BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12-TC/TCT | Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 1993 |
Thi hành Chỉ thị số 208-TTg ngày 29-12-1992 của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục lập sổ thuế theo hộ gia đình; Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp; quản lý, phân chia, sử dụng ruộng đất ở địa phương ảnh hưởng đến việc lập sổ thuế và thu thuế theo hộ; cách làm và những vấn đề cần khắc phục xử lý v.v..
2. Những biện pháp chỉ đạo và hiệu quả mang lại ...;
3. Kết quả triển khai lập sổ thuế và thu thuế theo hộ;
4. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị;
5. Kế hoạch tiến hành trong năm 1993.
II. Xử lý những vướng mắc trong quá trình lập sổ thuế và thu thuế theo hộ gia đình
a) Do đo đạc sai hoặc có chênh lệch giữa diện tích tính thuế và diện tích đo đạc thì phải thực hiện đo đạc lại. Trường hợp không đo đạc lại được, thì cơ quan quản lý ruộng đất tỉnh phải xác nhận vào sự chênh lệch đó và thực hiện tính thuế theo tờ khai của hộ sử dụng đất.
b) Không phân bổ diện tích kênh mương thuỷ lợi nội đồng dùng chung cho một cánh đồng vào diện tích chịu thuế của từng hộ, nhưng phải phân bổ số thuế này cho từng hộ nhận khoán. Diện tích bờ gắn vào thử ruộng nào thì tích vào diện tích chịu thuế của thửa ruộng đó tính từ tâm bờ rào ruộng.
c) Diện tích đất nông nghiệp dùng vào thổ cư, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng.... chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt, thì tổ chức, cá nhân sử dụng có trách nhiệm nộp thuế. Trường hợp những diện tích này đã kê khai tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình thì phải kiểm tra lại chặt chẽ để xác định rõ ranh giới thuế đất và thuế nông nghiệp do cục thuế tỉnh quyết định sau khi có sự đồng ý của Tổng cục thuế.
d) Diện tích ao, hồ, mặt nước, đồng cỏ, bãi bồi, diện tích hoang hoá. .. không quy chủ và thực tế không ai sử dụng thì không lập sổ thuế, nhưng phải kiểm tra xác định lại, lập biên bản được cơ quan quản lý ruộng đất tỉnh xác nhận trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra khỏi hộ thuế.
Trên cơ sở tổng số thuế ghi thu của cả hợp tác xã xác định:
a) Thuế ghi thu của ao, hồ, đầm và mặt nước dùng vào nuôi trồng thuỷ sản.
b) Thuế ghi thu trên đất thổ canh, đất vườn (nếu có), đất trồng cây lâu năm.
c) Thuế ghi thu trên đất mạ, đất khác.
Căn cứ vào kết quả xác định được thuế ghi thu của các loại đất trên và diện tích sử dụng của từng đối tượng mà xác định thuế ghi thu của từng đối tượng theo quy định tại mục II-3b của Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 của Bộ Tài chính.
d) Phần còn lại là thuế ghi thu trên đất ruộng trồng cây hàng năm cũng được chia theo các đối tượng sử dụng đất được quy định tại mục II-3b của Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 của Bộ Tài chính theo thứ tự sau:
- Thuế ghi thu trên đất giao cho tổ chức, cá nhân khác không phải là hộ gia đình xã viên kể cả do xã dùng vào việc xây dựng ngân sách xã.
- Thuế ghi thu trên đất chuyển sang sử dụng vào mục đích khác chưa được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thuế ghi thu trên đất nhận khoán của các hộ gia đình xã viên bao gồm cả đất làm kinh tế gia đình (nếu có).
Tổng hợp thuế ghi thu các mục a, b, c, d lại thành thuế ghi thu của cả hợp tác xã và chi tiết theo từng hộ gia đình xã viên và các đối tượng khác.
e) Về phân hạng đất và xác định thuế ghi thu của từng hộ gia đình xã viên.
Căn cứ vào tổng số thuế ghi thu trên đất nhận khoán của các hộ gia đình xã viên bao gồm cả đất làm kinh tế gia đình (nếu có); thực hiện phân hạng đất tính thuế đối vói từng hộ xã viên nhận khoán theo quy định tại mụa II-2 Thông tư số 21-TC/TCT. ở những nơi ruộng đất quá phức tạp, manh mún... khó thực hiện phân hạng đất, Uỷ ban nhân dân huyện phải chỉ đạo Chi cục thuế và Uỷ ban nhân dân các xã thực hiện:
- Họp đại hội xã viên để tuyên truyền giải thích chính sách và động viên nông dân;
- Xử lý ngay những vướng mắc của nông dân về ăn chia phân phối, về giao ruộng v.v...;
- Trường hợp có quá nhiều bậc năng suất khoán, phải chỉ đạo các hợp tác xã thu hẹp số bậc lại trước khi phân hạng đất;
- Kết hợp chặt chẽ việc phân loại ruộng đất theo từng khoảnh thửa, từng cánh đồng trên thực tế và bản đồ với năng suất khoán để ghép các loại ruộng đất cùng cánh đồng hoặc cùng điều kiện canh tác, cùng độ phì và điều kiện tưới tiêu vào cùng một hạng đất.
a) Những nơi năm 1992 về trước đã phân bổ số thuế cho từng hộ gia đình, thì trong năm 1993 phải hoàn chỉnh số thuế: Xác định diện tích tính thuế, hạng đất tính thuế và thuế ghi thu của từng hộ gia đình thay cho cách phân bổ trước đây.
b) Những nơi năm 1993 mới triển khai thì phải căn cứ vào sổ thuế của xã và hợp tác xã được duyệt, Chi cục thuế chỉ đạo ban thuế (đội thuế) xã hướng dẫn các hợp tác xã xác định diện tích và thực hiện phân hạng đất tính thuế của hợp tác xã theo hộ gia đình xã viên theo hướng dẫn của Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 và hướng dẫn thêm tại Thông tư này của Bộ Tài chính.
4. Thi hành quy định tại điểm 3, Điều 8 Nghị định số 281-HĐBT ngày 7-8-1990 của Hội đồng Bộ trưởng, điểm 4 Chỉ thị số 208-TTg ngày 29-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 4239-PPLT ngày 30-11-1991 của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng về việc trích kinh phí để lại cho xã phục vụ cho tổ chức thu thuế nông nghiệp; Để đảm bảo tốt việc thực hiện thu thuế theo hộ gia đình, Bộ Tài chính quy định khoản kinh phí thuế nông nghiệp xã tính theo tỷ lệ (%) trên số thuế nông nghiệp thu được hàng năm thực hiện từ năm 1993 trở đi như sau:
Loại xã | Tỷ lệ % trích theo các hình thức tổ chức thu thuế | |
| Uỷ ban nhân dân xã đảm bảo tổ chức thu thuế ở xã | Đã có đội thuế xã (có cán bộ thuộc biên chế Nhà nước) |
1. Xã đồng bằng | 2,0% 3,0% 8,0% | 1,5% 2,5% 6,5% |
Quy định này thay quy định tại điểm 8 Thông tư số 73-TC/TCT ngày 10-12-1991 của Bộ Tài chính.
Nội dung chi, cấp phát quản lý khoản kinh phí này vẫn theo quy định tại điểm 8 Thông tư số 73-TC/TCT ngày 10-12-1991 của Bộ Tài chính.
5. Tăng cường sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp với công tác lập sổ thuế theo hộ gia đình.
Cơ quan thuế tỉnh phải thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về tình hình khó khăn, thuận lợi, tiến độ và kết quả lập sổ thuế theo hộ gia đình ở địa phương; Đồng thời phải tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh biện pháp xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, chỉ đạo uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, quận triển khai thực hiện.
Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, cơ quan thuế tỉnh phải kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý ruộng đất, nông nghiệp chỉ đạo các huyện, thị và trực tiếp giúp cơ sở xử lý những vướng mắc.
Thông tư này cùng với Thông tư số 21-TC/TCT ngày 18-6-1992 của Bộ Tài chính nhằm hướng dẫn những vấn đề cơ bản trong quá trình tổ chức thực hiện lập sổ thuế và thu thuế nông nghiệp theo hộ gia đình xã viên. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế để tiếp tục xử lý.
| Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |
File gốc của Thông tư 12-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Chỉ thị 208-TTg năm 1992 về việc tiếp tục lập sổ thuế theo hộ gia đình do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 12-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Chỉ thị 208-TTg năm 1992 về việc tiếp tục lập sổ thuế theo hộ gia đình do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 12-TC/TCT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành | 1993-02-25 |
Ngày hiệu lực | 1993-03-12 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |