HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CA-NA-ĐA VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP
Mong muốn ký kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập,
Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm cả các loại thuế đối với lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, cũng như thuế đánh vào phần vốn tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập.
a) Trong trường hợp của Việt Nam:
(ii) thuế lợi tức;
(dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);
Các loại thuế thu nhập do Chính phủ Ca-na-đa thu theo Đạo luật Thuế thu nhập;
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế được ban hành sau ngày ký kết Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng nước.
1. Theo Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác:
(i) bất kỳ vùng nào ở ngoài lãnh hải Việt Nam mà theo luật pháp quốc tế và các luật của Việt Nam, là một vùng ở đó Việt Nam có thể thực hiện các quyền đối với đáy biển, tầng đất dưới đáy biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó;
b) Từ “Ca-na-đa” được dùng trong nghĩa địa lý, có nghĩa là lãnh thổ Ca-na-đa, bao gồm cả:
(ii) vùng biển và vùng trời ở trên từng vùng được nêu tại điểm (i) đối với bất kỳ hoạt động nào được tiến hành có liên quan đến việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên được đề cập tại điểm trên;
d) Thuật ngữ “đối tượng” bao gồm cá nhân, công ty, tổ chức hùn vốn và bất kỳ tổ chức nào khác;
f) Thuật ngữ “xí nghiệp của Nước ký kết” và “xí nghiệp của Nước ký kết kia” theo thứ tự có nghĩa là một xí nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của một Nước ký kết và một xí nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của Nước ký kết kia;
(i) bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch của một Nước ký kết;
h) thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa:
(ii) trong trường hợp đối với Ca-na-đa là Bộ trưởng Bộ Thu Ngân sách Quốc gia hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng;
2. Trong khi một Nước ký kết áp dụng Hiệp định này tại bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ thuật ngữ nào chưa được định nghĩa trong Hiệp định này sẽ có nghĩa theo như định nghĩa trong luật của Nước đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Nước ký kết” có nghĩa là bất cứ đối tượng nào, mà theo các luật của Nước đó, là đối tượng chịu thuế căn cứ vào nhà ở, nơi cư trú, trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, trụ sở thành lập hoặc bất cứ tiêu chuẩn nào khác có tính chất tương tự.
a) Cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú; nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai Nước, thì cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà cá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (trung tâm của các quyền lợi chủ yếu);
c) Nếu cá nhân đó thường sống tại cả hai Nước hay không sống thường xuyên ở Nước nào thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Nước mà cá nhân đó mang quốc tịch;
3. Trường hợp do những quy định tại khoản 1, khi một công ty là một đối tượng cư trú của cả hai Nước ký kết, khi đó thân phận cư trú của công ty này sẽ được xác định như sau:
b) Nếu công ty mang quốc tịch của cả hai Nước thì công ty này sẽ là đối tượng cư trú của Nước nơi đóng trụ sở điều hành thực tế của công ty.
2. Thuật ngữ “cơ sở thường trú” chủ yếu bao gồm:
b) Chi nhánh;
d) Nhà máy;
f) Mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm nào khác liên quan đến việc thăm dò hay khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
a) Một địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp ráp hoặc lắp đặt hoặc các hoạt động giám sát có liên quan, nhưng chỉ khi địa điểm, công trình hoặc các hoạt động đó kéo dài hơn sáu tháng;
4. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” không bao gồm:
b) Việc duy trì kho sản phẩm hoặc hàng hóa của xí nghiệp chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày;
d) Việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích mua sản phẩm hoặc hàng hóa hay để thu thập thông tin cho xí nghiệp đó;
f) Việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ với mục đích kết hợp bất kỳ hoạt động nào nêu từ điểm (a) đến (e), với điều kiện toàn bộ hoạt động của cơ sở kinh doanh cố định phát xuất từ sự kết hợp trên mang tính chất chuẩn bị hay phụ trợ.
a) Có và thường xuyên thực hiện tại Nước thứ nhất thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên xí nghiệp, trừ khi các hoạt động của đối tượng này chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động nêu tại khoản 4 mà những hoạt động đó nếu được thực hiện thông qua một cơ sở kinh doanh cố định sẽ không làm cho cơ sở kinh doanh cố định này trở thành một cơ sở thường trú theo những quy định tại khoản đó; hay
6. Mặc dù đã có các quy định trên của Điều này, một doanh nghiệp bảo hiểm của một Nước ký kết, trừ trường hợp tái bảo hiểm, được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu nó thu phí bảo hiểm tại lãnh thổ của Nước kia hay bảo hiểm các rủi ro nằm tại Nước đó thông qua một đối tượng không phải là đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh bởi khoản 7.
8. Việc một công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, hoặc tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước kia (có thể thông qua một cơ sở thường trú hay dưới hình thức khác), sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
1. Thu nhập mà một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ bất động sản (kể cả thu nhập từ nông nghiệp hoặc lâm nghiệp) nằm tại Nước ký kết kia thì có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
3. Những quy định tại khoản 1 sẽ áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê hay sử dụng các loại bất động sản dưới bất kỳ hình thức nào khác, và đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng các tài sản đó.
2. Thể theo các quy định tại khoản 3, khi một xí nghiệp của một Nước ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia thì tại mỗi Nước ký kết sẽ có những khoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở đó có thể thu được, nếu nó là một xí nghiệp riêng, tách biệt cùng tham gia vào các hoạt động như nhau hay tương tự trong cùng những điều kiện như nhau hay tương tự và có quan hệ hoàn toàn độc lập với xí nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thường trú.
4. Không nội dung nào tại Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng bất kỳ luật nào của một Nước ký kết liên quan tới việc xác định nghĩa vụ thuế của một đối tượng trong các trường hợp mà thông tin cung cấp cho nhà chức trách có thẩm quyền của Nước đó không đủ để xác định lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú, với điều kiện là luật này sẽ được áp dụng phù hợp với các nguyên tắc tại Điều này, trong phạm vi thông tin cung cấp cho nhà chức trách có thẩm quyền cho phép.
6. Không một khoản lợi tức nào sẽ được phân bổ cho một cơ sở thường trú nếu cơ sở thường trú đó chỉ đơn thuần mua sản phẩm hoặc hàng hóa cho xí nghiệp.
8. Khi lợi tức bao gồm các khoản thu nhập được đề cập riêng tại các Điều khác của Hiệp định này, thì các quy định của các Điều đó không bị ảnh hưởng bởi những quy định tại Điều này.
1. Lợi tức do một xí nghiệp của một Nước ký kết thu được từ hoạt động của các tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó.
3. Những quy định tại khoản 1 và 2 cũng sẽ áp dụng cho các khoản lợi tức thu được từ việc tham gia vào một tổ hợp, một liên doanh hay một hãng hoạt động quốc tế.
a) Thu nhập từ việc cho thuê tàu thủy hay máy bay trống; và
Khi việc cho thuê, sử dụng hay bảo dưỡng như trên, tùy từng trường hợp, có tính chất phụ kèm theo hoạt động của tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế.
1. Khi:
b) Các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, kiểm soát hoặc góp vốn vào một xí nghiệp của một Nước ký kết và vào một xí nghiệp của Nước ký kết kia,
2. Khi một Nước ký kết tính vào các khoản lợi tức của một xí nghiệp tại Nước đó-và đánh thuế tương ứng-các khoản lợi tức mà một xí nghiệp của Nước kia đã bị đánh thuế tại Nước kia và các khoản lợi tức được tính vào như vậy là những khoản lợi tức lẽ ra thuộc về xí nghiệp của Nước thứ nhất nếu như những điều kiện đặt ra giữa hai xí nghiệp trên là những điều kiện lập ra giữa các xí nghiệp độc lập, khi đó Nước ký kết sẽ điều chỉnh các khoản thuế đánh tại Nước mình đối với những khoản lợi tức trên cho phù hợp. Trong khi xác định sự điều chỉnh trên sẽ xem xét đến các quy định khác của Hiệp định này và khi cần thiết các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau.
4. Các quy định tại khoản 2 và 3 sẽ không áp dụng trong trường hợp lừa dối, cố tình gian lận hay sao lãng.
1. Tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
a) 5 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần nếu đối tượng thực hưởng là một công ty kiểm soát ít nhất 70 phần trăm quyền bỏ phiếu của công ty chia lãi cổ phần;
c) 15 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần trong tất cả các trường hợp khác.
3. Thuật ngữ “tiền lãi cổ phần” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần, cổ phần “jouissance” hay các quyền lợi “jouissance”, cổ phần khai thác mỏ, cổ phần sáng lập hoặc các quyền lợi khác không phải là các khoản nợ, được hưởng lợi tức, cũng như thu nhập chịu sự điều chỉnh của chính sách thuế giống như thu nhập từ cổ phần theo các luật của Nước nơi công ty chia lãi cổ phần là đối tượng cư trú.
5. Khi một công ty là đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được các khoản lợi tức hay thu nhập từ Nước ký kết kia thì Nước kia có thể không đánh bất kỳ loại thuế nào đối với những khoản tiền lãi cổ phần do công ty này trả, trừ trường hợp những khoản tiền lãi cổ phần này được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, hoặc quyền nắm giữ cổ phần có các khoản tiền lãi cổ phần được trả có sự liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định nằm tại Nước kia, đồng thời Nước ký kết kia cũng không buộc các khoản lợi tức không chia của công ty trên phải chịu thuế đối với những khoản lợi tức không chia của công ty, cho dù những khoản tiền lãi cổ phần được chia hoặc các khoản lợi tức không chia bao gồm toàn bộ hay một phần các khoản lợi tức hoặc thu nhập phát sinh tại Nước kia.
1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
3. Mặc dù có những quy định của khoản 2:
b) Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước kia nếu khoản lãi này được trả liên quan đến khoản tiền cho vay được bảo lãnh hay bảo đảm hay khoản tín dụng được cho vay, bảo lãnh hay bảo hiểm bởi bất kỳ một tổ chức nào mà vốn của tổ chức này do Chính phủ của Nước kia sở hữu toàn bộ, và được quy định và thỏa thuận trong thư trao đổi giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết.
5. Những quy định tại khoản 2 sẽ không áp dụng nếu người thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia nơi phát sinh các khoản lãi từ tiền cho vay thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia hoặc thực hiện tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại nước kia và khoản nợ có các khoản tiền lãi được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó. Trong trường hợp này các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
7. Trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả lãi và đối tượng hưởng lãi hoặc giữa cả hai đối tượng trên và đối tượng khác, khoản lãi từ tiền cho vay được trả cho khoản nợ có liên quan, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng đi vay và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ này, thì khi đó, các quy định tại Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ đặc biệt trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo các luật của từng Nước ký kết đồng thời xét tới các quy định khác của Hiệp định này.
1. Tiền bản quyền và phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
a) Trong trường hợp tiền bản quyền, 10 phần trăm tổng số tiền bản quyền đó;
3. Thuật ngữ “tiền bản quyền” được sử dụng trong Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán ở bất kỳ dạng nào được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bản quyền tác giả của một tác phẩm văn học, nghệ thuật hay khoa học, (kể cả các khoản thanh toán ở bất kỳ dạng nào đối với phim điện ảnh, kịch bản phim, băng hay các phương tiện tái bản dùng cho phát thanh và truyền hình), bằng phát minh, nhãn hiệu thương mại, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hay khoa học, hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hoặc khoa học.
5. Những quy định tại khoản 2 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền hay phí dịch vụ kỹ thuật là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia nơi có khoản tiền bản quyền hay phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia, hoặc tiến hành tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Nước kia, và quyền, tài sản hay hợp đồng có các khoản tiền bản quyền hay phí dịch vụ kỹ thuật được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trong trường hợp như vậy các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy theo từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
7. Trường hợp vì mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên với các đối tượng khác khoản tiền bản quyền hay phí dịch vụ kỹ thuật được trả vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng trả tiền và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, thì các quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo các luật của từng Nước ký kết đồng thời xét tới các quy định khác của Hiệp định này.
1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản nằm tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
3. Lợi tức do một xí nghiệp của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng các tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế, hoặc động sản liên quan đến hoạt động của tàu thủy hay máy bay này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó.
5. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản được nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 có thể bị đánh thuế tại cả hai Nước ký kết theo các luật có liên quan của hai Nước đó.
1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ các hoạt động dịch vụ ngành nghề hay các hoạt động khác có tính chất độc lập sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi nếu đối tượng đó thường xuyên có một cơ sở cố định ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt động của mình. Nếu đối tượng đó có một cơ sở cố định như vậy, thu nhập có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia nhưng chỉ đối với phần thu nhập được phân bổ cho cơ sở cố định đó.
Điều 15. Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc
2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:
b) Chủ lao động hay người đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và
3. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, tiền công từ công việc làm trên tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế do một xí nghiệp của một Nước ký kết điều hành sẽ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó trừ khi tiền công này do đối tượng của Nước ký kết kia thu được.
Các khoản thù lao cho thành viên của ban giám đốc và các khoản thanh toán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được với tư cách là thành viên của ban giám đốc của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
1. Mặc dù có những quy định tại Điều 14 và 15, thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được với tư cách người biểu diễn như diễn viên sân khấu, điện ảnh, nghệ sĩ, phát thanh hay truyền hình, hoặc nhạc công, hoặc với tư cách là vận động viên, từ những hoạt động trình diễn cá nhân của mình thực hiện tại Nước ký kết kia, có thể bị đánh thuế ở Nước kia.
3. Các quy định của khoản 2 sẽ không áp dụng nếu xác định được rằng không có người biểu diễn hoặc vận động viên hay các đối tượng có liên quan nào tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào khoản lợi tức của đối tượng được nêu tại khoản đó.
Điều 18. Tiền lương hưu và niên khoản
2. Tiền lương hưu phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia cũng có thể bị đánh thuế tại Nước nơi chúng phát sinh và theo luật của Nước đó. Tuy nhiên trong trường hợp các khoản chi trả lương hưu định kỳ, ngoài các khoản tiền được trả theo pháp luật bảo hiểm xã hội tại một Nước ký kết, thuế được tính khi đó sẽ không quá 15 phần trăm tổng số các khoản tiền này.
4. Mặc dù đã có bất kỳ quy định nào của Hiệp định này, tiền cấp dưỡng và các khoản tiền tương tự khác phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia mà đối tượng đó phải chịu thuế tại Nước kia đối với khoản tiền này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước kia.
1. a) Tiền lương, tiền công và khoản tiền thù lao tương tự, trừ tiền lương hưu, do một Nước ký kết hoặc cơ quan chính quyền cơ sở hoặc cơ quan chính quyền địa phương của Nước đó trả cho một cá nhân đối với việc phục vụ cho Nước đó hoặc chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương tại bất kỳ Nước nào sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất.
(i) là đối tượng mang quốc tịch của Nước kia; hoặc
2. Các quy định của khoản 1 sẽ không áp dụng đối với tiền thù lao cho các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh được tiến hành bởi một Nước ký kết hay cơ quan chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương của Nước đó.
Những khoản tiền mà một sinh viên, thực tập sinh hay học sinh học nghề nhận được để trang trải các chi phí sinh hoạt, học tập hay đào tạo mà người sinh viên, thực tập sinh hay học sinh học nghề này ngay trước khi đến một Nước ký kết đã hoặc đang là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia và hiện có mặt tại Nước thứ nhất chỉ với mục đích học tập hay đào tạo, sẽ không bị đánh thuế tại Nước thứ nhất, với điều kiện những khoản tiền đó có nguồn gốc từ bên ngoài Nước đó.
1. Thể theo các quy định tại khoản 2, những khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết, bất kể phát sinh từ đâu, chưa được đề cập đến trong các Điều trên của Hiệp định này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó.
Điều 22. Các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần
2. Trong trường hợp của Ca-na-đa, việc đánh thuế hai lần sẽ được xóa bỏ như sau:
b) Thể theo các quy định hiện hành tại luật của Ca-na-đa về hình thức thuế đối với thu nhập thu từ công ty con ở nước ngoài và bất kỳ sửa đổi sau này liên quan đến các quy định đó - mà việc sửa đổi sẽ không ảnh hưởng tới các nguyên tắc chung của luật - để tính thuế Ca-na-đa, một công ty là đối tượng cư trú của Ca-na-đa sẽ được phép khấu trừ, khi tính thu nhập chịu thuế của công ty, bất kỳ khoản tiền lãi cổ phần nào do công ty nhận được từ lợi nhuận được miễn của một công ty con ở nước ngoài là đối tượng cư trú của Việt Nam; và
Thuật ngữ “lợi nhuận được miễn” sẽ có nghĩa như được nêu tại Đạo luật Thuế thu nhập của Ca-na-đa.
a) Lãi từ tiền cho vay, trừ lãi từ tiền cho vay được miễn tại Việt Nam phù hợp với khoản 3 Điều 11, hay
Được trả bởi một công ty chủ yếu tham gia trong cùng một lĩnh vực hoạt động như đã nêu mà công ty là một đối tượng cư trú của Việt Nam, sẽ được coi là đã nộp ở mức 10 phần trăm tổng số tiền thanh toán đó. Các quy định của khoản này sẽ áp dụng trong 5 năm đầu tiên kể từ năm Hiệp định có hiệu lực thi hành, song các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết có thể tham khảo với nhau để xác định thời hạn này có được kéo dài hay không.
5. Theo nghĩa của Điều này, lợi tức, thu nhập hay lợi tức từ chuyển nhượng tài sản của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia phù hợp với Hiệp định này sẽ được coi là phát sinh từ các nguồn tại Nước kia.
1. Những đối tượng mang quốc tịch của một Nước ký kết sẽ không phải chịu tại Nước ký kết kia bất kỳ hình thức thuế nào hay bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến hình thức thuế đó khác với hay nặng hơn hình thức thuế và các yêu cầu liên quan hiện đang và có thể áp dụng cho các đối tượng mang quốc tịch của Nước ký kết kia trong cùng những hoàn cảnh như nhau.
3. Không có nội dung nào tại Điều này sẽ được giải thích là buộc một Nước ký kết cho các cá nhân không phải là đối tượng cư trú của Nước đó được hưởng bất kỳ các khoản miễn thu hay các khoản miễn thuế và giảm thuế nào khi tính đến thân phận dân sự hay trách nhiệm gia đình mà Nước đó dành cho các đối tượng cư trú của mình được hưởng.
5. Tại Điều này, thuật ngữ “hình thức thuế” có nghĩa là các loại thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.
1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền tại một hay cả hai Nước ký kết làm cho hay sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng theo những quy định của Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể gửi tới nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết nơi đối tượng là đối tượng cư trú đơn khiếu nại nêu ra các lý do về việc yêu cầu xét lại hình thức thuế đó, mặc dù trong các luật trong nước của hai Nước ký kết đã quy định những chế độ xử lý khiếu nại. Để có thể được chấp thuận, đơn nói trên phải nộp trong thời hạn 2 năm kể từ lần thông báo giải quyết đầu tiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không đúng với những quy định của Hiệp định.
3. Một Nước ký kết sẽ, sau thời hạn được quy định tại các luật quốc gia và trong bất cứ trường hợp nào sau 5 năm kể từ ngày kết thúc thời gian tính thuế mà thu nhập có liên quan phát sinh trong thời gian đó, không mở rộng diện tích thuế của đối tượng cư trú của một trong hai Nước ký kết bằng cách gộp vào diện tích thuế các khoản thu nhập cũng đã bị đánh thuế tại Nước kia. Khoản này sẽ không áp dụng trong trường hợp lừa dối, cố tình gian lận hay sao lãng.
5. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết có thể tham vấn trực tiếp với nhau để tránh đánh thuế hai lần trong những trường hợp không được quy định tại Hiệp định và có thể trực tiếp liên hệ với nhau với mục đích để áp dụng Hiệp định.
1. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ trao đổi với nhau những thông tin cần thiết cho việc triển khai thực hiện những quy định của Hiệp định này hay của các luật trong nước của từng Nước ký kết liên quan đến các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng sao cho việc đánh thuế theo các luật trong nước sẽ không trái với Hiệp định này. Việc trao đổi thông tin không bị giới hạn bởi Điều 1. Mọi thông tin do một Nước ký kết nhận được sẽ được giữ bí mật giống như thông tin thu nhận theo các luật trong nước của Nước này và sẽ chỉ được cung cấp cho các đối tượng hay các cơ quan chức trách (bao gồm cả tòa án và các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán, thu, thi hành luật lệ hoặc xác định các khiếu nại về các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng. Các đối tượng hoặc các cơ quan chức trách này sẽ chỉ sử dụng các thông tin đó vào các mục đích nêu trên. Các đối tượng và các cơ quan đó có thể cung cấp các thông tin này trong quá trình tố tụng công khai của tòa án hay trong các quyết định của tòa án.
a) Thực hiện các biện pháp hành chính khác với luật pháp hay thông lệ về quản lý hành chính của Nước ký kết đó hay của Nước ký kết kia;
c) Cung cấp những thông tin có thể làm tiết lộ bí mật về mậu dịch, thương mại, công nghiệp, thương nghiệp hay bí mật nghề nghiệp hoặc các phương thức kinh doanh, hoặc cung cấp những thông tin mà việc tiết lộ chúng có thể trái với chính sách nhà nước.
Điều 26. Các viên chức ngoại giao và lãnh sự
2. Mặc dù đã có các quy định của Điều 4, một cá nhân là thành viên của phái đoàn ngoại giao, lãnh sự hay phái đoàn thường trực của một Nước ký kết tại Nước ký kết kia hoặc tại một Nước thứ ba, theo nghĩa của Hiệp định này sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước bổ nhiệm nếu đối tượng đó cũng có các nghĩa vụ thuế trên tổng thu nhập như các đối tượng cư trú của Nước đó.
2. Các quy định của Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành:
b) Đối với các loại thuế khác trong các năm thuế bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm dương lịch sau năm Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực cho đến khi một Nước ký kết kết thúc. Từng Nước ký kết có thể kết thúc Hiệp định bằng cách, thông qua đường ngoại giao, gửi cho Nước ký kết kia văn bản thông báo kết thúc Hiệp định vào ngày hoặc trước ngày 30 tháng 6 trong bất kỳ năm dương lịch nào kể từ năm thứ 5 sau năm Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành.
b) Đối với các loại thuế khác trong các năm thuế bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm dương lịch sau năm gửi thông báo kết thúc.
Hiệp định làm thành hai bản tại Hà Nội ngày 14 tháng 11 năm một nghìn chín trăm chín mươi bảy bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, mỗi bản đều có giá trị ngang nhau.
TM. CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TM. CHÍNH PHỦ
CA-NA-ĐA
1. Hai bên đã thống nhất với nhau rằng thuật ngữ “đối tượng” cũng sẽ gồm cả một di sản hay quỹ tín thác.
3. Không nội dung nào tại Hiệp định sẽ được giải thích là cản trở việc:
b) Việt Nam đánh thuế chuyển lợi nhuận ra ngoài, với điều kiện là thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số lợi nhuận được chuyển.
a) Trong các luật của một Nước ký kết trong việc xác định thuế do Nước đó tính; hay
5. Không nội dung nào trong Hiệp định này sẽ được giải thích là cản trở một Nước ký kết trong việc đánh thuế trên các khoản tiền nằm trong thu nhập của một đối tượng cư trú của Nước đó, thu từ một tổ chức hùn vốn, quỹ tín thác hay các công ty con ở nước ngoài chịu sự kiểm soát mà đối tượng đó được hưởng lợi. Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ “công ty con ở nước ngoài chịu sự kiểm soát” của một đối tượng là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, trong bất kỳ thời điểm nào, có nghĩa là một công ty con ở nước ngoài của đối tượng cư trú đó, tại thời điểm đã nêu, chịu sự kiểm soát của:
b) Đối tượng cư trú đó và không quá 4 đối tượng khác là đối tượng cư trú của Nước ký kết đó;
d) Một đối tượng hay nhiều đối tượng mà những đối tượng này và đối tượng cư trú đó không giao dịch với nhau theo nguyên tắc giao dịch độc lập; hoặc
6. Hiệp định này sẽ không áp dụng đối với bất kỳ công ty nào và cũng không áp dụng đối với thu nhập do một cổ đông của công ty đó nhận được từ công ty, quỹ tín thác hay tổ chức hùn vốn là đối tượng cư trú của một Nước ký kết và thực sự do một hay nhiều đối tượng không là đối tượng cư trú của Nước đó sở hữu hay kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, nếu như số thuế do Nước đó tính trên thu nhập hay vốn của công ty, quỹ tín thác hay tổ chức hùn vốn đó thấp hơn nhiều so với số thuế có thể bị Nước đó tính nếu tất cả cổ phần trong vốn cổ phần của công ty hay tất cả lợi tức trong một tổ chức hùn vốn hay quỹ tín thác, tùy từng trường hợp, do một hay nhiều cá nhân là đối tượng cư trú của Nước đó sở hữu thực sự.
8. Mặc dù có sự tham gia của các Nước ký kết vào các Hiệp định quốc tế, các Nước ký kết, trong mối liên hệ về thuế, sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định của Hiệp định này.
Để làm bằng, những người được ủy quyền dưới đây của từng Chính phủ đã ký vào Nghị định thư này.
TM. CHÍNH PHỦ | TM. CHÍNH PHỦ |
Từ khóa: Hiệp định Khongso, Hiệp định số Khongso, Hiệp định Khongso của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Canađa, Hiệp định số Khongso của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Canađa, Hiệp định Khongso của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Canađa, Khongso
File gốc của Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ca-na-da đang được cập nhật.
Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Ca-na-da
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Canađa |
Số hiệu | Khongso |
Loại văn bản | Hiệp định |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1997-11-14 |
Ngày hiệu lực | 1998-12-16 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |