UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 669/1998/QĐ-UB | Thanh Hoá, ngày 06 tháng 4 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TOÀN DÂN THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC.
UBND TỈNH THANH HÓA
- Căn cứ Điều 49 Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 21/6/1994.
- Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở vật chất trường học tại công văn số 5816/KGVX ngày 17/11/1997 và ý kiến của các Bộ Kế hoạch - Đầu tư tại văn bản số 8129/BKH-KHGDMT ngày 17/12/1997; Bộ Tư pháp tại văn bản số 1718/PLHS-HC ngày 13/12/1997; Bộ Tài chính tại văn bản số 435 TC/HCSN ngày 21/2/1998.
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá 13, kỳ họp thứ 8 ngày 31/7/1997.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:- Nay ban hành kèm theo Quyết định này:"Quy định về việc toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học".
Điều 2:- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:- Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC TOÀN DÂN THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC
(Ban hành kèm theo QĐ số 669/1998/QĐ-UB ngày 6/4/1998)
Cuộc vận động toàn dân xây dụng cơ sở vật chất trường học ở tỉnh ta nhầm mục tiêu : Huy động các nguồn lực, đảm bảo xây dụng đủ phòng học 2 ca/ngày,xoá các lớp học ca ba, không còn học tranh tre, tạo điều kiện cho các nhà trường giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dụcTiểu học, chống mù chữ, thực hiện phổ cập trung học cơ sở, phát triển nhanh giáo dục mần non và phổ thông trung học. Phấn đấu trong 3 năm: 1998, 1999, 2000, mỗi năm xây dựng mới khoảng 1400 phòng học, trong đó gồm 800 phòng kiên cố và 600 phòng học cấp 4. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất trường học sau năm 2000 để tất cả các trường có đủ cơ sở vật chất thực hiện giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục như: Phòng thí nghiệm, thư viện, tin học, ngoại ngữ, nhà tập đa chức năng, đủ bàn ghế, đồ đung dạy học. Riềng cơ sở vật chất cho cấp tiểu học phải phấn đấu để phần lớn các trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 1:- Cấp công trình xây dựng cho từng vùng như sau:
- Miền núi : Chủ yếu là xây dựng phòng học cấp 4 (mái bằng luồng ngâm; lợp ngói, fi-brô-xi măng hoặc lợp kè, bao gạch hoặc thưng bằng ván, được bó nền và láng nền bằng xi măng hoặc lát gạch). Nơi thật sự có điều kiện thì mới làm mái bằng hoặc cao tầng.
- Đồng bằng :Chủ yếu là xây dựng phòng học mái bằng hoặc cao tầng, nơi chưa có điều kiện thì xây dựng gạch, lợp ngói và dùng gố tốt, luồng ngâm, kèo sắt.
Thành phố, thị xã: Chủ yếu là xây dựng phòng học cao tầng.
Điều 2:- Đa dạng hoá các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học.
1-Nguồn từ ngân sách tỉnh:
- Nguồn vốn đầu tư xâydựng cơ bản hàng năm từ nguồn ngân sách tập trung phải đảm bảo bằng mức phân bổ của Trung ương và giành phần lớn xổ số kiến thiết, một phần thu vượt kế hoạch ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất trường học.
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục (do tiết kiệm chi sự nghiệp).
- Kinh phí chương trình mục tiêu được Trung ương phân bổ.
- Nguồn ODA, nguồn vay WB, ADB do Trung ương phân bổ cho tỉnh.
2- Nguồn từ ngân sách huyện, xã bao gồm: Ngân sách hàng năm dành để xây dựng trường học; giành phần lớn nguồn thu cấp quyền sử dụng đất trong một số năm, (đối với huyện, xã) và một phần từ nguồn kinh phí chuyển quyền sử dụng đất đối với thành phố, thị xã.
3- Nguồn thu từ đóng góp của nhân dân theo nghĩa vụ và tự nguyện của cha mẹ học sinh hoạc công dân; lao động công ích hàng năm của nhân dân trong xã, thu đóng góp bằng vật liệu (gỗ , gạch, ngói, đá, cát...) của dân; đóng góp của các doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân) trên địa bàn; ủng hộ của Việt Kiều ở nước ngoài và đồng hương ở các địa phương trong nước; viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn thu khác (một phần học phí...).
Có cơ chế cho các địa phương được vay ngân hàng với lãi suất ưu tiên để làm trường, sẽ thu tiền đóng góp của dân trả dần từ 3 đến 5 năm (trước mắt làm thí điểm ở một số xã có điều kiện).
Điều 3:- Phân cấp huy động nguồn lực.
Thực hiện phương châm"Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ", UBND tỉnh phân cấp đầu tư xâydựng cơ sở vật chất trường học như sau:
- Các trường mần non, Tiều học, THCS chủ yếu do UBND xã vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dụng cùng ngân sách xã hàng năm dành để xây dựng trường học. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cho những cơ sở thật sự khó khăn, mức sống nhân dân thấp (riêng các xã vùng cao và biên giới mức hỗ trợ cao hơn). Mức thu cụ thể phải bàn bạc trực tiếp với nhân dân ở từng thôn, xóm, bản trước khi trình HĐND xã.
- Các trường trọng điểm chất lượng cao cấp huyện, Trung tâm GDTX-DN huyện do UBND huyện chủ động lo kinh phí xây dựng.
- Các trường PTTH, năng khiếu Lam Sơn, các trường dân tộc nội trú và các trường chuyên nghiệp do ngân sách tỉnh đảm nhận.
Điều 4:- Trình tự xây dựng phương an:
UBND xã , phường làm báo cáo đầu tư (nói rõ quy mô xây dựng, tổng mức đầu tư), lập phương án huy động vốn (căn cứ vào quy mô xây dựng, cấp công trình, dự toán, để dự kiến mức huy động trong một số năm) đưa ra dân bàn bạc thật sự công khai, dân chủ (qua hội nghị ở thôn, bản), không được áp đặt chủ trương và áp đặt mức đóng góp (nếu nhiều ý kiến khác nhau thì phải biểu quyết). Cần phân kỳ đầu tư cho phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân địa phương để không huy động quá sức dân; sau đó tổng hợp ý kiến của nhân dân, trình HĐND cùng cấp. Nếu được HĐND cùng cấp thông qua thì UBND xã làm báo cáo trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt mới được thực hiện. Mức đóng góp và miễn giảm cụ thể do HĐND xã , phường quyết định. Đối tượng miễn giảm là các hộ thương binh, liệt sỹ, ân nhân cách mạng, lão thành cách mạng khó khăn, các hộ đói nghèo.
Điều 5:- Biện pháp thu và quản lý sử dụng:
- Việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng trường học cơ bản phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê; xong công trình phải quyết toán, báo cáo trước HĐND cùng cấp , sau đó báo cáo trở lại nhân dân ở các thôn, xóm để nhân dân giám sát. Phòng Tài chính huyện thẩm kế quyết toán đối với trường mần non, tiểu học và THCS do xã, phường xây dựng bằng vốn nhân dân đóng góp.
- UBND các xã, phường trực tiếp tổ chức thu của các hộ dân cư, hoặc thu trực tiếp của cha mẹ học sinh, nhất thiết không thu trực tiếp ở học sinh và không để nhà trường thu.
- Phải có phiếu thu tiền của từng hộ, từng người, phiếu thu do Sở Taì chính -vật giá tổ chức in,toàn bộ tiền thu được phải nộp kho bạc, đưa vào ngân sách xã, có sổ sách theo dõi thu chi.Chủ tài khoản và kế toán,thủ quỹ, phải thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tài chính, quản lý vốn XDCB theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng.
- Sở Tài chính-Vật giá thống nhất phát hành và quản lý biên lai thu tiền theo uỷ quyền của Bộ Tài chinh tại Thông tư số 35 TC/NSNN ngày 21/6/1997.
Để quản lý và sử dụng tốt ngân sách huy động được cho việc xây dựng trường cần phải công khai về tổng kinh phí huy động được, mục đích đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương giám sát việc thu-chi đầu tư xây dựng trường, lớp.Trong quá trình xây dựng nhất thiết phải giám sát chặt chẽ quá trình thi công và chất lượng công trình.
Điều 6:- Về thủ tục xây dựng cơ bản:
1- Đảm bảo nguyên tắc: Xây dựng trường phải có quy hoạch mặt bằng xây dựng (bao gồm : Nhà học đủ để học 1 đến 2 ca/ngày; nhà hiệu bộ và thí nghiệm, thư viện, sân học và tập thể dục , sân vui chơi, nhà tập đa chức năng) trên cơ sở quy hoạch chung của khu dân cư của xã hoặc quy hoạch đô thị; đảm bảo quy mô tầng cao phù hợp và có thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế trường học do đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng có tư cách pháp nhân thực hiện; phải hoàn thành từng đơn nguyên theo khả năng huy động vốn để sử dụng được ngay, không đề đầu tư kéo dài gây lãng phí , không huy động qúa sức dân. Chi khi nào chuẩn bị kinh phí được ít nhất trên 60% tổng dự toán công trình mới được khởi công xây dựng.
2- Để giảm chi phí chuẩn bị đầu tư, giảm mức đóng góp của nhân dân, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cơ sở, UBND tỉnh cho phép.
- Trường Mầm non ,Tiểu học, THCS xây dựng bằng vốn đóng góp của nhân dân thì chỉ làm báo cáo dự án ngắn gọn, quy hoạch mặt bằng xây dựng (không phải làm và duyệt dự án đầu tư), được áp dụng thiết kế mẫu hoặc sử dụng lại thiết kế của các trường đã xây dựng, chỉ thiết kế lại phần móng và dự toán cho phù hợp. Nếu dự toán dứơi 500 triệu thì do phòng Công nghiệp xây dựng cơ bản và phòng Tài chính huyện thẩm định nếu dự toán từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ thì Sở Xây dựng thẩm định và do Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố phê duyệt dự toán và quyết toán công trình ; từ 1 tỷ trở lên do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định dự toán đầu tư và quyết toán công trình. Sở Xây dựng và Sở Tài chính phải hướng dẫn đơn giá, nghiệp vụ xét duyệt dự toán và quyết toán công trình cho phòng Xây dựng cơ bản và Tài chính huyện. Nếu xét thấy cần thiết thì UBND huyện phải tổ chức kiểm toán một số công trình.
- Các trường được xây dựng chủ yếu bằng vốn của ngân sách cấp, vốn viện trợ, vốn của các tổ chức ủng hộ, các trường PTTH, trung tâm GDTT-DN, trường chất lượng cao của huyện, trường chuyên nghiệp, do Chủ tịch UBND quyết định thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình. Những trường chỉ xây dựng một nhà học gồm một số phòng học thì cũng không phải làm và duyết dự án đầu tư, chỉ làm quy hoạch, mặt bằng xây dựng, được sử dụng thiết kế mẫu (hoặc sử dụng lại thiết kế ) và bổ sung dự toán, Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng thống nhất các mẫu thiết kế các loại hình trường lớp phù hợp cho từng cấp học để các địa phương lựa chọn (phù hợp với miền núi ,vùng biển, miền xuôi, thành phố...) để giảm chi phí chuẩn bị đầu tư,
Điều 7:- Về chính sách.
1- Các xã miền núi có yêu cầu gỗ để xây dựng trường, phải sử dụng gỗ trồng do dân đóng góp, nếu còn thiếu có thể xin phép khai thác gỗ rừng theo quy hoạch khai thác và nằm trong kế hoạch khai thác gỗ hàng năm của tỉnh; nhưng phải làm thủ tục xin phép cấp có thẩm quyền. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ không để lợi dụng buôn bán và phá hoại rừng.
- Riêng đối với các xã miền núi cao nếu ngân sách của địa phương và sự đóng góp của nhân dân vẫn không đủ để xây dựng trường học thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ thêm theo khả năng ngân sách hàng năm (trên cơ sở có thiết kế dự toán được duyệt; có phương án huy động đóng góp của dân được HĐND xã thông qua UBND huyện phê duyệt).
2- UBND các cấp phải dành đủ diện tích đất cho trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ưu tiên vị trí đẹp nhất cho các trường học.
ở thành phố,thị xã và các khu dân cư mới, nhất thiết phải có quy hoạch đất để làm trường học (bao gồm: Nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, THCS, PTTH và dạy nghề), không để các trường học bị lấn chiếm đất đai.
3-Giao cho Sở Địa chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành cấp trích lục đất cho tất cả các trường học đã ổn định vị trị trong quy hoạch.
4- Sở Xây dựng có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn giúp các xã, phường quy hoạch khu trung tâm văn hóa, quy hoạch dân cư để có căn cứ làm quy hoạch mặt bằng xây dựng; đồng thời có biện pháp kiểm tra chất lượng công trình xây dựng đảm bảo tính bền vững công trình.
5- Căn cứ vào kế hoạch ngân sách hàng năm, UBND tỉnh sẽ quyết định số kinh phí hỗ trợ cho các xã khó khăn, nhất là các xã là cơ sở cách mạng và miền núi cao (đặc biệt là các xã vùng cao biên giới).
Điều 8:- Trong các yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã, phường (đường, trường, trạm, điện, kênh mương...); UBND tỉnh xác định và yêu cầu các địa phương ưu tiên số 1 cho xây dựng trường học, bảo đảm có đủ phòng học, đủ bàn ghế đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng chiến lược con người, nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; không được mở ra xây dựng nhiều công trình cùng một lúc để dân phải đóng góp qúa khả năng.
Điều 9:- Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và xã phường có trách nhiệm phổ biến rộng rãi quyđịnh này đến nhân dân và chỉ đạo, cụ thể hóa kế hoạch, bàn với NTTQ và các đoàn thể trong địa phương để tổ chức vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Điều 10:- Giao cho Giám đốc các Sở: Kế Hoạch và Đầu tư, Xây Dựng, Địa Chính, Tài Chính-Vật giá,Giáo dục và Đào tạo theo chức năng hướng dẫn thực hiện và phối hợp chỉ đạo, triển khai, kiểm tra quá trình thực hiện để uốn nắn, xử lý kịp thời.
Điều 11:- Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và được thực hiện thống nhất trong toàn tình./.
File gốc của Quyết định 669/1998/QĐ-UB về Quy định toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 669/1998/QĐ-UB về Quy định toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Số hiệu | 669/1998/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Đình Bưu |
Ngày ban hành | 1998-04-06 |
Ngày hiệu lực | 1998-04-21 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |