BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3096/GSQL-CV | Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 1997 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh,thành phố
Căn cứ Điều 48 Nghị định 12/CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ và Thông tư 111/GSQL-TT ngày 28/05/1997 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 12/CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ. Ngày 19/7/1997 Tổng cục Hải quan đã có Công văn số: 2435/GSQL-CV hướng dẫn Hải quan các địa phương về trình tự các thủ tục lập hồ sơ trình Tổng cục xem xét cho thành lập Kho bảo thuế.
Vừa qua, Tổng cục có nhận một số bộ hồ sơ kèm đơn xin thành lập Kho bảo thuế của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do một số Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố gửi về. Tuy nhiên, trong các hồ sơ xin thành lập Kho bảo thuế mà Tổng cục nhận được hầu hết chưa đáp ứng đủ yêu cầu và điều kiện để xét cấp Giấy phép, đặc biệt là bản báo cáo đề xuất của Hải quan Tỉnh, Thành phố và nội dung Bản quy tắc hoạt động của Kho bảo thuế. Bản quy tắc hoạt động Kho bảo thuế của Doanh nghiệp thường được soạn thảo không đầy đủ , sơ sài, không đúng với tính chất hoạt động Kho bảo thuế, không phù hợp với các văn bản pháp luật đã ban hành về Kho bảo thuế, không thể hiện rõ trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành Kho bảo thuế và trách nhiệm của Hải quan trong việc giám sát và kiểm tra Kho bảo thuế.
Để nội dung Bản quy tắc được đầy đủ, đúng qui định và thống nhất trong cả nước, ngoài những nội dung khác theo yêu cầu của một kho lưu trữ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất, Tổng cục Hải quan yêu cầu phải đưa các mục chính sau đây vào bản quy tắc:
1.Căn cứ pháp lý:
Kho bảo thuế được thành lập theo Nghị định 12/CP ngày 18/01/1997 của Chính Phủ, Thông tư 111/GSQL-TT ngày 28/05/1997 của Tổng cục Hải quan và Giấy phép thành lập Kho bảo thuế của Tổng cục Hải quan.
2.Mục đích Kho bảo thuế:
Để lưu giữ, bảo quản nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp theo một chế độ hải quan đặc biệt.
3.Trach nhiệm của Doanh nghiệp:
-Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hàng hoá.
-Có hệ thống sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng và lưu giữ các chứng từ này theo đúng các qui định của pháp luật Việt nam.
-Thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ theo qui định tại Thông tư 111/GSQL-TT của Tổng cục Hải quan.
-Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Hải quan khi làm thủ tục cho hàng hoá ra, vào kho, khi Hải quan kiểm tra kho.
4. Những hàng hoá được đưa vào Kho bảo thuế:
-Kho bảo thuế của Doanh nghiệp chỉ lưu giữ những nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất mặt hàng (A, B, C) và các sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm các mặt hàng sau:
+Doanh nghiệp cần liệt kê cụ thể tên các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu sẽ đưa vào Kho bảo thuế theo đúng danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu, xuất khẩu.
5. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp phải bố trí người phụ trách kho, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng hoá ra, vào kho, phối hợp với Hải quan trong việc làm thủ tục, giám sát và quản lý hàng hoá.
-Quy định rõ trách nhiệm của kế toán và thủ kho.
6. Thủ tục hàng nhập kho:
-Sau khi đã làm xong thủ tục nhập khẩu, Doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá về Kho bảo thuế.
-Việc đưa hàng vào Kho bảo thuế phải được tiến hành dưới sự giám sát và xác nhận của Hải quan Kho bảo thuế.
-Nguyên vật liệu đưa vào Kho bảo thuế phải được ghi chép đầy đủ trong các chứng từ, bao gồm:
i.Phiếu nhập kho.
ii.Sổ theo dõi hàng nhập kho. Sổ theo dõi hàng nhập kho ngoài, những nội dung khác, phải có các mục sau: Số tờ khai nhập khẩu, tên hàng hoá (cả mã số theo H.S), lượng hàng, nước sản xuất, đơn giá, trị giá. Sổ theo dõi này phải đánh số thứ tự trang và phải đóng dấu giáp lai của Doanh nghiệp và của Hải quan.
-Sắp xếp hàng hoá cho khoa học, thuận tiện cho việc kiểm tra và an toàn hàng hoá.
7. Thủ tục hàng xuất kho
-Chứng từ theo dõi xuất kho nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất bao gồm:
i.Phiếu xuất kho;
ii.Sổ theo dõi xuất kho;
iii.Lệnh xuất kho;
-Sổ theo dõi xuất kho, ngoài những nội dung khác, phải có các cột mục sau: Tên hàng (Cả mã số H.S), lượng hàng, nước sản xuất, đơn giá, trị giá (từng loại nguyên liệu). Sổ theo dõi này phải đánh số trang theo thứ tự và phải đóng dấu giáp lai của Doanh nghiệp và của Hải quan.
-Khi làm thủ tục xuất kho, người quản lý kho phải có trách nhiệm ghi chép đầy đủ vào chứng từ trên.
8.Chế độ giám sát của Hải quan:
-Hàng hoá trong Kho bảo thuế là đối tượng chịu sự giám sát của Hải quan theo chế độ giám sát Hải quan Quy định tại Thông tư 111/GSQL-TT ngày 28/05/1997 của Tổng cục Hải quan.
9.Chế độ kiểm tra của Hải quan:
-Kho bảo thuế chịu sự kiểm tra của Hải quan theo Quy định tại Thông tư 111/GSQL-TT ngày 28/05/1997 của Tổng cục Hải quan.
-Doanh nghiệp phải tạo điều kiện thuận lợi để Hải quan tiến hành kiểm tra Kho bảo thuế vào bất cứ thời gian nào.
-Xuất trình đầy đủ các chứng từ cần thiết mà cơ quan Hải quan yêu cầu để kiểm tra.
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm của Công ty.
Nội dung bản Quy tác phải là sự thống nhất giữa doanh nghiệp và đơn vị Hải quan Tỉnh, Thành phố. Sự thống nhất này phải được thể hiện ở phần mở đầu của Bản quy tắc.
Yêu cầu Cục Hải quan các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng theo hướng dẫn tại công văn này.
Trong quá trình thực hiện, Hải quan Tỉnh, Thành phố cần kịp thời phát hiện và kiếm nghị với Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi và bổ sung để đảm bảo quản lý chặt chẻ theo đúng pháp luật và tạo thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
File gốc của Công văn số 3096/GSQL-CV về việc lập hồ sơ xin thành lập Kho bảo thuế do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn số 3096/GSQL-CV về việc lập hồ sơ xin thành lập Kho bảo thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 3096/GSQL-CV |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Phạm Thanh Bình |
Ngày ban hành | 1997-09-16 |
Ngày hiệu lực | 1997-09-16 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |