ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT.UB | Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 1991 |
CHỈ THỊ
V/V THU THUẾ NÔNG NGHIỆP VỤ ĐÔNG XUÂN 1991
Đến 31/3 lúa Đông xuân đã thu hoạch gần 2/3 diện tích xuống giống, năng suất khá cao, sản lượng lúa hàng hóa rất lớn, thuận lợi cho việc thu thuế nông nghiệp.
Kết quả diện tích thu hoạch trên lẽ ra đã thu ít nhất phải 50.000 ha tương đương 10.000 tấn thuế nông nghiệp (trừ phần còn suốt, phơi ở ruộng) nhưng thực tế mới thu được chưa đầy 1.000 tấn.
Tình hình đó có nhiều nguyên nhân trong đó những nguyên nhân chủ yếu do:
- Sự biến động tuột giá lúa diễn biến nhanh, trong khi giá lúa thuế nông nghiệp không được điều chỉnh kịp thời khới với giá mua của Nhà nước.
- UBND các cấp nhất là ngành thuế còn lúng túng chưa triển khai lực lượng và áp dụng các biện pháp đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế theo tiến độ thu hoạch.
Để thúc đẩy nhanh tiến độ thu thuế nông nghiệp vụ Động xuân này, tiếp theo thông báo số 29/TB.UB của UBND Tỉnh ngày 25/3/1991, nay Chủ tịch UBND Tỉnh chỉ thị 1 số vấn đề chủ yếu như sau:
1- Việc tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế nông nghiệp vụ Đông xuân là trách nhiệm của UBND các cấp, trong thời điểm này đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các cấp chính quyền. Do đó cần tập trung, tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp, trước hết phải dựa vào các đoàn thể quần chúng vận động, tuyên truyền giáo dục mọi người dân tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời phải tổ chức kiểm tra thường xuyên, theo dõi diễn biến tiến độ từng thời gian trên từng địa bàn để có biến pháp xử lý kịp thời.
2- Bộ máy thuế từ huyện, xã phải được quan tâm củng cố và tăng cường về cán bộ và phương tiện để đủ sức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ thuế phải bám sát địa bàn tổ chức ghi thu từng hộ nông dân. Nghiên cứu vận dụng các hình thức giao lương những năm trước để tổ chức thu dứt điểm trên từngn địa bàn.
3- Một số chủ trương biện pháp cụ thể:
a- Việc thu thuế nông nghiệp chủ yếu được thu bằng tiền quy lúa. Giá tính thuế được tính bằng với giá mua (giá tại điểm, trạm) của các công ty. Cục trưởng Cục thuế có trách nhiệm thông báo giá thu thuế từng thời điểm.
b- Nếu trường hợp nông dân có yêu cầu nộp thuế bằng lúa thì phải chở đến nhập kho của các trạm thu mua. Lúa nộp thuế phải bảo đảm ẩm độ dưới 16% và tạp chất không quá 3%, Cục thuế và các công ty phải tổ chức tiếp nhận nhanh gọn.
c- Các xã cần vận động các đoàn thể quần chúng hoặc các đội thuế làm dịch vụ tổ chức vận chuyển lúa thuế về nhập kho tại các trạm thu mua của các công ty. Các công ty ứng 35đ/kg lúa thuế thực nhập để thanh toán chi phí cho các tổ chức dịch vụ. Nguồn kinh phí này giao cho Chủ tịch UBND huyện tùy tình hình thực tế của địa phương mình mà quyết định khoán mức chi phí cho từng xã, từng vùng trong địa bàn huyện. Hình thức chi trả kinh phí này giữa huyện và các chốt trạm phải thông suốt và thực hiện thống nhất.
d- Các công ty được giao nhiệm vụ thu mua lương thực tùy theo khả năng của mình mà mở thêm các chốt trạm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân và các tổ chức đi thu gom lúa thuế, nhập kho dễ dàng. Sau 1 tháng nhập kho các Công ty phải thanh toán tiền với Cục Thuế theo giá thời điểm do UBND Tỉnh quyết định.
4- Cục trưởng Cục thuế, Giám đốc các Công ty lương thực, Công ty xuất nhập khẩu, Công ty nông thủy sản xuất khẩu và Chủ tịch UBND các huyện, thị phối hợp tổ chức triển khai thực hiện tinh thần Chỉ thị này kể từ ngày 1/4/1991.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về TT.UBND tỉnh để giải quyết.
Nơi nhận: | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
File gốc của Chỉ thị 07/CT.UB về thu thuế nông nghiệp vụ Đông xuân 1991 do tỉnh An Giang ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 07/CT.UB về thu thuế nông nghiệp vụ Đông xuân 1991 do tỉnh An Giang ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Số hiệu | 07/CT.UB |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Hữu Khánh |
Ngày ban hành | 1991-04-01 |
Ngày hiệu lực | 1991-04-01 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Hết hiệu lực |