu. Từ kết quả tỷ lệ tạp chất của\r\nmẫu trung bình suy ra độ sạch của mẫu.
\r\n\r\n3.3.2. Dụng cụ:
\r\n\r\n- Kính lúp có độ phóng đại từ 6-15\r\nlần
\r\n\r\n- Bộ sàng phân loại hạt
\r\n\r\n- Một tấm kính trong suốt
\r\n\r\n- Một số hộp petri
\r\n\r\n- Cặp gắp
\r\n\r\n- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến\r\n0,1 gam.
\r\n\r\n3.3.3. Tiến hành thử
\r\n\r\n3.3.3.1. Phải đánh giá tình trạng\r\nchung của mẫu về màu sắc mùi vị trước khi phân tích các chỉ tiêu.
\r\n\r\n3.3.3.2. Xác định khối lượng của mẫu\r\ntrung bình theo công thức:
\r\n\r\nm =\r\nmi + ti
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nm: Khối lượng mẫu trung bình tính bằng\r\ng;
\r\n\r\nmi: Khối lượng thực tế của\r\nmẫu trung bình, tính bằng g;
\r\n\r\nti: Khối lượng tạp chất\r\nlớn mà mỗi mẫu trung bình phải gánh chịu, tính bằng g;
\r\n\r\nSau đó đổ toàn bộ mẫu trung bình\r\nvào bộ sàng, sàng trong 5 phút với tốc độ 180 vòng/phút.
\r\n\r\n3.3.3.3. Nhặt trả vào các ngăn sàng\r\nchứa thóc những hạt thóc được tính vào độ sạch còn sót lại trên các ngăn sàng\r\ntrên hoặc lọt qua ngăn sàng chứa thóc.
\r\n\r\nNhặt hết hạt cỏ còn sót lại trong\r\ncác ngăn sàng chứa thóc vào một hộp petri chứa hạt cỏ được loại ra từ đáy sàng\r\nvà các ngăn sàng còn lại. Đếm tổng số lượng hạt cỏ và ghi tên loài cỏ dại chiếm\r\nsố lượng nhiều nhất và loại cỏ dại nguy hại.
\r\n\r\nChú thích: Trong quá trình kiểm\r\nnghiệm nếu phát hiện có hạt cỏ thuộc đối tượng kiểm dịch thì mọi công việc kiểm\r\nnghiệm phải ngừng lại và niêm phong lô thóc giống đó và ra lệnh cấm dùng lô\r\nthóc giống đó để gieo trồng hoặc xuất nhập khẩu.
\r\n\r\n3.3.3.4. Đổ toàn bộ tạp chất đã\r\ntách ra bằng sàng vào hộp petri chứa hạt cỏ: Tiếp tục tách tạp chất còn sót lại\r\nở mẫu đã sàng bằng mắt thường hoặc kính lúp.
\r\n\r\nCân khối lượng toàn bộ tạp chất đã\r\ntách ra (t), cân chính xác đến 0,1gam.
\r\n\r\n3.3.4. Tính toán kết quả
\r\n\r\n3.3.4.1. Công thức tính tỷ lệ tạp\r\nchất:
\r\n\r\n3.3.4.2. Công thức tính độ sạch:
\r\n\r\nS =\r\n100 – Tc
\r\n\r\n3.3.4.3. Công thức tính số lượng hạt\r\ncỏ/1kg hạt giống:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nm: khối lượng của mẫu trung bình,\r\ntính bằng gam;
\r\n\r\nTc: Tỷ lệ tạp chất, tính\r\nbằng phần trăm;
\r\n\r\nS: Độ sạch, tính bằng phần trăm;
\r\n\r\nt: Khối lượng tạp chất, tính bằng\r\ngam;
\r\n\r\nti: Khối lượng tạp chất\r\nlớn, tính bằng gam;
\r\n\r\nHc: Số lượng hạt cỏ /\r\n1kg hạt giống;
\r\n\r\nC: Số lượng hạt cỏ chứa trong mẫu;
\r\n\r\nTỷ lệ tạp chất và độ sạch được lấy\r\nđến con số thứ nhất sau dấu phẩy.
\r\n\r\nSố lượng hạt cỏ được lấy đến con số\r\nđơn vị theo qui tắc làm tròn số.
\r\n\r\n3.4. Phương pháp xác định tỷ lệ\r\nhạt đúng giống
\r\n\r\n3.4.1. Nguyên tắc:
\r\n\r\nPhương pháp xác định tỷ lệ hạt đúng\r\ngiống qui định trong tiêu chuẩn này là dựa vào những đặc trưng hình thái của hạt\r\ntrong mẫu thử đã loại bỏ tạp chất so với những đặc trưng hình thái của hạt giống\r\ntrên tiêu bản do Bộ Nông nghiệp cấp để phân ra hạt đúng giống, hạt khác giống.
\r\n\r\n3.4.2. Dụng cụ:
\r\n\r\n- Tiêu bản hạt giống mang tên giống\r\ndo Bộ Nông nghiệp cấp.
\r\n\r\n- Kính lúp có độ phóng đại 6-15 lần
\r\n\r\n- Bàn mặt kính có đèn chiếu ngược
\r\n\r\n- Khay men
\r\n\r\n- Cặp gắp
\r\n\r\n- Bảng đếm hạt
\r\n\r\n- Hộp petri
\r\n\r\n3.4.3. Chuẩn bị mẫu
\r\n\r\n- Trộn đều phần lượng hạt đã tách hết\r\ntạp chất và từ đó lấy ngẫu nhiên 4 mẫu song song mỗi mẫu 500 hạt.
\r\n\r\n- Riêng đối với lô hạt giống nguyên\r\nchủng phải lấy ngẫu nhiên 2 mẫu, mỗi mẫu có khối lượng tương đương 10.000 hạt\r\n(căn cứ vào khối lượng 1.000 hạt của giống mà suy ra khối lượng mẫu cần lấy).
\r\n\r\n3.4.4. Tiến hành thử
\r\n\r\n- Đổ toàn bộ hạt của mẫu đã chuẩn bị\r\nlên khay men hoặc mặt kính, tiến hành quan sát từng hạt một về các đặc trưng,\r\nhình thái của hạt (màu sắc, hình dáng, cuống, mày hạt, râu gân, độ nhám của vỏ\r\ntrấu, màu sắc hạt gạo lật) …
\r\n\r\n- So sánh với hạt giống trong tiêu\r\nbản để chọn ra những hạt có những đặc trưng hình thái không phù hợp ra khỏi mẫu.\r\nSau đó tiếp tục quan sát lại một cách kỹ càng cả 2 nhóm hạt vừa tách ra (hạt\r\nđúng giống và hạt khác giống) để loại tiếp những hạt khác giống còn sót lại\r\ntrong mẫu.
\r\n\r\nĐếm số hạt khác giống của từng mẫu\r\nthử để suy ra số hạt đúng giống.
\r\n\r\n3.4.5. Tính toán kết quả
\r\n\r\na) Công thức tính kết quả đúng giống\r\ncho một mẫu hạt nguyên chủng:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nh: Tỷ lệ hạt đúng giống, tính bằng\r\nphần trăm
\r\n\r\nh1: Số hạt khác giống\r\ntrong mẫu thử
\r\n\r\nN: Tổng số hạt của mẫu thử.
\r\n\r\nb) Công thức tỷ lệ hạt đúng giống\r\nthuộc các cấp hạt giống khác cũng áp dụng như phần a của điều 5.4.5 chỉ cần\r\nthay N = 500.
\r\n\r\n3.4.6. Đánh giá kết quả
\r\n\r\n3.4.6.1. Kết quả kiểm nghiệm tỷ lệ\r\nhạt đúng giống được xác định trên cơ sở trung bình cộng của các mẫu song song nếu\r\ngiữa chúng có sai lệch không vượt quá sai lệch tối đa cho phép qui định trong bảng\r\n2.
\r\n\r\nBảng 2
\r\n\r\n\r\n Trung\r\n bình cộng của các mẫu thử (%) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch tối đa cho phép (%) \r\n | \r\n
\r\n 99,76\r\n – 100 \r\n99,00\r\n – 99,75 \r\nNhỏ\r\n hơn 99,00 \r\n | \r\n \r\n 0,05 \r\n0,20 \r\n0,50 \r\n | \r\n
3.4.6.2. Cho phép bỏ bớt một kết quả\r\ncó sai lệch lớn nhất so với trung bình cộng và tính toán kết quả kiểm nghiệm hạt\r\nđúng giống trên cơ sở trung bình cộng ba kết quả còn lại nếu sai lệch của chúng\r\nkhông vượt quá sai lệch cho phép trong bảng 2.
\r\n\r\n3.4.6.3. Nếu cả 2 lần kiểm nghiệm đều\r\ncó những sai lệch vượt quá sai lệch cho phép thì tỷ lệ hạt đúng giống là trung\r\nbình cộng của tất cả các mẫu thử của 2 lần thử.
\r\n\r\n3.4.6.4. Kết quả kiểm nghiệm tỷ lệ\r\nhạt đúng giống được tính bằng phần trăm được ghi đến con số thứ 2 sau dấu phẩy.
\r\n\r\n3.5. Phương pháp xác định khối\r\nlượng 1000 hạt.
\r\n\r\n3.5.1. Nguyên tắc
\r\n\r\n- Khối lượng 1000 hạt của một giống\r\nlúa được xác định trên mẫu hạt đúng giống.
\r\n\r\n- Khối lượng 1000 hạt được xác định\r\nbằng phương pháp cân trọng lượng.
\r\n\r\n3.5.2. Dụng cụ
\r\n\r\n- Bảng đếm hạt
\r\n\r\n- Cân có độ chính xác đến 0,01 gam
\r\n\r\n- Cặp gắp
\r\n\r\n- Hộp nhôm
\r\n\r\n- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ\r\n(từ 100-1300C)
\r\n\r\n- Bình hút ẩm có chứa silicagen,\r\nCaCl2, Na2SO4 khan, H2SO4\r\nđậm đặc.
\r\n\r\n3.5.3. Chuẩn bị mẫu
\r\n\r\nTrộn đều phân lượng hạt được tính\r\nvào hạt đúng giống, lấy ngẫu nhiên các mẫu thử để xác định khối lượng 1000 hạt.
\r\n\r\n3.5.4. Tiến hành thử
\r\n\r\n3.5.4.1. Phương pháp nhanh
\r\n\r\n- Lấy ngẫu nhiên 4 mẫu, mỗi mẫu 100\r\nhạt xác định khối lượng của từng mẫu.
\r\n\r\n- Tính khối lượng trung bình của 4\r\nmẫu ấy bằng công thức:
\r\n\r\n- Tính hiệu số giữa 2 số biên (khối\r\nlượng của mẫu có giá trị lớn nhất trừ đi khối lượng của mẫu có giá trị nhỏ nhất).
\r\n\r\n- Khối lượng 1000 hạt được xác định\r\ntrên cơ sở trung bình 100 hạt () nhân với 10, khi hiệu số giữa 2 số\r\nbiên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch tối đa cho phép ứng với khối lượng trung bình\r\n100 hạt qui định trong bảng 3 của tiêu chuẩn này.
Bảng 3
\r\n\r\n\r\n Khối\r\n lượng trung bình 100 hạt (g) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch tối đa (g) \r\n | \r\n \r\n Khối\r\n lượng trung bình 100 hạt (g) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch tối đa (g) \r\n | \r\n
\r\n Nhỏ\r\n hơn 2,00 \r\nTừ\r\n 2,00-2,20 \r\nTừ\r\n 2,21-2,40 \r\nTừ\r\n 2,41-2,50 \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n0,13 \r\n0,14 \r\n0,15 \r\n | \r\n \r\n Từ\r\n 2,51-2,70 \r\nTừ\r\n 2,71-2,90 \r\nTừ\r\n 2,91-3,00 \r\nLớn\r\n hơn 3,00 \r\n | \r\n \r\n 0,16 \r\n0,17 \r\n0,18 \r\n0,CAPut!’ \r\n | \r\n
- Ghi kết quả kiểm nghiệm khối lượng\r\n1000 hạt đến con số thứ nhất sau đơn vị vào giấy chứng nhận chất lượng hạt giống.
\r\n\r\n3.5.4.2. Phương pháp trọng tài
\r\n\r\n- Lấy ngẫu nhiên 8 mẫu mỗi mẫu 100\r\nhạt, xác định khối lượng của từng mẫu, tính khối lượng trung bình 8 mẫu lấy\r\ntheo công thức:
\r\n\r\n- Tính sai lệch chuẩn theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\n- S: Dấu tổng số
\r\n\r\n- xi: Khối lượng của một mẫu hạt,\r\ntính bằng gam;
\r\n\r\n- n: Số mẫu 100 hạt
\r\n\r\n- Tính hệ số biến đổi V
\r\n\r\nKhối lượng 1000 hạt được xác định\r\ntrên cơ sở khối lượng trung bình 100 hạt nhân với 10 khi hệ số biến đổi (V) nhỏ\r\nhơn hoặc bằng 4 (V≤4).
\r\n\r\nKhi hệ số biến đổi (V) lớn hơn 4,\r\nphải làm tiếp 8 mẫu khác và tính toán , S, V theo công thức trên với 16 mẫu,\r\ncho phép loại bỏ những mẫu có hiệu số giữa mẫu với
nhỏ hơn 2 lần độ lệch\r\nchuẩn S[(xi-
)≤2S].\r\nKhi đó khối lượng 1000 hạt được xác định trên cơ sở khối lượng trung bình 100 hạt\r\ncủa những mẫu còn lại nhân với 10.
3.5.5. Công thức qui khối lượng\r\n1000 hạt ở độ ẩm thực tế về độ ẩm tiêu chuẩn như sau:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nmtc: Khối lượng 1000 hạt\r\nở độ ẩm tiêu chuẩn (gam);
\r\n\r\nm: Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm thực\r\ntế, tính bằng gam;
\r\n\r\nWtt: Hàm lượng nước thực\r\ntế có trong hạt (%)
\r\n\r\nWtc: Hàm lượng nước tiêu\r\nchuẩn cho thóc giống, tính bằng %.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n- Phương pháp xác định hàm lượng\r\nnước trong hạt theo điều 3.7 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n- Hàm lượng nước tiêu chuẩn để\r\nxác định khối lượng 1000 hạt qui định là 13%.
\r\n\r\n- Kết quả kiểm nghiệm khối lượng\r\n1000 hạt của hạt giống lúa ở độ ẩm tiêu chuẩn (13%) được ghi đến con số thứ nhất\r\nsau đơn vị vào giấy chứng nhận chất lượng hạt giống.
\r\n\r\n3.6. Phương pháp xác định khả\r\nnăng nảy mầm và sức nảy mầm.
\r\n\r\n3.6.1. Nguyên tắc
\r\n\r\n- Sức nảy mầm và khả năng nảy mầm\r\nđược xác định trên các mẫu thử đã loại hết tạp chất.
\r\n\r\n- Nếu hạt đang trong thời kỳ chín\r\nsau thu hoạch thì phải xử lý để xúc tiến sự nảy mầm của phôi hạt.
\r\n\r\n- Sức nảy mầm và khả năng nảy mầm\r\ncũng được xác định song song của từng mẫu thử.
\r\n\r\n3.6.2. Dụng cụ.
\r\n\r\n- Tủ định ôn
\r\n\r\n- Hộp petri hoặc khay men
\r\n\r\n- Giấy thấm, giấy lọc, cát đã khử\r\ntrùng, bông, xô
\r\n\r\n- Bảng đếm hạt
\r\n\r\n- Cặp gắp
\r\n\r\n- Kính lúp có độ phóng đại từ 6-15\r\nlần.
\r\n\r\n3.6.3. Điều kiện và môi trường nảy\r\nmầm
\r\n\r\n3.6.3.1. Điều kiện nảy mầm
\r\n\r\nHạt giống lúa nước nảy mầm tốt nhất\r\ntrong những điều kiện sau:
\r\n\r\nNhiệt độ: 25-300C
\r\n\r\nĐộ ẩm: 85-95%
\r\n\r\nKhông khí: Đầy đủ ô xy
\r\n\r\nThời gian: 4 ngày đối với sức nẩy mầm,\r\n8 ngày đối với khả năng nảy mầm.
\r\n\r\n3.6.3.2. Môi trường nảy mầm
\r\n\r\n- Các kiểu môi trường nảy mầm thường\r\ndùng là giấy (giấy lọc, giấy thấm, giấy bản) cát thạch anh, xô màn hoặc bông thấm\r\nnước;
\r\n\r\n- Các kiểu môi trường nảy mầm phải\r\ntuyệt đối vô trùng, pH môi trường tốt nhất từ 6-7,5.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n- Cát dùng làm môi trường phải\r\ncó kích thước hạt từ 0,05-1,00 mm;
\r\n\r\n- Độ dày môi trường phải đủ để\r\ngiữ đủ lượng nước cần thiết cho hạt hút no nước và nảy mầm tốt;
\r\n\r\n- Nước để làm ẩm môi trường tốt\r\nnhất là nước cất hoặc nước lọc.
\r\n\r\n3.6.4. Tiến hành thử:
\r\n\r\n- Lấy ngẫu nhiên 4 mẫu song song mỗi\r\nmẫu 100 hạt ở phần hạt được tính vào độ sạch. Xếp hạt vào môi trường nảy mầm đã\r\nlàm đẫm nước, nếu môi trường cát phải ấn nhẹ hạt nằm vào môi trường.
\r\n\r\n- Đặt các mẫu thử vào tủ ấm hoặc\r\nnơi có nhiệt độ từ 25-300C.
\r\n\r\n- Sau 4 ngày đếm số hạt mọc thành\r\ncây mầm bình thường để xác định sức nẩy mầm.
\r\n\r\n- Ngày thứ 8 đếm tiếp những hạt mọc\r\nthành cây mầm bình thường để xác định khả năng nảy mầm.
\r\n\r\n- Trong lần xác định cuối cùng tính\r\ntổng số cây mầm bình thường, số cây mầm không bình thường, số hạt không nảy mầm,\r\nsố hạt đã nảy mầm trước khi thử.
\r\n\r\n- Cho phép kết thúc sớm những mầm\r\nthử đã đạt yêu cầu nảy mầm theo quy định.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n1) Nếu mẫu thử đã có hạt nảy mầm\r\ntrước khi thử thì bỏ ra luôn và ghi vào sổ nhật ký để tính toán sau khi kết\r\nthúc nảy mầm.
\r\n\r\n2) Trong điều kiện cụ thể có thể\r\nlàm 8 mẫu thử mỗi mẫu 50 hạt để đảm bảo tổng số hạt cần thử là 400 hạt.
\r\n\r\n3) Nếu kiểm nghiệm nảy mầm trong\r\ntủ ấm mỗi ngày mở cửa tủ 1-2 lần để thay đổi không khí và kiểm tra độ ẩm môi\r\ntrường thử nếu thấy độ ẩm môi trường quá khô (<80%) thì cho thêm nước cho đủ\r\nẩm.
\r\n\r\n4) Nếu trong quá trình thử nấm bệnh\r\nphát triển làm ảnh hưởng đến việc đánh giá thì làm lại các mẫu thử khác và các\r\nmẫu thử này phải được xử lý thuốc trừ nấm bệnh thích hợp, điều cần lưu ý là những\r\nthuốc dùng xử lý trừ nấm bệnh tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm\r\ncủa phôi hạt.
\r\n\r\n5) Nếu hạt đang trong thời kỳ\r\n“chín sau” phải tiến hành xử lý trước khi thử nảy mầm bằng các phương pháp sau:
\r\n\r\n- Sấy khô trong tủ ấm ở nhiệt độ\r\n350C từ 3-5 ngày.
\r\n\r\n- Ngâm hạt vào dung dịch axit\r\nnitric 0,2% hoặc KNO3 0,2% từ 18-24 giờ, rửa sạch trước khi thử.
\r\n\r\n3.6.5. Tính toán kết quả
\r\n\r\n3.6.5.1. Tính số hạt mọc thành\r\ncây mầm bình thường trong từng mẫu thử, tính hiệu số giữa số biên. Tính tỷ lệ\r\ntrung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 mẫu thử.
\r\n\r\n3.6.5.2. Tỷ lệ trung bình số hạt\r\ncho cây mầm bình thường được xác nhận là sức nảy mầm hoặc khả năng nảy mầm của\r\nthóc giống khi hiệu số của 2 số biên nhỏ hơn hoặc bằng sai lệch lớn nhất cho\r\nphép ghi trong bảng 4 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nBảng 4
\r\n\r\n\r\n Tỷ\r\n lệ trung bình các mẫu thử (%) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch lớn nhất cho phép giữa 2 số biên \r\n | \r\n \r\n Tỷ\r\n lệ trung bình của các mẫu thử (%) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch lớn nhất cho phép giữa 2 số biên \r\n | \r\n
\r\n 99 \r\n98 \r\n97 \r\n96 \r\n95 \r\n93-94 \r\n91-92 \r\n89-90 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n6 \r\n7 \r\n8 \r\n9 \r\n10 \r\n11 \r\n12 \r\n | \r\n \r\n 87-88 \r\n84-86 \r\n81-83 \r\n78-80 \r\n73-77 \r\n67-72 \r\n56-66 \r\n51-55 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n14 \r\n15 \r\n16 \r\n17 \r\n18 \r\n19 \r\n20 \r\n | \r\n
3.6.5.3. Nếu hiệu số giữa 2 số biên\r\ncủa 4 mẫu thử lớn hơn sai lệch tối đa cho phép trong bảng 4 thì được phép bỏ bớt\r\nmột mẫu thử có sai lệch lớn nhất và lấy kết quả trung bình của 3 mẫu thử nếu đạt\r\nyêu cầu quy định trong bảng 4.
\r\n\r\n3.6.5.4. Nếu làm lại kiểm nghiệm lần\r\nthứ 2 khi kết quả kiểm nghiệm lần thứ nhất không đạt yêu cầu quy định và kết quả\r\n2 lần kiểm nghiệm tỏ ra thống nhất với lần đầu thì sức nảy mầm và khả năng nảy\r\nmầm của lô thóc giống được xác định trên cơ sở trung bình cộng của 8 mẫu thử\r\nsong song của 2 lần thử.
\r\n\r\n3.6.5.5. Nếu các phòng kiểm nghiệm\r\nkhác nhau cùng tiến hành kiểm nghiệm nảy mầm cho một lô thóc giống có những kết\r\nquả được coi là thống nhất với nhau thì sức nảy mầm và khả năng nảy mầm được\r\nxác định trên cơ sở trung bình cộng của các kết quả đó.
\r\n\r\n3.6.5.6. Hai kết quả kiểm nghiệm được\r\ncoi là thống nhất với nhau khi hiệu số giữa 2 kết quả đó không vượt quá sai lệch\r\nlớn nhất cho phép quy định trong bảng 5 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nBảng 5
\r\n\r\n\r\n Bình\r\n quân kết quả 2 lần kiểm nghiệm (%) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch lớn nhất cho phép \r\n | \r\n \r\n Bình\r\n quân kết quả 2 lần kiểm nghiệm (%) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch lớn nhất cho phép \r\n | \r\n
\r\n 98-99 \r\n95-97 \r\n92-94 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n3 \r\n4 \r\n | \r\n \r\n 85-90 \r\n77-84 \r\n60-76 \r\nNhỏ\r\n hơn 50 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n6 \r\n7 \r\n8 \r\n | \r\n
3.6.5.7. Tỷ lệ cây mầm không bình\r\nthường, hạt chết mầm được tính toán trên các mẫu thử đạt yêu cầu tính khả năng\r\nnảy mầm.
\r\n\r\n3.6.5.8. Ghi vào giấy chứng nhận chất\r\nlượng giống sức nảy mầm và khả năng nảy mầm của lô thóc giống theo tỷ lệ phần\r\ntrăm chính xác đến con số thứ nhất sau dấu phẩy.
\r\n\r\n- Ghi vào giữa 2 dấu ngoặc đơn\r\n( ) tuần tự các kết quả sau: Tỷ lệ hạt đã nảy mầm trước khi thử, tỷ lệ\r\ncây mầm không bình thường.
\r\n\r\n- Ghi rõ tên thuốc xử lý nấm bệnh\r\nđã được dùng trong kiểm nghiệm.
\r\n\r\n3.7. Phương pháp xác định hàm lượng\r\nnước trong hạt
\r\n\r\n3.7.1. Nguyên tắc.
\r\n\r\n- Dùng sức nóng làm bay hơi hết lượng\r\nnước chứa trong hạt, cân trọng lượng trước và sau khi sấy khô của mẫu phân tích\r\ntừ đó tính ra phần trăm nước có trong hạt.
\r\n\r\n- Điều cần lưu ý là tuyệt đối không\r\nđược làm ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong hạt từ khi lấy mẫu đến lúc phân\r\ntích.
\r\n\r\n3.7.2. Dụng cụ
\r\n\r\n- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ từ\r\n100-1300C
\r\n\r\n- Cân phân tích có độ chính xác đến\r\n0,01g
\r\n\r\n- Bình hút ẩm phía dưới có để các\r\nchất hút ẩm cần thiết như H2SO4 đậm đặc, Na2SO4\r\nkhan, CaCl2 khan, silicagen….
\r\n\r\n- Cốc cân thủy tinh hoặc hộp nhôm
\r\n\r\n- Đũa thủy tinh đầu dẹt
\r\n\r\n3.7.3. Tiến hành thử
\r\n\r\nLấy 1 cốc cân thủy tinh hoặc hộp\r\nnhôm đem sấy ở nhiệt độ 100-1050C cho đến trọng lượng không đổi. Để\r\nnguội trong bình hút ẩm và cân ở cân phân tích chính xác đến 0,001g.
\r\n\r\nSau đó cho vào 10gr chất thử đã được\r\nnghiền nhỏ cân tất cả ở cân phân tích với độ chính xác như trên.
\r\n\r\nCho tất cả vào tủ sấy, sấy ở nhiệt\r\nđộ 100-1050C sấy khô cho đến trọng lượng không đổi (thường tối thiểu\r\nlà 6 giờ). Trong thời gian sấy cứ sau 1 giờ lại dùng đũa thủy tinh dẹt đầu nghiền\r\nnhỏ các phần vón cục, sau đó lại dàn đều và sấy.
\r\n\r\nSấy xong đem làm nguội ở bình hút ẩm\r\n(25-30 phút) và đem cân ở cân phân tích với độ chính xác như trên cho lại vào tủ\r\nsấy ở 100-1050C trong 30 phút, lấy ra để nguội ở bình hút ẩm và cân\r\nnhư trên cho đến trọng lượng không đổi. Kết quả giữa 2 lần cân liên tiếp không\r\nđược cách nhau quá 0,5mg cho một gam chất thử.
\r\n\r\n3.7.4. Tính toán kết quả
\r\n\r\na) Hàm lượng nước trong hạt được\r\ntính theo phần trăm (%):
\r\n\r\nKhối lượng hạt được tính theo công\r\nthức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nm: Khối lượng cốc cân (hoặc hộp\r\nnhôm) và đũa thủy tinh tính bằng g;
\r\n\r\nm1: Khối lượng của cốc\r\ncân, đũa thủy tinh và mẫu thử trước khi sấy, tính bằng g;
\r\n\r\nm2: Khối lượng của cốc\r\ncân, đũa thủy tinh và mẫu thử sau khi sấy, tính bằng g;
\r\n\r\nW: Hàm lượng nước chứa trong hạt,\r\ntính bằng phần trăm khối lượng.
\r\n\r\nb) Sai lệch giữa kết quả 2 lần xác\r\nđịnh song song không được lớn hơn 0,5%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của\r\n2 lần xác định song song, tính chính xác đến 0,01%.
\r\n\r\n3.8. Phương pháp xác định số lượng\r\nsâu mọt sống trong 1kg hạt giống.
\r\n\r\n3.8.1. Nội dung
\r\n\r\n- Sâu mọt sống trong mẫu bao gồm\r\nsâu mọt trưởng thành, sâu non, bướm, nhộng của tất cả các loài sâu mọt trong\r\nkho.
\r\n\r\n- Quy số lượng sâu mọt sống trong mẫu\r\ntrung bình về số lượng sâu mọt sống trong một kg hạt giống.
\r\n\r\n3.8.2. Dụng cụ
\r\n\r\n- Bộ sàng 2 mặt có đường kính lỗ\r\n2,5mm và 1mm.
\r\n\r\n- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến\r\n0,1gam.
\r\n\r\n3.8.3. Tiến hành thử
\r\n\r\nCho mẫu thử đã cân khối lượng vào sàng\r\nvà sàng trong 5 phút với tốc độ 180 vòng/phút. Mở nắp sàng đếm tất cả các loài\r\nsâu, mọt, bướm, nhộng còn sống vừa được tách ra. Tính tổng số sâu mọt sống của\r\ntất cả các loài đã tìm thấy. Quy tổng số sâu mọt đó về số lượng trung bình\r\ntrong một kg hạt giống theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nN: Số sâu mọt sống trong một kg hạt\r\ngiống;
\r\n\r\nm: Khối lượng của mẫu thử, tính bằng\r\ngam;
\r\n\r\nn: Tổng số sâu mọt sống trong mẫu\r\nthử.
\r\n\r\n3.8.4. Ghi vào giấy chứng nhận chất\r\nlượng hạt giống số sâu mọt sống trong một kg hạt giống đến con số đơn vị theo\r\nnguyên tắc làm tròn số và ghi tên loài sâu mọt chiếm số lượng nhiều nhất và\r\nloài sâu mọt nguy hại.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n1) Trong quá trình kiểm nghiệm\r\nsâu mọt nếu phát hiện có sâu mọt đối tượng của nước CHXHCN Việt Nam thì phải\r\nđình chỉ ngay mọi công việc kiểm nghiệm, niêm phong lô thóc giống và kiến nghị\r\nbiện pháp xử lý ngay.
\r\n\r\n2) Có thể xác định số lượng sâu\r\nmọt sống. Khi xác định tỷ lệ tạp chất.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1700:1986 về hạt giống lúa nước – phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1700:1986 về hạt giống lúa nước – phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN1700:1986 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1986-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Hết hiệu lực |